Nội dung 1:
Câu hỏi: Anh chị hiểu giáo dục kĩ năng sống là gì ?
Giáo dục kĩ năng sống là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức giá trị, thái độ và các kĩ năng thích hợp. Giáo dục kĩ năng sống là một quá trình giáo dục có mục đích, có kế hoạch và biện pháp cụ thể, là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi nhiều lực lượng tham gia, trong đó nhà giáo dục đóng vai trò cố vấn, nhà tổ chức, hướng dẫn, khuyến khích và động viên người học.
PHÒNG GD VÀ ĐT TXGC TRƯỜNG TH BÌNH XUÂN 1 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Bình Xuân, ngày 22 tháng 3 năm 2017 BÀI THU HOẠCH Bồi dưỡng thường xuyên về module 41 của nội dung 3 Năm học 2016-2017 Họ tên: Trần Minh Bình Chức vụ: GV.DL + PCGDTH Tổ BDTX: Tổ khối 2. Nội dung BDTX: mô dun 41: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học qua các hoạt động giáo dục. NỘI DUNG Nội dung 1: Câu hỏi: Anh chị hiểu giáo dục kĩ năng sống là gì ? Giáo dục kĩ năng sống là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức giá trị, thái độ và các kĩ năng thích hợp. Giáo dục kĩ năng sống là một quá trình giáo dục có mục đích, có kế hoạch và biện pháp cụ thể, là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi nhiều lực lượng tham gia, trong đó nhà giáo dục đóng vai trò cố vấn, nhà tổ chức, hướng dẫn, khuyến khích và động viên người học. Nội dung 2: Câu hỏi: Học tập hợp tác có những yêu cầu nào? - Học tập hợp tác: Quan điểm học tập này yêu cầu sự tham gia, đóng góp trực tiếp của người học vào quá trình học tập, đồng thời yêu cầu người học phải làm việc cùng nhau để đạt được kết quả học tập chung. - Trong quá trình hợp tác, mỗi người học sẽ tìm thấy lợi ích cho chính mình và cho tất cả các thành viên trong tổ chức (tổ, nhóm, lớp), HS học bằng cách làm chứ không chỉ học bằng cách nghe. HTHT mục tiêu hoạt động là chung, nhưng mỗi người lại có nhiệm vụ riêng, các hoạt động của từng cá nhân được tổ chức phối hợp để đạt mục tiêu chung. Thông qua hoạt động trong tập thể nhóm, lớp các ý kiến phản ánh quan niệm của mỗi cá nhân được điều chỉnh và qua đó, người học nâng mình lên một trình độ mới. Hoạt động trong tập thể sẽ làm cho từng thành viên quen dần với sự phân công hợp tác, nhất là lúc giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện thật sự nhu cầu phối hợp giữa cá nhân để hoàn thành công việc. Trong hoạt động tập thể, tính cách, năng lực của mỗi cá nhân được bộc lộ, uốn nắn, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức kỉ luật, tương trợ lẫn nhau, ý thức cộng đồng, tạo nên môi trường thân thiện, có trách nhiệm giữa GV- HS và HS – HS với nhau. * Chín bước chuẩn bị áp dụng các loại HTHT: 1. Chia lớp thành những nhóm nhỏ; 2. Tạo môi trường lớp học an toàn, tích cực; 3. Xác định kết quả mà HS cần đạt và cung cấp sự hướng dẫn rõ ràng về các công việc học thuật của mỗi nhóm sẽ thực hiện; 4. Giải thích tiến trình đánh giá đối với mỗi học sinh và mỗi nhóm; 5. Cung cấp cho HS tài liệu liên quan đến các vấn đề cần thảo luận bài học; 6. Nhắc HS đề tài thảo luận kéo dài bao lâu và khi nào sẽ kết thúc; 7. Cung cấp sự trợ giúp khi cần thiết và theo dõi các hoạt động của HS và ghi lại các vấn đề mà GV cần giải quyết sau khi nhóm hợp tác kết thúc; 8. Đưa bài học đến một kết luận lôgic và cho thông tin phản hồi; 9. Đánh giá thành công của HS và giúp họ tự đánh giá sự hợp tác của họ đối với những HS khác. Tóm lại, học tập hợp tác là phương thức học tập dựa trên sự hợp tác của nhóm người học được sự hướng dẫn, giám sát, giúp đỡ của GV. HTHT có mục tiêu chung, nỗ lực học tập chung của nhóm, thành tựu và trách nhiệm học tập cá nhân hài hoà với nhau, có sự chia sẻ nguồn lực, kết quả và lợi ích học tập, có tính xã hội và thân thiện trong học tập. Nội dung 3: Câu hỏi: Hãy nêu kĩ năng lắng nghe tích cực? Lắng nghe tích cực là một phần quan trọng của kĩ năng giao tiếp. Người có kĩ năng lắng nghe tích cực biết thể hiện sự tập trung chú ý và thể hiện sự quan tâm lắng nghe ý kiến hoặc phần trình bày của người khác (bằng các cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt, nụ cười) biết cho ý kiến phản hồi mà không vội đánh giá, đồng thời có đối đáp hợp lí trong quá trình giao tiếp. Người có kĩ năng lắng nghe tích cực thường được nhìn nhận là biết tôn trọng và quan tâm đến ý kiến của người khác, nhờ đó làm cho việc giao tiếp, thương lượng và hợp tác của họ có hiệu quả hơn. Lắng nghe tích cực cũng góp phần giải quyết mâu thuẫn một cách hài hoà và xây dựng. Nội dung 4: Câu hỏi:Những phương pháp nào được sử dụng trong các hoạt động giáo dục kĩ năng sống?Anh/chị hãy kể những phương pháp nào hay sử dụng? *Những phương pháp được sử dụng trong các hoạt động giáo dục kĩ năng sống: - Phương pháp dạy học nhóm; - Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình; - Phương pháp giải quyết vấn đề; - Phương pháp đóng vai; - Phương pháp trò chơi; - Phương pháp dự án; - Một số kĩ thuật dạy học tích cực. *Những phương pháp hay sử dụng : - Phương pháp dạy học nhóm; - Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình; - Phương pháp giải quyết vấn đề; - Phương pháp đóng vai; - Phương pháp trò chơi; - Một số kĩ thuật dạy học tích cực. Kết quả đánh giá, xếp loại BDTX của giáo viên: Kết quả đánh giá Điểm Module ND1+ND2 ND3+ND4 T.ĐIỂM XL Kết quả tự đánh giá của cá nhân 5/5điểm 4/5điểm 9 điểm Giỏi Kết quả đánh giá của Tổ chuyên môn ../5điểm ../5điểm ..điểm Giáo viên Trần Minh Bình
Tài liệu đính kèm: