Bài soạn môn học lớp 1 - Tuần 30 năm 2007

Tập đọc AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG .

I.Mục đích yêu cầu :

1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.

· Đọc lưu loát được cả bài đọc đúng các từ khó , các từ ngữ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ .

· Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu phẩy, dấu chấm và giữa các cụm từ .

· Biết thể hiện lời của các nhân vật cho phù hợp.

2.Rèn kỹ năng đọc hiểu :

· Hiểu ý nghĩa các từ trong bài : hồng hào , lời non nớt, trìu mến, mừng rỡ .

· Hiểu nội dung : Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi . Bác luôn quan tâm đến việc ăn ở , học hành của các cháu. Bác luôn khuyên thiếu niên nhi đồng phải thật thà , dũng cảm .

3. Thái độ :

· Giáo dục học sinh luôn ngoan ngoãn và chăm chỉ.

· Học sinh luôn làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.

· Hỗ trợ giúp HS yếu học thuộc 5 điều Bác Hồ dạy .

II.Đồ dùng dạy và học:

· Tranh minh họa bài tập đọc.

· Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

 

doc 27 trang Người đăng hong87 Lượt xem 661Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn học lớp 1 - Tuần 30 năm 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 được làm quen với một đơn vị đo độ dài nữa, nhỏ hơn xăngtimét, đó là milimét.
-Milimét kí hiệu là mm .
-Yêu cầu học sinh quan sát thước kẻ và tìm độ dài từ vạch 0 đến 1 . 
*10 mm
-Đôï dài từ 0 đến 1 được chia thành mấy phần bằng nhau? 
*Được chia thành 10 phần bằng nhau.
-Một phần nhỏ đó chính là độ dài của 1 milimét.
Milimét viết tắt là mm, 10mm có độ dài bằng 1cm.
-Viết lên bảng : 10mm = 1cm.
-1 m bằng bao nhiêu xăngtimet ?
*1m bằng 100cm.
-Giới thiệu : 1m bằng 100cm, 1cm bằng 10mm, từ đó ta nói 1m bằng 1000mm.
-Giáo viên viết lên bảng : 1m = 1000 mm.
-Gọi 1học sinh đọc phần bài học trong sách giáo khoa.
Hoạt động 2 : Thực hành .
Bài 1:
-Yêu cầu học sinh tự làm bài , sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau .
-Yêu cầu học sinh đọc lại phần bài làm , sau khi đã hoàn thành.
Bài 2:
-Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ trong sách giáo khoa và tự trả lời câu hỏi của bài.
-Nhận xét và yêu cầu học sinh nhắc lại kết luận của bài .
Bài 3: 
-Gọi học sinh đọc đề bài.
*Tính chu vi hình tam giác có độ dài các cạnh là: 24mm, 16mm và 28mm.
-Muốn tính chu vi hình tam giác , ta làm như thế nào? 
*Ta tính tổng độ dài các cạnh của hình tam giác
-Yêu cầu học sinh tự làm bài.
-Chữa bài, nhận xét và cho điểm học sinh.
3.Củng cố , dặn dò:
-Hỏi lại học sinh về mối quan hệ giữa milimét với xăngtimét và với mét.
 -Giáo viên nhận xét tiết học , tuyên dương .
-Dặn dò học sinh về nhà ôn lại kiến thức về các đơn vị đo độ dài đã học.
-2 em : Linh, Long
 làm trên bảng , cả lớp làm bài ra giấy nháp 
-Học sinh nghe và ghi nhớ.
-Học sinh tìm và trả lời.
-Cả lớp đọc : 10mm = 1cm.
-Nhắc lại:1 m = 1000 mm.
-2 em lên bảng, cả lớp làm vào sách.
-Học sinh thực hành theo yêu cầu của giáo viên.
-1 học sinh đọc .
-1 học sinh trả lời .
-1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
-Học sinh thực hành đo theo yêu cầu của giáo viên.
-3,4học sinh trả lời.
THỂ DỤC
BÀI 59 : TRÒ CHƠI “ TUNG BÓNG VÀO ĐÍCH ” VÀ - TÂNG CẦU .
I. MỤC TIÊU :
-Oân tâng cầu .Yêu cầu tâng đón cầu đạt thành tích cao hơn giờ trước . 
-Tiếp tục học trò chơi “ Tung bóng vào đích ” . Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đói chủ động .
II/. ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG TIỆN:
Tập luyện trên sân trường đã vệ sinh sạch sẽ , đảm bảo an toàn cho học sinh trong lúc tâïp luyện
- Chuẩn bị dụng cụ mỗi đội 3-10 quả bóng và xô làm đích kẻ vạch giới hạn .
III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Phần
Nội dung
Đ.lượng
Phương pháp tổ chức
Mở đầu
Cơ bản
Kết thúc
Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung học tập của tiết học 
Khởi động các khớp cổ chân , hối, hông , vai .
Oân các động tác tay , chân lườn bụng toàn thân và nhảy của bài thể dục phát triển chung .
* Tâng cầu bằng vợt .
Cho học sinh dàn đội hình vòng tròn sau đó thực hiện .
Cho chơi trò chơi :” Tung bóng vào đích “ 
Giáo viên nêu tên trò chơi và cách thức chơi và thực hiện mẫu cho học sinh quan sát . 
Chia tổ chơi dưới hình thức thi đua trong tổ .
 Nhắc nhở học sinh bảo đảm an toàn và giữ trật tự .
-Đi đều theo 2-4 hàng dọc và hát .
-Nhảy thả lỏng , cúi thả lỏng . 
Chơi trò chơi “ Làm theo hiêu lệnh 
-Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại tiết học.
Giao bài tập về nhà . 
1-2 phút 
1-2 phút 
1-2phút
1lần /2*8nhịp 
6-8 phút
10-12phút 
2 phút 
2 Phút
1 phút
1phút 
Lớp trưởng tập hợp lớp, các tổ trưởng điểm số báo cáo.
 ªªªªªªªª
ªªªªªªªª
ªªªªªªªª
ªªªªªªªª
Cán sự điều khiển lớp thực hiện .
Cho một vài học sinh lên thực hiện thử 1-2 lần sau đó cho lớp chơi chính thức . 
Từng tổ thực hiện chơi riêng các tổ trưởng điểu khiển tổ thực hiện .
&
ªªªªªªªª
ªªªªªªªª
ªªªªªªªª
ªªªªªªªª
Soạn : Ngày 10 tháng 4 năm 2007
Dạy :Thứ tư ngày 11 tháng 4 năm 2007
Chính tả (nghe – viết )
AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG.
I.Mục đích yêu cầu:
Chép đúng không mắc lỗi đoạn: Một buổi sáng .... da Bác hồng hào. Trong bài Ai ngoan sẽ được thưởng.
 Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tr/ ch; êt/ êch.
Rèn học sinh trình bày đúng hình thức .
 Giáo dục học sinh có thói quen viết bài cẩn thận, chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy và học:
Bảng phụ ghi sẵn nội dung đoạn chép và bài tập . 
III.Các hoạt động dạy và học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ:
-Gọi học sinh lên viết các từ: Cái xắc, xuất sắc, đường xa, sa lầy, bình minh, to phình, lúa chín....
-Nhận xét cho điểm học sinh .
 2.Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1:Hướng dẫn viết chính tả .
a.Ghi nhớ nội dung đoạn viết .
-Giáo viên treo bảng phụ đọc mẫu và yêu cầu học sinh đọc lại đoạn chép .
-Đoạn văn kể về chuyện gì? 
*Đoạn văn nói về Bác Hồ đi thăm trại nhi đồng.
c.Hướng dẫn viết từ khó:
-Hãy tìm trong bài các chữ bắt đầu bởi âm : ch, tr, vần êt, ac...
*Bác Hồ, ùa tới, quây quanh, hồng hào....
-Yêu cầu học sinh viết các từ khó vừa nêu.
-Giáo viên theo dõi chỉnh sửa.
b.Hướng dẫn cách trình bày :
-Câu chuyện có mấy câu? 
*Có 5 câu.
-Trong bài có những chữ nào phải viết hoa ?
*Các chữ đứng đầu câu văn .Tên riêng Bác, Bác Hồ.
-Khi xuống dòng chữ đầu câu được viết như thế nào? 
*Chữ đầu câu phải viết hoa và lùi vào 1 ô.
-Cuối mỗi câu có dấu gì? 
*Có dấu chấm.
d.Viết bài :
-Giáo viên đọc từng câu cho học sinh chép bài.
e.Soát lỗi :
-Đọc lại bài cho học sinh soát lỗi.
g.Chấm bài: 
Thu chấm 10 bài và nhận xét.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập .
 Bài 2:
-Gọi học sinh đọc đề bài.
-Yêu cầu học sinh làm bài .
-Yêu cầu học sinh nhận xét bài bạn làm trên bảng lớp.
-Giáo viên nhận xét , nêu đáp án đúng:
-Gọi học sinh đọc các từ vừa điền .
3.Củng cố , dặn dò:
-Nhận xét tiết học , tuyên dương 1 số em viết đẹp.
-Về viết lại lỗi chính tả .
-2 em: K Tuyên, K Lực .
học sinh dưới lớp viết vào vở nháp
-2 học sinh đọc. Các em khác theo dõi .
-1 em trả lời .
-Tìm và nêu các từ khó .
-2 em lên bảng viết , dưới lớp viết vào bảng con.
-Một số em trả lời .
-Học sinh chép bài .
-Học sinh soát lỗi .
-1 em đọc .
-2 em lên bảng làm , dưới lớp làm vào vở bài tập.
-Học sinh nhận xét bài bạn và chữa lại nếu sai .
-4 em đọc..
Toán
LUYỆN TẬP.
 I.Mục tiêu : 
Giúp học sinh :
Củng cố về tên gọi và kí hiệu của các đơn vị đo độ dài: mét, kilômet, milimet.
Rèn học sinh kĩ năng thực hành tính , giải toán có lời văn với số đo độ dài.
Học sinh có thói quen đọc kĩ đề trước khi làm bài. 
II. Đồ dùng dạy học : 
Thước kẻ học sinh có vạch chia xăngtimét.
Hình vẽ bài tập 4.
Đ/C bài 3/TR- 154
III.Hoạt động dạy và học :
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
1.Kiểm tra bài cũ :
-Gọi 2 học sinh lên bảng làm các bài tập :Điền số?
1cm = .... mm 1000mm = .... m
1m = .... mm 10mm = .... cm
5cm = .... mm 3cm = .... mm
-Giáo viên sửa bài và ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn luyện tập .
Bài 1 :
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Giáo viên hỏi :
+Các phép tính trong bài tập là những phép tính như thế nào? 
*Là các phép tính với các số đo độ dài.
+Khi thực hiện phép tính với các số đo ta làm thế nào?
*Ta thực hiện bình thường sau đó ghép tên đơn vị vào kết quả tính.
-Yêu cầu học sinh tự làm bài.
-Chữa bài và cho điểm học sinh .
Bài 2 :
-Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu bài . 
*Một người đi 18km để đến thị xã , sau đó lại đi tiếp 12km để đến thành phố. Hỏi người đó đã đi được tất cả bao nhiêu kilômét?
-Vẽ sơ đồ đường đi cần tìm độ dài lên bảng.
 18 km 12 km
-Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự làm bài.
-Chữa bài và cho điểm học sinh .
-Giáo viên nêu kết quả đúng:
Bài giải:
Người đó đã đi số kilômét là:
18 + 12 = 30 (km)
Đáp số: 30 km.
Bài 3 :
-Gọi học sinh đọc đề bài.
-Bác thợ may dùng tất cả bao nhiêu mét vải? *Dùng tất cả 15 mét vải.
-15 mét vải may được mấy bộ quần áo?
*May được 5 bộ quần áo hư nhau.
-Em hiểu may 5 bộ quần áo giống như nhau nghĩa là gì?
*Nghĩa là số mét vải để may mỗi bộ quần áo bằng nhau.
-Vậy làm thế nào để tính được 1 bộ quần áo may hết bao nhiêu mét vải? 
Bài 4 :
-Yêu cầu học sinh nhắc lại cách đo độ dài đoạn thẳng cho trước, cách tính chu vi của một hình tam giác, sau đó yêu cầu học sinh tự làm bài.
-Chữa bài và cho điểm học sinh .
-Giáo viên nêu kết quả đúng: 
Các cạnh của hình tam giác là: AB = 3cm, 
BC = 4cm, CA = 5cm.
3.Củng cố , dặn dò :
-Nhận xét tiết học, tuyên dương những em học tốt.
-Dặn về chuẩn bị bài sau.
-2 Em :Ly, Phương.
-Cả lớp làm vào giấy nháp.
-1 học sinh nêu yêu cầu của bài .
-Một số học sinh trả lời .
-2 học sinh lên bảng , dưới lớp làm bài vào vở bài tập . 
-Nhận xét sửa bài.
-1 học sinh nêu đề bài. 
-Học sinh quan sát sơ đồ.
-2 học sinh lên bảng làm bài , cả lớp làm vào vở bài tập . 
-Học sinh sửa bài .
-1 học sinh nêu đề bài.
-Một số em trả lời .
-Học sinh khoanh trong sách giáo khoa .
-Làm bài .
-Học sinh tự sửa vào vở bài tập 
Kể chuyện
AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG.
I.Mục đích yêu cầu :
Dựa vào tranh minh họa và gợi ý của gv kể lại từng đoạn và toàn bộ câu với điệu bộ , cử chỉ , giọng kể phù hợp với nội dung .
Rènhọc sinh kể chuyện theo lời của bạn Tộ . 
Biết theo dõi , nhận xét , đánh giá lời bạn kể .
II. Đồ dùng dạy học : 
Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa .
Bảng ghi sẵn gợi ý của từng đoạn .
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ:
-Giáo viên gọi học sinh lên bảng kể lại câu chuyện Những quả đào.
 -Giáo viên nhận xét , ghi điểm cho từng học sinh 2.Bài mới :Giới thiệu bài .
Hoạt động 1 :Hướng dẫn kể chuyện .
a) Kể lại từng đoạn truyện theo tranh .
Bước 1: Kể trong nhóm.
 -Giáo viên chia nhóm và yêu cầu mỗi nhóm kể lại nội dung của một bức tranh trong nhóm .
Bước 2: Kể trước lớp .
-Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên kể trước lớp.
-Yêu cầu học sinh nhận xét, bổ sung.
-Cho điểm các học sinh kể tốt.
-Nếu khi kể , học sinh còn lúng túng giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi cụ thể như sau:
Tranh 1:
+Bức tranh thể hiện ?
*Bác Hồ tay dắt hai cháu thiếu nhi .
+Bác cùng các em thiếu nhi đi đâu ?
*Bác cùng thiếu nhi đi thăm phòng ngủ , phòng ăn , nhà bếp , nơi tắm rửa ...
+Thái độ của các em nhỏ ra sao?
*Các em rất vui vẻ quây quanh Bác , ai cũng muốn nhìn Bác cho thật rõ.
Tranh 2:
+Bức tranh vẽ cảnh ở đâu ?
+Ở trong phòng họp , Bác và các cháu thiếu nhi đã nói chuyện gì ? 
+Một bạn thiếu nhi đã có ý kiến gì vơi Bác?
Tranh 3:
+Tranh vẽ Bác Hồ đang làm gì ?
+Vì sao cả lớp và cô giáo đều vui vẻ khi Bác chia kẹo cho Tộ? 
Hoạt động 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện .
-Yêu cầu học sinh tham gia thi kể .
-Gọi học sinh kể toàn bộ câu chuyện. 
-Giáo viên nhận xét , tuyên dương cho điểm các nhóm kể tốt.
Hoạt độïng 3: Kể lại đoạn cuối câu chuyện theo lời của Tộ .
-Đóng vai Tộ, các em hãy kể lại đoạn cuối của câu chuyện . Vì mượn lời bạn Tộ để kể nên phải xưng là “tôi”.
-Gọi 1 học sinh khá kể mẫu .
*Đứng nhìn Bác chia kẹo cho các bạn , tôi thấy buồn lắm vì hôm nay tôi không ngoan . Khi Bác đưa kẹo cho tôi , tôi không dám nhận chỉ lí nhí nói : “Thưa Bác , hôm nay cháu không vâng lời cô. Cháu tự thấy mình chưa ngoan nên không đợc ăn kẹo”. Thật ngạc nhiên , Bác xoa đầu tôi , trìu mến nói : “Cháu biết nhận lỗi như thế là ngoan lắm! Cháu vẫn được phần kẹo như các bạn khác”. Tôi vô cùng sung sướng . Đó là giây phút trong đời tôi nhớ mãi.
-Nhận xét , cho điểm từng học sinh .
3.Củng cố , dặn dò:
-Qua câu chuyện , em học tập bạn Tộ đức tính gì? *Thật thà , dũng cảm.
-Nhận xét tiết học .
-Về tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau .
-3 em :,Duy, K Hên., Công 
-Học sinh tập kể chuyện trong nhóm . Khihọc sinh kể, các em khác lắng nghe để nhận xét góp ý và bổ sung cho bạn .
-Mỗi nhóm 2 học sinh lên kể .
-Nhận xét bạn kể sau khi câu chuyện được kể lần 1.
-Bổ sung ý kiến cho nhóm bạn.
-Học sinh kể theo trả lời .
-Mỗi lượt 3 học sinh thi kể mỗi em kể 1 đoạn .
-2 học sinh khá kể lại toàn bộ câu chuyện.
-Học sinh suy nghĩa trong 3 phút .
-3 đến 5 học sinh được kể .
Soạn : ngày 11 tháng 4 năm 2007
 Dạy :Thứ năm ngày 12 tháng 4 năm 2007
Tập đọc
CHÁU NHỚ BÁC HỒ.
I.Mục đích yêu cầu:
1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.
Đọc lưu loát được cả bài thơ.
Đọc đúng các từ ngữ các mới , các từ khó , các từ dễ nhầm lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ .
Ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm , dấu phẩy, giữa các cụm từ và sau mỗi dòng thơ.
Biết đọc bài với giọng thể hiện tình cảm thương nhớ Bác.
2.Rèn kỹ năng đọc hiểu :
Hiểu nghĩa các từ mới : cất thầm, ngẩn ngơ, ngờ....
Hiểu được nội dung của bài : Bài thơ cho thấy tình cảm kính yêu vô hạn của thiếu nhi vùng tạm chiếm đối với Bác Hồ.
3.Thái độ:
Giáo dục học sinh luôn nhớ ơn Bác Hồ và làm theo lời Bác Hồ dạy.
II.Đồ dùng dạy và học :
Tranh minh họa bài tập đọc phóng to .
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.
Băng bài hát : Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ.
III.Các hoạt động dạy và học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
1.Kiểm tra bài cu õ: 
- Gọi học sinh đọc bài “Xem truyền hình” và trả lời câu hỏi :.
+Chú La mời mọi người đến nhà mình làm gì?
+Tâm trạng của bà con ra sao?
+Tối hôm ấy , mọi người được xem gì trên ti vi?
-Giáo viên nhận xét ghi điểm .
2.Bài mới Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Luyện đọc.
a.Đọc mẫu :
-Giáo viên đọc mẫu .
Chú ý giọng đọc : tình cảm thiết tha , nhấn giọng ở những từ ngữ tả cảm xúc, tâm trạng bâng khuâng, ngẩn ngơ của bạn nhỏ.
- Yêu cầu học sinh đọc lại .
b.Luyện phát âm
-Yêu cầu học sinh tìm những từ cần chú ý phát âm giáo viên ghi lên bảng : 
+Tiếng có âm đầu l, n .... 
+Tiếng có thanh hỏi , ngã 
*Ô Lâu, bâng khuâng, lời , bấy lâu, càng nhìn càng lại, mắt hiền, cất thầm, vầng trán...
-Giáo viên đọc mẫu các từ này sau đó gọi học sinh đọc lại ( tập trung vào học sinh mắc lỗi phát âm )
-Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài . 
-Giáo viên nghe chỉnh sửa lỗi cho học sinh . 
c.Luyện đọc đoạn.
-Bài này có thể chia làm mấy đoạn? Các đoạn phân chia như thế nào ? 
* Chia làm 2đoạn :
+Đoạn 1: 8 câu thơ đầu.
+ Đoạn 2 : 6 câu thơ tiếp
-Hướng dẫn học sinh ngắt giọng các câu thơ khó.
 Đêm nay/ bên bến/ Ô Lâu/
Cháu ngồi cháu nhớ/ chòm râu Bác Hồ//
 Nhớ hình Bác giữa bóng cờ/
Hồng hào đôi má/ bạc phơ mái đầu//
 Càng nhìn/ càng lại ngẩn ngơ,/
Ôm hôn ảnh Bác/ mà ngờ Bác hôn.//
-Gọi học sinh nối tiếp nhau đọc bài thơ trước lớp
-Tổ chức cho học sinh luyện đọc bài theo nhóm nhỏ . Mỗi nhóm có 4 học sinh .
-Giáo viên theo dõi uốn nắn .
d.Thi đọc giữa các nhóm :
-Tổ chức cho học sinh thi đọc từng đoạn thơ , đọc cả bài .
-Giáo viên và các em khác nhận xét .
g.Đọc đồng thanh :
-Yêu cầu học sinh đọc đồng thanh cả bài.
-Giáo viên chuyển ý sang tìm hiểu bài .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài.
-Gọi học sinh đọc toàn bài và phần chú giải .
-Bạn nhỏ trong bài thơ quê ở đâu?
*Bạn nhỏ quê ở ven sông Ô Lâu.
-Giới thiệu sông Ô Lâu chảy qua tỉnh Quảng TRị và Thừa Thiên huế.
-Vì sao bạn nhỏ phải “cất thầm” ảnh Bác?
*Vì giặc cấm nhân dân ta cất giữ ảnh Bác.
-Ở trong vùng tạm chiếm , địch cấm nhân dân treo ảnh Bác vì Bác là người lãnh đạo nhân dân ta chiến đấu giành độc lập, tự do.
-Hình ảnh Bác hiện lên như thế nào qua 8 câu thơ đầu?
*Hình ảnh Bác hiện lên rất đẹp: đôi mắt hồng hào, râu, tóc bạc phơ , mắt sáng tựa vì sao, vầng trán rộng.
-Tìm những chi tiết nói lên tình cảm kính yêu Bác Hồ của bạn nhỏ?
*Đêm đêm , bạn nhỏ nhớ Bác mang ảnh Bác ra ngắm,, bạn hôn ảnh Bác mà ngỡ được Bác hôn.
-Qua chuyện của một bạn nhỏ sống trong vùng tạm chiếm, đêm đêm vẫn mang ảnh Bác ra ngắm với sự kính yêu vô vàn, ta thấy được tình cảm gì của thiếu nhi đối với Bác Hồ? 
*Thiếu nhi vùng tạm chiếm nói riêng và thiếu nhi cả nước rất kính yêu Bác Hồ.
-Giáo viên kể chuyện : “Bức tranh cụ già ngồi câu
cá.” Cho học sinh nghe.
Hoạt động3 : Học thuộc lòng.
-Giáo viên tổ chức cho học sinh học thuộc lòng từng đoạn.
-Giáo viên xoá dần từng dòng chỉ để lại chữ đầu dòng.
-Gọi học sinh nối tiếp nhau học thuộc lòng bài.
-Giáo viên và học sinh nhận xét , tuyên dương và cho điểm học sinh.
3.Củng cố , dặn dò:
-Gọi 1 học sinh đọc hết cả bài thơ.
-Giáo viên nhận xét tiết học.
-Về học bài và chuẩn bị bài sau .
-3 em :Ka Thanh, Nụ, K Tuần 
 -Học sinh theo dõi và đọc thầm theo.
-1 em học khá đọc HS đọc chú giải, cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa . 
-Học sinh tìm từ và đọc .
-5 đến 7 học sinh đọc cá nhân , đọc theo tổ , đọc đồng thanh .
-Đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài.
-Học sinh trả lời và dùng bút chì gạch chéo (/) để phân đoạn bài tập đọc.
-Luyện ngắt giọng các câu khó.
-Nối tiếp nhau đọc hết bài .
-Lần lượt từng học sinh đọc trong nhóm . Mỗi học sinh đọc 1 đoạn cho đến hết bài , các em khác theo dõi chỉnh sửa cho bạn .
-Mỗi nhóm cử 2 học sinh đọc, các em khác chú ý theo dõi , nhận xét bài bạn .
-Cả lớp đọc đồng thanh cả bài thơ.
-1 học sinh đọc . Lớp theo dõi sách giáo khoa ..
-Học sinh đọc bài sau đó trả lời.
-Học sinh nghe và ghi nhớ .
-Học sinh trả lời .
-Nghe giảng.
-Một số học sinh trả lời .
-Học sinh lắng nghe và ghi nhớ.
-Mỗi đoạn 1 học sinh đọc, cả lớp đọc đồng thanh, đọc thầm.
-6 em nối tiếp nhau đọc bài.
-1 học sinh đọc bài thơ.
Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ BÁC HỒ.
I.Mụctiêu :
Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ về Bác Hồ.
Rèn kỹ năng đặt câu.
Học sinh có thói quen đọc kĩ yêu cầu trước khi làm bài.
II.Đồ dùng dạy và học :
Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa .
Bút dạ và 4 tờ giấy to.
III.Các hoạt động dạy và học : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
1.Kiểm tra bài cũ :
-Gọi học sinh lên nêu các bộ phận của cây ăn quả.
-Học sinh lên tìm từ ngữ tả về bộ phận quả và gốc của cây.
-Nhận xét và cho điểm học sinh.
2.Bài mới: Giới thiệu bài .
Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm từ ngữ .
-Gọi học sinh đọc yêu cầu bài 1 và phần mẫu.
-Chia lớp thành 8 nhóm, phát giấy bút để các em thảo luận.
+Nhóm 1,2,3,4: tìm từ theo yêu cầu của câu a.
+Nhóm 5,6,7,8 : tìm từ theo yêu cầu của câu b.
-Sau 5 phút thảo luận , gọi các nhóm lên trình bày kết quả hoạt động.
-Giáo viên tổng kết và tuyên dương những nhóm tìm được nhiều từ đúng , hay.
 *Đáp án:
Yêu, thương, yêu quý, quý mến, quan tâm, săn sóc, chăm chút, chăm lo...
Kính yêu, kính trọng, tôn kính, biết ơn, nhớ ơn, thương nhớ, nhớ thương...
Hoạt động 2 : Hướng dẫn đặt câu.
-Gọihọc sinh đọc đề bài tập 2.
-Yêu cầu học sinh đặt câu dựa vào các từ vừa tìm ở bài tập 1. Không nhất thiết phải là Bác Hồ với thiếu nhi mà có thể đặt câu nói về các mối quan hệ khác.
-Gọi một số học sinh đọc câu mình mới tìm được.
*Ví dụ:
+Em rất yêu thương các em nhỏ.
+Bác Hồ rất quan tâm đến các cháu thiếu nhi....
-Giáo viên nhận xét tuyên dương, cho điểm học sinh.
-Gọi học sinh đọc đề bài tập 3.
-Treo tranh , yêu cầu học sinh quan sát và tự đặt câu nói về nội dung của bức tranh.
-Yêu cầu học sinh lên làm bài
-Nhận xét , chữa bài và cho điểm học sinh .
-Giáo viên có thể ghi lên bảng các câu hay:
+Các cháu thiếu nhi vào lăng viếng Bác.
+Các bạn thiếu nhi đang dâng hoa trước tượng đài Bác Hồ.
+Các bạn thiếu nhi tham gia tết trồng cây....
3.Củng cố , dặn dò: 
-Giáo viên nhận xét tiết học .
-Về học bài và hoàn thành bài tập số 3 ở vở bài 
tập. 
-3 em :Trâm, Trọng, Mạnh 
-2 Học sinh đọc .
-Học sinh chia nhóm theo yêu cầu.
-Học sinh làm việc theo nhóm theo yêu cầu của giáo viên.
-Đại diện các nhóm lên trình bày, cá

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 2 tuan 30.doc