Bài soạn môn học khối lớp 1 - Tuần 1 - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tố

Đạo đức

Bài 1: EM LÀ HỌC SINH LỚP 1 ( Tiết 1 )

I. MỤC TIÊU:

1. HS biết :

 - HS có quyền có họ tên, có quyền được đi học .

 - Vào lớp 1, em có thêm nhiều bạn mới, có thầy cô giáo mới, được học nhiều điều mới lạ.

2. HS có thái độ:

 - Vui vẻ, phấn khởi đi học, tự hào là HS lớp 1

 - Biết yêu quý bạn bè, thầy cô, trường lớp.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN.

 - Vở bài tập Đạo đức 1.

 - Các bài hát: Trường em, chúng em là học sinh lớp 1

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Hoạt động 1. Trò chơi: Vòng tròn giới thiệu tên

 - GV hướng dẫn: Mỗi nhóm ( 6 - 8 em) đứng thành vòng tròn: Em hãy giới thiệu tên mình với các bạn trong nhóm, sau đó chỉ định một bạn bất kì và hỏi: Tên

doc 92 trang Người đăng hong87 Lượt xem 908Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn học khối lớp 1 - Tuần 1 - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tố", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bước 2. Xé hình thân cây
? Thân cây màu gì?
? Được xé từ hình gì?
- GV lấy tờ giấy màu nâu, đếm ô và đánh dấu, vẽ hình chữ nhật cạnh dài 6 ô, cạnh ngắn 1 ô và 1 hình chữ nhật khác cạnh dài 4 ô, cạnh ngắn 1 ô.
- Xé rời các hình đó ra khỏi tờ giấy màu.
Bước 3. Dán ghép hình:
 ? Tán cây tròn hợp với thân cây nào? ( tán cây tròn hợp với thân ngắn, tán dài hợp với thân dài)
- GV làm thao tác bôi hồ và lần lượt dán ghép hình thân cây, tán lá.
- Sau đó cho HS quan sát hình 2 cây đã dán xong
( Khuyến khích HS dùng bút màu trang trí thêm)
 * Lưu ý HS ướm hình cho cân đối tước khi dán, bôi keo mỏng, đều.
3. HS thực hành bằng giấy nháp
 - HS nhắc lại các bước thực hiện
 - GV hướng dẫn, giúp đỡ HS làm ( xé, dán theo tứng bước)
* Nhận xét từng bước và hoàn chỉnh của HS.
* Nhận xét tiết học.
* Dặn dò: Chuẩn bị đồ dùng để tiết sau thực hành.
Tuần 9
Thứ hai ngày 7 tháng 11 năm 2005
Đạo đức
Bài 5 Lễ phép với anh chị - nhường nhịn em nhỏ ( Tiết 1)
I. Mục tiêu. Giúp HS hiểu:
 - Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ giúp cho anh chị em hoà thuận, đoàn kết, cha mẹ mới vui lòng.
 - HS có thái độ yêu quý anh chị em của mình.
 - HS biết cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
II. tài liệu và phương tiện
- Vở bài tập đạo đức.
- Bài thơ: Làm anh.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ.
- HS lên giới thiệu về gia đình mình.
? Em đã làm những gì để ông bà, cha mẹ vui lòng?
B. Bài mới.
 - Giới thiệu bài.
1. Hoạt động 1. Thảo luận bài tập 1.
 - Yêu cầu từng cặp HS quan sát các tranh ở bài tập 1 và thảo luận
? ở trong tranh có những ai? Họ đang làm gì?
? Em có nhận xét gì về việc làm của họ?
- HS thảo luận theo cặp.
- HS thảo luận theo lớp.
 + Tranh 1: ? Tranh vẽ những ai? Anh đang làm gì? ( Tranh vẽ hai anh em, anh đang cho em quả táo)
	 ? Em bé nhận táo như thế nào? Theo em, em bé sẽ nói gì?
	 ? Bạn gái đã ngoan chưa? Vì sao em biết?
 ? Khi cho táo 1 người em ngoan như thế, anh cảm thấy như thế nào?
 ? Việc của anh thể hiện điều gì?
 ? Em có học tập 2 anh em trong tranh không? Vì sao?
 GV chốt: Cần học tập 2 anh em vì anh đã quan tâm, nhường nhịn em, còn em thì lễ phép với anh.
 + Tranh 2: ? Có những ai? Chị giúp em làm gì? ( Mặc áo cho búp bê ).
? Muốn chị giúp em, em phải nói như thế nào?
? Hai chị em có ngoan không? 
? Qua 2 bức tranh ta học tập được điều gì?
 GV chốt: Anh chị em trong gia đìmh phải hoà thuân, đoàn kết..
2. Hoạt động 2. Liên hệ thực tế.
? Bạn nào có anh chị hay em nhỏ?
- Một số HS có anh chị hay em nhỏ kể về anh, chị, em nhỏ cua mình.
? Em có anh chị hay em nhỏ? Tên là gì? Mấy tuổi?
? Anh chị đối với em như thế nào? Em lễ phép với anh chị như thế nào?
? Em nhường nhịn em nhỏ như thế nào?
3. Hoạt động 3. Nhận xét hành vi trong tranh ( bài tập 3 ).
- GV hướng dẫn HS làm việc với tranh 1 và tranh 2.
? Trong tranh có những ai? Họ đang làm gì?
? Việc làm đó đúng hay sai?
? Như vậy, anh em có vui vẻ, hoà thuận không?
 * Việc làm nào tốt nối với nên, không tốt nối với không nên.
- Từng cặp HS thảo luận để thực hiện bài tập.
- HS giải thích và nêu cách làm của mình theo từng tranh.
- GV nhận xét.
C. Củng cố dặn dò
- GV đọc bài thơ Làm anh - Phan Thị Thanh Nhàn.
 Kết luận: Là anh chị phải biết nhường nhịn em nhỏ.
	 Là em phải biết vâng lời, lễ phép với anh chị.
 Dặn dò: Về nhà tập đóng vai theo các tình huống bài 1/ 17. 18.
Thứ ba ngày 8 tháng 11 năm 2005
Thể dục
Bài 9. Đội hình đội ngũ 
td rèn luyện tư thế cơ bản
I. Mục tiêu:
 - Ôn một số kĩ năng đội hình đội ngũ. Yêu cầu thực hiện các động tác ở mức tương đối chính xác, nhanh, trật tự.
 - Ôn tư thế đứng cơ bản, đứng đưa hai tay về trước. HS đứng đưa hai tay dang ngang, đứng đưa 2 tay lên cao chếch chữ V. Yêu cầu thực hiện ở mức cơ bản đúng.
II. Địa điểm và phương tiện: 
- Trên sân trường: dọn vệ sinh nơi tập. 
- GV chuẩn bị 1 còi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
1. Phần mở đầu.
 - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
 - Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát.
 - Giậm chân, đếm theo nhịp 1 - 2, 1 - 2.
 - Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường.
 - Đi theo vòng tròn và hít thở sâu.
 - Trò chơi " Diệt các con vật có hại".
2. Phần cơ bản.
* Ôn tư thế đứng cơ bản.
* Ôn đứng đưa 2 tay ra trước.
* Học đứng đưa 2 tay dang ngang.
 + GV giới thiệu, vừa làm mẫu vừa giải thích.
 Khẩu lệnh: Đứng 2 tay dang ngangbắt đầuThôi.
 + HS thực hiện.
 * Tập phối hợp.
Nhịp 1: Từ TTĐCB đưa tay ra trước.
Nhịp 2: Về TTĐCB.
Nhịp 3: Đứng đưa tay dang ngang.
Nhịp 4: Về TTĐCB.
 * HS đứng tay lên cao chếch chữ V.
+ GV hướng dẫn.
+ HS thực hiện.
 * Tập phối hợp
Nhịp 1: Từ TTĐCB đưa tay ra trước.
Nhịp 2: Về TTĐCB.
Nhịp 3: Đứng đưa tay dang chếch chữ V.
Nhịp 4: Về TTĐCB.
 * Ôn tập hàng dọc, dóng hàng, nghiêm nghỉ, quay phải, quay trái.
Lần 1: GV điều khiển.
Lần 2: Cán sự điều khiển.
3. Phần kết thúc.
- Đi thường theo nhịp 4 hàng dọc và hát.
- Trò chơi hồi tĩnh.
- Hệ thống bài học.
- Nhận xét giờ học và giao bài tập về nhà.
1 - 2 phút
1 - 2 phút
1 - 2 phút
30 - 40 m
1 phút
1 - 2 phút
2 lần
2 - 3 lần
2- 3 lần
2 - 3 lần
2 - 3 phút
2 lần
1 - 2 lần
2 - 3phút
1 - 2 phút
2 phút
1 - 2 phút
*
 * * * * *
 * * * * *
*
* * * * *
* * * * *
* * * * *
 * * * * *
 * * * * *
 *
 * * * * 
 * * * * 
Thứ năm ngày 10 tháng 11 năm 2005
Tự nhiên - xã hội
Bài 9 hoạt động và nghỉ ngơi (20 )
I. Mục tiêu: HS biết:
 - Kể về những hoạt động mà em biết, em thích.
 - Biết nghỉ ngơi và giải trí đúng cách.
 - Tự giác thực hiện những điều đã học vào cuộc sống hằng ngày.
II. Đồ dùng dạy học.
 - Các hình trong SGK.
II. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ.
? Muốn cơ thể mau lớn, khoẻ mạnh chúng ta phải ăn uống như thế nào?
? Kể tên những thức ăn em thường ăn, uống hằng ngày.
B. Bài mới.
 * Khởi động: Trò chơi:" Máy bay đến, máy bay đi "
 - GV hướng dẫn cách chơi và luật chơi
+ Khi hô " Máy bay đến " HS phải ngồi xuống.
+ Khi hô " Máy bay đi " HS phải đứng lên.
Ai làm sai sẽ bị phạt
 * Giới thiệu bài: Ngoài những lúc học tập chúng ta cần nghỉ ngơi bằng các hình thức giải trí. Bài học hôm nay giúp chúng ta biết những hoạt động có lợi cho sức khỏe và biết nghỉ ngơi đúng cách.
1. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm cặp..
 - Mục đích: HS nhận biết được các hoạt động trò chơi có lợi cho sức khoẻ.
 - Cách tiến hành: 
 + GV nêu nhiệm vụ: Hãy nói với bạn về những trò chơi hằng ngày mình chơi và thảo luận xem hoạt động nào có lợi, hoạt động nào có hại cho sức khoẻ.
 + HS thảo luận và trả lời.
 GV kết luận: Có rất nhiều hoạt động, trò chơi khác nhau nhưng chúng ta cần biết chọn những trò chơi có lợi cho sức khoẻ và phải biết chơi đúng cách và giữ an toàn khi chơi.
2. Hoạt động 2. Làm việc với SGK.
 - Mục đích: HS hiểu được nghỉ ngơi là rất cần thiết cho sức khoẻ.
 - Cách tiến hành:	 
+ Giao nhiệm vụ: Quan sát tranh/ 20, 21 theo nhóm cặp.
+ Nêu tên các hoạt động trong từng hình.
+ Nêu tác dụng của từng hoạt động.
+ Gọi 1 số HS trả lời - HS khác bổ xung.
 GV: Khi làm việc nhiều, quá sức chúng ta cần nghỉ ngơi. Nhưng nếu nghỉ ngơi không đúng lúc, đúng cách sẽ có hại cho sức khoẻ.
 ? Thế nào là nghỉ ngơi hợp lí? ( đi chơi, giải trí, thư giãn, tắm biển.... ).
3. Hoạt động 3. Làm việc với SGK.
 - Mục đích: HS nhận biết và thực hiện đúng các tư thế khi học, khi đi, đứng.
 - Cách tiến hành. + Các nhóm quan sát tranh/ 21.
? Bạn nào ngồi, đi, đứng đúng tư thế?
+ Đại diện các nhóm lên phát biểu, diễn lại tư thế của từng hình.
+ Cả lớp quan sát, phân tích đúng hay sai.
- HS phát biểu sau khi thực hiện động tác.
 GV chốt: Nhắc HS thực hiện tư thế ngồi học, lúc đi đứng.
C. Củng cố - dặn dò:
? Chúng ta nên nghỉ ngơi khi nào?
- Dặn dò: Về nhà các em cần nghỉ ngơi đúng lúc, đúng cách.
Thứ sáu ngày 11 tháng 11 năm 2005
thủ công
Bài 3. Xé, dán hình cây đơn giản ( Tiết 2 )
I. Mục tiêu.
 - Xé, dán hoàn chỉnh hình cây đơn giản, trình bày cân đối.
II. Chuẩn bị. 
- GV: Bài mẫu.
- HS: giấy màu thủ công, bút chì, màu, keo dán. 
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ.
 Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS.
B. Luyện tập - thực hành.
? Tiết trước cô hướng dẫn xé dán hình gì? ( Hình cây đơn giản)
? Cô đã hướng dẫn xé hình cây có hình dáng như thế nào?
- HS nhắc lại các bước xé hình cây đơn giản ở tiết 1 - nhận xét
- GV hướng dẫn - yêu cầu HS làm từng bước, xé từng bộ phận của hình tán lá cây.
 + Bước 1. Xé hình tán lá cây
? Có mấy kiểu tán lá cây?
? Để xé hình tán lá cây có thể sử dụng giấy màu gì?
 - GV yêu cầu HS lấy một tờ giấy màu xanh lá cây, một tờ giấy màu xanh đậm (hoặc màu vàng), lật mặt kẻ ô đặt lên bàn.
 - Đánh dấu và vẽ hình vuông có cạnh 6 ô, sau đó xé rời hình vuông khỏi tờ giấy màu.
 - Xé 4 góc và sửa cho tạo hình tán cây ngắn.
- Tiếp tục đếm ô, đánh dấu và xé 1 hình chữ nhật cạnh dài 8 ô, cạnh ngắn 5 ô trên tờ giấy màu còn lại.
- Xé 4 góc để tạo hình tán cây dài.
 + Bước 2. Xé hình thân cây
 ? Xé hình thân cây dùng giấy màu gì? Từ hình gì? Rộng mấy ô? Dài mấy ô?
 ? Khi xé hình thân cây có cần xé đều không? Xé như thế nào? ( Phần trên to, phân dưới nhỏ).
 - HS thực hành theo hướng dẫn.
- HS thực hành - GV quan sát, nhận xét sản phẩm từng bước.
- GV lưu ý HS: Xé hình cân đối, ít răng cưa.
 + Bước 3. Ghép và dán hình cây đơn giản
- GV nhắc HS ướm hình cho cân đối trước khi dán.
? Dán theo trình tự nào? ( hình thân cây trước, hình tán lá sau)
GV nhắc HS bôi keo vừa phải, đều và dán cho phẳng vào vở Thủ công.
- Khuyến khích các em khá, giỏi dùng màu trang trí, minh hoạ cho bài thêm sinh động. ( Hình con chim, bầu trời...)
 * Nhận xét:
+ GV chấm bài làm của HS, tuyên dương bài đẹp.
+ Trưng bày bài làm đẹp.
+ Nhận xét tiết học: Việc chuẩn bị đồ dùng, tinh thần, thái độ học tập của HS.
 - Dặn dò: 
 + HS chuẩn bị giấy nháp có kẻ ô li, giấy màu, bút chì, hồ dán cho bài sau
 ( Xé, dán hình con gà con).
 - Cuối giờ thu nhặt giấy thừa bỏ vào nơi qui định, rửa và lau sạch tay.
Tuần 10
Thứ hai ngày 14 tháng 11 năm 2005
Đạo đức
Bài 5 Lễ phép với anh chị - nhường nhịn em nhỏ ( Tiết 2)
I. Mục tiêu. ( Giống tiết 1)
II. Đồ dùng dạy học.
- Vở bài tập đạo đức.
- Bài thơ: Làm anh.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Hoạt động 1. HS tự liên hệ hoặc kể các tấm gương về lễ phép với anh chị và nhường nhịn em nhỏ.
 - GV khen những em thực hiện tốt và nhắc nhở những em còn chưa thực hiện.
2. Hoạt động 2. Nhận xét hành vi.
 - HS làm bài tập 3 theo cặp ( đối với tranh 3, 4, 5 )
? Trong tranh có những ai?
? Họ đang làm gì?
? Việc làm nào đó thì nối với tranh đó với chữ "nên", việc làm nào sai thì nối với chữ "không nên".
- Từng cặp HS làm bài tập.
- Gọi 1 số HS trình bày trước lớp.
+ Tranh 3: nối với "nên" vì hai chị em cùng bảo nhau làm việc nhà, trông cả hai đều rất vui vẻ làm việc.
+ Tranh 4: Nối với "không nên" vì hai chị em đang tranh giành nhau quyển sách, như vậy là chị chưa biết nhường nhịn em.
+ Tranh 5: Nối với "nên". Anh đã biết dỗ dành em, cùng chơi với em để mẹ dọn dẹp, nấu cơm trong bếp.
3. Hoạt động 3. Trò chơi sắm vai ( bài tập 2 ).
 - GV phân nhóm. GV hướng dẫn các nhóm phân tích tình huống ở các tranh để sắm vai.
 ? Trong tranh có những ai? Họ đang làm gì?
- Hãy phân vai, sắm vai và xử lý tình huống đó.
- Các nhóm thảo luận, phân vai.
+ HS xung phong lên sắm vai.
+Tranh 1: Chị em đang chơi thì mẹ cho quả táo. Chị cám ơn mẹ, sau đó chia cho em quả to, quả bé cho mình.
+ Tranh 2: Anh em chơi trò chơi. Em mượn anh ô tô, anh đã nhường em.
- GV cùng HS nhận xét: sắm vai tự nhiên chưa, xử lý tình huống được chưa.
 GV kết luận: - Là anh chị phải nhường nhịn em nhỏ.
	 - Là em, cần phải lễ phép, vâng lời anh chị.
4. Hoạt động 4. 
- HS đọc phần ghi nhớ/ SGK.
- HS đọc những câu tục ngữ, thành ngữ, bài thơ về tình cảm anh chị em trong gia đình. 
Thứ ba ngày 15 tháng 11 năm 2005
Thể dục
Bài 10. thể dục rèn luyện tư thế cơ bản
I. Mục tiêu:
- Ôn một số động tác thể dục RLTTCB đã học. Yêu cầu thực hiện các động tác chính xác hơn giờ trước.
- HS đứng kiễng chân, hai tay chống hông. Yêu cầu thực hiện ở mức cơ bản đúng.
II. Địa điểm và phương tiện: 
- Trên sân trường: dọn vệ sinh nơi tập. 
- GV chuẩn bị 1 còi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
1. Phần mở đầu.
 - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
 - Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát.
 - Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường.
 - Đi theo vòng tròn và hít thở sâu.
 - Trò chơi " Diệt các con vật có hại".
2. Phần cơ bản.
* Ôn phối hợp: Đứng đưa 2 tay ra trước và đứng đưa 2 tay dang ngang.
Nhịp 1: Từ TTĐCB đưa tay ra trước.
Nhịp 2: Về TTĐCB.
Nhịp 3: Đứng đưa tay dang ngang.
Nhịp 4: Về TTĐCB.
* Ôn phối hợp: Đứng đưa tay ra trước và đưa tay lên cao chếch chữ V.
Nhịp 1: Từ TTĐCB đưa tay ra trước.
Nhịp 2: Về TTĐCB.
Nhịp 3: Đứng đưa tay lên cao chếch chữ V.
Nhịp 4: Về TTĐCB.
* Ôn phối hợp: Đứng đưa tay dang ngang và đưa tay lên cao chếch chữ V.
Nhịp 1: Từ TTĐCB đưa tay dang ngang.
Nhịp 2: Về TTĐCB.
Nhịp 3: Đứng đưa tay lên cao chếch chữ V.
Nhịp 4: Về TTĐCB.
* Học đứng kiễng gót, hai tay chống hông.
- GV nêu tên, làm mẫu và giải thích động tác cho HS bắt trước.
GV hô: Động tác đứng kiễng gót, hai tay chống hông.. bắt đầu!...Thôi! để HS trở về TTĐCB.
GV làm mẫu: 2 lần.
HS tập cả lớp: 2 lần.
Cho từng tổ tập - Nhận xét, uốn nắn.
* Trò chơi: "Qua đường lội".
3. Phần kết thúc.
- Đi thường theo nhịp 2 - 4 hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường.
- Trò chơi hồi tĩnh.
- GV cùng HS hệ thống bài học.
- Nhận xét giờ học và giao bài tập về nhà.
2 - 3 phút
1 - 2 phút
30 - 50 m
 1 phút
1 - 2 phút
 1 - 2 lần
2 lần
2lần
4 - 5 lần
3 - 5 phút
2 - 3 phút
1 - 2 phút
2 phút
1 - 2 phút
*
* * * * 
 * * * * 
* * * * * *
*
* * * * *
* * * * *
 *
* * * * 
 * * * * 
Thứ năm ngày 17 tháng 11 năm 2005
Tự nhiên - xã hội
Bài 10 ôn tập: con người và sức khoẻ (22)
I. Mục tiêu:
- Củng cố các kiến thức cơ bản về các bộ phận bên ngoài của cơ thể và các giác quan.
- Khắc sâu hiểu biết về vệ sinh hằng ngày, các hoạt động, thức ăn có lợi cho sức khoẻ.
II. Đồ dùng dạy học.
 - Một số đồ dùng để chơi trò chơi sắm vai.
II. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ.
? Vì sao chúng ta phải nghỉ ngơi?
? Khi nghỉ ngơi em có những hoạt động hoặc trò chơi gì?
B. Bài mới.
1. Khởi động: Trò chơi:" Con muỗi "
Mục đích: - Tạo không khí cho tiết học.
	 - HS xác định các bộ phận bên ngoài cơ thể để tham gia trò chơi.
Cách tiến hành: 
+ GV phổ biến luật chơi: tưởng tượng ngón cái và ngón trỏ chụm vào tạo thành con muỗi. GV hô muỗi bay - HS giả làm tiếng "vo, vo". 
GV hô: Muỗi đậu 
HS hỏi: Đậu vào đâu? 
GV hô: Đậu vào mũi, tai , má
 Nhưng GV lại cho muỗi đậu vào chỗ khác. Nếu HS làm theo GV thì sẽ sai và bị phạt.
+ HS chơi.
+ GV nhận xét - Khen những HS thực hiện đúng, chơi giỏi.
- GV kết luận: Qua trò chơi này cô thấy các em đã xác định được các bộ phận bên ngoài của cơ thể. Chúng ta sẽ ôn kĩ hơn qua bài: Ôn tập: Con người và sức khoẻ.
2. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm cặp..
- Mục đích: HS kể tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài cơ thể và các giác quan.
- Cách tiến hành: 
+ GV nêu nhiệm vụ: HS thảo luận theo cặp: kể tên và chỉ các bộ phận bên ngoài có thể - HS thảo luận.
+ Gọi 1 số cặp lên trình bày trước lớp - Nhận xét.
? Cơ thể người có mấy phần? ( 3 phần: đầu, mình, tay chân ).
? Chúng ta nhận ra màu sắc, hình dáng của vật nhờ bộ phận nào?
? Mũi hoặc tai dùng để làm gì?
- GV: Mỗi bộ phận của cơ thể đều rất quan trọng vì vậy chúng ta phải giữ gìn và bảo vệ.
? Nếu thấy bạn chơi súng cao su, em sẽ khuyên bạn như thế nào?
? Nếu thấy bạn dùng que cứng chọc vào tai em sẽ làm gì?
 - GV: Chúng ta cần tránh những trò chơi nguy hiểm.
3. Hoạt động 2. Nhớ và kể lại các việc làm vệ sinh cá nhân trong 1 ngày.
- Mục đích: Khắc sâu hiểu biết về các hành vi vệ sinh cá nhân hàng ngày để có sức khoẻ tốt.
 - Tự giác thực hiện nếp sống vệ sinh, khắc phục những hành vi có hại cho sức khoẻ.
- Cách tiến hành:	 
+ GV nêu câu hỏi: Các em hãy nhớ và kể lại trong 1 ngày mình đã làm những gì?
+ Gọi 1 số HS tự kể - HS khác bổ sung.
Sau từng câu trả lời của HS, GV có thể gợi ý thêm hoặc yêu cầu HS đó giải thích để các em hiểu rõ và khắc sâu.
* Đóng vai: 1. 1 bạn ngủ dậy thấy muộn giờ học vội vã lấy cặp đi học luôn.
 2. 1 bạn đòi mẹ cho ăn cơm với thịt chứ không thích ăn cá.
GV hướng dẫn 1 số HS sắm vai. Cả lớp quan sát và nhận xét bạn nhỏ làm như thế đúng hay sai? Vì sao?
GV kết luận: Nhắc lại các việc vệ sinh cá nhân nên làm hàng ngày để HS khắc sâu và làm theo.
Thứ sáu ngày 18 tháng 11 năm 2005
thủ công
Bài 3. Xé dán hình con gà con ( Tiết 1)
I. Mục tiêu.
 - Biết cách xé, dán hình con gà con đơn giản.
- Xé được hình con gà con, dán cân đối, phẳng.
II. Chuẩn bị:
GV: 
- Bài mẫu về xé, dán hình con gà con có trang trí cảnh vật
- Giấy thủ công các màu.
- Hồ dán, giấy trắng làm nền.
- Khăn lau tay.
HS:
- Giấy thủ công các màu.
- Hồ dán, bút chì, khăn lau tay.
- Vở thủ công.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ: 
 Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS.
B. Bài mới:
- Giới thiệu bài: ( trực tiếp)
1. Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
- GV cho HS xem bài mẫu và đặt câu hỏi:
? Con gà con gồm những bộ phận nào? Hình dáng của từng bộ phận? ( Con gà con có các bộ phận: thân, đầu, mỏ, đuôi, mắt, chân, cánh...)
? Màu sắc của con gà như thế nào? ( toàn thân cùng một màu: trắng hoặc vàng...)
? Gà con có gì khác so với gà trống hày gà mái? ( Thân, đầu nhỏ hơn, toàn thân chỉ có một màu, đuôi, chân, mỏ ngắn hơn)
- GV: Khi xé hình con gà con, các em có thể chọn giấy màu tuỳ theo ý thích.
2. GV hướng dẫn mẫu.
Bước 1: Xé hình thân gà:
 ? Thân gà được xé từ hình gì? ( Hình chữ nhật)
 - GV lấy 1 tờ giấy màu vàng hoặc màu nâu, lật mặt sau, đếm ô, đánh dấu, vẽ hình chữ nhật có cạnh dài 10 ô, cạnh ngắn 8 ô.
 - Xé rời hình vuông khỏi tờ giấy màu.
 - Vẽ và xé 4 góc theo đường cong của hình chữ nhật.
 - Xé và chỉnh sửa cho giống hình thân gà.
 - Lật mặt màu cho HS quan sát.
Bước 2. Xé hình đầu gà
 ? Đầu gà được xé từ hình gì? ( Hình vuông)
 - GV lấy tờ giấy cùng màu lật mặt sau đánh dấu và vẽ một hình vuông mỗi cạnh 5 ô.
 - Xé rời hình vuông khỏi tờ giấy màu.
 - Vẽ và xé 4 góc theo đường cong của hình vuông.
 - Xé và chỉnh sửa cho gần tròn giống hình đầu gà.
 - Lật mặt màu cho HS quan sát.
Bước 3. Xé hình đuôi gà:
- Dùng tờ giấy cùng màu với đầu gà, đếm ô, đánh dấu và xé một hình vuông mỗi cạnh 4 ô.
- Vẽ và xé thanh hình tam giác.
Bước 4. Xé hình mỏ, chân và mắt gà:
- Dùng giấy khác màu để xé hình mỏ, mắt, chân gà ( xé ước lượng, khồn xé theo ô).
- Mắt và mỏ gà có thể dùng bút màu để tô, vẽ)
Bước 5. Dán ghép hình:
? Trước khi dán chúng ta phải làm gì? ( xếp hình cho cân đối) 
? Nên dán theo trình tự nào?
 - GV làm thao tác bôi hồ và lần lượt dán ghép hình theo thứ tự: thân gà, đầu gà, mỏ gà, mắt và chân gà)
- Sau đó cho HS quan sát hình con gà con đã hoàn chỉnh.
( Khuyến khích HS dùng bút màu trang trí thêm)
3. HS thực hành bằng giấy nháp
 - HS nhắc lại các bước thực hiện
 - GV hướng dẫn, giúp đỡ HS làm ( xé, dán theo tứng bước)
* Nhận xét từng bước và hoàn chỉnh của HS.
* Nhận xét tiết học.
* Dặn dò: Chuẩn bị đồ dùng để tiết sau thực hành.
Tuần 11
Thứ hai ngày 21 tháng 11 năm 2005
Đạo đức
Bài 6. Nghiêm trang khi chào cờ (t1)
I. Mục tiêu. Giúp HS hiểu:
- Trẻ em có quyền có quốc tịch. Quốc kỳ của Việt Nam là lá cờ đỏ, ở giữa có ngôi sao 5 cánh.
- Chào cờ là thể hiện lòng yêu nước của mình.
- Nghiêm trang khi chào cờ là đứng thẳng, tay bỏ thẳng, mắt hướng về quốc kỳ, không làm việc riêng.
- Có thái độ tôn kính lá cờ Tổ quốc, tự giác chào cờ.
- Hành vi chào cờ 1 cách nghiêm trang.
II. Đồ dùng dạy học.
- Lá cờ Tổ quốc.
- Giấy vẽ, bút màu.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ.
Kể việc thực hiện hành vi lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
B. Bài mới.
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu lá quốc kỳ, quốc ca.
- HS quan sát tranh BT1.
? Các bạn nhỏ đang làm gì? Các bạn là người nước nào?
GV: Các bạn đang giới thiệu để làm quen với nhau. Mỗi bạn mang 1 quốc tịch riêng. Quốc tịch chúng ta là Việt Nam.
 - Mỗi nước có 1 biểu trượng riêng.
- GV treo Quốc kỳ trang trọng lên bảng.
? Các em từng thấy lá cờ Tổ quốc treo ở đâu?
? Lá cờ Việt Nam có màu gì? Ngôi sao màu gì? Có mấy cánh?
- GV giới thiệu bài Quốc ca: Là bài hát chính thức của đất nước, được hát khi chào cờ, do cố nhạc sĩ Văn Cao sáng tác.
- Cả lớp hát quốc ca.
GV tổng kết: Quốc kỳ tượng trưng cho đất nước, quốc ca là bài hát chính thức được hát khi chào cờ. Mọi người Việt Nam phải tôn kính quốc kỳ, quốc ca, phải chào cờ và hát quốc ca để bày tỏ tình yêu đất nước. 
2. Hoạt động 2. Hướng dẫn tư thế đứng chào cờ.
- HS quan sát tranh 1 + 2 BT2.
? Những người trong tranh đang làm gì?
? Khi chào cờ họ đứng như thế nào? Tay để ra sao? Mắt nhìn vào đâu?
? Tại sao họ lại đứng nghiêm khi chào cờ.
* GV chốt: Tư thế đúng khi đứng chào cờ.
3. Hoạt động 3. HS tập chào cờ.
- GV yêu cầu cả lớp thực hiện tư thế chào cờ.
- GV quan sát, nhắc nhở kịp thời.
- Yêu cầu 1 số HS lên bảng thực hiện, cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét chung.
Thứ ba ngày 22 tháng 11 năm 2005
Thể dục
Bài 11. thể dục rèn luyện tư thế cơ bản - trò chơi
I. Mục tiêu:
- Ôn một số động tác thể dục RLTTCB đã học. Yêu cầu thực hiện các động tácỉơ mức tương đối chính xác.
- Học động tác đứng đưa 1 chân ra trước, hai tay chống hông. Yêu cầu thực hiện ở mức cơ bản đúng.
- Làm quen với trò chơi "Chuyển bóng tiếp sức". Yêu cầu biết tham gia vào trò chơi.
II. Địa điểm và phương tiện: 
- Trên sân trường: dọn vệ sinh nơi tập. 
- GV chuẩn bị 1 còi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
1. Phần mở đầu.
 - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
 - Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát.
 - Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp.
 - Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường.
 - Đi theo nhịp và hít thở sâu.
 - Trò chơi " Diệt các con vật có hại".
2. Phần cơ bản.
- Đứng đưa 1 chân ra trước , 2 tay chống hông.
- GV nêu tên động tác sau đó vừa làm mẫu, vừa giải thích động tác cho HS tập theo nhịp.
Nhịp 1: Từ TT

Tài liệu đính kèm:

  • docGA-CM1-19 2005.doc