Bài soạn môn học khối lớp 1 - Tuần 5 - Trường tiểu học Mậu Lâm 1

I. MỤC TIÊU:

 - Học sinh đọc được : u, ư, nụ, thư , từ ngữ và câu ứng dụng.

 - Viết được : u, ư, nụ, thư

 - Luyện nói từ 2- 3 câu theo chủ đề: Thủ đô.

II.ĐỒ DÙNG : GV : tranh sgk , bảng gài , bộ chữ cái

 HS : bộ chữ cái , bảng con

 III. HOAT ĐỘNG DẠY- HOC :

1. Bài cũ: Gọi 2 HS đọc bài trong SGK- lớp viết vào bảng con:da thỏ, tổ cò.

2. Bài mới:

* HĐ1: Giới thiệu bài: Gv dùng tranh để giới thiệu

* HĐ2: Dạy chữ ghi âm : CHỮ U.

* Nhận diện chữ:

- GV viết chữ u lên bảng và nêu cấu tạo của chữ u.

- HS phát âm: CN, nhóm, GV theo dõi sửa sai cho HS.

- HS đọc đồng thanh.

 

doc 19 trang Người đăng hong87 Lượt xem 502Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn học khối lớp 1 - Tuần 5 - Trường tiểu học Mậu Lâm 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng dẫn HS làm bài.
 - HS quan sát và đếm số ô vuông trong từng cột rồi viết số thích hợp vào ô trống 
 - HS làm bài CN, vài HS đọc kết quả, lớp nhận xét, chữa bài. 
 Bài 4: Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì? (Điền dấu thích hợp vào ô trống.)
 - HS làm bài theo nhóm đôi
 - Gọi đại diện nhóm lên bảng làm , các nhóm thực hiện theo dõi, nhận xét.
 3.Củng cố bài 
 * Trò chơi : xếp số nhanh 
 - Gv nêu cách chơi – luật chơi - các nhóm thực hiện chơi.
 - GV nhận xét – tuyên dương 
Tiết 5: ÂM NHạc
Thứ ba ngày 27 tháng 9 năm 2011
Tiết 1: Toán (tiết 18 )
 Số 8
I. mục tiêu : Giúp HS : 
 Biết 7 thêm 1 được 8.
Đọc, đếm được từ 1 đến 8.
Biết so sánh các số trong phạm vi 8.
Biết vị trí số 8 trong dãy số từ 1 đến 8.
II.Đồ dùng : - GV: tranh SGK, bảng cài , bộ đồ dùng học toán 
 - HS : bảng con, bộ đồ dùng học toán 
III.Hoạt động dạy- học:
 1. Bài cũ : - 2 HS lên bảng viết các số từ 1 –7
 - Cả lớp viết vào bảng con số 5 –6 ,7
 2. Bài mới : - GTB:
 - Giới thiệu số 8 
 * Hoạt động 1 : Lập số 8 
GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK và nói được : Có 7 bạn đang chơi nhảy dây , một bạn chạy tới . Hỏi có tất cả mấy bạn? 
- HS giỏi trả lời- HS khác nhắc lại nhiều lần 
Gv yêu cầu HS lấy trong bộ đồ dùng 7 hình tròn , lấy thêm 1 hình tròn nữa. hỏi có tất cả mấy hình tròn? 
HS thực hiện CN- nói được có 8 hình tròn. 
 - GV gài lên bảng : 7con bướm , thêm 1con nữa. Hỏi có tất cả mấy con bướm? - HS quan sát - nói được 8 con bướm 
 - có 8 bạn , 8 hình tròn , 8 con bướm , các nhóm này đều có số lượng là mấy ? 
 - HS trả lời CN : Các nhóm này đều có số lượng là : 8 – HS nhắc nhiều lần 
 * Giới thiệu số 8 in , số 8 viết 
 - GV yêu cầu HS lấy số 8 trong bộ đồ dùng - HS thực hiện CN 
 - GV yêu cầu HS viết số 8 vào bảng con - lớp thực hiện – lớp đọc CN 
* Hoạt động 2 : Nhận biết số 8 trong dãy số từ 1 –8 
 - GV gọi HS đọc các số 1 –8 và 8 –1 – HS đọc nối tiếp (CN , nhóm). 
 ? Số 8 liền sau số nào ? - HS TB trả lời.
 ? Trong dãy số từ 1 –8 số nào lớn nhất? – HS yếu trả lời.
* Hoạt động 3 Thực hành 
Bài 1: HS nêu yêu cầu: Viết số 8.
 - GV hướng dẫn HS viết số 8.
 - 2 HS lên bảng viết số 8, lớp viết vào bảng con.
 - GV theo dõi HS viết số và giúp đỡ HS yếu kém.
Bài 2 : Yêu cầu HS nêu y/c của bài : Viết số thích hợp vào ô trống 
 - GV yêu cầu HS làm bài và nêu cấu tạo số 8 – HS làm bài CN 
GV gọi HS lên bảng chữa bài - đọc kết quả.
Lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 3 : Viết số thích hợp vào ô trống rồi đọc các số đó. 
Yêu cầu HS quan sát hình tong SGK và viết số thích hợp vào ô trống 
- HS làm bài CN. – HS đọc số (CN, nhóm).
Bài 4 : Điền dấu (, = ) vào chỗ chấm.
 - GV yêu cầu HS so sánh các số trong phạm vi 8 - HS làm bài theo nhóm đôi 
 - Gọi đại diện các nhóm lên bảng làm , lớp theo dõi nhận xét và chữa bài.
 3. Củng cố bài : 
 - Chơi trò chơi : đoán số 
Gv nêu cách chơi - luật chơi và hướng dẫn HS chơi. 
GV chia nhóm (3 nhóm ) – các nhóm thực hiện chơi, GV theo dõi giúp đỡ các nhóm yếu.
Các nhóm lần lượt nêu kết quả.
 - GV nhận xét - tuyên dương 
Tiết 2: Thủ công 
Xé dán hình tròn
I.mục tiêu:
Học sinh biết cach xé, dán hình tròn.
Xé, dán được hình tương đối tròn. Đường xé có thể chưa thẳng, bị răng cưa. Hình dán có thể chưa phẳng.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Vật mẫu: quả bóng, đồ dùng thủ công.
 - HS: Đồ dùng thủ công.
III. Hoạt động dạy- học: 
 1. Bài cũ: Kiểm tra đồ dùng của HS.
 2. Bài mới: - Giới thiệu bài.
 - Hướng dẫn HS xé dán.
*HĐ1: Quan sát vật mẫu:
GV cho HS quan sát quả bóng và nhận xét về hình dạng của các đồ vật.
HS làm việc cá nhân, vài HS nêu kết quả quan sát được. 
* HĐ2: Hướng dẫn mẫu: vẽ và xé hình tròn.
 - Gv làm mẫu , giải thích cách làm .
Gv hướng dẫn HS làm từng thao tác, HS quan sát GV làm và làm theo vào giấy nháp.
* HĐ3: Hướng dẫn HS thực hành.
HS thực hành làm trên giấy màu, GV theo dõi giúp đỡ HS làm theo các bước.
* HĐ4 : Nhận xét, đánh giá:
HS tự nhận xét đánh giá bài của bạn.
Gv nhận xét đánh giá , cho điểm.
Tiết 3+4: Học vần
Bài 18 : x – ch
I.MụC TIÊU. 
- H/S đọc và viết được : x, ch, xe, chó ; từ ngữ và câu ứng dụng
- Viết được : x, ch, xe, chó ; 
- Luyện nói từ 2- 3 câu theo chủ đề: xe bò, xe lu, xe ô tô.
II. Đồ dùng dạy -học:
 - GV: Tranh trong SGK, bảng gài, bộ chữ cái.
 - HS: bảng con, bộ chữ cái.
III.Hoạt động dạy- học:
 1Bài cũ: Gọi 2 HS đọc bài trong SGK- lớp viết vào bảng con: nụ, thư.
 2.Bài mới: 
 HĐ1: Giới thiệu bài: Gv dùng tranh để giới thiệu
 HĐ2: Dạy chữ ghi âm : chữ x.
* Nhận diện chữ:
GV viết chữ x lên bảng và nêu cấu tạo của chữ x.
HS phát âm (CN, nhóm) - GV theo dõi sửa sai cho HS.
HS đọc đồng thanh.
* Ghép tiếng.
 ? Muốn có tiếng xe ta phải thêm âm gì? - HS trả lời CN, lớp nhận xét.
GV yêu cầu HS ghép tiếng: xe – HS sử dụng bộ chữ cái để ghép (CN).
HS phân tích tiếng : xe - HS thực hiện CN.
Gv dùng bảng gài ghép tiếng : xe.
? Tiếng xe được đánh vần như thế nào? – HS TB trả lời.
HS đọc tiếp nối nhau: CN, nhóm, lớp.
GV theo dõi, sửa sai cho HS.
Chữ ch.
(Quy trình tương tự như chữ x)
* Nhận diện chữ.
Chữ ch là do mấy con chữ ghép lại? – HS yếu trả lời (chữ do hai con chữ ghép lại).
GV đọc mẫu – HS luyện đọc(CN, nhóm, lớp)
* HĐ3: Đọc từ ngữ ứng dụng.
GV viết bảng các từ ngữ ứng dụng- HS đọc (CN, nhóm)
GV yêu cầu HS tìm tiếng có âm mới – HS thực hiện CN.
GV đọc mẫu kết hợp giải nghĩa từ – Lớp đọc đồng thanh.
* HĐ4: Luyện viết vào bảng con.
GV viết mẫu: x, ch, xe, chó và nêu quy trình viết.
Gv hướng dẫn HS viết từng nét cho đúng mẫu.
HS viết lên không trung sau đó viết vào bảng con.
GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở, khoảng cách giữa các chữ.
GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu viết bài và sửa sai cho HS.
Tiết 2.
* HĐ1: Luyện đọc.
Gọi HS đọc lại bài của tiết 1- HS đọc CN, nhóm.
Gv theo dõi, sửa sai cho HS.
Đọc câu ứng dụng:
- Gv yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK và thảo luận theo nhóm(nhóm đôi)
HS luyện đọc: CN.
GV viết bảng câu ứng dụng- yêu cầu HS tìm tiếng có chứa âm mới
HS thực hiện CN.
GV đọc mẫu- HS đọc (CN, nhóm, lớp).
 * HĐ2: Luyện nói.
 - Gv yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK.
GV chia lớp làm 3 nhóm, các nhóm thảo luận.
Đại diện các nhóm lên trình bày, lớp nhận xét.
Gv nhận xét, chốt lời giải đúng.
* HĐ3: Luyện viết.
 - GV yêu cầu HS nhắc lại quy trình viết.
Gv nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở.
Gv nhắc lại quy trình viết chữ x, ch.
HS viết bài vào vở tập viết- Gv theo dõi HS viết bài.
5.Củng cố, dặn dò: 
Gọi HS đọc lại bài trong SGK- HS đọc CN.
Trò chơi: tìm tiếng có âm mới đã học.
Gv chia nhóm (3 nhóm) và giao việc cho các nhóm.
HS thi tìm theo nhóm, đại diện các nhóm nêu các từ vừa tìm được, nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Gv nhận xét- tuyên dương.
Thứ Tư ngày 28 tháng 9 nâm 2011
Tiết 1+2: Học vần
Bài 19: s –r
I. MụC TIÊU : 
- H/S đọc và viết được :s, r, sẻ, rễ ; từ và câu ứng dụng
- Viết được : s, r, sẻ, rễ
- Luyện nói từ 2- 3 câu theo chủ đề : rổ, rá.
II. Đồ dùng : GV : tranh sgk , bảng gài , bộ chữ cái 
 HS : bộ chữ cái , bảng con 
 III. Hoat động dạy- hoc : 
 1.Bài cũ : 2 HS đọc bài trong sgk , lớp viết vào bảng con: chó xù , xe chỉ .
 - Lớp và GV nhận xét, cho điểm.
 2.Bài mới : 
* Hoạt động1: Giới thiệu bài : dùng tranh để giới thiệu 
* Hoạt động 2: Dạy chữ ghi âm : chữ S 
 * Nhận diện chữ 
 - GV viết bảng chữ S và nêu cấu tạo chữ S - HS qquan sát. 
 - GV phát âm chữ S - HS đọc nối tiếp : (cá nhân, nhóm )- lớp đọc đồng thanh
- GV theo dõi, nhận xét, sửa sai cho HS. 
* Ghép tiếng .
 - Muốn có tiếng sẻ ta phải thêm âm gì và dấu gì ? – HS trả lời cá nhân
 - GV yêu cầu HS ghép tiếng : sẻ – HS thực hiện CN( HS sử dụng bộ chữ cái để ghép tiếng sẻ).
 - GV yêu cầu HS phân tích tiếng : sẻ - HS thực hiện CN
 - GV gài bảng tiếng : sẻ 
 ? Tiếng sẻ được đánh vần như thế nào?- HS TB trả lời.
 - HS đọc nối tiếp : CN ,nhóm , lớp đọc đồng thanh
 - GV nhận xét, sửa sai 
Chữ r
* Nhận diện chữ : 
 - GV viết chữ r và nêu cấu tạo chữ r - HS quan sát và nhận xét.
 - GV phát âm - HS đọc nối tiếp : CN ,nhóm 
* Ghép tiếng 
 - GV yêu cầu HS ghép tiếng : rễ - HS thực hiện CN ( HS sử dụng bộ chữ cái để ghép tiếng rễ)
 - GV yêu cầu HS phân tích tiếng : rễ - HS thực hiện CN. 
 - Yêu cầu đánh vần - đọc trơn – HS đọc nối tiếp : CN, nhóm 
* Hoạt động3: Luyện viết vào bảng con .
GV viết mẫu : s –r, sẻ , rễ và nêu quy trình viết.
GV hướng dẫn HS viết từng chữ một.
 - HS viết lên không trung – viết vào bảng con 
 - GV theo dõi HS viết bài.
Tiết 2
* Hoạt động 1: Luyện đọc .
 - GV gọi HS đọc lại bài ở tiết 1 - HS đọc : CN, đồng thanh.
Hướng dẫn đọc câu ứng dụng – HS quan sát tranh trong SGK. 
HS đọc đồng thanh, CN, nhóm. 
 - GV yêu cầu HS tìm tiếng mới trong câu ứng dụng- HS thực hiện CN. 
 - GV đọc mẫu - Cả lớp đọc đồng thanh.
* Hoạt động 2: Luyện nói 
GV yêu cầu HS quan sát tranh . thảo luận theo nhóm đôi. 
HS thảo luận, GV theo dõi, giúp đỡ HS. - 
Gọi đại diện các nhóm lên trình bày, lớp nhận xét.
Gv nhận xét, kết luận. 
* Hoạt động 3 : Luyện viết .
GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút, khoảng cách giữa mắt đến vở.
Gv hướng dẫn HS viết từng nét viết cho đúng.
 - HS viết bài vào vở tập viết – GV theo dõi uốn nắn cho HS.
 - GV chấm 1 số bài viết của HS và nhận xét.
3. Củng cố bài .
 - GV gọi HS đọc lại bài trong SGK - HS đọc CN , nhóm.
HS chơi trò chơi . tìm tiếng có âm mới học
GV chia lớp làm 3 nhóm, giao việc cho các nhóm
Các nhóm thực hiện thi tìm các tiếng, từ cá chứa âm mới học.
Đại diện các nhóm nêu các từ vừa tìm được của nhóm mình, lớp nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét tiết học.
Tiết 3: Mỹ THUậT
Tiết 4: Toán(tiết 19)
 Số 9
I. mục tiêu: Giúp HS 
Biết 8 thêm 1 được 9.
Đọc, đếm được từ 1 đến 9.
Biết so sánh các số trong phạm vi 9.
Biết vị trí số 9 trong dãy số từ 1 đến 9.
II. Đồ dùng: - GV: Tranh sgk bảng cài , bộ đồ dùng toán 
HS : bảng con , bộ đồ dùng toán 
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ : - 2 HS lên bảng viết các số từ 1 –8
 - Cả lớp viết vào bảng con số 5 ,6 ,7, 8
 2.Bài mới : - GTB:
 - Giới thiệu số 9 
 * Hoạt động 1 : Lập số 9 
GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK và nói được : Có 8 bạn đang chơi trò chơi “ chia chia, chành chành” , một bạn chạy tới . Hỏi có tất cả mấy bạn? (có 9 bạn). 
- HS giỏi trả lời- HS khác nhắc lại nhiều lần 
Gv yêu cầu HS lấy trong bộ đồ dùng 8 hình tròn , lấy thêm 1 hình tròn nữa. hỏi có tất cả mấy hình tròn? 
HS thực hiện CN- nói được có 9 hình tròn. 
 - GV gài lên bảng : 8 quả cam, thêm 1 quả nữa. Hỏi có tất cả mấy quả cam? HS quan sát - nói được 9 quả cam.
 - có 9 bạn , 9 hình tròn , 9 quả cam , các nhóm này đều có số lượng là mấy ? 
 - HS trả lời CN : Các nhóm này đều có số lượng là : 9 – HS nhắc nhiều lần 
 * Giới thiệu số 9 in , số 9 viết 
 - GV yêu cầu HS lấy số 9 trong bộ đồ dùng - HS thực hiện CN 
 - GV yêu cầu HS viết số 9 vào bảng con - lớp thực hiện – lớp đọc CN 
* Hoạt động 2 :Nhận biết số 9 trong dãy số từ 1 –9 
 - GV gọi HS đọc các số 1 –8 và 8 –1 – HS đọc nối tiếp (CN , nhóm). 
 ? Số 9 liền sau số nào ? - HS TB trả lời.
 ? Trong dãy số từ 1 –9 số nào lớn nhất? – HS yếu trả lời.
* Hoạt động 3 Thực hành trong vở bài tập 
Bài 1: HS nêu yêu cầu: Viết số 9.
 - GV hướng dẫn HS viết số 9.
 - 2 HS lên bảng viết số 9, lớp viết vào bảng con.
 - GV theo dõi HS viết số và giúp đỡ HS yếu kém.
Bài 2 : Yêu cầu HS nêu y/c của bài : Viết số thích hợp vào ô trống 
 - GV yêu cầu HS làm bài và nêu cấu tạo số 9 – HS làm bài CN 
GV gọi HS lên bảng chữa bài - đọc kết quả.
Lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 3 : Điền dấu (, = ) vào chỗ chấm.
 - GV yêu cầu HS nêu cấu tạo của số 9 - HS làm bài theo nhóm đôi 
Gọi đại diện các nhóm lên bảng làm , lớp theo dõi nhận xét và chữa bài.
GV giúp đỡ HS yếu làm bài, nhận xét bài của HS.
Bài 4 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm . 
 HS làm bài CN vào vở bài tập, 3 HS lên bảng chữa bài, lớp theo dõi, nhận xét.
Gv giúp đỡ HS yếu làm bài.
Bài 5: Viết số thích hợp vào ô trống.
 Trò chơi: Thi viết số nhanh và đúng.
 - GV chia nhóm làm 3 nhóm, giao việc cho các nhóm.
GV nêu tên trò chơi- luật chơi, hướng dẫn HS chơi 
Các nhóm thực hiện chơi, lớp và GV theo dõi, nhận xét.
HS đọc bài làm(CN, lớp, nhóm).
3. Củng cố bài : Chơi trò chơi : đoán số 
Gv nêu cách chơi - luật chơi và hướng dẫn HS chơi. 
GV chia nhóm (3 nhóm ) – các nhóm thực hiện chơi, GV theo dõi giúp đỡ các nhóm yếu.
Các nhóm lần lượt nêu kết quả.
 - GV nhận xét - tuyên dương 
Tiết 5: thể dục 
Bài 5: đội hình đội ngũ - trò chơi vận động
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:- Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng. điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ
 - Ôn quay phải, quay trái
 - Trò chơi Qua đường lội
2. Kỹ năng: - Thực hiện tập hợp cơ bản đúng, nhanh trật tự, đứng nghiêm nghỉ theo khẩu lệnh. Xoay người theo khẩu lệnh. Nắm đựơc cách chơi, luật chơi. Biết thêm tên một số con vật
3. Thái độ: Giáo dục ý thức tổ chức tập luyện, rèn luyện tư thế tác phong, sự nhanh nhẹn khéo léo.
II. Nội dung và phương pháp tổ chức
Nội dung
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu
* Nhận lớp: Phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng
điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ
- Ôn quay phải, quay trái
- Chơi trò chơi Qua đường lội
* Khởi động: - Dậm chân vỗ tay và hát
- Trò chơi Cao, thấp, ngắn, dài, thò, thụt
GV tập hợp lớp 
€€€€€€
€€€€€€
€€€€€€
€
HS khởi động theo nhịp hô của GV 
2. Phần cơ bản:
* Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, dứng nghỉ
* Ôn quay phải, quay trái
* Trò chơi Qua đường lội
 - GV nêu tên động tác, sau đó hướng dẫn một nhóm HS thực hiện GV phân tích kỹ thuật động tác, sau đó gọi lần lượt từng tổ ra tập hợp và hô khẩu lệnh dóng hàng
- Sau mỗi lần tập hợp GV nhắc nhở, nhận xét
GV Nêu tên động tác, làm mẫu động tác và phân tích kỹ thuật, sau đó hô nhịp cho HS thực hiện theo từng cử 
Sau mỗi lần tập GV nhắc nhở uốn nắn
GV nêu tên trò chơi , nhắc lại cách chơi, luật chơi
- Cho HS chơi thử GV nhận xét thêm sau đó cho HS chơi chính thức GV quan sát nhận xét
Trong quá trình chơi GV quan sát nhận xét nhắc nhở, tuyên dương
3. Phần kết thúc.
Cúi người thả lỏng, nhảy thả lỏng
- Dậm chân vỗ tay và hát
- GV cùng HS hệ thống bài học
- Nhận xét giờ học và giao bài về nhà
BTVN: Ôn Tập hợp hàng dọc dóng hàng, diểm số, quay phải, quay trái
GV cùng HS hệ thống và nhận xét giờ học 
Thứ năm ngày 29 tháng 9 nâm 2011
Tiết 1+2: Học vần :
Bài 20 : k, kh
 I.mục tiêu. 
- H/S đọc và viết được :k, kh kẻ, khế ; từ và câu ứng dụng
- Viết được : k, kh kẻ, khế
- Luyện nói từ 2- 3 câu theo chủ đề : ù ù, vo vo, vù vù, rổ, tu tu.
II. Đồ dùng dạy - học:
 - GV: Tranh trong SGK, bảng gài, bộ chữ cái.
 - HS: bảng con, bộ chữ cái.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ: - Gọi 2 HS đọc bài trong SGK- lớp viết vào bảng con: rễ, sẻ..
 - GV nhận xét, cho điểm.
 2.Bài mới: 
* HĐ1: Giới thiệu bài: Gv dùng tranh để giới thiệu
* HĐ2: Dạy chữ ghi âm : chữ k.
* Nhận diện chữ:
GV viết chữ k lên bảng và nêu cấu tạo của chữ k.
HS phát âm chữ k: ( CN, nhóm). GV theo dõi sửa sai cho HS.
HS đọc đồng thanh.
* Ghép tiếng.
 ? Muốn có tiếng kẻ ta phải thêm âm gì và dấu gì? (HS khá trả lời).
 - HS trả lời CN, lớp nhận xét.
GV yêu cầu HS ghép tiếng kẻ – HS sử dụng bộ chữ cái để ghép (CN).
HS phân tích tiếng kẻ: HS thực hiện CN.
Gv dùng bảng gài ghép tiếng kẻ.
? Tiếng kẻ được đánh vần như thế nào? – HS yếu trả lời.
HS đọc tiếp nối nhau: CN, nhóm, lớp.
GV sửa sai cho HS.
Chữ kh.
( Quy trình tương tự chữ k.)
* Nhận diện chữ.
Chữ kh là chữ do hai con chữ ghép lại.
GV đọc mẫu – HS luyện đọc(CN, nhóm, lớp)
* HĐ3: Đọc từ ngữ ứng dụng.
GV viết bảng các từ ngữ ứng dụng- HS đọc (CN, nhóm)
GV yêu cầu HS tìm tiếng có âm mới – HS thực hiện CN.
GV đọc mẫu kết hợp giải nghĩa từ – Lớp đọc đồng thanh.
* HĐ4: Luyện viết vào bảng con.
GV viết mẫu: k, kh, kẻ, khế và nêu quy trình viết.
HS viết lên không trung sau đó viết vào bảng con.
GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở.
GV theo dõi sửa sai cho HS.
 Tiết 2.
* HĐ1: Luyện đọc.
Gọi HS đọc lại bài của tiết 1- HS đọc CN, nhóm.
Gv theo dõi, sửa sai cho HS.
Đọc câu ứng dụng:
Gv yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK và thảo luận theo nhóm.
HS luyện đọc: CN.
GV viết bảng câu ứng dụng- yêu cầu HS tìm tiếng có chứa âm mới- CN.
GV đọc mẫu- HS đọc (CN, nhóm, lớp).
* HĐ2: Luyện nói.
 - Gv yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK.
GV chia lớp làm 3 nhóm, các nhóm thảo luận.
Đại diện các nhóm lên trình bày, lớp nhận xét.
Gv nhận xét, chốt lời giải đúng.
* HĐ3: Luyện viết.
Gv nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở, khoảng cách.
Gv nhắc lại quy trình viết chữ k, kh.
HS viết bài vào vở tập viết- Gv theo dõi HS viết bài.
3. Củng cố- dặn dò: 
Gọi HS đọc lại bài trong SGK- HS đọc CN.
Trò chơi: Thi tìm tiếng có âm mới đã học.
Gv chia lớp làm 3 nhóm và giao việc cho các nhóm.
HS thi tìm theo nhóm, đại diện các nhóm nêu các từ vừa tìm được.
Lớp nhận xét, bổ sung.
Gv nhận xét- tuyên dương.
----------------------------------------------------------
Tiết 3: Toán (Tiết 20) :
 Số 0
I.mục tiêu: Giúp HS:
Viết được số 0.
Đọc, đếm được từ 0 đến 9.
Biết so sánh số 0 vơi các số trong phạm vi 9.
Nhận biết được vị trí số 0 trong dãy số từ 0 đến 9.
II.Đồ dùng:
GV: Tranh trong SGK, bảng gài, bộ đồ dùng toán.
HS: bảng con, bộ đồ dùng toán.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ: - 2 HS lên bảng viết số từ 1 – 5 và 6- 9
 - Lớp viết vào bảng con
 2.Bài mới: + Giới thiệu bài.
 + Giới thiệu số.
* HĐ1: Lập số:
GV yêu cầu HS quan sát trong SGK và nêu được: Có 3 con cá, lần lượt bớt đi 1 con, mỗi lần như vậy thì còn lại mấy con?
HS quan sát và trả lời: Mõi lần bớt đi 1 con , ba lần như vậy thì không còn con cá nào.- vài HS nhắc lại.
GV yêu cầu HS lấy 4 que tính rồi lần lượt bớt đi 1 que tính, mỗi lần như vậy có bao nhiêu que tính cho đến lúc không còn que tính nào nữa.
HS trả lời CN, lớp nhận xét.
GV gài 5 quả cam và lần lượt bớt đi một quả, mỗi lần như vậy còn lại là bao nhiêu?
HS trả lời cá nhân: Số cam còn lại là 0.
Để chỉ không còn con cá nào hoặc không còn que tính tính nào, không còn quả cam nào, ta dùng số 0.
HS nhắc lại nhiều lần.
* HĐ2: Giới thiệu chữ số 0 in và chữ số 0 viết.
Gv yêu cầu HS lấy chữ số 0 trong bộ đồ dùng- HS đọc CN.
GV yêu cầu HS viết chữ số 0 vào bảng con- HS thực hiện CN.
* HĐ3: Nhận biết vị trí của số 0 trong dãy số từ 0 – 9.
Gọi HS đếm số từ 0 – 9 và ngược lại- HS đọc CN, nhóm.
? Số 0 là số bé nhất hay là số lớn nhất trong dãy số từ 0 – 9?
HS trả lời CN : Ví dụ: 0 < 1; 0 < 2; 0 < 3; 0 < 4..
HS đọc CN, ĐT.
* HĐ4: Thực hành 
Bài 1: Yêu cầu HS viết số 0
 – HS làm bài CN, 2 HS lên bảng viết bài, lớp nhận xét và chữa bài.
GV nhận xét bài làm của HS.
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống.
HS làm bài CN, 2 HS lên bảng làm bài, lớp nhận xét, chữa bài.
GV nhận xét chốt lời giải đúng.
HS đọc lại bài làm.
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống.
HS làm bài CN, GV theo dõi giúp đỡ HS yếu làm bài.
4 HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét.
Bài 4: Điền dấu thích hợp vào ô trống(, =).
GV chia lớp làm 4 nhóm, giao việc cho các nhóm.
Các nhóm tự so sánh 2 vế với nhau rồi điền dấu thích hợp vào chỗ chấm.
Đại diện các nhóm lên trình bày trên bảng, lớp nhận xét.
GV giúp đỡ HS yếu làm bài.
Bài 5: Khoanh vào số bé nhất.
HS làm bài CN vào vở bài tập.
 ? Trong các số trên số nào là số bé nhất, số nào là số lớn nhất? – HS yếu trả lời.
Bài 6: Xếp hình theo mẫu.
HS sử dụng bộ đồ dùng để xếp hình.
GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm việc.
3. Củng cố, dặn dò:
Trò chơi: Đoán số
GV nêu luật chơi, phổ biến cách chơi.
HS thực hiện chơi theo nhóm, GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm chơi.
Nhận xét tiết học, tuyên dương.
Tiết 4: Đạo đức
Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập
(Tiết 1)
I.MụC TIÊU: 
- Biết được tác dụng của sách vở, đồ dùng học tập.
- Nêu được ích lợi của việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
- Thực hiện giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập của bản thân.
II.Đồ dùng dạy- học:
GV: Tranh minh họa bài tập 1 trong SGK, bút màu.
HS: bút màu.
III.Hoạt động dạy- học:
Giới thiệu bài: Gv giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng.
Bài mới:
* HĐ1: Làm bài tập 1:
Bước 1: Yêu cầu HS dùng bút chì màu tô những đồ dùng học tập trong tranh và gọi tên.
HS làm bài cá nhân vào vở bài tập.
2 HS lên bảng làm bài, lớp nhận xét, chữa bài.
Bước 2: Gọi HS trình bày kết quả trước lớp.
GV nhận xét, kết luận.
* HĐ2: Thảo luận theo lớp.
Gv nêu câu hỏi:
 ? Các em cần làm gì để giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập?
 ? Để sách vở , đồ dùng học tập được bề đẹp, ta cần tránh những việc gì?
HS trả lời cá nhân, lớp theo dõi nhận xét, bổ sung.
GV kết luận.
* HĐ3: Làm bài tập 2: 
GV yêu cầu HS giới thiệu với các bạn một số đồ dùng học tập của bản thân được giữ gìn tốt nhất.
HS thảo luận theo nhóm đôi, Gv theo dõi giúp đỡ các nhóm thảo luận.
Gọi các nhóm lên báo cáo kết quả, lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Gv nhận xét, kết luận.
3.Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học.
--------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 30 tháng 9 năm 2011
Tiết 1+2: Học vần
Bài 21 : Ôn tập.
I. mục tiêu :
 - Đọc được : u, ư, x, ch, r, s, k, kh ; các từ ngữ từ, các câu ứng dụng từ bài 17 đến bài 21
 - Viết được : u, ư, x, ch, r, s, k, kh ; các từ ngữ từ bài 17 đến bài 21.
 - Nghe hiểu và kể được 1 đoạn truyện theo tranh truyện kể : thỏ và sư tử.
II-Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Bảng ôn, tranh trong SGK.
 - HS: Bộ chữ cái, bảng con.
III. Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ: - 3 HS đọc lại bài trong SGK.
 - Lớp viết bảng con: khỉ, khế, kẽ.
 2.Bài mới: + GTB : GV dùng tranh để giới thiệu.
 + Ôn tập
* HĐ1: Ôn các chữ đã học.
GV treo bảng ôn- Gọi HS đọc các chữ đã học- HS đọc cá nhân.
GV đọc chữ - HS chỉ vào các chữ đó.
* HĐ2: Ghép tiếng.
Gv yêu cầu HS ghép các tiếng từ các phụ âm và các nguyên âm.
HS sử dụng bộ chữ cái để ghép : HS thực hiện CN.
HS đọc nối tiếp các từ vừa ghép được(CN, nhóm).
Cả lớp đọc đồng thanh.
* HĐ3: Hướng dẫn HS viết bảng con.
Gv viết mẫu kết hợp nêu quy trình viết các chữ ghi âm mới học.
GV yêu cầu HS nêu lại quy trình viết một số chữ như chữ: k, kh, s, r
4 HS lên bảng viết bài – HS viết vào bảng con.
Gv theo dõi uốn nắn , 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 1tuan 5 tham.doc