Bài soạn các môn lớp 1 - Tuần 29

I. MỤC TIÊU:

 - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng từ ngữ : xanh mát , ngan ngát , thanh khiết, dẹt lại. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

- Hiểu được nội dung bài : Vẻ đẹp của lá, hoa, hương sắc loài sen.

- Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK)

II- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

 

doc 28 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 996Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn lớp 1 - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Đáp số : 35 Bạn 
- Vẽ đoạn thẳng có độ dài 8 cm 
-Đặt thước có vạch chia cm , từ vạch 0 đến vạch 8 ta vẽ 1 đường thẳng .
- HS lên bảng vẽ :
 Tiết 2 :	CHÍNH TẢ
	 Hoa sen
I- MỤC TIÊU : 
 - HS chép đúng và đẹp bài ca dao : Hoa sen 
- Nhớ được quy tắc chính tả âm gh đi đôi với các nguyên âm e , ê, I .
- Rèn kỹ năng viết chính tả sau này . 
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- Bảng phụ chép sẵn khổ cần chép .
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
 Hoạt động của giáo viên 
 1- Kiểm tra bài cũ : 
- KT vở chính tả học sinh 
 2- Bài mới :
a-Giới thiệu bài : 
-Hôm nay các em sẽ chép bài : Hoa sen 
b-Hướng dẫn học sinh tập chép : 
- GV treo bảng phụ , yêu cầu học sinh đọc lại bài ca dao .
+Nêu ra tiếng khó rồi phân tích . 
+ Cho HS lên bảng viết , dưới lớp viết vào bảng con các tiếng khó Hs vừa nêu .
+ HS đọc lại các từ khó . 
* Hướng dẫn HS chép bài
- Cho HS nhắc lại tư thế ngồi viết , cách cầm viết , cách viết đề bài .
- Cho HS chép bài vào vở . Chú ý khổ thơ cách lề đỏ 2 ô. Chữ cái đầu câu phải viết hoa .( GV đọc cho học sinh ghi )
+ GV quan sát , uốn nắn sửa sai . 
* Hướng dẫn HS soát lỗi và chấm bài
- Cho HS đổi vở chữa bài 
+ Gv thu vở chấm nhận xét . 
 3-Củng cố :
- Cho HS đọc bài ca dao và nêu tiếng có vần en .
- Hoa sen có màu gì ? 
 4-Nhận xét -dặn dò : 
- Nhận xét tiết học : Tuyên dương những em học tốt , nhắc nhở những em học chưa tốt , 
- Về nhà xem lại bài viết của mình , tập viết những từ sai ra bảng con
- Chuẩn bị bài viết hôm sau
Hoạt động của học sinh 
- HS đem vở lên nộp kiểm tra 
- HS chú ý 
- HS đọc 
- HS nêu : 
(trắng, chen, xanh, mùi bùn.) 
- HS phân tích 
- Cả lớp ghi vào bảng con 
- HS đọc lại các từ vừa nêu
- Ngồi ngăy ngắn , đặt vở thẳng trước mặt , đề bài viết ở dòng đầu khoảng giữa . 
- HS chép bài vào vở
- HS đổi vở để tự soát lỗi với nhau
- HS đọc lại bài
- HS tự trả lời
Tiết 3 : TẬP VIẾT
Tô chữ hoa L, M, N
I-MỤC TIÊU : 
 	- HS tô đúng và đẹp chữ hoa : L M N
- Viết đúng và đẹp các vần oan , oat và các từ ngữ : Ngoan ngoãn .
- Viết đúng và đẹp các vần en , oen và các từ ngữ : Hoa sen , nhoenû cười 
- Viết đúng và đẹp các vần ong , oong và các từ ngữ : Trong xanh, cải xoong 
- Viết đúng cỡ chữ thường , cỡ vừa , đúng mẫu , đều nét .
- Rèn tính cẩn thận tỉ mĩ trong bài viết . Nhất là tập viết , tô các chữ hoa . 
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- Bảng phụ viết sẵn trong khung mẫu .
 	+ Các mẫu chữ L M N
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
 Hoạt động của giáo viên 
1-Kiểm tra bài cũ 
 - Viết : tưới cây, thuyền buồm, năng khiếu
 + GV kết hợp chấm một số vở tập viết về nhà .
 + GV ghi điểm nhận xét .
2-Bài mới : 
a-Giới thiệu : Ghi bảng .
b- Hướng dẫn tô chữ hoa : 
* Hướng dẫn tô chữ : L, M, N 
 - GV treo bảng có viết sẳn chữ L, M, N 
 - GV hướng dẫn các nét của các con chữ hoa trên bảng và các qui trình viết 
 - Cho HS viết vào bảng con ? 
 + GV sữa sai hoặc chữ viết xấu của HS .
* Hướng dẫn học sinh viết vần và từ ngữ ứng dụng :
- Gv treo bảng phụ viết sẵn các vần , từ .
 - Gọi HS đọc :
 - Gọi HS nhắc lại cách nối các con chữ .
 - Cho HS viết bài vào bảng con .
- GV cho HS nhận xét và chỉnh sửa
* Hướng dẫn học sinh tập viết vào vở :
 - Gọi HS nhắc lại tư thế ngồi viết ? 
- Cho HS viết bài vào vở .
- Chấm vài bài nhận xét 
 4- Củng cố : 
 - Gọi HS nhắc lại cách viết hoa các chữ vừa học
 5- Nhận xét -Dặn dò 
 - GV nhận tổng kết tiết học ,tuyên dương , nhắc nhở HS .
- Giao bài tập về nhà : Xem lại bài viết phần Về nhà viết tiếp phần B , các vần và từ còn lại
- Chuẩn bị bài viết hôm sau
Hoạt động của học sinh 
- 2 HS lên bảng viết , đọc lại.
- 2 HS mang vở tập viết kiểm tra
- HS chú ý theo dõi GV hướng dẫn tô chữ L, M, N .
- HS viết chữ hoa trên không trung .
- Cả lớp viết vào bảng con , nhận xét .
- HS đọc các từ ngữ ứng dụng.
- Nối liền mạch 
- Lớp lần lượt viết các từ ngữ ứng dụng vào bảng con 
- HS cùng nhận xét và tự điều chỉnh cách viết
- Cá nhân 2 – 3 HS nhắc lại tư thế ngồi viết .
- Cả lớp viết vào vở .
- HS vài em nhắc lại cách viết hoa các chữ vừa học.
Tiết 4:	ĐẠO ĐỨC
	 (Tiết 2)
Chào hỏi và tạm biệt bbiệt
I. MỤC TIÊU:
* Giúp học sinh:
- Cần chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay .
- Khi chào hỏi tạm biệt, cần nói rõ ràng , nhẹ nhàng vừa đủ nghe , lời xưng hô phù hợp với người mình chào , tạm biệt nhưng không ảnh hưởng đến những người xung quanh .Học sinh có thái độ tôn trọng mọi người .
- HS thực hiện được những hành vi chào hỏi , tạm biệt trong cuộc sống hàng ngày 
III-TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN .
 	- Vở bài tập đạo đức .
III- CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY VÀ HỌC :
 Hoạt động của giáo viên 
 1-Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS tình bày theo nội dung câu hỏi sau: 
 - Các bạn đi học khi gặp cô giáo Khi đó các bạn cần chào cô giáo như thế nào ? 
- Có ba bạn đi học về , khi đến ngõ rẽ , các bạn này sẽ nói gì ? 
- Vậy khi nào chào hỏi , khi nào tạm biệt ? 
+ GV nhận xét ghi điểm.
 2- Bài mới : 
a- Hoạt động 1: Làm bài tập 2 
 - Yêu cầu từng cá nhân làm bài tập 2 trong từng tranh, các bạn nhỏ gặp chuyện gì ? khi đó cá bạn cần làm gì ? 
* GV kết luận : 
-Tranh 1 Các bạn nhỏ gặp cô giáo , các bạn cần chào cô giáo như : Chúng em chào cô ạ ! 
-Tranh 2 : bạn nhỏ cùng chào tạm biệt một người khách.
- Tai sao em cần nói lời chào hỏi , tạm biệt người khác ? 
b Hoạt động 2 : Thảo luận theo cặp bài tập 3 : 
- Yêu cầu các học sinh thảo luận để đưa ra cách ứng xử trong các tình huống ứng xử bài tập 3 .
+ Em cần chào hỏi như thế nào trong các tình huống sau ? 
Khi gặp người quen ở bệnh viện ? 
- Nhìn thấy bạn ở rạp hát chiếu bóng lúc đang diễn ? 
 * GV kết luận : 
 - Khi chào hỏi lời nói phải phù hợp người đó. Lời chào phải nhẹ nhàng , không gây ồn làm phiền đến người khác. 
d. Hoạt động 3: Tập cho lớp hát bài “ Con chim vành khuyên” 
- Hướng dẫn học sinh đọc thuộc lòng câu tục ngữ :
 - Lời chào hơn mâm cỗ 
 3- Củng cố : 
 Khi nào cần chào hỏi , tạm biệt 
 4- Nhận xét , dặn dò ;
- Nhận xét tiết học , tuyên dương những cá nhân , nhóm HS có tinh thần học tập tốt .
- Các em cần thực hiện tốt những điều đã học
- Xem bài : Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng 
Hoạt động của học sinh 
- Chúng cháu chào cô ạ . 
- Chào tạm biệt nhé .
- Khi gặp mặt , chia tay . 
- Từng HS làm bài tập 
+ HS trình bày ý kiến , HS khác bổ sung 
- Lớp theo dõi 
- Để tỏ lòng tôn trọng người khác 
- Trong bệnh viện lời chào nhỏ nhẹ .
-Trong rạp chiếu bóng chỉ cần vẫy tay miểm cười . 
- HS hát 
- Cả lớp đọc .
Thứ tư ngày 8 tháng 04 năm 2009
Tiết 1, 2:	 TẬP ĐỌC
Mời vào
I. MỤC TIÊU:
+ HS đọc trơn cả bài “ Mời vào”
 	+ Phát âm đúng các từ ngữ : Kiễng chân , sửa soạn , buồm thuyền .
 	+ Nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ , khổ thơ. 
 	- Ôn các vần : On, oong .
 	+ Phát âm đúng những tiếng có vần ong , oong . 
 	+ Tìm được những tiếng có vần ong , oong ở ngoài bài . 
 	- Hiểu :
 	- Hiểu các từ ngữ : Kiễng chân , sửa soạn , buồm thuyền .
 	- Hiểu được nội dung bài : Chủ nhà hiếu khách , niềm nở đón những người bạn tốt đến chơi .
- HS nói về con vật mà em yêu thích .
- Học thuộc lòng 2 khổ thơ đầu.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- Tranh minh hoạ bài tập đọc .
 	- Bộ chữ HVTH , bảng con , phấn màu .
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
 Hoạt động của giáo viên 
 1-Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS đọc bài : Đầm sen và trả lời các câu hỏi sau :
+ Tìm những từ miêu tả lá sen ?
+ Khi hoa sen nở trong đầm đẹp như thế nào?
 - Gọi 2 HS lên bảng viết: Xanh mát , cánh hoa , thanh khiết , xoè ra 
 -GV nhận xét ghi điểm 
 2-Bài mới : 
a-Giới thiệu : Hôm nay các em học bài : Mời vào 
b- Hướng dẫn học sinh luyện đọc : 
*GV đọc mẫu lần 1 
*Hướng dẫn học sinh luyện đọc : 
- Luyện đọc tiếng và từ : Kiểng chân , soạn sữa , buồm thuyền 
+ Gv ghi từ ngữ lên bảng , gọi HS đọc 
- Phân tích tiếng “ Kiểng , buồm , thuyền” , rồi dùng bộ chữ ghép lại 
- Luyện đọc câu thơ ; 
- Cho cá nhân đọc nối tiếp từng dòng thơ 
- Luyện đọc toàn bài .
Cho HS đọc nối tiếp khổ thơ 
- Thi đọc giữa các tổ . 
- GV nhận xét ghi điểm 
*Ôn các vần ong . oong
 -Tìm tiếng trong bài có vần ong .
 - Tìm tiếng ngoài bài có vần ong 
Tìm tiếng có vần oong ? 
- GV và cả lớp nhận xét 
 (TIẾT 2)
* Tìm hiểu bài đọc và luyện nói :
- Tìm hiểu bài đọc :
- GV đọc mẫu lần 2
- GV nêu câu hỏi để HS trả lời:
- Những ai đã gõ cữa ngôi nhà ? 
- Gọi HS đọc 2 khổ thở cuối : 
Hỏi : Gió được vào nhà như thế nào ?
- Gió được chủ nhà mời vào để cùng làm gì ?
- Hướng dẫn học sinh đọc từng khổ thơ theo cách phân vai .
+ Khổ thơ 1 : Người dẫn chuyện , chủ nhà , thỏ
+ Khổ thơ 2 : Người dẫn chuyện , chủ nhà, nai Khổ thơ 3: Người dẫn chuyện, chủ nhà, gió 
+ Khổ thơ 4: Người chủ .
- GV hướng dẫn cách đọc theo phân vai 
 -GV nhận xét ghi điểm ? 
- GV Hướng dẫn HS học thuộc lòng 
- Cho HS tự đọc thuộc lòng trước lớp 
- GV nhận xét ghi điểm 
*Luyện nói : 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài .
- Cho HS quan sát tranh minh hoa đọc câu mẫu ï :
- GV gợi ý HS luyện nói :
 +Con vật em yêu là con gì ?
 + Em nuôi nó lâu chưa ?
 + Con vật đó có đẹp không ?
 + Con vật đó có ích lợi gì ?
- GV nhận xét . 
 3-Cũng cố :
-Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ “ Mời vào”
- Cho HS nhắc lại nội dung baì
 4- Nhận xét -Dặn dò :
- Nhận xét tiết học 
Tuyên dương những em học tốt , nhắc nhở những em học chưa tốt 
- Về nhà học thuộc lòng bài thơ ,
- Xem trước bài : Chú công 
Hoạt động của học sinh 
- HS đọc và trả lời theo nội dung câu hỏi
- 2 HS lên bảng viết 
- Cả lớp chú ý 
- Cả lớp ghi vào bảng con 
- HS nghe GV đọc 
- HS đọc các từ ngữ lên bảng
- HS theo dõi
-5 HS đọc , lớp đồng thanh 
HS phân tích , ghép tiếng. 
- HS đọc nối tiếp , mỗi em đọc mỗi câu 
- HS đọc nối tiếp nhau 
- HS thi đọc giữa các tổ
- Trong 
- Bóng đá , còng ,. 
- Cái xoong , bình toong ,  
- HS chú ý nghe .
- Người gõ cữa : thỏ , nai , gió .
- Kiễng chân cao, vào trong cửa .
- Sữa soạn, đón trăng lên, quạt mát thêm cho biển cả, làm reo hoa lá, . . 
- Từng tổ phân vai rồi luyện đọc 
- Lớp đồng thamh đọc thuộc lòng 
- Cá nhân xung phong đọc thuộc bài thơ 
-Nói về con vật mà em yêu thích . 
- Em rất yêu con sáo của tôi . Nó hót rất hay , nó rất thích châu chấu . 
- HS thi nhau luyện nói : 
VD: Tôi rất thích con gà trống nhà tôi vì nó giúp tôi thức tỉnh , mỗi buổi sáng để học bài . Nó rất thích ăn thóc và thằn lằn
Tiết 3: TOÁN
	 Luyện tập
I. MỤC TIÊU
- Luyên tập về làm tính cộng không nhớ trong phạm vi 100.
- Tính nhẩm với phép cộng đơn giản .
- Củng cố vềcộng các số đo độ dài cm . 
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 	- Đồ dùng phục vụ luyện tập .
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 Hoạt động của giáo viên 
1-Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS đặt tính rồi tính :
 46+31 97+2
 20+56 54+13
- GV cùng HS nhận xét , ghi điểm .
 2-Bài mới :
a-Giới thiệu bài : Hôm nay các em tiếp tục học tiết luyện tập .
b-Hướng dẫn làm bài tập :
* Bài 1 : 
- Gọi HS nêu yêu cầu đề toán .
* Bài 2 : 
- Gọi HS nêu yêu cầu : 
Yêu cầu học sinh tính nhẫm và nêu kết quả kèm tên đơn vị cm 
 * Bài 4 :
Gọi HS đọc lại đề toán .
- HS tự giải 
- Gọi HS lên bảng giải , dưới lớp giải vào vở .
 4. Củng cố 
Thi tính nhẩm : 
19+10 37+12 45+54 17-5
 5- Nhận xét - Dặn dò :
- Tuyên dương những cá nhân nhóm học tốt Nhắc nhở những em học chưa tốt .
- Về nhà xem lại bài .
- Xem trước bài : 
 Phép trừ trong phạm vi 100
Hoạt động của học sinh 
- 2 HS giải 
- Lớp cùng nhận xét bài
- Tính 
- Lớp tự giải bài tập 
- Cá nhân đọc kết quả bài 1 
- Tính 
HS nhẩm và nêu kết quả .
20cm+10cm=30cm 
14cm+5cm = 19cm
32cm+12cm=44cm
 30cm+40cm=70cm
 25cm+4cm=29cm
 43cm+15cm=58cm
 - HS đọc đề nêu tóm tắt :
 -Lúc đầu : 15cm 
 - Sau đó 14cm 
 -Tất cả cm 
 Giải
 Cả 2 lần có tất cả :
 15+14=29 ( cm ) .
 Đáp số : 29 cm .
- HS thi tính nhẩm
Thứ năm ngày 09 tháng 04 năm 2009
Tiết 1 :	TOÁN
Phép trừ trong phạm vi 100
I-MỤC TIÊU : 
 	- HS biết đặt tính và thực hiện phép tính trừ ( không nhớ ) trong phạm vi 100 (dạng 57- 23 ) 
- Củng cố về giải toán có lời văn .
- Giáo dục lòng ham mê học toán .
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 	- Bảng gài , que tính , thanh thẻ , bảng phụ . 
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 Hoạt động của giáo viên 
1-Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS lên bảng thực hiện các phép tính sau: 
- Tính : 37 + 11 = ; 64 + 4 = 33cm + 14 cm = ; 9cm + 30 cm = 
- Cho HS dưới lớp nhẩm nhanh kết quả phép tính 
- GV cùng HS nhận xét , ghi điểm .
 2. Bài mới :
a-Giới thiệu bài : Hôm nay các em học bài : Phép trừ trong phạm vi 100 
b- Hướng dẫn cách làm tính trừ (không nhớ ) dạng 57 – 23 
* Bước 1 : Thao tác trên que tính .
- Cho HS lấy 57 que tính .
- GV cài lên bảng 57 que tính 
- Các em vừa lấy bao nhiêu que tính?
+ GV viết lên bảng số 57 .
- Cho HS tách 2 bó que tính và 3 que rời .
+ Chúng ta vừa tách ra bao nhiêu que tính ?
+ GV viết 23 thẳng cột với số 57 .
+ Sau khi tách 23 que tính ra thì còn lại bao nhiêu que tính ?
+ Vì sao em biết ?
- GV giới thiệu phép trừ : 
 57 – 23 = 34 .
* Bước 2 : Giới thiệu cách trừ .
- Hướng dẫn đặt tính .
+ 57 gồm mấy chục, mấy đơn vị ?
- GV viết 5 ở cột chục và 7 ở cột đơn vị .
+ 23 gồm mấy chục, mấy đơn vị ?
- GV viết 2 ở cột chục và 3 ở cột đơn vị .
+ Hướng dẫn cách tính kết quả .
- Hướng dẫn làm tính trừ :
+ Chúng ta bắt đầu thực hiện tính từ hàng nào ?
-
 5 7 7 trừ 3 bằng 4 viết 4.
 2 3 5 trừ 2 bằng 3 viết 3 . 
 3 4 Vậy 57 trừ 23 = 34 . 
 3. Luyện tập :
* Bài 1 : 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán , 
- Cho HS lên bảng giải 
- GV cùng HS nhận xét kết quả
* Bài 2 : 
 - HS nêu yêu cầu bài tập ? 
- Muốn biết phép tính đúng hay sai chúng ta phải kiểm tra như thế nào ?
- Gọi HS lên bảng giải .
- Chữa bài :
 + Nhận xét bài trên bảng .
 + Gọi HS đọc kết quả, lớp nhận xét đúng , sai .
* Bài 3 : 
- HS đọc đề toán, nêu tóm tắt để GV ghi bảng :
 Có 64 trang .
 Đã đọc 24 trang .
 Còn . . . . trang chưa đọc ?
- Gọi HS đọc bài giải . Lớp nhận xét .
 4. Củng cố 
- Cho HS nhắc lại nội dung bài đã học 
 5 - Nhận xét - Dặn dò :
- GV tổng kết tiết học .Tuyên dương những cá nhân , nhóm có tinh thần học tập tốt .
- Về nhà xem kĩ các bài tập đã giải và làm bài tập còn lại .
- Chuẩn bị bài hôm sau:
 Phép trừ trong phạm vi 100 (tt)
Hoạt động của học sinh
- 4 HS lên bảng giải .
- Lớp cùng nhận xét 
- HS lấy 5 bó que tính và 7 que tính rời .
- 57 que tính .
- HS tách 2 bó và 3 que rời 
- 23 que tính .
- Còn 34 que tính .
- Vì còn lại 3 bó và 4 que tính rời 
- 57 gồm 5 chục và 7 đơn vị . 
- 23 gồm 2 chục và 3 đơn vị .
+ Thực hiện từ hàng đơn vị .
- HS nhắc lại cách tính phép trừ .
- 3 HS lên bảng giải .
-
-
- Đúng ghi Đ sai ghi S
- Kiểm tra cách đặt tính và kết quả phép tính .
- Lớp giải bài tập , 2 HS lên bảng giải . 
- 2 HS đọc đề bài và nêu tóm tắt .
- 2 HS lên bảng giải .
 Bài giải :
Số trang sách bạn chưa đọc :
 64 – 24 = 40 ( trang ) .
 Đáp số : 40 trang .
Tiết 2:	TẬP ĐỌC
Chú công
I. MỤC TIÊU:
- HS đọc trơn cả bài “ Chú công” 
- Phát âm đúng tiếng có phụ âm đầu là : Ch , tr , n , l , v , r , các thanh hỏi , ngã , các từ : Nâu , rẻ quạt , rực rỡ , lóng lánh . 
 	- Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dauá câu
 	- Ôn các tiếng có vần : oc. ooc .
 	+ HS tìm được tiếng có vần : oc trong bài 
 	+ Tìm được tiếng bên ngoài có vần oc , ooc . 
- Hiểu cacù từ ngữ trong bài. 
 	- HS Thấy được vẻ đẹp của bộ lông công , đuôi công , đặc điểm đuôi công lúc bé và lúc trưởng thành 
- Tìm và hát các bài hát về con công .
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
 	- Bộ chữ học vần tiểu học .
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
 Hoạt động của giáo viên 
1-Kiểm tra bài cũ 
 - Gọi HS đọc thuộc lòng bài:“Mời vào” và trả lời câu hỏi :
+ Những ai đến gõ cửa ngôi nhà ?
+ Gió được mời vào trong nhà bằng cách nào 
- Viết các từ : Kiểng chân , buồm thuyền 
- GV nhận xét – ghi điểm 
2-Bài mới : 
a-Giới thiệu: Hôm nay các em học bài: 
 Chú công 
 - Gọi HS đọc lại đề .
b- Hướng dẫn học sinh luyện đọc : 
- GV đọc mẫu lần 1 : 
- Luyện đọc :
- Luyện đọc tiếng từ : nâu gạch , rẽ quạt , rực rỡ , lóng lánh .
 + GV viết từ lên bảng 
 - Gọi 3 – 5 HS đọc .
- Dùng bộ chữ ghép từ : rẻ quạt .
- GV giải nghĩa từ .
+ GV cho HS tìm nêu từ khó
- GV ghi bảng các từ HS vừa nêu: kết hợp giải thích từ : “rẻ quạt” 1 đầu chụm lại đầu kia xoè rộng .
 - Luyện đọc câu :
- Luyện đọc cả bài :
 + Đoạn 1 : Từ đầu đến rẻ quạt 
 + Đoạn 2 phần còn lại .
 + Cho lớp đọc thi đua đồng thanh cả bài .
 GV nhận xét ghi điểm .
+Cho HS cả lớp đồng thanh cả bài lần1 
 c) Ôn các vần oc , ooc .
- Tìm trong bài có vần óc và phân tích .
- Tìm ngoài bài có vần óc và phân tích 
- Cho HS chơi trò chơi các em thi tìm tiếng ngoài bài có vầ oc hoặc vần ooc
 Chia lớp thành 4 nhóm :
 + Nhóm này nói tiếng có vần oc thì nhóm kia nói ngay tiếng có ooc .
 - Cho HS quan sát tranh minh hoạ và đọc câu ứng dụng dưói tranh .
 (TIẾT 2)
- Tìm hiểu bài đọc và luyện nói :
- Tìm hiêu bài :
 - Đọc đoạn 1 trả lời câu hỏi :
 + Lúc mới chào đời chú công có bộ lông màu gì ?
 + Chú đã làm được những động tác gì ? Em hãy mô tả .?
- Gọi HS đọc đoạn 2 trả lời câu hỏi :
- Sau hai năm , ba năm đuôi công trông đẹp như thế nào ?
- GV đọcmẫu lần 2.
- Gọi 3 –4 HS đọc lại toàn bài 
*Luyện nói : 
- Hãy đọc lại yêu cầu của bài ?
 - Gọi HS nêu nội dung bài hát :
+ Cho lớp hát thi giữa các nhóm , tổ .
 3-Củng cố :
- Em có thể tả lại vẻ đẹp của đuôi công dựa vào nội dung bài học ? 
 4- Nhận xét -Dặn dò :
- GV tổng kết tiết học , khen ngợi những HS học tốt .
- Về nhà các em đọc kĩ bài văn .
 Chuẩn bị bài tập đọc tuần sau :
 “ Chuyện ở lớp “ . 
Hoạt động của học sinh 
- 2 HS lên bảng đọc và trả lời theo nội dung câu hỏi. 
- 1 HS lên bảng viết các từ vừa nêu
- HS chú ý nghe .
- 2 HS nhắc lại “Chú công” .
- Lớp chú ý GV đọc bài .
 - 3 – 5 HS luyện đọc từ .
- Lớp dùng bộ chữ ghép từ .
- HS nêu , VD : rẻ quạt .
- HS nối tiếp đọc trơn toàn câu .
- Đọc theo dãy bàn .
+ HS đọc đoạn đọc nối tiếp mỗi bạn một đoạn. 6 – 8 em đọc nối tiếp .
- Lớp chia thành 4 tổ đồng thanh đọc cả bài ( theo tổ ) .
- HS đọc đồng thanh
- Ngọc
 - 2 HS phân tích tiếng “ngọc” 
* HS thi tìm tiếng có vần oc rồi thi tìm tiếng có vần ooc 
( theo nhóm 8 em / 1 nhóm ) .
- HS thi nhâu tìm và nêu
- Lớp quan sát tranh và đọccâu ứng dụng
+ Lớp cùng nhận xét 
- 2 HS đọc , lớp đọc thầm .
- Lúc mới chào đời chú công có bộ lông màu nâu gạch .
- Chú xoè cái đuôi hình cánh quạt .
- HS đọc và trả lời câu hỏi :
- Đuôi công lớn thành một thứ xiêm áo rực rở màu sắc ,. . . đuôi xoè tròn như một chiếc quạt đính hàng trăm viên ngọc .
- HS theo dõi
- 3-4 HS đọc lại toàn bài
- Hát bài về con công .
“ Tập tầm vông , con công nó múa , nó múa làm sao , nó vụt vào cổ , nó xoè cánh ra , . . tập tầm vông “ 
- HS thi nhau hát .
- Chú công lúc đầu màu nâu gạch . Sau đó đuôi công trở nên đẹp như một thứ xiêm áo rực rỡ sắc màu . . . như những viên ngọc sáng long lanh .. . 
Tiết 4: TNXH
	Nhận biết cây cối và con vật
I -MỤC TIÊU : 
* Giúp học sinh :
 -Kể tên và chỉ được một số loại cây và con vật
- Có ý thức bảo vệ cây cối , vật nuôi . 
 II - CHUẨN BỊ : 
 	- Tranh vẽ ở bài 29 .
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 Hoạt động của giáo viên 
 1. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS trình bày
+ Hãy nêu tác hại của muỗi ? 
+ Nêu các cách diệt muỗi ? 
- GV nhận xét bổ sung 
 2- Bài mới :
a-Giới thiệu bài : Hôm nay các em học bài : Nhận biết cây cối và con vậ

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 29.doc