A. MỤC TIÊU:
- Nêu được khi nào cần nói lời cảm ơn, xin lỗi.
- Biết cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống phổ biến khi giao tiếp.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- VBT đạo đức
- Tranh minh hoạ.
- Các tình huống cho hs chơi trò chơi “ Ghép hoa”.
TUẦN 27 Ngày soạn : 14 – 3 – 2010 Ngày giảng: 15 – 3 – 2010 ( 1D) 16 – 3 – 2010 ( 1H – 1E). đạo đức ( bài 12) Cảm ơn và xin lỗi ( tiết 2) A. mục tiêu: Nêu được khi nào cần nói lời cảm ơn, xin lỗi. Biết cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống phổ biến khi giao tiếp. B. đồ dùng dạy học: VBT đạo đức Tranh minh hoạ. Các tình huống cho hs chơi trò chơi “ Ghép hoa”. C. lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: - Giờ trước chúng ta đã học bài gì? - Em đã từng nói lời cảm ơn hoặc xin lỗi chưa? Em nói trong trường hợp nào? - Nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới: *HĐ 1: Giới thiệu bài Chúng ta cùng làm các bài tập 3, 5, 6 qua tiết 2 của bài đạo đức : Cảm ơn và xin lỗi. *HĐ 2: HS thảo luận nhóm BT 3 - Cảm ơn và xin lỗi ( tiết 1) - Trả lời - Nhắc lại tên bài - Nêu yêu cầu của BT: Đánh dấu + vào ô trước cách ứng xử phù hợp. - Lắng nghe và đọc thầm yêu cầu. - Cho hs thảo luận nhóm đôi, làm BT3 - Quan sát, giúp đỡ hs. - Gọi các nhóm trả lời câu hỏi. - Thảo luận nhóm - Đại diện các nhóm báo cáo. a, Nếu em sơ ý làm rơi hộp bút của bạn xuống đất. - Nhặt hộp bút lên trả bạn và xin lỗi b, Em bị vấp ngã, bẩn quần áo và rơi cặp sách. Bạn đỡ em dậy và giúp em phủi sạch quần áo. - Nói lời cảm ơn. - Lớp nhận xét →KL: Tình huống 1: cách ứng xử ( c) là phù hợp. Tình huống 2: cách ứng xử ( b) là phù hợp. * HĐ 3: Trò chơi “ Ghép hoa” – BT 5. - Chia nhóm, phát cho mỗi nhóm 2 nhị hoa ( Một nhị ghi từ “ cảm ơn” và một nhị ghi từ “ xin lỗi” ) và các cánh hoa ( trên đó có ghi những tình huống khác nhau). - Nêu yêu cầu : ghép các cánh hoa có ghi tình huống cần nói cảm ơn và ghép với nhị hoa có ghi từ “ Cảm ơn” để làm thành “ Bông hoa cảm ơn”. Làm tương tự như vậy để ghép thành “ Bông hoa xin lỗi”. - Lắng nghe. - Hoạt động theo nhóm - Các nhóm trình bày sản phẩm. - Cả lớp nhận xét. - Nhận xét, chốt lại các tình huống cần nói lời cảm ơn, xin lỗi. Hoạt động 4: Làm BT 6. - Gọi hs nêu yêu cầu. - Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau. - Những từ thích hợp còn thiếu là những từ nào? - Cho hs làm bài cá nhân. →KL: - Cần nói cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ mình. - Cần nói lời xin lỗi khi làm phiền người khác. - Biết cảm ơn, xin lỗi là thể hiện mình là người lịch sự, văn minh, biết tôn trọng người khác. - Là từ : Cảm ơn và Xin lỗi. - Làm bài và nêu miệng kết quả + Nói cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ. + Nói xin lỗi khi làm phiền người khác. - Hs khác nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - Các em nhớ thực hiện như bài học: cần nói lời cảm ơn khi được giúp đỡ và nói xin lỗi khi làm phiền người khác, khi chúng ta có lỗi. - Về nhà xem trước bài 13: Chào hỏi và tạm biệt. - Lắng nghe và thực hiện. Ngày giảng : 15 / 03/ 2010 ( 1D). 16 / 03/ 2010 ( 1H). Luyện toán Luyện tập so sánh các số có hai chữ số ( bài 101) A. mục tiêu: Biết đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số. Biết tìm số liền sau của một số. Biết phân tích số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị. B. đồ dùng dạy học: Vở bài tập toán ( trang 36) Bảng con C. lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài Các em đã học so sánh các số có hai chữ số, Trong giờ luyện toán hôm nay, lớp ta cùng làm các bài tập để củng cố và khắc sâu cách so sánh các số có hai chữ số. GV ghi bảng 2. Ôn: so sánh số có hai chữ số - Cho hs làm bảng con: > , < , = 44 ... 46 97 ... 99 15 ... 10 + 5 55 ... 53 68 ... 86 40 + 10 ... 50 - N xét. - Lắng nghe. - Làm bảng con - 3 hs lên bảng chữa bài. - Lớp nhận xét. 3. Hướng dẫn làm bài tập trong VBT ( trang 36). - Hướng dẫn hs làm bài tập, giải thích yêu cầu của bài. - Gọi hs đọc bài làm của mình * Bài 3 + Bài 4: gọi hs lên bảng chữa bài. Hỏi: + Em so sánh như thế nào để biết 47 > 45 ? + Tại sao em điền được 34 < 50 ? + Tại sao em điền được 62 = 62 ? - Đọc yêu cầu và tự làm bài * Bài 1 + Bài 2 : Tự làm * Bài 3: > , < , = 47 > 45 34 < 50 55 < 40 + 20 81 < 82 78 > 69 44 > 30 + 10 95 > 90 72 < 81 77 > 90 – 20 61 < 63 62 = 62 88 > 90 – 10 - So sánh hàng chục trước. Vì hàng chục đều có 4 chục, mà 7 > 5 nên 47 > 45. - Vì 34 và 50 có số hàng chục khác nhau : 3 chục nhỏ hơn 5 chục nên 34 < 50. - Vì hàng chục và hàng đơn vị của hai số đều bằng nhau. - Nhận xét, chữa bài - Thu vở chấm điểm. * Bài 4: Viết ( theo mẫu) b, 66 gồm 6 chục và 6 đơn vị; ta viết 66 = 60 + 6. c, 50 gồm 5 chục và 5 đơn vị; ta viết 55 = 50 + 5. d, 75 gồm 7 chục và 5 đơn vị; ta viết 75 = 70 + 5. 4. Củng cố, dặn dò: - Khi so sánh số có hai chữ số, ta so sánh hàng chục trước, rồi sau đó so sánh hàng đơn vị. - Về nhà học và làm lại các bài tập. - Nhắc lại. Ngày giảng : 15 / 03/ 2010 ( 1D) Luyện đọc Hoa ngọc lan A. mục tiêu: Đọc trơn được cả bài. Đọc đúng các từ ngữ : hoa ngọc lan, dày, lấp ló, ngan ngát, khắp vườn, Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu mến cây hoa ngọc lan của bạn nhỏ. B. đồ dùng dạy học: SGK VBT Tiếng Việt ( tr. 28, 29) C. lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài: - Trong giờ luyện đọc hôm nay, lớp ta luyện đọc lại bài tập đọc “ Hoa ngọc lan” và làm các bài tập trong VBT Tiếng Việt. - Lắng nghe. 2. Luyện đọc: - Mở SGK - Yêu cầu hs mở SGK luyện đọc - Đọc thầm - Đọc cá nhân - Đọc theo nhóm - Đọc cả lớp - Theo dõi, sửa lỗi phát âm cho hs. - Nụ hoa ngọc lan có màu gì? - Hoa ngọc lan có mùi thơm như thế nào? - Nhà em trồng loại hoa gì? ( Kể tên các loài hoa mà em biết? ). - 3 – 4 hs phát âm các từ: hoa ngọc lan, dày, lấp ló, ngan ngát, khắp vườn, - Nụ hoa ngọc lan có màu trắng ngần. - Hoa ngọc lan thơm ngan ngát, toả khắp vườn, khắp nhà. - Hoa hồng, hoa lan, hoa đào, hoa mai, hoa cúc, - Em hãy tìm trong bài các tiếng có chứa vần: ăp? - Tiếng chứa vần ăp: khắp - Em hãy tìm các tiếng có chứa vần: ăm, ăp? - Tiếng chứa vần ăm: nằm, chăm, tắm, - Tiếng chứa vần ăp: cặp, sắp, đắp, gắp, 3. Làm BT: - Hướng dẫn hs làm bài tập - Mở VBT Tiếng Việt làm bài - Nêu miệng kết quả - Hs khác nhận xét, bổ xung. - Nhận xét, chữa bài - Đối chiếu kết quả. 4. Củng cố, dặn dò: - Tình cảm của bạn nhỏ đối với cây hoa ngọc lan ra sao? - Bạn nhỏ rất yêu mến cây hoa ngọc lan. - 2 hs đọc lại toàn bài “ Hoa ngọc lan”. - Đọc bài - Về nhà đọc trước bài: Ai dậy sớm. Ngày soạn: 15 – 03 – 2010 Ngày giảng : 16/ 03/ 2010 ( 1H) 17/ 03/ 2010 ( 1D) 18/ 03/ 2010 ( 1E). Tự nhiên – xã hội ( bài 27) Con mèo A. mục tiêu: Hs biết Nêu ích lợi của việc nuôi mèo. Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con mèo trên hình vẽ hay vật thật. B. đồ dùng dạy học: Tranh, ảnh về con mèo. Trò chơi “ Bắt chước tiếng kêu và một số hoạt động của con mèo”. C. lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: - Giờ trước chúng ta học bài gì? - Bài Con gà. - Em hãy nêu các bộ phận chính bên ngoài cơ thể con gà? - 2 hs trả lời - Nêu: Đầu, cổ, thân, 2 cánh, 2 chân. - Nuôi gà có lợi ích gì? - Ăn thịt gà và trứng gà có lợi gì? - Nuôi gà để lấy thịt và lấy trứng - Giúp chúng ta khoẻ mạnh, cao lớn, - Hs khác nhận xét - Nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới: * HĐ 1: Giới thiệu bài - Con vật nào thường hay bắt chuột trong nhà? → Giới thiệu bài: Trong giờ TN – XH, lớp ta cùng tìm hiểu các đặc điểm về con vật này qua bài 27: Con mèo GV ghi bảng - Con mèo. - Nhắc lại tên bài. * HĐ 2: Quan sát con mèo - Cho hs quan sát con mèo - Cho hs hoạt động theo nhóm, thảo luận và trả lời câu hỏi: + Mèo có lông màu gì? Khi vuốt ve bộ lông của con mèo em thấy bộ lông của mèo ra sao? + Ngoài màu vàng, bộ lông của mèo còn có màu gì nữa? + Lên chỉ và nói tên các bộ phận chính bên ngoài cơ thể con mèo? + Đầu mèo có những bộ phận gì? Những bộ phận đó có gì đặc biệt? - Quan sát và thảo luận theo nhóm + Mèo có bộ lông màu vàng. Khi vuốt ve bộ lông của mèo em thấy bộ lông của mèo rất mịn, mềm và mượt. + Màu xám, màu đen, màu trắng, + Các bộ phận chính: Đầu, mình, đuôi, 4 chân. + Trên đầu mèo có 2 mắt to, tròn và sáng. Có mũi, tai rất thính giúp mèo săn mồi rất giỏi. - Hs khác nhận xét →KL: Con mèo có 4 bộ phận chính: đầu, thân, đuôi và 4 chân. Mắt của mèo to, tròn và sáng giúp mèo nhìn rõ con mồi ngay cả trong bóng tối. * HĐ 3: Thảo luận cả lớp - Nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận: - Thảo luận trước lớp + Nuôi mèo để làm gì? + Nuôi mèo để bắt chuột, để làm cảnh. + Con mèo di chuyển bằng bộ phận nào? Bộ phận đó có gì đặc biệt? + Mèo di chuyển bằng 4 chân, chân mèo có móng vuốt sắc và nhọn. Mèo di chuyển rất nhẹ nhàng, leo trèo giỏi. + Những bộ phận nào trên cơ thể mèo giúp mèo săn mồi, bắt mồi giỏi? + Mèo có mắt tinh, mũi và tai rất thính, chân mèo có vuốt sắc nhọn giúp mèo săn mồi nhanh. Răng của mèo sắc và nhọn. + Trong SGK, hình ảnh nào cho thấy con mèo đang rình săn mồi? Hình ảnh nào cho thấy con mèo săn mồi thành công? →KL: Nuôi mèo để bắt chuột và làm cảnh. Móng chân mèo có vuốt sắc, lúc bính thường nó thu vuốt lại để di chuyển dễ dàng, khi vồ mồi nó sẽ giương vuốt ra. - Quan sát và trả lời. * HĐ 4: Liên hệ thực tế - Nhà em có nuôi mèo không? Con mèo nhà em có bộ lông màu gì? - Em có biết mèo thích ăn những loại thức ăn nào không? - Tại sao em không nên trêu chọc con mèo tức giận? →KL: Không nên trêu và chọc tức con mèo vì có thể bị mèo cào, cắn gây chảy máu và một số bệnh nguy hiểm khác. - Trả lời. - Mèo thích ăn cá, ăn chuột - Vì có thể bị mèo cào, cắn gây chảy máu. 3. Củng cố, dặn dò: - Trò chơi “ Bắt chước tiếng kêu và một số hoạt động của mèo” - Mèo là con vật có ích, các em cần chăm sóc và bảo vệ . - Về nhà xem trước bài : Con muỗi. - Chơi trò chơi: bắt chước tiếng kêu và một số hoạt động của mèo (rình mồi, vồ mồi, leo trèo, ....). - Lắng nghe và nhắc lại. Ngày soạn : 15 – 03 – 2010 Ngày giảng : 16/ 03/ 2010 ( 1H) 17/ 03/ 2010 ( 1D) 18/ 03/ 2010 ( 1E). Thủ công Cắt, dán hình vuông ( Tiết 2) A. mục tiêu: - Biết cách kẻ, cắt, dán hình vuông . - Kẻ, cắt, dán được hình vuông. Có thể kẻ, cắt được hình vuông theo cách đơn giản. - Đường cắt tương đối thẳng, hình dán tương đối phẳng. B. đồ dùng dạy học: 1.GV :Hình vuông cắt sẵn dán trên giấy nền. Tờ giấy kẻ ô lớn. 2. HS : giấy màu, kéo, bút chì, thước kẻ. C. lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs - Đặt đồ dựng lờn bàn. 2. Bài mới: a, Giới thiệu bài: Trong giờ học này, cỏc em sẽ hoàn thiện cắt và dỏn hỡnh vuông qua tiết 2 của bài thủ cụng: Cắt, dỏn hỡnh vuông. - Lắng nghe b, Bài mới: * HĐ 1: Nhắc lại cách kẻ hình vuông theo 2 cách. - Vừa làm vừa nhắc lại cách kẻ, cắt hình vuông theo 2 cách. + Cách 1: Trên giấy kẻ ô lấy 1 điểm A, từ A đếm xuống dưới 7 dòng kẻ được D. Từ A và D cùng đếm sang phải 7 ô ta được 2 điểm C và D. Nối các điểm lại với nhau được h.vuông ABCD. + Cách 2: Lấy 2 cạnh có sẵn của tờ giấy thủ công làm 2 cạnh của h.vuông có độ dài 7 ô. Sau đó đếm ô và cắt 2 cạnh còn lại. - Cách kẻ và cách cắt nào đơn giản, tiết kiệm giấy nhất? - Hướng dẫn thực hành theo 2 cách sau đó cắt rời và dán sản phẩm vào vở thủ công. - Nhắc hs phải ướm sản phẩm vào vở thủ công trước sau đó bôi lớp hồ mỏng, đặt dán cân đối và miết hình phẳng. - Quan sát, nhắc lại cách làm - Cách 2 đơn giản và tiết kiệm giấy hơn. * HĐ 2: Hs thực hành - Cho hs thực hành trên giấy thủ công - Thực hành, hoàn thiện sản phẩm. - Quan sát, giúp đỡ hs. * HĐ 3: Trưng bày sản phẩm - Cho hs trưng bày sản phẩm theo tổ. - Trưng bày sản phẩm - Chấm điểm một số sản phẩm - Bầu chọn sản phẩm đẹp nhất 3. Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài, nhận xét tiết học. - Lắng nghe. - Về nhà vẽ, cắt lại hình vuông. Ngày soạn : 15 – 03 – 2010 Ngày giảng : 16 / 03/ 2010 ( 1E). Luyện toán Bảng các số từ 1 đến 100 (bài 102) A. mục tiêu: Nhận biết được 100 là số liền sau của 99 Đọc, viết, lập được bảng các số từ 0 đến 100 Biết một số đặc điểm các số trong bảng. B. đồ dùng dạy học: Vở bài tập toán ( trang 37). C. lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: - Làm bài tập: + Số liền sau của 51 là: .... + Số liền trước của 80 là: ..... - Nhận xét, cho điểm. 2. Giới thiệu bài - 2 hs lên bảng - Hs khác nhận xét. Trong giờ luyện toán hôm nay, lớp ta cùng ôn về : Bảng các số từ 1 đến 100. GV ghi bảng 3. Ôn số 100 - Số liền sau của 99 là số nào? - Nêu: Số 100 không phải là số có hai chữ số mà là số có ba chữ số. Chữ số 1 bên phải chỉ hàng trăm ( 10 chục), chữ số 0 thứ nhất chỉ hàng chục, chữ số 0 thứ hai chỉ hàng đơn vị. 100 gồm 10 chục và 0 đơn vị ( đọc là 100) - Lắng nghe. - Số 100 - 4 em đọc: một trăm. 4. Hướng dẫn làm bài tập trong VBT ( trang 37). Bài 1: Số ? - Nêu yêu cầu của bài tập - Hướng dẫn cách làm - Nhận xét, chữa bài. - Cả lớp làm vào VBT - 3 em lên bảng chữa bài, hs khác nhận xét. + Số liền sau của 97 là : 98 + Số liền sau của 98 là: 99 + Số liền sau của 99 là: 100 - Đối chiếu bài làm Bài 2: Viết số còn thiếu vào ô trống trong bảng các số từ 1 đến 100. - Hướng dẫn viết - Nhận xét, chữa bài. Bài 3: Trong bảng các số từ 1 đến 100: - Hướng dẫn hs cách làm. - Chấm, chữa bài. - Cả lớp làm vào VBT - 5 em nối tiếp đọc bảng số - Hs khác nhận xét. - Đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau. - Nêu yêu cầu của bài tập - Cả lớp làm vào VBT - Nêu miệng kết quả bài tập ( Ví dụ: a, Các số có một chữ số là: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9) 5. Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét giờ học. - VN xem lại các bài tập. Ngày soạn : 17 – 03 – 2010 Ngày giảng : 18 / 03/ 2010 ( 1E, 1H). Luyện toán Luyện tập chung (bài 104) A. mục tiêu: Biết đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số. Viết được số liền trước, số liền sau của một số. Biết giải toán có một phép tính cộng. B. đồ dùng dạy học: Vở bài tập toán ( trang 38, 39). C. lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: - Làm bài tập: + Tìm số liền sau của 54, 14 + Tìm số liền trước của 20, 100 - Nhận xét, cho điểm. 2. Giới thiệu bài - 2 hs lên bảng - Hs khác nhận xét Các em đã học về các số có hai chữ số. Tiết luyện toán hôm nay, lớp ta cùng ôn lại cách đọc, viết, so sánh số có hai chữ số và giải bài toán có lời văn có một phép tính cộng. GV ghi bảng - Lắng nghe. 3. Hướng dẫn làm bài tập trong VBT ( trang 38, 39). Bài 1 ( tr. 38): Viết số - Nêu yêu cầu của bài tập - Hướng dẫn viết - Nhận xét, chữa bài - Nhận xét, chữa bài. - Cả lớp làm vào VBT - 3 em lên bảng chữa bài, hs khác nhận xét. - Đối chiếu bài làm Bài 2 ( tr. 38): Viết số thích hợp vào chỗ chấm - Hướng dẫn cách làm - Nhận xét, chữa bài. Bài 3 ( tr. 39): >, <, = ? - Hướng dẫn hs cách làm. - Chấm, chữa bài. Bài 4( tr. 39): Có một chục cái bát và 5 cái bát nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu cái bát? - Hướng dẫn hs cách làm - Chấm, chữa bài. Bài 5 ( tr. 39): - Chữa bài, chấm bài. - Cả lớp làm vào VBT - Nêu miệng kết quả - Hs khác nhận xét. - Đối chiếu bài làm. - Nêu yêu cầu của bài tập - Cả lớp làm vào VBT - 3 hs lên bảng làm bài, hs khác nhận xét. a, 82 < 86 b, 74 < 80 c, 17 = 10 + 7 95 > 91 62 > 59 76 > 50 + 20 55 < 57 44 < 55 16 < 12 + 5 - Làm bài vào VBT, nêu miệng bài làm. Bài giải 1 chục = 10 cái bát Có tất cả số bát là: 10 + 5 = 15 ( cái bát) Đáp số: 15 cái bát - Nêu yêu cầu của bài tập. - Làm bài vào VBT, 1 em lên bảng chữa bài + Số bé nhất có hai chữ số là: 10 + Số lớn nhất có một chữ số là: 9 - Đối chiếu kết quả. 5. Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét giờ học. - VN xem lại các bài tập. - Lắng nghe. Ngày giảng : 18 / 03/ 2010 ( 1H) Luyện đọc Ai dậy sớm A. mục tiêu: Giúp hs Đọc trơn được cả bài. Đọc đúng các từ ngữ : dậy sớm, ra vườn, lên đồi, đất trời, chờ đón Đọc nhanh và biết đọc diễn cảm. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ. Hiểu nội dung bài: Ai dậy sớm mới thấy hết cảnh đẹp của đất trời. B. đồ dùng dạy học: SGK VBT Tiếng Việt ( tr. 30, 31) C. lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài: - Trong giờ luyện đọc hôm nay, lớp ta luyện đọc lại bài tập đọc “ Ai dậy sớm” và làm các bài tập trong VBT Tiếng Việt. - Lắng nghe. 2. Luyện đọc: - Mở SGK - Yêu cầu hs mở SGK luyện đọc - Hướng dẫn đọc diễn cảm. - Nhận xét, chấm điểm. - Đọc thầm - Đọc cá nhân, đọc nối tiếp cá nhân - Đọc theo nhóm - Thi đọc cá nhân, nhóm - Hs khác nhận xét bạn đọc - Đọc cả lớp - Theo dõi, sửa lỗi phát âm cho hs. - Khi dậy sớm, điều gì chờ đón em: + ở ngoài vườn? + trên cánh đồng? + trên đồi? - 3 – 4 hs phát âm các từ: dậy sớm, ra vườn, lên đồi, đất trời, chờ đón, - Trả lời: + Hoa ngát hương chờ đón. + Vừng đông chờ đón. + Cả đất trời chờ đón. - Em hãy tìm trong bài các tiếng có chứa vần: ươn, ương? - Tiếng chứa vần ươn: vườn - Tiếng chứa vần ương: hương - Em hãy nói các tiếng có chứa vần: ươn, ương? - Tiếng chứa vần ươn: sườn, mượn, lượn, - Tiếng chứa vần ương: bướng, hướng dương, nương, 3. Làm BT: - Hướng dẫn hs làm bài tập - Mở VBT Tiếng Việt làm bài - Nêu miệng kết quả - Hs khác nhận xét, bổ xung. - Nhận xét, chữa bài - Đối chiếu kết quả. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài: Ai dậy sớm mới thấy hết cảnh đẹp của đất trời - Lắng nghe. - 2 hs đọc diễn cảm lại toàn bài “ Ai dậy sớm”. - Đọc bài. - Về nhà đọc trước bài: Mưu chú sẻ.
Tài liệu đính kèm: