Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên - Module TH 25: Kĩ thuật kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ở Tiểu học - Lê Thị Kim Chi

Câu 1:Đồng chí hãy lấy ví dụ minh họa hoạt động quan sát trong đánh giá kết quả học tập của học sinh trong môn Tiếng Việt?

 Ví dụ : Quan sát hoạt động kể chuyện theo nhóm của học sinh lớp 4:

- Quan sát sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh: sách , trang phục, đạo cụ ( nếu có).

- Quan sát sự chủ động, tích cực của học sinh trong quá trình học tập: có tự giác xung phong kể chuyện không, có tích cực góp ý hay đưa ra ý kiến cho các bạn không? Có lắng nghe bạn kể không?

- Những biểu hiện biết, hiểu bài của học sinh, quá trình kể: Kể có đúng nội dung không, có thể hiện cử chỉ, điệu bộ, giọng kể, có tự tin không, có nêu được nội sung câu chuyện và rút ra được bài học cho bản thân không?/ Trong quá trình bạn kể, có tập trung lắng nghe, đưa ra ý kiến, hoặc đặt câu hỏi cho bạn không ?

* Qua quá trình quan sát kết hợp quá trình học có thể đánh giá việc học tập môn Tiếng Việt của học sinh

 

doc 2 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 569Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên - Module TH 25: Kĩ thuật kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ở Tiểu học - Lê Thị Kim Chi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN.
MODULE TH 25: KĨ THUẬT KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
 KẾT QUẢ HỌC TẬP Ở TIỂU HỌC
 HỌ TÊN: LÊ THỊ KIM CHI
 TỔ KHỐI: 4,5.
	Câu 1:Đồng chí hãy lấy ví dụ minh họa hoạt động quan sát trong đánh giá kết quả học tập của học sinh trong môn Tiếng Việt?
	Ví dụ : Quan sát hoạt động kể chuyện theo nhóm của học sinh lớp 4:
Quan sát sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh: sách , trang phục, đạo cụ ( nếu có).
Quan sát sự chủ động, tích cực của học sinh trong quá trình học tập: có tự giác xung phong kể chuyện không, có tích cực góp ý hay đưa ra ý kiến cho các bạn không? Có lắng nghe bạn kể không?
Những biểu hiện biết, hiểu bài của học sinh, quá trình kể: Kể có đúng nội dung không, có thể hiện cử chỉ, điệu bộ, giọng kể, có tự tin không, có nêu được nội sung câu chuyện và rút ra được bài học cho bản thân không?/ Trong quá trình bạn kể, có tập trung lắng nghe, đưa ra ý kiến, hoặc đặt câu hỏi cho bạn không ?
* Qua quá trình quan sát kết hợp quá trình học có thể đánh giá việc học tập môn Tiếng Việt của học sinh
	Câu 2: Đồng chí hãy trình bày các nguyên tắc kiểm tra miệng. Trong các nguyên tắc đó, nguyên tắc nào quan trọng nhất? Hãy lấy ví dụ chứng minh cho lập luận của các đồng chí?
 * Các nguyên tắc kiểm tra miệng
Để đảm bảo tính chính xác và khách quan trong đánh giá, GV cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau khi tiến hành kiểm tra miệng:
 - Nắm rõ nội dung cần kiểm tra (Kiến thức/kỹ năng/thái độ).
 - Chọn lọc các hoạt động để đánh giá trên cơ sở nội dung kiểm tra đã xác lập.
 - Sử dụng phối hợp nhiều hình thức, kĩ thuật kiểm tra nhằm tránh sự đơn điệu cho học sinh.
 - Tránh sử dụng lại nguyên văn những câu hỏi, bài tập đã được dùng trong quá trình giảng dạy trước đó.
 - Tăng cường sử dụng các câu hỏi nêu vấn đề như: Tại sao?Như thế nào?...để học sinh có thể vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết các tình huống thực tiễn.
 *Theo tôi, trong các nguyên tắc đó, nguyên tắc : “Nắm rõ nội dung cần kiểm tra (Kiến thức/kỹ năng/thái độ) là quan trọng nhất.Vì nếu không nắm rõ nội dung cần kiểm tra thì làm sao có cơ sở để đánh giá, làm sao đưa ra các hình thức, kĩ thuật kiểm tra.
Ví dụ: Môn Tiếng Việt, khi kiểm tra đọc, tôi phải xác định tôi sẽ kiểm tra những bài nào, từ đó, tôi sẽ đưa ra tiêu chí để đánh giá, chọn lọc các câu hỏi để kiểm tra phần hiểu của học sinh.Tôi sẽ cho học sinh kiểm tra bằng hình thức bốc phiếu ( hái hoa) để đọc bài cho khách quan, đưa ra những câu hỏi khác nhau, liên hệ thực tếNếu tôi không nắm được nội dung cấn kiểm tra tôi sẽ không có sự chuẩn bị tốt và việc đánh giá cũng sẽ không chính xác
Câu 3: Tại sao nói , thông qua bài tập thực hành, GV không chỉ đánh giá được kết quả học tập của HS mà còn có thể đánh gía được quá trình tư duy đi đến kết quả đó?
	- Vì bài tập thực hành là những bài buộc học sinh phải vận dụng kiến thức trong các tình huống khác nhau.Đòi hỏi học sinh phải thể hiện cách ứng xử trong các tình huống thực tế.
	- Để làm được bài tập thực hành, học sinh phải nhận diện được vấn đề, thu thập dữ liệu, tổ chức, tích hợp.
	- Bài tập thực hành đòi hỏi học sinh phải tham gia trực tiếp và giải quyết những tình huống, nhiệm vụ học tập cụ thể.Trong quá trình tìm kiếm giải pháp, HS sẽ thể hiện cách tư duy, cách đánh giá sự việc qua các hành vi của bản thân.Nhờ đó GV có thể đánh giá quá trình tư duy của học sinh.
Câu 4: Cô Hoa chủ nhiệm lớp 3, cô hướng dẫn học sinh viết nhật kí học tập, tuy nhiên có rất nhiều em trong lớp không	làm công việc đó.Nếu là cô Hoa đồng chí sẽ làm gì trong tình huống trên?
Việc đầu tiên, tôi sẽ tìm hiểu nguyên nhân vì sao lại có nhiều bạn trong lớp không làm công việc này.
+ Nếu vì các em chưa hiểu, chưa biết cách viết nên không chịu viết thì tôi sẽ hướng dẫn lại một lần cho cả lớp, rồi động viên, giải thích cho các em hiểu lợi ích của việc viết nhật kí học tập.
+ Nếu vì các em lười rồi a dua với nhau không chịu viết thì tôi sẽ nghiêm khắc nhắc nhở các em, đồng thời nhấn mạnh lại tầm quan trọng của việc viết nhật kí học tập: giúp các em rèn luyện được kĩ năng tự đánh giá, các em thấy được những hạn chế, yếu kém của mình để tự điều chỉnh, chủ động hơn trong học tập và trong cuộc sống.Đây cũng chính là cơ sở để các em dần hình thành phương pháp tự học, một điều kiện thiết yếu để hòa nhập với xã hội hiện đại.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_thu_hoach_BDTX_module_25_tieu_hoc.doc