Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên - Module 40: Thực hành giáo dục kĩ năng sống trong một số môn học ở Tiểu học - Trần Minh Bình

Câu 1: Kế hoạch bài học được thiết kế theo giáo dục kĩ năng sống bao gồm những mục lớn nào ?

 Kế hoạch bài học được thiết kế theo giáo dục kĩ năng sống bao gồm những mục lớn như sau :

 I.Mục tiêu bài học: Nhằm xác định các yêu cầu mà HS cần phải đạt được sau khi học xong bài.

 II.Các KNS được giáo dục: Nhằm xác định các KNS cụ thể được giáo dục cho HS qua bài học.

 III.Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực: Nhằm xác định các phương pháp và kĩ thuật dạy học có thể sử dụng để giáo dục các KNS nêu trên cho HS.

 IV.Tài liệu và phương tiện: Nhằm xác định các tài liệu và phương tiện dạy học cần thiết mà GV và HS cần phải chuẩn bị để sử dụng cho việc dạy và học.

 V.Tiến trình tiết dạy học: Nhằm xác định các giai đoạn, các hoạt động dạy học cụ thể trong quá trình dạy học bài học.

 VI.Tư liệu: Nhằm cung cấp cho GV: nội dung phiếu học tập cá nhân, phiếu giao việc cho nhóm, thông tin, truyện, tình huống, trường hợp điển hình, ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát, hình ảnh có liên quan nội dung bài học để GV tham khảo, lựa chọn và sử dụng một cách linh hoạt trong quá trình dạy học.

 

doc 3 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 819Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên - Module 40: Thực hành giáo dục kĩ năng sống trong một số môn học ở Tiểu học - Trần Minh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD VÀ ĐT TXGC TRƯỜNG TH BÌNH XUÂN 1 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bình Xuân, ngày 10 tháng 3 năm 2017
BÀI THU HOẠCH
Bồi dưỡng thường xuyên về module 40 của nội dung 3
Năm học 2016-2017
Họ tên: Trần Minh Bình
Chức vụ: GV.DL + PCGDTH
Tổ BDTX: Tổ khối 2.
 Nội dung BDTX: mô dun 40: Thực hành giáo dục kĩ năng sống trong một số môn học ở tiểu học.
 NỘI DUNG 
Nội dung 1:
Câu 1: Kế hoạch bài học được thiết kế theo giáo dục kĩ năng sống bao gồm những mục lớn nào ?
 Kế hoạch bài học được thiết kế theo giáo dục kĩ năng sống bao gồm những mục lớn như sau :
 I.Mục tiêu bài học: Nhằm xác định các yêu cầu mà HS cần phải đạt được sau khi học xong bài.
 II.Các KNS được giáo dục: Nhằm xác định các KNS cụ thể được giáo dục cho HS qua bài học.
 III.Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực: Nhằm xác định các phương pháp và kĩ thuật dạy học có thể sử dụng để giáo dục các KNS nêu trên cho HS.
 IV.Tài liệu và phương tiện: Nhằm xác định các tài liệu và phương tiện dạy học cần thiết mà GV và HS cần phải chuẩn bị để sử dụng cho việc dạy và học. 
 V.Tiến trình tiết dạy học: Nhằm xác định các giai đoạn, các hoạt động dạy học cụ thể trong quá trình dạy học bài học.
 VI.Tư liệu: Nhằm cung cấp cho GV: nội dung phiếu học tập cá nhân, phiếu giao việc cho nhóm, thông tin, truyện, tình huống, trường hợp điển hình, ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát, hình ảnhcó liên quan nội dung bài học để GV tham khảo, lựa chọn và sử dụng một cách linh hoạt trong quá trình dạy học.
Câu 2: Tiến trình tiết dạy được chia làm mấy giai đoạn/mấy bước?
*Tiến trình tiết dạy được chia làm 4 giai đoạn/ 4 bước lớn, đó là:
- Khám phá.
- Kết nối.
- Thực hành/ luyện tập.
- Vận dụng.
Câu 3 : Hãy so sánh các giai đoạn này với các bước lên lớp mà GV vẫn thường áp dụng thực tế ?
 *Thực hành/ luyện tập: thực hành luyện tập tương đương với phần củng cố của các bước lên lớp truyền thống nhưng không phải là HS chỉ cần trả lời các câu hỏi do GV đưa ra mà trong giai đoạn này HS phải thực hiện các hoạt động để vận dụng 
các kiến thức, kĩ năng vừa học trong những tình huống/bối cảnh tương tự như tình huống /bối cảnh mẫu.
 *Vận dụng: vận dụng khá gần với phần hoạt động nối tiếp của các bước lên lớp truyền thống song khác biệt ở chỗ:
-Về thời điểm thực hiện : vận dụng có thể thực hiện ngay sau giờ học hoặc sau giờ học, còn hoạt động nối tiếp là thực hiện sau giờ học.
-Về nội dung: vận dụng là tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động để vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong những tình huống/ bối cảnh mới hoặc tình huống thực tiễn. Còn hoạt động nối tiếp có thể như vậy hoặc có thể chỉ là đơn thuần yêu cầu HS học bài, làm bài tập trong SGK.
Nội dung 2:
Câu hỏi: Hãy nêu một số tồn tại mà GV có thể mắc phải khi thiết kế kế hoạch bài học theo hướng tăng cường giáo dục KNS cho HS?
 Khi thiết kế kế hoạch bài học theo hướng tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho HS còn một số tồn tại mà giáo viên thường mắc phải:
- Thiết kế không thật rõ mục tiêu.
- Các kĩ năng đôi khi chưa phù hợp với HS.
- Việc giáo dục kĩ năng xác định giá trị cho học sinh chưa được làm rõ trong các giai đoạn của tiến trình dạy học, đặc biệt là trong giai đoạn thực hành và vận dụng.
- GV ở một số vùng sâu vùng xa gặp khó khăn trong việc sưu tầm các thông tin, tư liệu về đất nước và con người Việt Nam.
- Một số hoạt động hướng dẫn còn chưa thật cụ thể, có thể gây khó khăn cho GV trong quá trình thực hiện.
Nội dung 3:
Câu hỏi: Thiết kế kế hoạch bài học theo cấu trúc này có thuận lợi và khó khăn gì ?
 *Thuận lợi: 
- Bài được thiết kế theo cấu trúc quy định.
- Các kĩ năng sống và phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học được xác định phù hợp.
- Các hoạt động dạy học đa dạng, phong phú, phát huy được tính tích cực của hs và phù hợp với các giai đoạn dạy một bài kĩ năng sống.
- Giúp những HS còn yếu về cách ứng xử, kĩ năng thực hành của các em được tốt hơn, các em thích thú hơn. 
- Rèn cho HS những kĩ năng vận dụng vào các công việc lao động đơn giản, các kĩ năng sáng tạo như thi “thanh thiếu niên sáng tạo” trong nhà trường các em biết tự mình làm ra sản phẩm .
 *Khó khăn:
- GV phải sưu tầm đồ dùng day học đầy đủ để minh hoạ cho bài học và thu hút sự thích thú cũa HS hơn. Các vật dụng hình ảnh đó phải phù hợp với từng bài, vì vậy tìm kiếm hoăc tự làm rất mất thời gian.
Kết quả đánh giá, xếp loại BDTX của giáo viên:
Kết quả đánh giá
Điểm Module
ND 1
Câu 1+2
ND2+ND3
T.ĐIỂM
XL
 Kết quả tự đánh giá của cá nhân
5/5điểm
4/5điểm
9 điểm
Giỏi
 Kết quả đánh giá của Tổ chuyên môn
../5điểm
../5điểm
..điểm
 Giáo viên 
 Trần Minh Bình                                 

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_thu_hoach_modul_40.doc