Bài soạn các môn khối 1 - Tuần 4 - Trường Tiểu học Thái Giang

A- Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể:

- Nhận biết sự bằng nhau về số lượng, biết mỗi số luôn bằng chính nó

- Biết sử dụng từ “bằng nhau”, dấu =, để so sánh số lượng so sánh các số

B- Đồ dùng dạy học:

- 3 lọ hoa, 3 bông hoa, 4 chiếc cốc, 4 chiếc thìa.

- Hình vẽ và chấm tròn xanh và 3 chấm tròn đỏ .

- Hình vẽ 8 ô vuông chia thành 2 nhóm, mỗi bên có 4 ôvuông.

 

doc 32 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 757Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn khối 1 - Tuần 4 - Trường Tiểu học Thái Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m bài dạy
.
.
Tiết 3 +4: Tiếng anh 
Giáo viên chuyên dạy
Thứ ba ngày 7 tháng 9 năm 2010
Chiều 
Tiết 1 : Luyện viết 
Bài 14
A. Mục tiêu : Rèn cho HS 
- Viết đúng , viết đẹp chữ d, đ, dê, đa
- Ngồi đúng tư thế và cách cầm bút 
B. Đồ dùng dạy học 
- Mẫu chữ 
C. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài + ghi bảng
2. Rèn viết 
a. Quan sát nhận xét 
- Gv đưa nội dung bài viết 
- Gọi HS đọc 
- Nêu quy trình viết chữ d, đ
- Đọc thầm 
- đọc CN + ĐT
- HS nêu 
- Đọc tiếng ứng dụng 
- hãy phân tích tiếng ?
- Nêu quy trình viết 
- đọc CN + Đt dê, đa
- 2 HS trung bình phân tích 
- HS khá nêu quy trình viết 
- Yêu cầu HS viết BC
- Gv chỉnh sửa cho HS 
b. Viết vở 
- Nêu tư thế ngồi viết 
-Yêu cầu HS viết vở , Gv uốn nắn tư thế ngồi viết
- Gv chấm bài và nhận xét 
- BC
- 1 HS nêu 
- Viết vở luyện viết chữ đẹp 
3. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học 
- Nghe
- VN luyện viết cho đẹp hơn
Rút kinh nghiệm bài dạy
.
.
Tiết 2 : Mĩ thuật 
Giáo viên chuyên dạy
Tiết 3; Rèn tiếng việt
 Bài 14 : d -đ
A. Mục tiêu : Rèn cho HS 
- Đọc trơn tiếng ,từ và nối đúng 
- Viết đúng mẫu chữ da , đe
B. Đồ dùng dạy học 
Bảng phụ Bài 2
C. Các hạot động dạy học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Luyện đọc
- Gọi HS đọc bài trên bảng + phân tích 
- Gọi HS đọc SGK
- Nhận xét 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập 
- Bài hôm nay có mấy bài tập
- Bài 1 : Nêu yêu cầu 
- Gọi HS đọc chữ 
=- Nêu nội dung từng hình ảnh
- Yêu cầu HS nối 
- Hãy Đọc kết quả nối 
- Đọc CN + ĐT , phân tích 
- 3 bài 
- Nối chữ với hình 
- Đọc CN + ĐT
- HS nêu 
- Nối 
- Đọc kết quả nối 
Bài 2 : Nêu yêu cầu 
- Gọi HS đọc chữ 
- Yêu cầu HS nối thành từ có nghĩa 
- 2 em lên bảng chữa bài 
- Gọi HS đọc từ 
- Nối chữ với chữ 
- Đọc 
- HS nối 
- 2 HS lên bảng , lớp nhận xét 
- Đọc từ CN + Đt
Bài 3: Yêu cầu gì
- Gọi HS đọc chữ 
- Hãy phân tích chữ da, đe
- Nêu độ cao và khoảng cách các chữ 
-GV hướng dẫn viết 
- Yêu cầu HS viết 
- Viết 
- Đọc CN + ĐT
- 2 HS phậntích 
- HS nêu 
- Nghe
- Viết 
3 . Củng cố dặn dò 
- Thi tìm tiếng , từ có âm nay học 
- Nhận xét tiết học 
- VN xem lại bài , xem trước bài 15
- Thi tìm 
Rút kinh nghiệm bài dạy
.
.
Tiết 4 : Rèn toán 
 Bài 13 : Luyện tập 
A. Mục tiêu : Rèn cho HS 
- Cách điền số và điền dấu thích hợp 
- Tiìm được số đồ vật tương ứng 
B. Đồ dùng dạy học 
- Vở BT thựchành 
C . Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài + ghi bảng
2 . Hướng dẫn HS làm bài tập 
- Bài hôm nay có mấy bài tập 
- Bài 1 : Yêu cầu gì ?
- Yêu càu HS làm 
- Gọi HS nối tiếp đọc kết quả 
- Bài 1 củng cố kiến thức gì? 
- 3 bài 
- Điền dáu > ,< , =
- HS làm 
- Nối tiếp đọc kết quả 
- So sánh số điền dấu 
Bài 2 : Nêu yêu cầu 
- Hãy đọc mẫu ở tranh 1
- Từ tranh 1 ta có 2 kết quả so sánh em nào có thể dựa vào tranh giải thích 2 kết quả đó 
- Tương tự như thế hãy hoàn thành các tranh còn lại 
- Gọi HS đọc kết quả , lớp nhận xét 
- Viết theo mẫu 
- Đọc 3 3
- HS giải thích 
- Làm bài 
- Đọc kết quả , Lơp nhận xét 
Bài 3 : Nối thêo mẫu 
Hãy tìm những đố vật có số lượng tương ứng với sốlượng chấm tròn và nối với nhau
- yêu cầu HS nối 
- Chỉ X
- Nhắc lại 
- Nghe
- HS nối 
- Đổi chéo kiểm tra bài 
3. Củng cố dặn dò 
- Thi leo dốc
 4......5
 3.....2 3....3
 4...... 1 5.....2
2.....2 3......4
- 2 tổ chơi điền dấu mỗi tổ 4 HS
- Nhận xét tiết học 
- VN xem lại bài 
Rút kinh nghiệm bài dạy
.
.
Thứ tư ngày 8 tháng 9 năm 2009
Tiết 1 : Toán 
Tiết 15 : Luyện tập chung
A. Mục tiêu
+ Qua bài học HS được củng cố về:
- Khái niệm ban đầu về bé hơn, lớn hơn, bằng nhau
- Thực hành so sánh các số trong phạm vi 5 và cách dùng các từ “lớn hơn” “bé hơn” “bằng nhau”, các dấu (>, <, =) để đọc, ghi kết quả so sánh.
B. Đồ dùng dạy học 
- Tranh, bút màu (trong phần trò chơi
C.Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
I- Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng , Lớp BC 
? Nêu cách so sánh hai số ?
- NX sau kiểm tra
HS1: 34 , 5 5
HS2: 1... 5, 42
BC: 5.2, 33
- 1 HS nêu
II- Luyện tập:
1. GTB + ghi bảng
2 HD HS làm bài tập 
Bài 1 (25)
- Cho HS mở sách và quan sát 
? em hãy nhận xét số hoa ở 2 bình hoa
- Muốn để bình có hai bông = bình có 3 bông ta phải làm gì ?
- Y/c HS vẽ
- Cho HS quan sát phần b
- Số con kiến ở 2 bình có = nhau không?
? Muốn cho bên có 4 con kiến = bên có 3 con kiến ta làm ntn ?
+ Cho HS quan sát phần c
? Em hãy so sánh số nấm ở 2 hình ?
?Muốn có số nấm ở hai hình bằng nhau ta có thể làm theo những cách nào ?
- Y/c HS làm bài và uốn nắn
Bài 2 (25)
? Nêu cách làm của BT2
- HS quan sát BT1
- Số hoa ở hai bình không bằng nhau, 1bình có 3 bông, 1bình có 2 bông.
- Vẽ thêm một bông hoa vào bên có hai bông hoa
- HS vẽ theo HD
- HS quan sát 
- không bằng nhau, 1 bên có 4 con kiến, 1 bên có 3 con.
- Ta phải gạch đi một con
- HS quan sát
4 < 5
- Vẽ thêm 1 cái nấm vào bên có 4 cái nấm hoặc gạch đi 1 cái nấm ở bên có 5 cái nấm.
- HS làm theo HD
- Nối số thích hợp với ô trống
? Có thể nối mỗi ô trống với 1 hay nhiều số ? vì thế mỗi lần nối ô trống với một số em hãy thay đổi màu bút chì để dễ nhìn kết quả.
- Yêu cầu HS làm 
- Gọi HS đọc kết quả 
- Nhiều số
- HS làm BT
- HS đọc , lớp NX 
* Nghỉ giữa tiết 
Bài 3 (25): Làm tương tự BT2
- GV nhận xét, chỉnh sửa
III- Củng cố - dặn dò:
+ Trò chơi: Xây nhà
Mục đích: Rèn tính nhanh nhẹn sẽ thực hành so sánh số trong phạm vi 5
Cách chơi: - Chia lớp thành 3 đội
- Giáo viên phổ biến luật chơi và cách chơi. Mỗi tổ sẽ nhận được 1 ngôi nhà các em truyền ngôi nhà từ bạn đầu tổ đến bạn cuối tổ. Mỗi em khi cầm ngôi nhà hãy nghĩ một số để điền vào 1 ô trống ở hai bên cột có dấu (>, <, =), em điền số cuối cùng sẽ nhanh chóng mang ngôi nhà của mình lên dán
- Tổ nào điền đúng và xong trước tổ đó sẽ thắng cuộc
- NX chung giờ học
ờ: - Học lại bài, xem trước bài số 6
- HS tự nêu cách làm và làm BT sau đó nêu kq’
- 1HS lên bảng
 > 
 =
 <
 =
 >
- HS chơi theo tổ.
Rút kinh nghiệm bài dạy
.
.
Tiết 2 : Mĩ thuật 
 GV chuyên dạy
Tiết 3 + 4: Tiếng việt 
 Bài 15: t- th
I. Mục tiêu
Sau bài học, HS có thể
- Đọc và viết được: t, th, tổ , thơ
	- Đọc được các tiếng và từ ngữ ứng dụng, câu ứng dụng
	- Nhận ra chữ t, th trong các tiếng của một văn bản bất kỳ 
	- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: ổ, tổ
II- Đồ dùng dạy học:
	- Sách tiếng việt 1 tập 1.
	- Bộ ghép chữ tiếng việt
	- Tranh minh hoạ các câu ứng dụng và phần luyện nói 
III- Các hoạt động dạy - Học chủ yếu.
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
A- Kiểm tra bài cũ:
- Viết và đọc
- Đọc câu ứng dụng trong SGK
- Nêu NX sau KT
- Viết bảng con và bảng lớp, da dê, đi bộ
- 1-3 học sinh đọc
B- Dạy - Học bài mới:
1- Giới thiệu bài (trực tiếp)
2- Dạy chữ ghi âm
* t
a- Nhận diện chữ:
- GV gắn bảng chữ t rồi tô 
H: Chữ t gồm mấy nét là những nét nào ?
 Chữ t gần giống với chữ gì em đã học:
? Hãy so sánh chữ t và d ?
? Các em thấy chữ t giống cái gì trong thực tế
- HS chú ý
- gồm 3 nét là nét xiên phải , nét móc dưới và nét ngang 
Giống chữ đ
Giống: đều có nét móc ngược và nét ngang
Khác: đ có nét cong hở phải t có nét xiên phải
- hình dấu +
b- Phát âm và đánh vần
+ Phát âm
- GV gắn t và giới thiệu đây là t in 
H: t in được viết bởi những nét nào ?
- Chỉ G
- GV phát âm mẫu t ( đầu lưỡi chạm răng rồi bật ra , không có tiếng thanh)
- Gọi HS phát âm
- GV theo dõi và sửa chữa cho HS
- có âm t muốn có tiếng tổ ta làm thế nào ?
- Chỉ G
-nét sổ thẳng và nét ngang 
- HS tìm trong bộ đồ dùng 
- QS
- HS nhìn bảng phát âm nhóm, CN, lớp
- thêm âm ô sau t và dấu hỏi trên ô
- HS gài: tổ
+ Đọc tiếng em vừa ghép ?
+ Ghi bảng: tổ
? Hãy phân tích tiếng tổ ?
+ Hướng dẫn đánh vần: tờ - ô -tô- hỏi -tổ
- Đưa tranh và hỏi tranh vẽ cảnh gì ?
+ Đưa từ khoá: tổ 
- Cô vừa dạy âm mới nào ?
- Gọi HS đọc âm tiếng từ khoá
- Tổ 
- Cả lớp đọc lại
- Tiếng tổ có âm t đứng trước âm ô đứng sau, dấu hỏi trên ô.
- HS đánh vần nhóm, CN lớp.
- HS qsát tranh và trả lời : Tranh vẽ tổ chim
- HS đơn trơn: CN, nhóm, lớp
- t
- HS đọc : CN + ĐT
th: (quy trình tương tự)
Lưu ý:
+ GT cho HS thấy: Có những âm được ghi = 1 con chữ nhưng có những âm được ghi = 2 con chữ.
+ Âm th được ghi mấy con chữ? 
+ Hãy so sánh chữ t và th: 
+ Phát âm: 2 đầu lưỡi chạm răng rồi bật mạnh, không có tiếng thanh.
2 con chữ là t và h (t đứng trước, h đứng sau)
Giống: cùng có chữ t
Khác: th có thêm chữ h
- Gọi HS đọc cả 2 âm mới 
- Đọc CN + Đt
c. HD viết chữ
- Chữ t có độ cao đặc biệt là cao 3 li 
- GV HD quy trình viết t, th, tổ , thỏ( lưu ý nét nối giữa t và ô, t và h)
- Nghe và quan sát 
- Cho HS tô trên khồng
- Chỉ B
- NX và sửa sai cho HS 
- Tô trên không
- Viết bảng con
d- Đọc tiếng và từ ứng dụng:
- Viết lên bảng tiếng ứng dụng:
to tô ta tho thô tha
- Yêu cầu HS đọc 
- GV nhận xét, sửa cho HS
+ GV ghi bảng từ ứng dụng:
 ti vi thợ mỏ 
? Gạch dưới những tiếng chứa âm vừa học ?
- Cho HS phân tích tiếng vừa gạch chân
Tivi: hay còn gọi là vô tuyến
Thợ mỏ: là những người làm việc khai thác mỏ
- Gọi HS đọc 
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
- HS đọc : CN + nhóm + ĐT
- HS theo dõi và nhẩm đọc
- HS tìm tiếng và gạch chân bằng phấn màu (ti, thợ)
- HS phân tích tiếng ti, thợ
- HS đọc CN, nhóm, lớp
đ- Củng cố - dặn dò:
Trò chơi: tìm tiếng có âm vừa học
- NX giờ học
- HS chơi theo HD
Tiết 2
3- Luyện tập:
a- Luyện đọc:
+ Đọc lại bài tiết 1
+ Đọc câu ứng dụng (GT tranh)
? Tranh vẽ gì?
- GV giải nghĩa nhanh, đơn giản
- Viết câu ứng dụng lên bảng: 
 bố thả cá mè , bé thả cá cờ 
- Đọc mẫu, HD đọc
- HS đọc CN, nhóm, lớp
- HSqs tranh minh hoạ, NX
- HS nêu một vài em
- HS đọc CN, nhóm, lớp
b- Luyện viết
- GV hướng dẫn cách viết vở
- Yêu cầu HS viết 
- GV quan sát, sửa cho HS
- Chấm một số bài và Nhận xét bài viết
- 1 HS nêu lại những quy định khi ngồi viết
- HS viết vở tập viết
* nghỉ giữa tiết
c- Luyện nói:
- Đưa tranh luyện nói 
- HS qs tranh và thảo luận nhóm 2 nói cho nhau nghe về chủ đề luyện nói hôm nay: ổ , tổ 
+ Y/c HS thảo luận
? Con gì có ổ ?
? Con gì có tổ ?
? Con người có gì để ở ?
? Có nên phá ổ, tổ của các con vật không ? tại sao?
- Không nên phá tổ chim, ong, gà, cần bảo vệ chúng vì chúng đem lại ích lợi cho con người.
- Nên phá tổ mối để chúng khỏi phá hại.
- gà , vịt , ngan
- chim
- nhà
- HS TLời
- HS nghe và ghi nhớ
4- Củng cố - Dặn dò:
Trò chơi: Thi viết tiếng có âm và chữ vừa học
- Đọc lại bài trong SGK
- NX chung giờ học
ờ: - Học bài ở nhà
 - Xem trước bài 16	
- HS chơi theo HD
- Nghe và ghi nhớ
Rút kinh nghiệm bài dạy
.
.
Thứ năm ngày 9 tháng 9 năm 2010
Tiết 1: Toán 
Tiết 16 : Số 6
A- Mục tiêu:
Giúp học sinh:
+ Có khái niệm ban đầu về số 6.
+ Biết đọc, biết viết số 6, đếm và so sánh các số trong phạm vi 6
+ Nhận biết số lượng trong phạm vi 6, vị trí của số 6 trong dãy số từ 1 đến 6.
B- Đồ dùng dạy học:
+ Hình 6 bạn trong SGK phóng to.
+ Nhóm các đồ vật có đến 8 phần tử (có số lượng là 6).
+ Mẫu chữ số 6 in và viết
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I- Kiểm trta bài cũ:
- Cho 2 học sinh lên bảng: 5 - 4
 34
- Cả lớp làm bảng con: 22
- nêu nhận xét sau kiểm tra 
- Học sinh theo yêu cầu của giáo viên và giải thích cách làm
II- Dạy - Học bài mới:
1- Giới thiệu bài ( Giáo viên giải thích ngắn gọn)
2- Giới thiệu số 6:
a- Lập số 6:
+ Treo hình các bạn đang chơi lên bảng.
 ? Đang có mấy bạn chơi trò chơi?
 ? Có mấy bạn đang đi tới ?
 ? 5 bạn thêm 1 bạn thành mấy bạn?
- Học sinh quan sát
- Có 5 bạn
- Có 1 bạn
- 5 bạn thêm 1 bạn thành 6 bạn
+ Yêu cầu học sinh quan sát hình con tính và nêu vấn đề 
- Tương tự như cách giải thích trên em nào có thể giải thích hình vẽ này muốn nói gì ?
- Yêu cầu học sinh khác nhắc lại
+ Bức tranh có mấy bạn, mấy chấm tròn, mấy con tính và em có mấy que tính?
- Yêu cầu học sinh khác nhắc lại rồi nêu: Các nhóm đồ vật này đều có số lượng là 6.
- Có 5 con tính thêm 1 con tính là 6, tất cả có 6 con tính.
- Có 6bạn, 6 chấm tròn, 6 que tính và 6 con tính
b- Giới thiệu chữ số 6 in và chữ số 6 viết
- GV nêu: Số 6 được biểu diễn = chữ số 6
Đây là chữ số 6 in (treo mẫu)
Đây là chữ số 6 viết (treo mẫu)
- GV chỉ mẫu chữ và yêu cầu học sinh đọc
- HS theo dõi
- Sáu
C- Nhận biết thứ tự của số 6 trong dãy số từ 1-6
- GV cầm que tính trong tay (tay phải) lấy từng que tính sang bên tay trái.
- Y/c một vài HS đếm lại
? Số sáu đứng ngay sau số nào ?
- Y/c một vài HS nhắc lại
? Những số nào đứng trước số 6
- Y/c một vài HS nhắc lại.
- HS đếm lần lượt: một, hai, ba, bốn, năm, sáu
- Số 6 đứng ngay sau số năm
-Số 1, 2, 3, 4, 5
Nghỉ giải lao giữa tiết
Lớp trưởng điều khiển
3- Luyện tập:
Bài 1: (26)
? Bài yêu cầu gì ?
- HD và giúp học sinh viết đúng quy định
Bài 2 (27)
- Cho HS nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS làm bài, chữa bài rồi đặt câu hỏi giúp HS rút ra cấu tạo của số 6
- Viết một dòng số 6
- HS viết số 6
- Viết số thích hợp vào ô trống.
? Có mấy chùm nho xanh ?
có mấy chùm nho chín ?
Trong tranh có tất cả mấy chùm nho ?
- GV chỉ tranh và nói : “6gồm 5 và 1
 Gồm 1 và 5”
- Làm tương tự với các tranh còn lại.
Bài 3 (27)
- Cho HS nêu yêu cầu của bài
- Y/c HS làm bài
- Y/c HS nhớ lại vị trí của các số từ 1 đến 6 rồi điền tiếp vào phần ô trống còn lại bên tay phải.
? Số 6 đứng sau những số nào?
- Cho HS so sánh số ô vuông giữa các cột và cho cô biết cột nào có nhiều ô vuông nhất ?
? Số 6 lớn hơn những số nào?
? Những số nào nhỏ hơn số 6 ?
Bài 4:
- Nêu Y/c của bài
- Cho HS tự làm bài, chữa miệng GV nhận xét rồi chấm điểm.
- HS trả lời
- Điền số thích hợp vào ô trống.
- HS đếm ô vuông, điền số
- HS làm và nêu miệng kết quả của dãy số thu được
- Đứng sau 1,2,3,4,5
- Cột cuối cùng có 6 ô vuông là nhiều nhất.
- 1,2,3,4,5.
- 1,2,3,4,5.
- Điền dấu thích hợp vào ô trống.
4- Củng cố - Dặn dò:
? Gia đình em có ông, bà, bố, mẹ và chị gái. Hỏi gia đình em có mấy người ?
- Cho HS đếm từ 1 đến 6 và từ 6 đến 1
- Nhận xét chung giờ học
ờ: - Học lại bài
 - Xem trước bài số 7
- Có 5 người
- HS đếm.
Rút kinh nghiệm bài dạy
.
.
Tiết 2 : Mĩ thuật 
 GV chuyên dạy
Tiết 3 + 4: Tiếng việt 
 Bài 16: Ôn tập
A- Mục tiêu:
Sau khi học, HS có thể:
- Nắm chắc chắn chữ à âm trong tuần: i, a, n, m, c, d, đ, t, th
- Đọc được các từ ngữ ứng dụng và câu ứng dụng/
- Ghép được các âm, dấu thanh đã học để được tiếng, từ
- Viết được: tổ cò, lá mạ
- Nghe, hiểu và kể lại tự nhiên một số tình huống quan trọng trong chuyện: cò đi lò dò
B- Đồ dùng dạy học:
- Sách tiếng việt 1 tập 1
- Phóng to bảng ôn trong SGK
- Tranh minh hoạ cho câu ứng dụng và phần truyện kể.
C- Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I- Kiểm tra bài cũ:
- Đọc và viết: t - tổ; th, thơ
- Đọc từ và câu ứng dụng
- Nhận xét 
- 2HS lên bảng, lớp viết bảng con
- 1 - 3 HS
II. Dạy bài mới 
1- Giới thiệu bài (trực tiếp)
- Cho HS nêu các chữ đã học trong tuần
- Gắn bảng ôn cho HS KT
2- Ôn tập:
- HS nêu: i, a, n, m, c, d, đ, t, th
- HS KT xem đã đủ chưa
a- Các chữ và âm vừa học
- Cho HS chỉ bảng ôn và đọc các âm vừa học trong tuần
- GV chỉ trong bảng ôn không theo TT cho HS đọc
- GV đọc âm
- 2 HS đọc
- HS đọc CN, nhóm, lớp
- HS lên chỉ chữ.
b- Ghép chữ thành tiếng
? Cô lấy (n) ở cột dọc ghép với (ô) ở dòng ngang thì được tiếng gì? 
- GV ghi bảng: nô
? Bạn nào có thể ghép n với các âm còn lại ở hàng ngang để tạo tiếng mới.
- GV ghi bảng và cho HS đọc
+ Tương tự cho HS ghép các chữ ở cột dọc với các chữ ở dòng ngang rồi cho HS đọc.
- Sau khi hoàn thành bảng GV ghi lại toàn bộ và cho HS đọc.
- được tiếng nô
- HS đọc: nờ-ô-nô
- HS ghép: nơ, ni, na
- HS đọc CN, nhóm, lớp
- HS làm theo HD
- HS đọc theo HD
+ Gắn bảng thứ hai lên bảng:
- Cho HS đọc các tiếng và dấu thanh có trong bảng ôn.
? Cô lấy mơ ở cột dọc ghép với dấu ( \ ) ở cột ngang thì được từ gì ? 
- Cho HS lần lượt ghép mơ với các dấu thanh còn lại 
+ Tương tự cho HS ghép (ta) với các dấu thanh.
- Cho HS đọc các từ ở bảng ôn 2
- GV theo dõi và chỉnh sửa cho HS
- Giúp HS hiểu nghĩa một số từ trong bảng ôn
mớ: còn gọi là bó
mợ: từ dùng để gọi mẹ ở một số vùng còn dùng để gọi vợ của em trai mẹ.
tà: vạt áo (tà áo)
tá: từ để chỉ số lượng 12 đồ vật
- 1 số HS đọc
- Từ mờ
- HS ghép: mớ mở,mỡ, mợ
- HS ghép: tà, tá, tả, tã, tạ
- HS đọc (CN, nhóm, lớp)
- HS chú ý nghe
* Nghỉ giừa tiết 
C- Đọc từ ngữ ứng dụng:
- GV ghi tù ứng dụng 
- Cho HS đọc các từ ứng dụng kết hợp phân tích một số từ
- HS đọc và phân tích từ theo yêu cầu
- GV theo dõi, chỉnh sửa
- Giúp HS giải nghĩa một số từ: lá mạ (đưa vật thật)
thợ nề (người thợ làm công việc xây nhà)
- HS chú ý nghe
d- Tập viết từ ứng dụng:
- GV viết mẫu, nêu quy trình viết:lá mạ ,thợ nề( Lưu ý các nét nối )
- GV nhận xét, chỉnh sửa
- HS tô chữ trên không sau đó viết bảng con
e. Củng cố dặn dò 
- Cho HS đọc lại toàn bài 
- đọc ĐT 1 lần 
- NX tiết học 
Tiết 2
3- Luyện tập
a- Luyện đọc
+ Đọc lại bài ôn tiết 1 (bảng lớp)
- HS đọc (CN, nhóm, lớp)
-GV theo dõi, chỉnh sửa
+ Đọc câu ứng dụng
GV GT tranh
? Tranh vẽ gì ?
- Đó chính là ND của câu ứng dụng hôm nay
GV ghi ; Cò bố mò cá , cò mẹ tha cá về tổ
- Cho HS đọc câu ứng dụng
- GV theo dõi, chỉnh sửa cho HS
+ GV đọc mẫu
- HS quan sát tranh
- Tranh vẽ gia đình nhà cò, 1con đang tha cá về tổ
- 2 HS đọc
- HS đọc CN, nhóm, lớp
b- Luyện viết 
- Nêu tư thế ngồi viết 
- HD HS viết trong vở tập viết.
- GV theo dõi giúp đỡ HS yếu
- 1 HS 
- HS viết theo HD
*Nghỉ giữa tiết
c- Kể chuyện: Cò đi lò dò
Câu chuyện “Cò đi lò dò” lấy từ truyện “Anh nông dân và con cò”
- GV kể diễn cảm kèm theo tranh
Tranh 1: Anh nông dân đem cò về chạy chữa và nuôi nấng
Tranh 2: Cò con trông nhà nó lò dò đi khắp nơi rồi bắt ruồi, quét dọn nhà cửa.
Tranh 3: Cò con bỗng thấy từng đàn cò bay liệng vui vẻ nó nhớ lại những ngày vui sống cùng bố mẹ.
Tranh 4: Mỗi khi có dịp là cò và cả đàn lại kéo đến thăm anh nông dân và cánh đồng của mình.
? ý nghĩa của truyện là gì ?
- HS nghe và thảo luận ý chính của truyện và kể theo tranh
- HS tập kể theo từng tranh
- HS tập kể toàn chuyện.
- Các tổ thi kể nối tiếp
- Tìm cảm chân thành đáng quý giữa cò và anh nông dân.
4- Củng cố - dặn dò:
- GV chỉ bảng ôn cho HS đọc
- GV đọc tiếng
- NX chung giờ học
ờ: - Học lại bài
 - Xem trước bài 17
- HS đọc đồng thanh
- 1 HS tự chỉ bảng ôn và đọc
- HS tìm trong bảng ôn
Rút kinh nghiệm bài dạy
.
.
Thứ sáu ngày 10 tháng 9 năm 2010
Tiết 1 : Tập viết
Tuần 3 : lễ, cọ , bờ , hổ
A. Mục tiêu :
- Nắm được quy trình viết các chữ: lễ, cọ, bờ, hổ
- Viết đúng và đẹp các chữ: Lễ, cọ, bờ, hổ
- Yêu cầu viết theo kiểu chữ thường, cỡ nhỡ, đúng mẫu đều nét.
- Biết cầm bút và ngồi đúng quy định
- Có ý thức viết cẩn thận, giữ vở sạch.
B- Đồ dùng:
- Bảng phụ viết sẵn các chữ: lễ , cọ bờ hổ
C- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I- Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS viết: b, bé
- Nêu nhận xét sau kiểm tra
- 2 HS lên bảng, lớp viết bảng con
II- Dạy - Học bài mới 
1- Giới thiệu bài:
Hôm nay lớp mình sẽ tập viết các chữ: lễ, cọ, bờ, hổ
2- Hướng dẫn viết các chữ: lễ, cọ, bờ, hổ.
- HS chú ý nghe
- Treo bảng phụ cho HS quan sát
- Cho HS nhận diện số con chữ, dấu thanh và số nét trong các chữ: độ cao, rộng
- Cho HS nhận xét chữ cọ ?
- Các chữ còn lại cho HS nhận xét (TT)
- GV chỉ vào từng chữ và nói quy trình viết
- HS quan sát chữ mẫu
- HS làm theo Y/c của GV
- Được viết = 2 con chữ; con chữ c nối với con chữ o dấu (.) dưới o
- HS theo dõi qtrình viết của GV
+ GV HD kết hợp viết mẫu
- Yêu cầu HS viết BC
- GV theo dõi, chỉnh sửa
- HS tô chữ trên không sau đó viết trên bảng con
* Nghỉ giải lao
3- Hướng dẫn HS tập viết vào vở
- Cho HS nhắc lại tư thế ngồi viết
- Cho HS luyện viết từng dòng
- GV nhắc nhở những em ngồi chưa đúng tư thế, cầm bút sai.
- Quan sát HS viết, kịp thời uốn nắn các lỗi.
- Thu vở chấm và chữa những lỗi sai phổ biến
- Khen những bài được điểm tốt và tiến bộ.
- 2 HS nhắc lại
- HS luyện viết theo mẫu
- HS chữa lỗi trong bài viết 
4- Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét chung giờ học
ờ: Luyện viết trong vở ô li
- HS nghe và ghi nhớ
Rút kinh nghiệm bài dạy
.
.
Tiết 2: Thể dục 
Giáo viên chuyên dạy
Tiết 3: Tập viết
 Tuần 4 : mơ - do - ta - thơ
A- Mục tiêu:
- Học sinh viết đúng và đẹp các chữ: mơ, do, ta, thơ
- Viết đúng kiểuchữ, cỡ chữ, chia đều khoảng cách và đều nét.
- Biết trình bày sạch sẽ, cầm bút và ngồi viết đúng quy định.
B- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn các chữ: mơ, do, ta, thơ
C- Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I- Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng viết
- KT và chấm bài viết ở nhà của HS
- Nhận xét, cho điểm
- HS 1: lễ, cọ
- HS 2: bờ, hổ
II- Dạy - Học bài mới:
1- Giới thiệu bài (trực tiếp)
2- Quan sát mẫu và nhận xét
- Treo bảng phụ đã viết mẫu
- Cho HS đọc chữ trong bảng phụ
- HS quan sát
- 2 HS đọc những chữ trong bảng phụ
- Gọi HS nhận xét từng chữ
- GV theo dõi, NX và bổ xung
- HS nhận xét từng chữ 
VD: Chữ mơ được viết = 2 con chữ m & ơ, độ cao 2 li nét móc 2 đầu của m chạm vào nét cong của ơ
3- Hướng dẫn và viết mẫu:
- GV viết mẫu kết hợp nêu quy trình viết:
-Yêu cầu HS viết BC
- GV theo dõi, chỉnh sửa
- HS tô chữ trên không sau đó tập viết trên bảng con.
Nghỉ giải lao giữa giờ
4- Hướng dẫn HS tập viết vào vở:
- Gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết
- GV giao việc
- Quan sát và giúp đỡ HS yếu
- Nhắc nhở những em ngồi viết và cầm bút sai
+ Thu vở và chấm 1 số bài
- Khen những em viết đẹp và tiến bộ.
- 1 HS nêu 
-HS tập viết từng dòng theo hiệu lệch
5- Củng cố - Dặn dò:
- NX chung giờ học
ờ: Luyện viết trong vở ô li
Rút kinh nghiệm bài dạy
.
.
Tiết 4 : Sinh hoạt lớp
Nhận xét tuần 4
A- Mục tiêu:
- HS nắm được các hoạt động diễn ra trong tuần
- Thấy được những ưu khuyết điểm trong tuần
- Biết tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục
 - Nắm được kế hoạch tuần 5
B- Lên lớp:
	I- Nhận xét chung:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 1 tuan 4(10).doc