Một số nhận định tổng quát về tình hình giáo dục hiện nay:
Đảng và Nhà nước ta có chủ trương phát triển giáo dục trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đã được xác định trong các văn kiện của Đảng:
- Về mục tiêu giáo dục: Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, có lý tưởng, đạo đức, có tính tổ chức và kỷ luật, có ý thức cộng đồng và tính tích cực cá nhân, làm chủ tri thức hiện đại, có tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp và có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Về quan điểm chỉ đạo: Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân. Phát triển giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh.
- Các nhiệm vụ trọng tâm là: Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục; phát triển quy mô giáo dục cả đại trà và mũi nhọn trên cơ sở đảm bảo chất lượng và điều chỉnh cơ cấu đào tạo, gắn đào tạo với sử dụng; thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và xây dựng xã hội học tập.
Thanh niên, Ban đại diện cha mẹ học sinh và sự hỗ trợ của cấp uỷ, chính quyền địa phương cùng với sự lãnh đạo trực tiếp của Phòng GD&ĐT Phúc Thọ, trường TH Võng Xuyên A đã cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị trong những chặng đường xây dựng và phát triển. 20 năm xây dựng và phát triển, bề dày thời gian chưa phải là dài, cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn so với nhiều trường tiểu học kh¸c, nhưng những thành quả ban đầu của trường đã khẳng định được vị thế của nhà trường, tạo được sự tin cậy trong lòng nhân dân và các bạn đồng nghiệp gần xa, là điểm sáng về giáo dục đào tạo của quê hương Võng Xuyên anh hùng. Đặc biệt trong năm học 2008–2009 nhà trường đã được đón nhận nhiều thành tích đáng kể: + Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội khen ngợi đã có thành tích xuất sắc trong công tác Bồi dưỡng chu kì III; + UBND huyện Phúc Thọ tặng giấy khen cho đơn vị có thành tích tiên tiến xuất sắc cấp Huyện; + Liên đội đạt liên đội mạnh cấp Thành phố; + UBND huyện tặng giấy khen đơn vị có thành tích xuất sắc cấp trong công tác Bảo hiểm y tế học sinh; Khó khăn của đơn vị: Nhà trường còn thiếu phòng học chức năng, các thiết bị dạy học chưa đầy đủ. Giáo viên lớn tuổi còn hạn chế về việc sử dụng công nghệ thông tin. 1.2. Thời cơ thách thức: * Thời cơ: Hiện nay kinh tế - xã hội (trong đó có giáo dục) ở mọi quốc gia trên thế giới đang đứng trước những thời cơ đang phát triển và các thách thức phải vượt qua. Đó là phải giải quyết có hiệu quả các mối quan hệ chủ yếu mang tính thời đại. Mục tiêu phát triển giáo dục: - Mục tiêu tổng thể phát triển giáo dục đến 2020: Xây dựng một nền giáo dục tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi người dân. - Mục tiêu cụ thể và phát triển giáo dục: + Quy mô giáo dục được phát triển hợp lý chuẩn bị nguồn nhân lực cho đất nước thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi người dân. + Chất lượng hiệu quả giáo dục và đào tạo được nâng cao. + Các nguồn lực cho giáo dục huy động đủ, phân bố và sử dụng có hiệu quả. - Mục tiêu phát triển giáo dục, phổ thông: + Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi được nâng cao và duy trì. + Đến năm 2010 có 63/63 tỉnh thành phố đạt chuẩn phổ cập THCS; Đến 2020 có 80% thanh niên Việt Nam trong độ tuổi đạt trình độ THPT. + Mạng lưới trường phổ thông được phát triển khắp toàn quốc. * Thách thức: - Giữa toàn cầu và cục bộ; - Giữa phổ biến và riêng lẻ; - Giữa truyền thống và hiện đại; - Giữa dài hạn và ngắn hạn; - Giữa trình độ phát triển phi thường về kiến thức và khả năng con người tiếp thu nó; - Giữa trí tuệ và vật chất. Những yếu kém: - Chất lượng giáo dục đại trà còn thấp. - Cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền còn mất cân đối. - Đội ngũ giáo viên vừa thừa, vừa thiếu, chưa đồng bộ. - Cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường còn thiếu thốn và lạc hậu. - Chương trình, giáo trình, phương pháp giáo dục chậm đổi mới; chậm hiện đại hoá. - Công tác quản lý giáo dục còn kém hiệu quả. Nguyên nhân: - Tư duy giáo dục chậm đổi mới. - Cơ chế quản lý giáo dục chưa tương thích với kinh tế thị trường định hướng XHCN. - Nhân lực và quản lý nhân lực giáo dục giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. - Đầu tư cho giáo dục chưa tương xứng với mong muốn về yêu cầu chất lượng và hiệu quả. - Phương pháp và hình thức giáo dục chưa thật sự phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và kỹ năng sống cho người học. 2. TRONG GIAI ĐOẠN ĐỔI MỚI PHÁT TRIỂN HIỆN NAY, NGƯỜI HIỆU TRƯỞNG PHỔ THÔNG PHẢI CÓ VAI TRÒ KÉP VỪA NHÀ LÃNH ĐẠO VỪA LÀ NGƯỜI QUẢN LÝ. 2.1. Nhà lãnh đạo: - Tạo sự thay đổi để thích ứng với thử thách. - Xác định tầm nhìn - định hướng tương lai. - Linh hoạt. - Nhà chiến lược. - Tạo cảm hứng, truyền động lực, thúc đẩy. - Nhà kiến trúc sư, người huấn luyện việc đá bóng. 2.2. Nhà quản lý: - Tạo sự ổn định để thực hiện mục tiêu. - Xác định và thực hiện theo kế hoạch. - Kiên định. - Nhà chiến thuật. - Tổ chức điều hành thực hiện. - Nhà quân sư. 2.3. Các vai trò lãnh đạo và quản lý của người hiệu trưởng: - Đại diện cho chính quyền về mặt thực thi pháp luật chính sách. Điều lệ, quy chế giáo dục và thực hiện các quy định về mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông. - Hạt nhân thiết lập bộ máy tổ chức, phát triển, điều hành đội ngũ nhân lực. - Người chủ chốt trong việc tổ chức huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất. - Tác nhân xây dựng mối quan hệ giữa giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và xã hội. - Chỉ đường và hoạch định. - Đề xướng sự thay đổi. - Thu hút, dẫn dắt. - Thúc đẩy phát triển. Từ đó nhận thấy, ngoài vai trò là một nhà giáo, hiệu trưởng phổ thông có vai trò kép nhà lãnh đạo và nhà quản lý . * Phải khẳng định rằng người hiệu trưởng phổ thông có vai trò là lãnh đạo và quản lý. Trong đó: - Lãnh đạo để luôn có được sự thay đổi và phát triển bền vững. - Quản lý để các hoạt động có sự ổn định nhằm đạt tới mục tiêu. Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã đặc biệt quan tâm vai trò lãnh đạo của người hiệu trưởng và tập trung vào lãnh đạo sự thay đổi trong nhà trường. Lãnh đạo và quản lý vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Nó mang tính hệ thống phục vụ công tác dạy và học nhằm lôi cuốn thuyết phục để thực hiện yêu cầu của lãnh đạo. 3. NHỮNG VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM CẦN ĐỔI MỚI LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ TRƯỜNG PHỔ THÔNG. 3.1. Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi: - Một số vấn đề về sự thay đổi. - Hoạch định sự thay đổi ở trường phổ thông. - Tổ chức thực hiện sự thay đổi. - Củng cố sự thay đổi. 3.2. Lâp kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường phổ thông: - Khái niệm kế hoạch chiến lược và các khái niệm liên quan. - Cấu trúc của bản kế hoạch chiến lược. - Vai trò của hiệu trưởng xây dựng kế hoạch chiến lược nhà trường. - Quy trình xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường. 3.3. Phát triển đội ngũ nhà trường phổ thông: - Vai trò của đội ngũ với sự thay đổi nhà trường. - Thực trạng đội ngũ và thực trạng phát triển đội ngũ. - Yêu cầu mới về chất lượng đội ngũ nhà trường. - Lãnh đạo phát triển đội ngũ trường phổ thông. 3.4. Xây dựng và phát triển văn hoá nhà trường phổ thông: - Vai trò, tầm quan trọng của việc vun trồng văn hoá. - Vai trò lãnh đạo phát triển văn hoá nhà trường của hiệu trưởng. - Định hình hệ thống các giá trị, cốt lõi, để phát triển văn hoá. - Các mối quan hệ giao tiếp ứng xử. - Chia sẽ kinh nghiệm xây dựng phát triển văn hoá nhà trường lành mạnh, tích cực. 3.5. Huy động nguồn lực giáo dục: - Tổng quan về nguồn lực giáo dục. - Vai trò của hiệu trưởng trong việc huy động và sử dụng các nguồn lực phát triển trường phổ thông. - Một số giải pháp huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực giáo dục. - Thực hành đề án huy động và sử dụng các nguồn lực phát triển nhà trường phổ thông. 3.6. Phát triển giáo dục toàn diện học sinh: - Quan niệm về phát triển giáo dục toàn diện học sinh phổ thông. - Lãnh đạo và quản lý hoạt động dạy học. - Lãnh đạo và quản lý hoạt động giáo dục. - Phát triển năng lực lãnh đạo. - Xây dựng nhà trường hiệu quả góp phần phát triển giáo dục toàn diện học sinh. 4. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỔI MỚI SỰ LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG. Kế hoạch chiến lược phát triển trường Tiểu học Võng Xuyên A – Phúc Thọ - Hà Nội . Giai đoạn: 2010 -2015; Tầm nhìn: 2020. Trường Tiểu học Võng Xuyên A – Phúc Thọ - Hà Nội - Tiền thân là trường Phổ thông cơ sở xã Võng Xuyên. Đến năm 1989 trường được tách ra và đổi tên là trường Tiểu học Võng Xuyên A đóng trên địa bàn cụm dân cơ số 11 xã Võng Xuyên – Phúc Thọ. Nhà trường trong nhiều năm liền đều giữ vững là đơn vị lá cờ đầu của giáo dục tiểu học Phúc Thọ, một địa chỉ rất đáng tin cậy của phụ huynh và học sinh. Trong giai đoạn 2010 – 2020, Chiến lược phát triển của nhà trường nhằm chỉ rõ những định hướng phát triển, mục tiêu và các giải pháp chủ yếu trong quá trình thực thi để đạt được mục đích đưa nhà trường phát triển phù hợp với xu thế của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chiến lược phát triển nhà trường sẽ là cơ sở, là nền móng quan trọng cho những quyết sách của Hội đồng trường, ban giám hiệu và là định hướng đúng cho mọi hoạt động của toàn thể đội ngũ thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên và học sinh trong hoạt động giáo dục của nhà trường trong tương lai. Xây dựng, Chiến lược phát triển và triển khai thực hiện Chiến lược phát triển của trường Tiểu học Võng Xuyên A là một hoạt động khoa học và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thực hiện Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Chính phủ về đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông nhằm tạo ra một nguồn lực lao động mới có chất lượng cao, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô và đất nước trong xu thế hội nhập quốc tế. Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2000 - 2015; tầm nhìn 2020 nhằm xác định rõ định hướng mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển. I. Đặc điểm tình hình nhà trường 1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên 1.1. Tổng số Cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường tính đến thời điểm tháng 7 năm 2010 là: 40. Trong đó Ban giám hiệu có 03 đ/c; giáo viên có 33 và nhân viên có 4. 1.2. Về chất lượng đội ngũ: 100% đạt chuẩn đào tạo, trong đó Giáo viên Văn hoá và bộ môn : 33 Trình độ Đại học: 13 Cao đẳng: 17 THSP: 3 1.3. Trong ban giám hiệu có 02 đ/c có trình độ Đại học; 1 Cao đẳng ; - Nhân viên: 4 Trình độ Đại học: 01 TC: 2 SC: 01 2. Đội ngũ học sinh 2.1. Tổng số lớp: 20 lớp 2.2. Tổng số học sinh: 693 2.3. Thuộc khu vực đa số là con em nhân dân nông thôn trên địa bàn xã Võng Xuyên. 3. Điểm mạnh 3.1. Công tác tổ chức quản lý và điều hành của ban giám hiệu: - Ban giám hiệu là một tập thể đoàn kết, năng động, sáng tạo, có tầm nhìn khoa học. Trong công tác luôn chủ động, có kế hoạch cụ thể, dám nghĩ dám làm và dám chịu trách nhiệm. - Công tác triển khai, tổ chức quản lý điều hành thực hiện kế hoạch từng tháng, từng kỳ, từng năm được hoạch định rõ ràng cụ thể trong kế hoạch và được kiểm tra giám sát thường kỳ. - Trong khi thực thi luôn chủ động điều chỉnh kế hoạch hợp lý, kịp thời khi cần thiết. Luôn đổi mới và tôn trọng thực chất. Tập thể ban lãnh đạo nhà trường luôn nhận được sự tin tưởng của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, CMHS và học sinh trong toàn trường. 3.2. Đội ngũ giáo viên, nhân viên: Là một tập thể đoàn kết, trách nhiệm và tâm huyết với nghề, đa số có trình độ chuyên môn nghiệp từ khá trở lên, đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Trong công tác, chấp hành tốt kỷ luật lao động, qui chế chuyên môn, nghiệp vụ và nội qui của nhà trườn, năng động và có tinh thần hợp tác, có ý thức đổi mới trong phương pháp giảng dạy, phương quản lý giáo dục học sinh và thực hiện tốt việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy. 3.3. Về chất lượng đào tạo Trong 05 năm gần đây, tỷ lệ học sinh giỏi đạt 25%; học sinh tiên tiến chiếm 30%; học sinh xếp loại yếu chiếm 0,25%. - 99% học sinh đạt Hạnh kiểm Thực hiện đầy đủ. - Tỷ lệ học sinh Hoàn thành Chương trình Tiểu học đạt 100%. 3.4. Về Cơ sở vật chất - Tổng số phòng học: 24 phòng học, trong đó có 1 phòng Hội đồng, 1 phòng Thiết bị thư viện, 1 phòng Ban giám hiệu và Tài vụ, 1 phòng máy vi tính, và đang xây dựng thêm 12 phòng học , phòng chức năng, hệ thống máy tính đều được nối mạng Internet. Nhìn chung cơ sở vật chất đã đáp ứng tối thiểu được yêu cầu phục vụ dạy và học, sinh hoạt của nhà trường. 3.5. Thành tích nổi bật Trường là một cơ sở giáo dục đã khẳng định được vị trí đứng trong tốp 3 các trường Tiểu học trong địa bàn huyện Phúc Thọ , là một địa chỉ đáng tin cậy của các bậc CMHS trong huyện về chất lượng đào tạo học sinh. - Năm năm học gần đây, trường luôn đạt danh hiệu tập thể lao động giỏi xuất sắc cấp huyện và được Giám đốc Sở Giáo dục tặng Bằng khen về công tác Bồi dưỡng chu kỳ III ( 2003-2007). 4. Điểm hạn chế 4.1. Việc tổ chức, quản lý điều hành của Ban giám hiệu: - Việc hoạch định kế hoạch đôi khi còn thiếu tính thực thi, còn lệ thuộc vào khuôn mẫu và yêu cầu của Sở GD&ĐT Hà Nội, Phòng Giáo dục và đào tạo Hà Nội. - Việc tổ chức đánh giá phân loại chất lượng cán bộ, giáo viên hàng năm vẫn còn mang yếu tố động viên, chưa chuẩn theo chuẩn ban hành. - Công tác quản lý, điều hành đã đổi mới, song chưa thực sự có tính khoa học, chưa chủ động, chưa đáp ứng với xu thế đổi mới giáo dục hiện nay. 4.2. Đội ngũ giáo viên, nhân viên: - Một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, quản lý và giáo dục học sinh, ngại đổi mới. - Trình độ CNTT còn thấp đây là trở ngại lớn trong việc ứng dụng CNTT trong đổi mới dạy học và quản lý cao hơn nữa là khả năng thích ứng, hội nhập trong xu thế đổi mới. - Việc đầu tư cho bài giảng, việc sử dụng các thiết bị đồ dùng dạy học chưa có thói quen thường xuyên. 4.3. Chất lượng học sinh: - Chất lượng không đồng đều, một bộ phận học sinh ý thức rèn luyện phấn đấu chưa tốt, chưa chăm, chưa ngoan. 4.4. Cơ sở vật chất - Chưa đồng bộ, chưa đảm bảo chuẩn, chưa được đầu tư theo hương hiện đại; các phòng học chức năng, phòng thực hành thí nghiệm còn thiếu. 5. Thời cơ, thuận lợi - Trường là cơ sở giáo dục có bề dạy truyền thống về dạy tốt- học tốt và là địa chỉ đáng tin cậy của các bậc CMHS và học sinh nhiều thế hệ. Luôn là đơn vị đạt danh hiệu tập thể lao động giỏi xuất sắc của ngành giáo dục huyện Phúc Thọ. - Đội ngũ Cán bộ, giáo viên có trình độ nghiệp vụ sư phạm tốt, nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm và rất thân thiện. Đặc biệt đội ngũ giáo viên trẻ đều có trình độ chuyên môn khá, tốt được đào tạo cơ bản, thích ứng nhanh với xu thế đổi mới, nhiều người trong số đó có trình độ đào tạo trên chuẩn. 6. Thách thức - Các trường Tiểu học trong thành phố và trong huyện Phúc Thọ ngày càng cạnh tranh nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. - Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngày càng phải đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục. - Trình độ CNTT khả năng thích ứng, hội nhập, tính chuyên nghiệp, tinh thần trách nhiệm, ý thức tự học tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ giáo viên. - Áp lực về nhu cầu tuyển sinh đầu vào, việc sắp xếp, biên chế lớp học và sự đòi hỏi ngày càng cao của các bậc CMHS về chất lượng đào tạo học sinh. 7. Xác định những vấn đề ưu tiên - Kiện toàn và nâng cao chất lượng công tác quản lý điều hành của Ban giám hiệu theo hướng chuyên biệt hoá với sự phân công phụ trách các mảng công việc theo năng lực công tác của mỗi thành viên. Xây dựng nề nếp làm việc khoa học trong toàn trường. - Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên cả về phẩm chất đạo đức người thầy và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đẩy mạnh công tác tự học tự bồi dưỡng, đúc kết SKKN. - Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy và quản lý, mở lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học, tiếng anh cho cán bộ, giáo viên. Khuyến khích soạn và dạy học theo giáo án điện tử. - Chủ động đổi mới phương pháp dạy học và cách đánh giá cho điểm học sinh theo hướng phát huy tính tự giác, tích cực chủ động và sáng tạo của người học, tạo ra một môi trường sư phạm năng động tự học và sáng tạo. - Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hoá, hiện đại và tiện ích trong quá trình hoạt động. - Triển khai thực hiện chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; tạo nhiều hoạt động giao lưu, hội thảo để học sinh có điều kiện thích ứng và hoà nhập; tăng cường hợp tác, trao đổi, tư vấn về giáo dục quốc tế thông qua dự án. - Triển khai, tổ chức hoạt động đánh giá theo các chuẩn về Hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. - Làm tốt công tác kiểm định chất lượng giáo dục và thực hiện ba công khai một cách thường kỳ. II. Định hướng chiến lược 1. Tầm nhìn Là cơ sở giáo dục xuất sắc của ngành giáo dục và đào tạo huyện Phúc Thọ và hướng tới là trường xuất sắc của Thành phố Hà Nội, giáo dục và đào tạo học sinh có nền tảng tri thức phổ thông toàn diện, tiên tiến, có nhân cách và trí tuệ thời đại, có khả năng thích ứng nhanh và có tinh thần hợp tác. 2. Sứ mạng Là xây dựng một môi trường sư phạm lành mạnh, thân thiện và tạo mọi điều kiện để học sinh được học tập, rèn luyện và phát triển các năng lực cá nhân về trí tuệ, tính độc lập sáng tạo và khả năng hợp tác, thích ứng. 3. Những giá trị cơ bản của nhà trường Đó là: Tinh thần đoàn kết – lòng tự trọng – sự tự tin - ý thức trách nhiệm – sáng tạo trong mọi công việc, hợp tác cùng phát triển. III. Mục tiêu, chỉ tiêu và phương châm hành động 1. Mục tiêu chung Xây dựng nhà trường trở thành một cơ sở giáo dục có vị thế và uy tín về chất lượng giáo dục và đào tạo của huyện Phúc Thọ và thủ đô Hà Nội, là một mô hình phát triển trong đó mọi học sinh được tôn trọng, được hợp tác, giao lưu, được phát triển các năng lực cá nhân. 2. Mục tiêu riêng ( mục tiêu giáo dục ) Đào tạo, giáo dục học sinh nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản của các môn học bậc Tiểu học. Có ý thức tự giác, có tinh thần trách nhiệm, thật thà, trung thực, thân thiện, biết hoà nhập và làm chủ được bản thân, biết hợp tác và thích ứng hội nhập. Có phong cách và lối sống đẹp, phù hợp với truyền thống văn hiến Việt Nam. 3. Chỉ tiêu cụ thể 3.1. Đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên - Đảm bảo đủ biên chế được giao về đội ngũ thầy cô giáo, nhân viên: 40. Trong đó BGH có 03 đồng chí; đội ngũ nhân viên4 người. - Đảm bảo chuẩn của cán bộ quản lý, 100% có trình độ Đại học và Cở nhân về quản lý văn hoá giáo dục. 100% tổ trưởng chuyên môn có trình độ đại học. - 100% đạt chuẩn đào tạo và chuẩn nghề nghiệp. - Chất lượng đội ngũ về trình độ chuyên môn nghiệp vụ được đánh giá xếp loại đạt Khá, Giỏi đạt từ 90% trở lên, không có Yếu, Kém. - 100% cán bộ giáo viên có chứng chỉ tin học và sử dụng thành thạo CNTT phục vụ cho chuyên môn của mình. 3.2. Học sinh - Qui mô trường lớp: + Số lớp: 24 + Số học sinh: từ 700-750 HS - Chất lượng giáo dục: + Đáp ứng được với nhu cầu đòi hỏi của các bậc CMHS trong huyện Phúc Thọ và thành phố Hà Nội; học sinh không chỉ được học tập kiến thức mà còn được tham gia các hoạt động ngoại khoá về kiến thức, hoạt động giao lưu, hoà nhập + Học sinh được rèn luyện, hình thành thói quen về cách học, phương pháp học, tự học một cách chủ động tích cực. + Trên 80% học sinh được xếp loại văn hoá Khá, Giỏi + 100% học sinh được đánh giá Hạnh kiểm Thực hiện đầy đủ. + Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản cần thiết nhất, có khả năng giao tiếp. 3.3. Cơ sở vật chất - Củng cố và tăng cường CSVC, tham mưu với cấp trên sửa chữa nâng cấp và xây mới hệ thống phòng học, phòng học chức năng - Tăng cường mua sắm thêm các thiết bị đồ dùng dạy học theo hướng chuẩn hoá, hiện đại. - Xây dựng môi trường sư phạm trong sạch lành mạnh đảm bảo “ Xanh – Sạch - Đẹp “. IV. Chương trình hành động 1. Xây dựng củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên - Làm tốt công tác qui hoạch đội ngũ, nhất là đội ngũ cán bộ chuyên trách, cán bộ kế cận, phân công sắp xếp đúng người, đúng việc, đúng năng lực sở trường trong các lĩnh vực công tác. Tập trung ưu tiên bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ. - Xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên đủ về số lượng và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ khá giỏi, có trình độ Tin học, có khả năng ứng dụng tốt CNTT vào đổi mới dạy học và quản lý giáo dục. - Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên là một tập thể đoàn kết, có tinh thần hợp tác, thân thiện, có phong cách sư phạm mẫu mực, có phẩm chất đạo đức và lối sống tốt, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Người phục trách: Ban chi uỷ, ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn. 2. Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh - Trú trọng công tác giáo dục toàn diện, quan tâm, đổi mới hơn nữa công tác giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống, giáo dục kỹ năng sống. Tổ chức tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp, chương trình ngoại khoá, sinh hoạt tập thể và hoạt động giao lưu. - Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo của người học, đổi mới cách đánh giá học sinh cho phù hợp với mục tiêu đào tạo, phù hợp với nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Người phục trách: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phụ trách giáo dục đạo đức, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên bộ môn. 3. Tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học Củng cố và tăng cường cơ sở vật chất theo hưởng chuẩn hoá, hiện đại, thiết thực hiệu quả đảm bảo tính khoa học. Người phụ trách: Phó hiệu trơưởng phụ trách cơ sở vật chất, kế toán, nhân viên thiết bị. 4. Ứng dụng công nghệ thông tin và bồi dưỡng tăng cường học ngoại ngữ - Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực hoạt động giáo dục, đặc biệt là ứng dụng CNTT trong đổi mới dạy học, trong quản lý giáo dục, trong kế toán thống kê và trong quản lý thư viện. Người phụ trách: Phó hiệu trưởng. 5. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục - Tập trung xây dựng nhà trường theo tiêu chuẩn nhà trường văn hoá, nhà trường thân thiện, học sinh tích cực; thực hiện tốt dân chủ hoá trong nhà trường; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ giáo viên, nhân viên. - Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, huy động mọi nguồn lực của các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, của cá nhân tham gia vào xây dựng và phát triển nhà trường. - Thực hiện tốt quí chế chi tiêu nội bộ, phân bổ sử dụng các nguồn ngân sách, ngoài ngân sách, nguồn từ CMHS, nguồn hỗ trợ một cách hợp lý cho các hoạt động giáo dục. Người phục trách: Hiệu trưởng, phó hiệu trươởng, tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên và Hội CMHS. 6. Xây dựng thương hiệu, uy tín của nhà trường - Củng cố khẳng định uy tín của nhà trường trong ngành giáo dục - đào tạo huyện Phúc Thọ và tiến tới là trường xuất sắc cấp Thành phố Hà Nội. - Xác lập tín nhiệm, thương hiệu đối với từng cá nhân trong đội ngũ CBGV, nhân viên , học sinh và CMHS. - Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá, phát huy truyền thống
Tài liệu đính kèm: