Bài thu hoạch Bồi dưỡng thường xuyên - Module TH34: Công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học - Năm học 2016-2017 - Võ Thị Cầm Thi

1. Mục tiêu

Nắm được những vấn đề lí luận cơ bản về công tác chủ nhiệm lớp và yêu cầu đối với người giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học trong giai đoạn hiện nay.

Có kĩ năng lập hồ sơ chủ nhiệm lớp, có mối quan hệ tốt với Ban giám hiệu, đồng nghiệp, phụ huynh, Ban đại diện cha mẹ học sinh và cộng đồng.

2. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm ở tiểu học hiện nay

 Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là những công việc người làm chủ nhiệm lớp phải thực hiện nhằm thay mặt hiệu trưởng quản lí quá trình giáo dục toàn diện một lớp học. Người GVCN phải làm tất cả những công việc để phối hợp, tổ chức tốt việc khai thác tiềm năng trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh một lớp học. Những công việc phải làm để thực hiện tốt quản lí và phối hợp thực hiện quá trình giáo dục toàn diện học sinh một lớp học chính là nhiệm vụ của công tác chủ nhiệm.

 

docx 2 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 600Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài thu hoạch Bồi dưỡng thường xuyên - Module TH34: Công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học - Năm học 2016-2017 - Võ Thị Cầm Thi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔ ĐUN 34: CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TIÊU HỌC
1. Mục tiêu
Nắm được những vấn đề lí luận cơ bản về công tác chủ nhiệm lớp và yêu cầu đối với người giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học trong giai đoạn hiện nay. 
Có kĩ năng lập hồ sơ chủ nhiệm lớp, có mối quan hệ tốt với Ban giám hiệu, đồng nghiệp, phụ huynh, Ban đại diện cha mẹ học sinh và cộng đồng.
2. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm ở tiểu học hiện nay
 Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là những công việc người làm chủ nhiệm lớp phải thực hiện nhằm thay mặt hiệu trưởng quản lí quá trình giáo dục toàn diện một lớp học. Người GVCN phải làm tất cả những công việc để phối hợp, tổ chức tốt việc khai thác tiềm năng trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh một lớp học. Những công việc phải làm để thực hiện tốt quản lí và phối hợp thực hiện quá trình giáo dục toàn diện học sinh một lớp học chính là nhiệm vụ của công tác chủ nhiệm.
Để thực hiện mục tiêu quản lí giáo dục toàn diện một lớp học, GVCN phải thực hiện việc điều tra nắm vững đối tượng giáo dục là từng học sinh và những đặc điểm của một tập thể lớp học. Phải xây dựng kế hoạch thực hiện các mặt giáo dục toàn diện. Phải triển khai các hoạt động theo dõi sự tiến bộ của từng em theo mục tiêu kế hoạch chủ nhiệm đặt ra. GVCN phải nắm vững quy luật của hoạt động giáo dục, hoạt động của công tác chủ nhiệm. Đó là những yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng trực tiếp tới việc tổ chức quá trình hoạt động của GVCN nhằm thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục của lớp chủ nhiệm như: Mục tiêu giáo dục, các lực lượng xã hội, năng lực của GVCN, nội dung hoạt động của lớp chủ nhiệm, điều kiện của xã hội, gia đình.
Đối với người GVCN muốn lớp đạt kết quả cao thì trước hết người đó phái có tâm huyết với nghề, phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, phải thường xuyên học hỏi, tự tìm hiểu những vấn đề bất cập xảy có thể xảy ra trong lớp. Đối với bản thân tôi qua thời gian học tập cũng như đúc rút kinh nghiệm từ các năm trước, để làm tốt công tác chủ nhiệm tôi cần những điều sau:
 a) Nghiên cứu, nắm vững tình hình học sinh của lớp chủ nhiệm
Để làm tốt công tác giáo dục học sinh, nhiệm vụ đầu tiên của giáo viên chủ nhiệm lớp là nghiên cứu để Tìm hiểu nắm vững tình hình chung của lớp và của từng học sinh. Nghiên cứu tình hình địa phương, tình hình gia đình học sinh như trình độ học vấn, nghề nghiệp của cha mẹ học sinh. Nghiên cứu học sinh, đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá biệt, quá trình học tập, tu dưỡng đạo đức, tinh thần đoàn kết. Nắm được năng lực của từng em. Sắp xếp chỗ ngồi, cho học sinh học nội quy lớp. Họp phụ huynh bàn bạc trao đổi ý kiến. Lắng nghe nguyện vọng của phụ huynh. Thường xuyên theo dõi - động viên khuyến khích học sinh.
Cuối tuần đánh giá nhận xét kịp thời.
b) Xây dựng bộ máy tổ chức tự quản của lớp
Từ những thông tin trên, người giáo viên chủ nhiệm chọn ra những học sinh có năng lực học tập, năng lực hoạt động, gương mẫu trong hành vi đạo đức giới thiệu vào đội cán bộ của lớp. Xây dựng bộ máy cán sự của lớp: Phân lớp thành các tổ/ nhóm học sinh có cơ cấu học sinh nam, nữ, trình độ học tập tương đối đồng đều. Phân công trách nhiệm cho ban cán sự và các tổ/nhóm trưởng để quản lý học sinh. Nhiệt tình, tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể. Có năng khiếu văn nghệ. Biết quản lý tập thể. Có tinh thần gương mẫu, được đa số học sinh bầu chọn. 
c) Tổ chức các hoạt động đa dạng cho tập thể học sinh
Trong trường tiểu học cần tổ chức tốt Hoạt động học tập là hoạt động quan trọng nhất của học sinh, để giúp cho lớp học tập tốt, giáo viên chủ nhiệm lớp phải chú ý: Rèn cho học sinh thói quen đi học đầy đủ, đúng giờ. Giáo viên chủ nhiệm có mặt thường xuyên tại lớp ôn bài đầu giờ học mỗi ngày. Ôn bài là biện pháp giúp nhau ôn tập nhanh, chuẩn bị sẵn sàng cho ngày học mới. Truy bài đầu giờ còn là biện pháp khắc phục tình trạng đi học muộn, cho nên cần được tổ chức tốt và duy trì lâu dài. Tổ chức thi đua giữa các tổ/nhóm trong lớp, ghi lại số lần tham gia phát biểu ý kiến trong các giờ học. Tổ chức cho học sinh chuẩn bị trước các bài học trong ngày. Nêu gương những học sinh có phương pháp học tập tốt, đặc biệt những học sinh nghèo học giỏi. Tổ chức cho học sinh học nhóm, đôi bạn cùng học để hỗ trợ nhau học. Ở mỗi lớp học có chi đội thiếu niên, để chi đội thiếu niên trong lớp hoạt động có hiệu quả, giáo viên chủ nhiệm lớp cùng phối hợp với tổng phụ trách đội. 
d) Thiết lập tốt các mối quan hệ trong tập thể
Tập thể là một tập hợp đông người với nhiều mối quan hệ, khi tập thể đã hình thành những mối quan hệ tốt đẹp, bền vững thì lúc đó là tập thể sẽ vững mạnh. Quan hệ tình cảm là quan hệ bạn bè đoàn kết thân ái tương trợ, động viên khích lệ nhau trong học tập, tu dưỡng và cả những mối quan hệ tình cảm khác. 
e) Phối kết hợp với BGH nhà trường và các cơ quan đoàn thể
Thường xuyên phối hợp với nhà trường đoàn thể để thực hiện tốt mọi hoạt động có liên quan. Nếu ngay từ đầu năm học giáo viên biết đầu tư thời gian công sức cho công tác chủ nhiệm lớp thì chắc chắn nề nếp lớp được hình thành. Giáo viên có tổ chức lớp thật tốt, hoạt động có hiệu quả.

Tài liệu đính kèm:

  • docxMODULE_TH_34_THI_THI.docx