Bài soạn các môn khối lớp 1 - Trường Tiểu Học Lộc Thành A - Tuần 9

TIẾNG VIỆT(T81,82)

 BÀI 35: UÔI - ƯƠI

 I- MỤC TIÊU :

 - Giúp HS đọc viết được : uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi. Đọc được từ ứng dụng : tuổi thơ, buổi tối, túi bưởi, tươi cười.Đọc được câu ứng dụng : Buổi tối chị Kha rủ bé đi chơi trò đố chữ . Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề “chuối, bưởi, vú sữa.”

-Rèn Học sinh nắm chắc các từ đã học.

- Giáo dục HS yêu thích môn Tiếng Việt và hiểu nghĩa các từ.

*Hỗ trợ cho học sinh nói tự nhiên đủ câu.

II- CHUẨN BỊ :1- Giáo viên : Tranh minh hoạ từ khoá

III- CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU :

 1- Ổn định : Hát

 2- Bài cũ : HS (Hương,Thắng,Thùy,Bảo) đọc viết vần,từ câu ứng dụng của bài trước làm bài tập 1 VBT.

-GV nhận xét- ghi điểm.

3- Bài mới : a. Giới thiệu bài -Vần uôi-ươi

 

doc 17 trang Người đăng hong87 Lượt xem 711Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn các môn khối lớp 1 - Trường Tiểu Học Lộc Thành A - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơi
3/ củûng cố : + Đóng vai tình huống hai.
+ Đọc thơ : Làm anh.. Hướng dẫn HS đọc.
- Giáo dục học sinh .
4 - Nhận xét, dặn dò : Thực hiện như bài học
Chuẩn bị tiết 2 làm bài tập thực hành.Nxtdth.
 Thứ ba ngày 21 tháng 10 năm 2008.
 TIẾNG VIỆT (T83,84) 
 BÀI 36 : ay, â – ây
I- MỤC TIÊU :
 - Giúp HS đọc viết được : ay, â – ây, máy bay, nhảy dây
 Đọc được từ ứng dụng : cối xay, ngày hội, vây cá, cây cối
 Đọc được câu ứng dụng : Giờ ra chơi, bé trai thi chạy,bé gái thi nhảy dây.
 Viết: ay, â – ây, mây bay, nhảy dây.
 Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: chạy, bay, đi bộ, đi xe.
 - Rèn học sinh đọc viết nắm chắc các từ đã học.
 - GDHS yêu thích môn Tiếng Việt thông qua nội dung,các hình thức tổ chức trò chơi học tập
 * Hỗ trợ tiếng việt cho học sinh.
 II- CHUẨN BỊ : - Tranh minh hoạ: máy bay (sợi dây) nha
III- CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU :
1- Ổn định : Hát
2- Bài cũ : HS(Yến,Trâm,Nhi,Thanh) đọc viết vần,từ câu ứng dụng của bài trước làm bài tập 1 VBT.
-GV nhận xét- ghi điểm.	
3- Bài mới : a. Giới thiệu bài ay, â – ây
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
b. Dạy vần - ay
+Nhận diện chữ:-Hãy phân tích vần ay?
-So sánh : ay với a
-Đánh vần:
-GV chỉ bảng cho HS phát âm lại vần ay.
-GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
Vần ay đánh vần như thế nào?
-GV chỉnh sửa phát âm mẫu.
-YC các em hãy thêm âm b và vào vần ay để được tiếng bay.
-GV nhận xét ghi bảng
Em hãy phân tích tiếng bay?
-Tiếng bay đánh vần như thế nào?
-GV chỉnh sửa lỗi cho HS.
-GVđưa bức tranh “máy bay”và hỏi:Tranh vẽ gì?
-GV rút từ máy bay
-GV đọc mẫu chỉnh sửa nhịp đọc cho HS.
Dạy â-ây tuơng tự.
-So sánh : ây với ay
+Viết: -Gv viết mẫu vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết vần ay-máy bay.Tô lại quy trình viết vần ay-máy bay trên bảng con.
-GV nhận xét chữa lỗi.
+Đọc từ ngữ ứng dụng.GV kết hợp giảng từ
-Tìm tiếng có vần mới học?
-Đọc mẫu 1 lần
- GV chỉnh sửa Tiết 2.
c. Luyện tập: + Luyện đọc
-Đọc lại các vần ở tiết 1 
- GV chỉnh sửa – đọc câu ứng dụng : - Cho HS quan sát bức tranh minh hoạ hỏi :
? Bức tranh vẽ gì ? Em có nhận xét gì về bức tranh?
? Hãy đọc câu ứng dụng dưới bức tranh?
? Khi đọc câu này chúng ta phải lưu ý điều gì ?
- GV nhận xét , chỉnh sửa lỗi phát âm của HS khi đọc.
- GV đọc mẫu
+ Luyện viết:
- Khi viết vần hoặc tiếng, từ khoá trong bài chúng ta phải lưu ý điều gì ?
- Yêu cầu HS viết vào vở tập viết 
- GV uốn nắn chỉnh sửa cho HS
-Nhắc tư thế ngồi viết và cách cầm bút, để vở.
- GV chấm một số bài – Nhận xét.
+ Luyện nói theo chủ đề: “chạy, bay, đi bộ, đi xe.”
*Hỗ trợ nói tự nhiên đủ câu, rõ.
- GV treo tranh yêu cầu HS quan sát, trả lời các câu hỏi 
-Tranh vẽ gì?
- GV nhận xét tuyên dương
-Vần ay được tạo nên từ avà y
-HS so sánh
-HS phát âm.
-HS trả lời.
-HS đánh vần (cn-nhóm-lớp)
-HS ghép tiếng bay
-HS phân tích
-HS đánh vần (cn-nhóm-lớp)
- HS trả lời.
-HS đánh vần và đọc trơn từ khoá “máy bay”
-Thực hiện như quy trình trên
-HS quan sát viết lên không.
-Viết vào bảng con
-2-3 HS đọc
-HS tìm.
-Đọc không theo thứ tự (CN-ĐT)
-Đọc CN+ĐT
- HS quan sát 
- Trả lời
- HS đọc câu ứng dụng (cn-nhóm-lớp)
- Trả lời
- HS lắng nghe
- HS đọc câu ứng dụng
- Nét nối
- HS viết vào vở tập viết in. 
- HS chỉnh sửa tư thế ngồi, viết cho đúng
-HS nêu tên chủ đề
-HS quan sát tranh nêu nội dung tranh vẽ
- HS luyện nói (Nhóm – trước lớp)
4- Củng cố dặn dò : - Đọc lại bài trong SGK.Giáo dục hs
- Tìm tiếng,từ có vần vừa học
- Về nhà đọc lại bài .Xem trước bài tiếp theo
-Nhận xét tiết học.
TOÁN( T34)
 LUYỆN TẬP CHUNG
I- MỤC TIÊU :
+ Giúp HS củng cố về bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi các số đã học.
+ HS củng cố phép cộng một số với 0
+ Giáo dục học sinh tính chính xác.
* Hỗ trợ thêm,bớt,cộng,trừ.
II- CHUẨN BỊ :
1- Giáo viên : Chuẩn bị bài tập
2- Học sinh : SGK, bài tập toán, bộ hình toán.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU :
1- Bài cũ : - HS (Duyên,Kơ) lên bảng làm bài tập VBT.
-GV nhận xét ghi điểm.
2- Bài mới : Giới thiệu bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài 1: Tính 
-HD cách đặt phép tính theo cột.
- Cho HS làm bảng con
- Nhận xét- sửa sai
+Củng cố cách tính theo cột
Bài 2: Tính 
* Dạy hỗ trợ cho học sinh que tính.
-Nhận xét- sửa sai
-Củng cố cách làm phép tính hàng ngang.
Bài 3: điền dấu: , =
- Nhận xét- sửa sai
Củng cố tính chất của phép cộng: khi đổi chỗ các số trong phép cộng kết quả không thay đổi
Bài 4:Viết phép tính thích hợp:
*Hỗ trợ bộ lắp ghép.
Cho HS xem tranh,nêu bài toán rồi viết phép tính ứng với tình huống trong tranh ( hộ trợ cho học sinh)
-Củng cố cách ghép phép tính
-HS nêu yêu cầu bài
-2HS lên bảng,lớp làm bảng con.
-Nêu yêu cầu cách làm
 -2HS làm phiếu,lớp làm nhóm 2
-HS nêu yêu cầu bài điền dấu
-2HS lên bảng,lớp làm vào vở.
-HS nêu bài toán rồi ghép phép tính ứng với tình huống trong tranh
3- Củng cố dặn dò: Hệ thống lại bài học.-Giáo dục học sinh. Nhận xét tuyên dương tiết học. 
Về nhà làm bài tập và học thuộc công thức cộng trong phạm vi 5. -Chuẩn bị tiết sau .
-Nhận xét tiết học.
 TỰ NHIÊN XÃ HỘI(T9)
 HOẠT ĐỘNG VÀ NGHỈ NGƠI
I- MỤC TIÊU :
 - Giúp HS biết kể về các hoạt động mà em thích.Nói về sự cần thiết phải nghỉ ngơi, giải trí.
 -Biết đi đứng và ngồi học đúng tư thế.
-Có ý thức tự giác thực hiện những điều đã học vào cuộc sống hằng ngày.
II- CHUẨN BỊ : Tranh vẽ trong sgk
III- CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU :
1- Bài cũ : HS (Xuân,Hoài) Vì sao ta cần ăn nhiều loại thức ăn?
 - Chúng ta cần phải ăn uống hằng ngày để làm gì?
2- Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Khởi động:-Trò chơi: “Hướng dẫn giao thông”
-GV nêu cách chơi và hướng dẫn HS chơi.
*Hoạt động 1:Thảo luận nhóm 
Bước 1:-Kể cho nhau nghe những hoạt động, chơi hằng ngày.
Bước 2:-Cho biết những hoạt động nào có lợi hoặc có hại cho sức khoẻ?
-Cho HS ví dụ và nhận xét các trò chơi và hoạt động khác...
VD: Đá bóng: giúp cho chân khoẻ, nhanh nhẹn, khéo léo...Nhưng: nếu đá bóng vào giữa trưa, trời nắng có thể bị ốm...
*Hoạt động 2:Quan sát
Bước 1: -Hướng dẫn SGK.
-Chỉ và nói tên hoạt động trong từng hình
* Kết luận:-Khi làm việc nhiều hoặc hoạt động quá sức, cơ thể sẽ mệt mỏi, ta cần phải nghỉ ngơi cho lại sức. Nếu không nghỉ ngơi đúng lúc sẽ có hại cho sức khoẻ...
*Hoạt động 3: -Quan sát tranh:
Bước 1: Thảo luận nhóm 
Nhận biết các tư thế đúng sai trong hoạt động hằngngày.
Bước 2:Thực hiện đông tác đúng.
* Kết luận:
-Cần thực hiện các tư thế đúng khi ngồi, lúc đi đúng trong các hoạt động hằng ngày.
-HS tham gia chơi.
-Thảo luận theo cặp
-Tự kể cho nhau nghe về các hoạt động và trò chơi hằng ngày.
-HS lên kể tên các hoạt động và trò chơi của nhóm mình...
-HS quan sát
-Nêu rõ hình vẽ cảnh vui chơi:
-Hình vẽ cảnh nghỉ ngơi, thư giãn:
-Hình ảnh luyện tập thể dụïc thể thao:
-HS thảo luận nhóm 2
-Đại diện nhóm lên phát biểu nhận xét diễn lại tư thế của các bạn trong từng hình...
-Nêu lên cảm giác của mình sau khi t/h các động tác.
4- Củng cố dặn dò: Vừa học bài gì ? Nêu nội dung.
 -HS làm BT trang 9 – SGK.Giáo dục học sinh.Về học bài .Chuẩn bị bài sau.
 -Nhận xét tuyên dương tiết học. 
 	 Thứ tư ngày 22 tháng 10 năm 2008.
 TOÁN (T35)
 ÔN TẬP 
I- MỤC TIÊU :
+ Giúp HS củng cố về bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi các số đã học.
+ HS củng cố phép cộng một số với 0
+ Giáo dục học sinh làm bài cẩn thận chính xác.
II- CHUẨN BỊ : 1- Giáo viên : Chuẩn bị bài tập
 	 2- Học sinh : SGK, bài tập toán, bộ hình toán.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU :
1- Ổn định : Hát
2- Bài cũ : - HS (Đô,Hà) lên bảng, lớp làm bảng con BT1/38
3- Bài mới : Giới thiệu bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài 1: tính theo cột
-HD cách đặt phép tính theo cột.
- Cho HS làm bảng con
- Nhận xét- sửa sai
Bài 2: Tính :làm phép tính hàng ngang.
- Cho HS làm vào vở bài tập
- Nhận xét- sửa sai
Bài 3: điền dấu
 , =
- Nhận xét- sửa sai
Củng cố tính chất của phép cộng: khi đổi chỗ các số trong phép cộng kết quả không thay đổi
Bài 4: Viết phép tính thích hợp:
Cho HS xem tranh,nêu bài toán rồi viết phép tính ứng với tình huống trong tranh
-GV cho HS thực hiện trên bộ lắp ghép.
- Nhận xét- sửa sai
Củng cố cách viết phép tính.
 -HS nêu yêu cầu bài
 3 2 2 1
 + 1 + 1 + 2 + 2
 4 3 4 3
- HS nêu yêu cầu bài nêu cách làm
 2 + 1 + 2 = 5
 3 + 1 + 1 = 5
-HS nêu yêu cầu bài điền dấu
 2 + 3 = 5
 2 + 2 < 5
 2 + 2 > 1 + 2
 nêu bài toán rồi ghép phép tính ứng với tình huống trong tranh
 OO/O
 2 + 1 = 3
 1 + 2 = 3
4- Củng cố dặn dò: Viết phép tính tương ứng với tranh
	- Thi theo tổ .Giáo dục học sinh.
 -Về nhà làm bài tập.
 -Nhận xét tuyên dương tiết học.
 TIẾNG VIỆT (T85.86)
 BÀI 37 : ÔN TẬP 
I- MỤC TIÊU :
 -HS đọc và viết được một cách chắc chắn các vần kết thức bằng chữ i và chữ y.
Nghe và kể lại theo tranh truyện kể “Cây khế”.
-HS nắm chắc các âm đã học.
 - Giúp HS ham thích học môn Tiếng Việt. Thông qua các hoạt động nghe, nói, đọc, viết, kể chuyện theo tranh.
*Hỗ trợ cho học sinh kể chuyện tự nhiên,truyền cảm.
II- CHUẨN BỊ :1- Giáo viên : Bảng ôn .Tranh minh họa cho đoạn thơ ứng dụng.
 2- Học sinh : SGK, bộ chữ cái, vở tập viết in.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU :
1- Bài cũ : HS (Tuấn,Nạnh,Chiêng,Ngân) đọc ,viết từ,câu ứng dụng,SGK,
-GV nhận xét – ghi điểm.
2- Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a/Giới thiệu bài:
-Cho HS nêu lại các vần đã học trong tuần.
-Ghi ra bảng phụ.
b/ Ôn tập:: - Các vần vừa học:
-GV đọc các âm.
- Ghép chữ thành vần:
-Hướng dẫn ghép âm ở cột dọc và ở hàng ngang
-GV ghi
-Nhấn mạnh 1 vài âm không ghép được với y, i.
- Đọc từ ứng dụng: ( Dạy hộ trợ cho học sinh)
- Tập viết:
-GV nhận xét,uốn nắn.
 Tiết 2
- Đọc bài ở tiết 1
c/Luyện tập:* Luyện đọc:
-Đọc lại bài ở tiết 1
Đọc thơ ứng dụng: quan sát tranh, luyện đọc.
*Viết:- Hướng dẫn, viết mẫu
-Nhắc tư thế ngồi viết và cách cầm bút, để vở.
-GV chấm, nhận xét.
*Kể chuyện: Cây khế
-Hỗ trợ cho học sinh kể chuyện tự nhiên,truyền cảm.
-GV kể lần 1
-Kể lần 2 theo tranh.
-GV nhận xét
*Ýnghĩa giáo dục:Không nên tham lam, tham lam là tính xấu.
-HS đọc tên các vần có âm i, y đứng sau: ai, oi, ôi, ơi, ay, ây, uôi, ươi.
-HS lên chỉ chữ.
-HS vừa chỉ, vừa đọc
-HS ghép
-HS đọc CN+ĐT
 (nhìn bảng ôn)
-Đọc CN+ĐT.
-Viết bảng con: 
Nghe nhận xét
Đọc bài tiết 1 cá nhân- đồng thanh
Đọc bài tiết 1 cá nhân- đồng thanh
-Đọc vần,từ.( CN+ĐT).
-Viết vào vở tập viết:
-HS đọc tên câu chuyện.
-HS theo dõi.
-HS thảo luận nhóm thi kể.
4- Củng cố dặn dò: - Đọc bài trong SGK. - Tìm tiếng có vần vừa ôn.
 - Giáo dục học sinh. NXTDTH.
Về nhà làm BT/32.Xem trước bài vần eo, ao.
 -Nhận xét tuyên dương tiết học.
	 ÂM NHẠC (T 9)
ÔN BÀI :LÝ CÂY XANH - TẬP NÓI THƠ THEO TIẾT TẤU.
 I- MỤC TIÊU:
- Các em thuộc lời ca, hát đúng giai điệu bài hát.
- Tập trình diễn bài hát kết hợp vận động phụ họa, tập nói thơ theo âm hình tiết tấu.
- Giáo dục tình yêu âm nhạc.
II- CHUẨN BỊ : 1- Giáo viên : Bài hát, phong cảnh Nam Bộ, thanh phách, 
 2- Học sinh : Thanh phách.
 III- CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 -Bài cũ : Hát bài : Lí cây xanh 
Nhận xét
2 -Bài mới : Giới thiệu bài - ghi đầu bài.
 *Hoạt động 1:Ôn bài : Lí cây xanh
- Giới thiệu tranh phong cảnh Nam bộ
- Ôn : Lí cây xanh
- Gv hát mẫu.
- Bắt nhịp cho HS hát cả lớp
- Hát vỗ tay theo tiết tấu.
- Hát vỗ tay theo phách.
- Gv làm mẫu động tác ( nhún chân)
*Hoạt động 2: Tập nói thơ theo tiết tấu
 - Cho HS đọc thơ theo tiết tấu bài hát
- Gv làm mẫu
- Cho HS thực hiện
- Tập gõ phách theo lời thơ.
3- Củng cố : - Cho HS hát cá nhân- nhóm
- Cho đội văn nghệ của lớp lên biểu diễn.
 4- Nhận xét, dặn dò : Học thuộc bài hát
- Chuẩn bị thanh phách.
( Uyên,Ngọc,Vỹ )
- Quan sát – nhận xét
- Tranh vẽ cảnh Nam Bộ
- Hs nghe.
 - Hát tập thể
- Hát cá nhân, nhóm. 
Vừa hát vừa vỗ tay theo phách, nhịp. Theo tiết tấu lời ca.
 e q q q e q q q 
Vừa đi vừa nhảy là anh sáo xinh
Hay nói linh tinh là anh Liếu Điếu
 .
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.
 Thứ năm ngày 8 tháng 11 năm 2007.
	 THỂ DỤC ( T9)
 ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ- THỂ DỤC RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN 
I. Mục Tiêu: - Ôn 1 số kỹ năng đội hình, đội ngũ. Ôn tư thế đứng cơ bản và đứng đưa tay về phía trước. Học đứng đưa 2 tay dang ngang. Đứng đưa 2 tay lên cao chếch chữ V
- Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác,yêu cầu thực hiện ở mức cơ bản đúng.Rèn học sinh tập đúng.
- Giáo dục học sinh luyện tập thể dục hàng ngày.
II. Địa điểm và phương tiện : 	
Địa điểm : Sân trường sạch sẽ 
Phương tiện :GV : Còi, HS : đồng phục thể dục 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp 
Phần 
Nội dung
Định lượng
Tổ chức
1/Phần mở đầu 
5 phút
2/Phần cơ bản 
25 phút
3/Kết thúc 
5 phút
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học. 
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- Giậm chân đếm theo nhịp 1,2.
- Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường.
- Đi thường theo 1 hàng dọc thành vòng tròn và hít thở sâu sau đó đứng quay mặt vào trong.
- Trò chơi diệt các con vật có hại.
- Ôn tư thế đứng cơ bản.
- Ôn đưa 2 tay về phía trước
* Học đưa 2 tay dang ngang
- Tập phổi hợp
+ Nhịp 1 : TTCB đưa 2 tay ra trước
+ Nhịp 2 : Về TTĐCB.
+ Nhịp 3 : Đứng 2 tay dang ngang
+ Nhịp 4 : Về TTĐCB
* Đứng đưa 2 tay lên cao chếch chữ V
- Tập phối hợp 
+ Nhịp 1 : TTCB đưa 2 tay ra trước
+ Nhịp 2 : Về TTĐCB.
+ Nhịp 3 : Đứng đưa 2 tay lên cao chếch chữ V
+ Nhịp 4 : Về TTĐCB
- Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, trái, đi thường theo nhịp, 2-4 hàng dọc.
- Hệ thống lại bài học
* Nhận xét giờ học, tuyên dương.
2 lần
3lần
3lần
3lần
3lần
2 lần
1lần
x
x x x x
x x x x
x x x x
x x x x
x x x x x x
x
x
x
x
x
x x x x
x x x x
 x x x x x
x x x x
	 TIẾNG VIỆT (T87,88)
 BÀI 38: eo, ao
I- MỤC TIÊU : - Giúp HS đọc viết được : eo, ao, chú mèo, ngôi sao.
Đọc được từ ứng dụng :cái kéo, trái đào, leo trèo, chào cờ.Giúp HS đọc đoạn thơ ứng dụng:
 Suối chảy rì rào
 Gió reo lao xao
 Bé ngồi thổi sáo.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Gió, mây, mưa, bão, lũ
- Rèn học sinh đọc viết nghe nói.
- Giáo dục HS yêu thích môn Tiếng Việt và hiểu nghĩa của từ.
*Hỗ trợ cho học sinh nói tự nhiên đủ câu.
 II- CHUẨN BỊ : -Tranh minh hoạ : từ khóa, chú mèo, ngôi sao.
 - Bảng con, phấn, khăn lau ; - Bộ chữ cái
III- CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU :
1- Bài cũ : HS (Huyền,Hùng,K’Tuấn,Bảo) đọc ,viết từ,câu ứng dụng,SGK,
-GV nhận xét – ghi điểm.	
2- Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
b. Dạy vần - eo
+Nhận diện chữ:-Hãy phân tích vần eo?
-So sánh : eo với e
-Đánh vần:
-GV chỉ bảng cho HS phát âm lại vần eo.
-GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
Vần eo đánh vần như thế nào?
-GV chỉnh sửa phát âm mẫu.
-YC các em hãy thêm âm m và thanh sắc vào vần eo để được tiếng mèo .
-GV nhận xét ghi bảng
Em hãy phân tích tiếng mèo?
-Tiếng mèo đánh vần như thế nào?
-GV chỉnh sửa lỗi cho HS. 
-GVđưa bức tranh “con mèo”và hỏi:Tranh vẽ con gì?
-GV rút từ chú mèo
-GV đọc mẫu chỉnh sửa nhịp đọc cho HS.
Dạy vần ao tuơng tự.
-So sánh : eo với ao
+Viết: -Gv viết mẫu vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết vần eo – chú mèo.Tô lại quy trình viết vần eo – chú mèo trên bảng con.
-GV nhận xét chữa lỗi.
+Đọc từ ngữ ứng dụng.GV kết hợp giảng từ
-Tìm tiếng có vần mới học?
-Đọc mẫu 1 lần
- GV chỉnh sửa Tiết 2.
c. Luyện tập: + Luyện đọc
-Đọc lại các vần ở tiết 1 
- GV chỉnh sửa – đọc câu ứng dụng : - Cho HS quan sát bức tranh minh hoạ hỏi :
? Bức tranh vẽ gì ? Em có nhận xét gì về bức tranh?
? Hãy đọc câu ứng dụng dưới bức tranh?
? Khi đọc câu này chúng ta phải lưu ý điều gì ?
- GV nhận xét , chỉnh sửa lỗi phát âm của HS khi đọc.
- GV đọc mẫu
+ Luyện viết:
- Khi viết vần hoặc tiếng, từ khoá trong bài chúng ta phải lưu ý điều gì ?
- Yêu cầu HS viết vào vở tập viết 
- GV uốn nắn chỉnh sửa cho HS
-Nhắc tư thế ngồi viết và cách cầm bút, để vở.
- GV chấm một số bài – Nhận xét.
+ Luyện nói theo chủ đề: “Gió, mây, mưa, bão, lũ.”
*Hỗ trợ nói tự nhiên đủ câu.
- GV treo tranh yêu cầu HS quan sát, trả lời các câu hỏi H. tranh vẽ gì?
H. Trên đường đi học về, gặp mưa em làm thế nào?
H. Khi nào em thích có gió?
H. Trước khi mưa to em thường nhìn thấy gì? Trên bầu trời?
H. Em biết gì về bão và lũ?
- GV nhận xét tuyên dương
-Vần eo được tạo nên từ e và o 
-HS so sánh
-HS phát âm.
-HS trả lời.
-HS đánh vần (cn-nhóm-lớp)
-HS ghép tiếng mèo
-HS phân tích
-HS đánh vần (cn-nhóm-lớp)
- HS trả lời.
-HS đánh vần và đọc trơn từ khoá “chú mèo “
-Thực hiện như quy trình trên
-HS quan sát viết lên không.
-Viết vào bảng con
-2-3 HS đọc
-HS tìm.
-Đọc không theo thứ tự (CN-ĐT)
-Đọc CN+ĐT
- HS quan sát 
- Trả lời
- HS đọc câu ứng dụng (cn-nhóm-lớp)
- Trả lời
- HS lắng nghe
- HS đọc câu ứng dụng
- Nét nối
- HS viết vào vở tập viết in. 
- HS chỉnh sửa tư thế ngồi, viết cho đúng
-HS nêu tên chủ đề
-HS quan sát tranh nêu nội dung tranh vẽ
- HS luyện nói (Nhóm – trước lớp)
3- Củng cố dặn dò : - Đọc lại bài trong SGK.Giáo dục hs
- Tìm tiếng,từ có vần vừa học
- Về nhà đọc lại bài .Xem trước bài tiếp theo
-Nhận xét tiết học.
 TOÁN (T36)
 PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 3
I- MỤC TIÊU : 
+ HS có khái niệm ban đầu về phép trừ hiểu mối quan hệ giữa phép trừ và phép cộng.
+ Biết làm tính trừ trong phạm vi 3. Giải được các bài toán đơn giản trong thực tế có liên qua đến phép trừ trong phạm vi 3.
+ Giáo dục các em yêu thích môn học.
* Hỗ trợ HS nói được các từ có tất cả,còn lại là.
II- CHUẨN BỊ : 1- Giáo viên : Que tính, chấm tròn ...
 2- Học sinh : Đồ dùng học toán lớp 1.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU :
1- Ổn định : Hát
2- Bài cũ : HS (Thắng,Hương) làm bài tập 2/38
 - Nhận xét – ghi điểm.
3- Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
+Giới thiệu bài :-Phép trừ trong phạm vi 3.
Hoạt động 1:Hình thành khái niệm về phép trừ:
-Gắn lên bảng 2 chấm tròn và hỏi:
Trên bảng có mấy chấm tròn?
Cô bớt 1 chấm tròn, vậy còn bao nhiêu chấm tròn?
-Hai bớt một còn một
. Hai bớt 1 còn 1, ta có thể thay từ gì?
 . Ta viết như sau:2 - 1 = 1
(Dấu – đọc là dấu “trừ”)
*Hướng dẫn HS làm phép trừ trong phạm vi 3:-Hình thành tương tự như trên.
-Mẫu vật: 3 bông hoa 3 - 1 = 2
-Mẫu vật : 3 con ong 3 - 2 = 1
*Nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ:
-Dùng mẫu vật: cái lá
 2 + 1 = 3 3 - 1 = 2 3 - 2 = 1
-GV ghi như SGK
* Kết luận: Đó chính là mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Hoạt động 2:Luyện tập:
Bài 1: Tính : Hỗ trợ cho học sinh que tính
Cho HS làm miệng
-Nhận xét – sửa sai
-Củng cố tính trừ trong phạm vi 3.
Bài 2: Tính : Hỗ trợ cho học sinh que tính
-Hướng dẫn cách đặt phép tính ......
- Cho HS làm bảng con
- Nhận xét chung cả lớp
-Củng cố tính theo cột dọc.
Bài 3: Viết phép tính thích hợp. 
 (Hỗ trợ cho học sinh đọc bài toán)
-YCHS đọc và thực hành ghép phép tính
-GV nhận xét sửa sai.
-Củng cố ghép phép tính
 . Có 2 chấm tròn
 . Còn 1 chấm tròn
 . Có hai chấm tròn 
bớt 1 chấm tròn còn lại 1 chấm tròn.
-HS Bỏ đi, lấy đi, trừ đi......
 -HS nhắc: “Hai trừ một bằng một”
-HS đọc lại:“Ba trừ một bằng hai”
“Ba trừ hai bằng một”
-Đọc lại phép trừ:
-Dùng que tính để hình thành:
-HS nhắc lại nhiều em.
-HS nêu yêu cầu bài tập
-Làm miệng nối tiếp
-HS nêu yêu cầu bài tập tính theo cột
-1HS lên bảng lớp làm bảng con.
 -Nêu yêu cầu bài
-HS thực ha

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 1(88).doc