Bài soạn các môn khối 1 - Tuần 3 - Kiều Thị Vân Anh

I - Mục tiêu: Giúp HS:

 - Đọc đ¬ược: l, h, lê, hè. Đọc đ¬ược các tiếng và từ ngữ ứng dụng và câu ứng dụng.

 - Viết đ¬ược: l, h, lê, hè ( viết được ½ số dòng qui định trong vở tập viết 1, tập một).

 - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề : le le

II- Đồ dùng dạy học:

 - Sử dụng tranh minh hoạ phần luyện nói ( SGK ). Bộ chữ, bảng con.

 

doc 20 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 698Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn các môn khối 1 - Tuần 3 - Kiều Thị Vân Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 dùng để bắt cá. Bè là những cây gỗ ghép lại dùng để vận chuyển hàng hoá.
- Vó, bè thường được đặt ở đâu ? 
- Người trong tranh đang làm gì ? 
- Ngoài bè ra con còn biết những loại nào khác dùng đi trên sông nước ? 
- Ngoài dùng vó, người ta còn dùng cách nào khác để bắt cá ?
c. Luyện viết vào Vở Tập viết: o, c, bò, cỏ
- GV quan sát, uốn nắn và sửa sai cho HS. 
- GV chấm 4 – 5 bài, nhận xét. 
5. Củng cố- Dặn dò:
- Cho HS đọc bài một lần.
- Dặn HS về nhà đọc bài. Tìm chữ đã học trong sách, báo. Xem trước bài sau.
- GV nhận xét tiết học. 
- 2 HS nhắc lại đầu bài. 
- Gồm một nét cong kín.
- HS ghép o.
- HS nhìn bảng phát âm nhiều lần: Cá nhân, nhóm, lớp.
- HS ghép bò 
- 4 HS.
- b- o- bo huyền bò: Cá nhân, nhóm, lớp.
- 2 HS: Con bò.
- HS đọc trơn bò 
- 2 HS.
- HS đánh vần,đọc trơn : Cá nhân, nhóm, lớp.
- 2 HS.
- HS quan sát, viết bảng con o.
- HS viết vào bảng con : bò, 
- 3- 4 HS trả lời.
- HS đọc lại toàn bài trên bảng.
- HS quan sát, nêu nội dung tranh. 
- HS tìm, phân tích: bò, cỏ, bó, có.
- Cá nhân, nhóm, cả lớp đọc. 
- 3 HS: vó bè
- 2 HS: vó, bè, người
- 2 HS 
- Kéo vó.
- Thuyền, ca nô.....
- Vài HS
- HS mở vở viết bài.
- Lớp đọc bài một lần.
Toán
Tiết 9: Luyện tập
I - Mục tiêu : Giúp h/s:
 - Nhận biết các số trong phạm vi 5; biết đọc, viết, đếm các số trong phạm vi 5
II. Đố dùng dạy học: 
 - Bộ đồ dùng học Toán
III- Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Bài cũ: 
- GV yêu cầu HS viết vào bảng con các số 4, 5. 
- GV nhận xét. GV cho điểm
2- Bài mới:
2.1 - Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
2.1- Hướng dẫn HS làm các bài tập trong SGK: 
Bài 1: 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài ?
- GV gắn các nhóm đồ vật có số lượng khác nhau lên bảng. 
- GV nhận xét bài của HS. 
Bài 2: Số ? 
- Cho HS xếp que tính như hình vẽ SGK lên mặt bàn. Yêu cầu HS nêu số lượng que tính của mỗi hình.
- GV nhận xét. 
Bài 3: 
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
5
4
3
2
1
1
2
3
4
5
5
4
3
2
1
- GV chỉ vào số HS điền và hỏi: Tại sao con điền số đó ? 
- GV nhận xét
4- Củng cố- Dặn dò.
- Chúng ta vừa học bài gì?
- Cho HS đếm từ 1 đến 5 và từ 5 về 1.
- Dặn dò về nhà. Nhận xét tiết học.
- HS viết bảng con các số 4, 5. 
- HS đếm đồng thanh từ 1 đến 5 và ngược lại.
- 3 HS nhắc lại đầu bài. 
- Số ?
- HS lên bảng điền số vào các nhóm tương ứng
- HS xếp hình và nêu kết quả
- 2 HS nêu yêu cầu của bài: Số ? 
- HS lên bảng điền số, dưới làm chì vào SGK.
- HS đọc dãy số vừa điền và giải thích lí do: VD: dãy 1: số 3 đứng sau số 2, số 4 đứng sau số 3
- 3 HS 
- HS đếm xuôi và đếm ngược đồng thanh.
Toán
Tiết 10: Bé hơn. Dấu <
I - Mục tiêu : Giúp h/s:
 - Bước đầu biết so sánh số lượng, biết sử dụng từ bé hơn, dấu “<” để so sánh các số. 
 - Thực hành so sánh các số từ 1 đến 5 theo quan hệ bé hơn. 
II- Đồ dùng dạy học: 
 - Bộ đồ dùng học Toán
III- Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Bài cũ: 
- Gọi HS đếm từ 1 đến 5 và ngược lại.
- GV nhận xét.
- Vài HS đếm xuôi và đếm 
ngược từ 1 đến 5 và ngược lại từ 5 đến 1. 
- Cả lớp đếm đồng thanh.
2- Bài mới:
2.1 - Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
2.2- Giảng bài:
a. Nhận biết quan hệ bé hơn. 
*Giới thiệu 1 < 2.
 - GV cho HS xem tranh SGK trang 17. 
- GV hỏi: Bên trái có mấy ô tô ?
- Bên phải có mấy ô tô ? 
- Một ô tô so với hai ô tô thì thế nào? 
- Làm tương tự với số hình vuông.
- GV nêu: 1 ô tô ít hơn 2 ô tô, 1 hình vuông ít hơn 2 hình vuông. Trong toán học khi so sánh hai nhóm đồ vật ta dùng từ ít hơn, còn khi so sánh hai số khác nhau ta dùng dấu < ta nói 1 bé hơn 2 và viết 1< 2. Nói: Dấu < gọi là dấu “bé hơn”, đọc là “bé hơn” dùng để viết kết quả so sánh.
*Giới thiệu 2< 3
- GV treo tranh 2 con chim và 3 con chim nêu: tương tự như so sánh ô tô các em hãy thảo luận để so sánh số con chim ở mỗi bên? 
- GV kiểm tra kết quả thảo luận
- Tiếp tục cho HS so sánh tiếp số hình tam giác ở hai ô dưới hình vẽ con chim ? 
-Từ việc so sánh trên bạn nào so sánh được số 2 và số 3 ? 
- Viết như thế nào ? 
- Đọc kết quả so sánh?
*Giới thiệu 3 < 4, 4 < 5
- Cách làm tương tự như trên.
- Hỏi: Dấu bé có đầu nhọn quay sang bên nào ? 
3- Thực hành:
Bài 1: Viết dấu
- GV viết mẫu và hướng dẫn HS cách viết dấu < vào bảng con.
- GV nhận xét, chỉnh sửa. 
Bài 2: Viết (theo mẫu)
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu, hỏi:. 
- Bên trái có mấy lá cờ?
- Bên phải có mấy lá cờ?
- Tương tự cho HS làm nốt 2 phần còn lại.
 Bài 3: Viết (theo mẫu): Cách làm tương tự bài 2
Bài 4 :
- Gọi HS đọc yêu cầu bài?
- Cho HS tự làm và chữa bài.
1 < 2 2 < 3 3 < 4 
4 < 5 2 < 4 3 < 5 
 - GV nhận xét, cho điểm.
4- Củng cố- Dặn dò. 
- Chúng ta vừa học bài nào? 
- Dặn HS về nhà xem lại bài. Xem trước bài sau. 
- GV nhận xét tiết học.
- 3 HS nhắc lại đầu bài. 
- 2- 4 HS : 1 ô tô
- 2- 5 HS: 2 ô tô 
- 3- 6: HS Một ô tô ít hơn hai ô tô. 
- Nhiều HS nhắc lại. Lớp đồng thanh. 
- HS quan sát tiếp và trả lời. 
- Nhiều HS nhìn bảng đọc: 1 bé hơn 2 
- HS thảo luận theo cặp.
- HS nêu kết quả thảo luận: 2 con chim ít hơn 3 con chim.
- HS thảo luận theo cặp
- 2- 5 HS: 2 tam giác ít hơn 3 tam giác. 
- 2 bé hơn 3.
- 2 HS lên bảng viết: 2 < 3.
- 5- 6 HS đọc kết quả so sánh. 
- Cả lớp nhắc lại.
- 3 – 5 HS: Quay về phía số bé.
- 2 HS nêu yêu cầu của bài. 
- HS viết dấu < vào bảng con.
- 2 HS: 3 lá cờ. 
- 2 HS : 5 lá cờ; ta viết 3<5 đọc là “ba bé hơn năm.”
- HS tự làm nốt 2 phần còn lại và đứng tại chỗ đọc kết quả bài làm của mình.
- HS viết vở
- 2 HS nêu yêu cầu. 
- HS tự làm và chữa bài. Khi chữa bài thì đọc số để củng cố về đọc số và thứ tự các số.
- 2 HS.
Thứ tư ngày 22 tháng 9 năm 2010
Học vần
Bài 10: ô, ơ
I - Mục tiêu: Giúp HS:
 - Đọc được: ô, ơ, cô, cờ; các tiếng và từ ngữ và câu ứng dụng.
 - Viết được: ô, ơ, cô, cờ 
 - Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề : bờ hồ
 - Lồng ghép giáo dục môi trường trong phần luyện nói.
II- Đồ dùng dạy học: 
 - Sử dụng tranh minh hoạ trong SGK, bộ chữ, bảng con , phấn màu .
III- Hoạt động chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tiết 1
1- Bài cũ: 
- Cho HS viết, đọc, phân tích: o, c, bó, cỏ
- GV nhận xét, chỉnh sửa. 
- HS viết, đọc, phân tích: o, c, bó, cỏ
2- Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
2.2- Dạy âm mới:
*Âm ô 
a. Nhận diện âm :
- GV giới thiệu, ghi bảng âm ô
- Âm ô gần giống với âm nào đã học? 
- Âm ô khác với âm o ở chỗ nào?
- Hãy ghép âm ô?
b. Phát âm, ghép tiếng, đánh vần tiếng:
- GV chỉ ô và đọc ô 
- Các con đã có chữ ô. Bây giờ hãy ghép thêm chữ c để được tiếng cô?
- Hãy phân tích tiếng cô?
- Đánh vần tiếng cô?
- GV cho HS xem tranh SGK , gợi tiếng mới cô, ghi bảng cô.
*Âm ơ ( dạy tương tự )
- So sánh chữ ô và chữ ơ ? 
c. Luyện đọc tiếng ứng dụng:
- GV ghi bảng tiếng hô, bơ, đọc mẫu, giải nghĩa tiếng hô.
- GV viết bảng.
- Đọc toàn bài. 
d. Hướng dẫn viết chữ: 
- GV viết mẫu và hướng dẫn HS viết.
- GV nhận xét, sửa sai. 
3-Củng cố: Các con vừa học âm gì ?
Tiết 2
4. Luyện tập
a. Luyện đọc: 
 - Luyện đọc toàn bài tiết 1
- GV chỉ theo và không theo thứ tự.
- GV nghe sửa sai nếu có .
*Đọc câu ứng dụng: bé có vở vẽ 
- GV treo tranh và hỏi: Tranh vẽ gì ?
- GV viết bảng câu ứng dụng: đọc mẫu.
- Trong câu ứng dụng tiếng nào có âm vừa học?
- Đọc câu ứng dụng? 
b. Luyện nói: 
- GV hỏi: Chủ đề luyện nói của chúng ta hôm nay là gì ? 
- GV treo tranh, hỏi: Tranh vẽ gì ? 
- Ba mẹ con đang dạo chơi ở đâu ? 
- Các bạn nhỏ có thích đi chơi bờ hồ không ? Vì sao con biết ? 
- Cảnh bờ hồ có những gì? Cảnh đó có đẹp không? Các bạn nhỏ đang đi trên đường có sạch không?
- Nếu được đi trên đường như vậy, em cảm thấy thế nào?
- Vậy bờ hồ trong tranh được dùng để làm gì ? 
- Con đã đi bờ hồ bao giờ chưa ? Con đi cùng ai? 
- Theo con chúng ta cần làm gì để bờ hồ luôn sạch sẽ như vậy?
c. Luyện viết: ô, ơ, cô, cờ
- GV cho HS nhắc lại tư thế ngồi viết rồi cho HS viết bài.
- GV quan sát, uốn nắn và sửa sai cho HS.
- GV chấm 4 – 5 bài, nhận xét bài của HS.
5. Củng cố- Dặn dò:
 - Cho HS đọc bài một lần.
- Dặn HS về nhà đọc bài. Xem trước bài sau.
- GV nhận xét tiết học. 
- 2 HS nhắc lai đầu bài .
- 5- 6 HS đọc, cả lớp đọc ô 
- Âm o
- Âm ô có thêm dấu phụ.
- HS ghép ô.
- HS nhìn bảng phát am nhiều lần: Cá nhân, nhóm, lớp.
- HS ghép cô 
- Cô có c trước, ô sau.
- c- ô- cô: Cá nhân, nhóm, lớp.
- HS đọc trơn cô 
- 2 HS: Giống nhau: Cùng là nét cong khép kín. Khác nhau: ơ: có râu, ô có mũ.
- HS thêm dấu thanh để tạo tiếng mới có nghĩa.
- HS đọc kết hợp phân tích.
- 4- 5 HS đọc, cả lớp đọc.
- HS quan sát viết bảng con ô, ơ; cô, cờ. 
- 2 HS. 
- HS đọc lại toàn bài trên bảng.
- HS đọc: Cá nhân, nhóm, lớp.
- 2- 3HS trả lời.
- HS tìm, phân tích: vở.
- Nhóm, lớp đọc 
- bờ hồ
- 2- 3 HS
- 3 HS: ở bờ hồ
- Nhiều HS.
- Vài HS.
- Rất vui, rất thú vị.
- Làm nơi nghỉ ngơi, vui chơi sau giờ làm việc.
- Nhiều HS trả lời.
- 3 HS khá giỏi đọc bài viết trên bảng nêu lại độ cao , khoảng cách , nét nối 
- HS nhắc lại tư thế ngồi viết. 
- HS viết bài. 
- Lớp đọc bài một lần.
- HS lắng nghe.
Thứ năm ngày 23 tháng 9 năm 2010
Học vần
Bài 11: Ôn tập
I - Mục tiêu: Giúp HS: 
- Đọc và viết được: ê,v, l, h, o, c, ô, ơ, các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 7 đến bài 11.
 - Nghe, hiểu và kể lại được một đoạn truyện theo tranh chuyện : hổ
II- Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng phụ ghi ôn tập, tranh minh hoạ câu ứng dụng, tranh minh hoạ cho chuyện kể hổ ( SGK), bảng con, bộ chữ, phấn màu.
III- Hoạt động dạy – học :
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
Tiết 1
1- Bài cũ: 
- Cho HS viết, đọc, phân tích: bờ, hổ, cô.
- GV nhận xét, cho điểm.
2- Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng.
2.2- Ôn tập 
a. Các chữ và âm vừa học:
- GV treo bảng ôn. 
- GV chỉ chữ
- GV đọc âm, ai có thể lên chỉ chữ cho cô ? 
b.Ghép chữ thành tiếng: 
- GV: Các con lấy b ở cột dọc ghép chữ e ở cột ngang xem được tiếng gì?
- Tiếp tục ghép b với những âm còn lại ở dòng ngang và đọc tiếng vừa ghép.
- GV ghi các tiếng lên bảng.
- Tương tự cho HS ghép hết các chữ ở cột dọc với những chữ ở dòng ngang.
- GV có thể giải thích nhanh một số từ HS ghép được. 
- Hỏi: Trong những tiếng vừa ghép được, các âm ở cột dọc đứng ở vị trí nào?
- GV chỉ bảng không theo thứ tự.
- GV treo bảng 2.
- Cho HS ghép tiếng ở cột dọc với dấu thanh ở hàng ngang để tạo tiếng có nghĩa.
c. Đọc từ ứng dụng:
- GV ghi lên bảng các từ ứng dụng. Đọc mẫu. 
- GV giải thích: lò cò: vơ cỏ.
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS. 
d. Luyện viết bảng: 
- GV viết mẫu và nêu qui trình viết.
- Nhận xét sửa sai (nếu có)
3. Củng cố: Các con vừa ôn lại những âm nào?
Tiết 2
4. Luyện tập: 
a.Luyện đọc. 
- Đọc bài tiết 1
- GV chỉ theo và không theo thứ tự.
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS. 
*Đọc câu ứng dụng: bé vẽ cô, bé vẽ cờ
- GV treo tranh và hỏi: Tranh vẽ gì ? 
- GV viết bảng câu ứng dụng : bé vẽ cô, bé vẽ cờ. 
- GV yêu cầu HS đọc toàn bài trên bảng
- GV chỉnh sửa phát âm và tốc độ cho HS. 
b. Kể chuyện : Hổ
- GV kể chuyện lần 1 để HS nắm được nội dung truyện.
- Kể lần 2 và sử dụng tranh minh hoạ trong SGK. 
- GV hỏi: Qua câu chuyện này, các con thấy Hổ là con vật như thế nào ?
c. Luyện viết vào Vở Tập viết: lò cò, vơ cỏ
- GV viết mẫu trên bảng và hướng dẫn HS quan sát khoảng cách giữa các chữ trong từ rồi cho HS viết bài. 
 - GV quan sát, uốn nắn và sửa sai cho HS 
- Chấm vài bài, nhận xét bài của HS.
5- Củng cố, dặn dò:
 Trò chơi: Tìm nhanh tiếng mới.
 - GV nêu tên trò chơi và hướng dẫn cách chơi : chia lớp thành 3 đội, HS trong mỗi đội sẽ lần lượt tìm nhanh tiếng có âm và dấu thanh đã học. GV chỉ lần lượt từng đội và các bạn đại diện sẽ nói nhanh tiếng đội mình tìm được. Thời gian là 3 phút. Đội nào tìm
được nhiều tiếng là đội thắng cuộc. 
- GV nhận xét các đội chơi. Tuyên dương HS chơi tốt.
- Dặn HS về nhà đọc lại bài. Xem trước bài sau. Nhận xét tiết học 
- HS viết, đọc, phân tích: bờ, hổ, cô. (Mỗi tổ viết 1 tiếng)
- 2 HS nhắc lại đầu bài.
- HS đọc âm.
- HS lên bảng chỉ chữ. 
- HS dưới lớp đọc đồng thanh. 
- Tiếng be. HS đọc be.
- HS ghép sau đó đọc các tiếng ghép được. 
- Cả lớp đọc đồng thanh. .
- Đều đứng trước.
- HS đọc: Cá nhân, nhóm, lớp.
- HS lên ghép và đọc theo nhóm, cá nhân, cả lớp. 
- HS đọc kết hợp phân tích tiếng: Cá nhân, nhóm, lớp 
- HS viết bảng con lò cò, vơ cỏ
- 2- 3HS trả lời.
- 5- 7 HS đọc toàn bài ôn.
- Cả lớp đọc. 
- HS quan sát, nêu nội dung tranh.
- HS đọc câu ứng dụng. Cả lớp đọc. 
- HS đọc: Cá nhân, nhóm, lớp.
- HS đọc lại tên truyện. 
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe sau đó tập kể lại câu chuyện theo tranh.
- 2- 3HS trả lời: Hổ vô ơn đáng ghét, đáng khinh.
- HS nhắc lại tư thế ngồi viết. 
- HS viết bài. 
- HS tham gia chơi.
- HS lắng nghe
Tự nhiên - xã hội
Nhận biết các vật xung quanh
I - Mục tiêu :
 - HS nhận xét và mô tả được một số vật xung quanh.
 - Hiểu được mắt, mũi, tai, lưỡi, tay (da) là các bộ phận giúp chúng ta nhận biết được các vật xung quanh.
 - Có ý thức bảo vệ và giữ gìn các bộ phận của cơ thể.
II- Đồ dùng dạy học: 
 - Sử dụng các tranh vẽ trong SGK, một số các đồ vật: hoa, quả,..
III- Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Bài cũ: 
- GV gọi HS trả lời:
- Sức lớn của con được thể hiện ở điều gì ?
- Con cần làm gì để cơ thể chóng lớn, khoẻ mạnh ?
- GV nhận xét, đánh giá.
2- Bài mới:
a - Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
b- Giảng bài: 
* Hoạt động1: Quan sát hình vẽ SGK và vật thật để mô tả được các vật xung quanh. 
- GV giới thiệu tranh 8 yêu cầu HS quan sát để tìm câu trả lời. 
- Gọi tên các vật.
- Đặc điểm của các vật.
- Hình dáng, các vật. 
- Màu sắc của các vật.
- Mùi vị của các vật. 
- GV chỉ vào từng vật và yêu cầu HS nhắc lại tên, đặc điểm của từng vật. 
*Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm để HS nhận biết vai trò của các giác quan trong việc nhận biết thế giới xung quanh. 
- Làm việc theo nhóm 4.(hoặc tổ) 
- GV yêu cầu HS dựa vào các câu hỏi gợi ý để thảo luận: 
 - Nhờ đâu bạn biết màu sắc của một vật ? 
 - Nhờ đâu bạn biết được hình dáng của 1 vật ?
 - Nhờ đâu bạn biết được mùi vị của 1 vật ?
- Nhờ đâu bạn biết được vị của thức ăn ?
- Nhờ đâu bạn biết vật đó là cứng hay mềm, là nóng hay lạnh 
- Nhờ đâu bạn biết đó là tiếng chim hót hay tiếng gà gáy ?
- GV nêu tiếp các câu hỏi cho HS thảo luận 
- Điều gì sẽ xảy ra khi mắt của chúng ta bị hỏng ? 
- Điều gì sẽ xảy ra khi tai chúng ta bị điếc ?
- GV yêu cầu một số HS lên bảng nêu câu hỏi và một số HS khác trả lời. 
GV kết luận: Nhờ có mắt, mũi, tai, lưỡi, da mà ta phân biệt được các vật xung quanh. Nếu những cơ quan đó bị hỏng thì chúng ta không thể biết 
được đầy đủ về các vật xung quanh. Vì vậy chúng ta phải có ý thức giữ gìn và bảo vệ các cơ quan đó. 
- GV tiếp tục cho HS thảo luận về cách giữ gìn và bảo vệ các bộ phận đó của cơ thể.
4- Củng cố- Dặn dò.
- GV hỏi: Nhờ đâu mà chúng ta nhận biết các vật xung quanh ? Cho ví dụ?
-GV nhắc HS: Các con thực hiện tốt việc giữ gìn và bảo vệ các bộ phận của cơ thể. 
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương HS.
- 2- 3 HS trả lời.
- 2-3 HS trả lời. 
- HS nhận xét.
- 3 HS nhắc lại đầu bài. 
- 2-3 HS: Các vật trong tranh: tivi, quả mít, con mèo, cốc nước lạnh (kem), 
- 2- 3 HS: Quả mít: vỏ sần sùi 
- 2- 3 HS: quả bóng bay hình tròn
-2- 3 HS: Bông hoa màu trắng, 
-2- 3HS: Bông hoa có mùi thơm, 
- HS nêu tên các vật
- HS khác nhận xét, bổ sung. 
- HS thảo luận trong nhóm sau thay nhau đứng lên trả lời.
- 2- 4 HS đại diện lên bảng hỏi HS dưới lớp trả lời. 
- HS nhận xét, bổ sung (nếu cần )
- 2- 3 HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS tiếp tục thảo luận về cách giữ gìn và bảo vệ các bộ phận đó của cơ thể.
- 2 HS.
Thứ sáu ngày 24 tháng 9 năm 2010
Học vần 
 Bài 12: i, a
I - Mục tiêu: Giúp HS
 - Đọc và viết được: i, a, bi, cá
 - Đọc được các tiếng, từ ngữ và câu ứng dụng 
- Nhận ra chữ i, a trong các tiếng của một văn bản bất kì. 
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề : lá cờ
II- Đồ dùng dạy học: 
 - Sử dụng tranh minh họa trong SGK, bộ chữ, bảng con, cờ Tổ quốc, cờ đội.
III- Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tiết 1
1- Bài cũ: 
- Cho HS viết, đọc, phân tích: lò cò, vơ cỏ
- GV nhận xét, cho điểm.
- HS viết, đọc, phân tích: lò cò, vơ cỏ
2- Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng.
2.2- Dạy âm mới
* Âm i 
a. Nhận diện âm:
- GV ghi bảng i, đọc mẫu i 
- Hỏi: Âm i gồm nét nào?
- Hãy ghép cho cô âm i?
b. Phát âm, ghép tiếng, đánh vần tiếng:
- GV phát âm mẫu âm i ( miệng mở hẹp)
- Có âm i. Bây giờ hãy ghép thêm chữ b để được tiếng bi ?
- Hãy phân tích tiếng bi ?
- Đánh vần tiếng bi?
- GV cho HS xem tranh, gợi tiếng mới bi , ghi bảng bi.
*Âm a ( dạy tương tự )
- So sánh chữ i và chữ a ? 
c. Luyện đọc tiếng ứng dụng
- GV viết bảng các tiếng ứng dụng.
- GV giải thích một số từ.(có dùng đồ vật minh hoạ. )
- GV nhận xét, sửa phát âm cho HS. 
- Cho HS đọc toàn bài .
d. Hướng dẫn viết chữ :
- GV viết mẫu và hướng dẫn HS viết. 
- GV nhận xét, sửa sai.
3. Củng cố:
- Các con vừa học âm nào?
Tiết 2
4. Luyện tập:
a. Luyện đọc: 
- Ôn bài tiết 1
- GV chỉ bảng
- Đọc câu ứng dụng: bé hà có vở ô li
- GV treo tranh minh họa, hỏi: Tranh vẽ gì? 
- GV ghi câu ứng dụng trên bảng. 
- Trong câu ứng dụng tiếng nào có âm vừa học? 
- Đọc câu ứng dụng?
- GV chỉnh sửa phát âm và tốc độ cho HS.
- GV yêu cầu HS đọc toàn bài trên bảng. 
- GV nhận xét, và cho điểm
b. Luyện nói:
 - Chủ đề luyện nói hôm nay là gì?
- GV treo tranh cho HS quan sát, hỏi: 
- Tranh vẽ gì ? 
- Đó là những lá cờ gì ? 
- Cờ Tổ quốc có màu gì? ở giữa có hình gì? Màu gì? 
- Cờ Tổ quốc thường được treo ở đâu ?
- Cờ Đội có màu gì ? ở giữa có hình gì ? 
- Lá cờ Hội có màu gì? Cờ Hội thường xuất hiện trong những dịp nào ?
- Ngoài các lá cờ trên con còn biết lá cờ nào khác ? 
c. Luyện viết vào Vở Tập viết: i, a, bi, cá
- GV viết mẫu trên bảng và hướng dẫn HS viết. 
-GV quan sát, uốn nắn và sửa sai cho HS. 
- GV chấm 4 - 5 bài, nhận xét bài của HS.
5. Củng cố- Dặn dò:
- Chúng ta vừa học bài gì?
- Cho HS tìm thêm một số tiếng có chứa âm i, a.
- GV nhận xét và chỉnh sửa các tiếng, từ cho HS.
- Dặn HS về nhà đọc bài, xem trước bài sau. Nhận xét tiết học.
- 3 HS nhắc lại đầu bài.
- 2 HS.
- HS ghép i.
- HS phát âm i: Cá nhân, nhóm, lớp.
- HS ghép bi 
- 4 HS: bi có b trước, i sau.
- b- i- bi: Cá nhân, nhóm, lớp.
- HS đọc trơn bi. Cá nhân, nhóm, lớp
- 2 HS: 
- HS đọc: Cá nhân, nhóm, lớp kết hợp phân tích tiếng có âm mới.
- Vài HS.
- HS viết bảng con chữ i, bi; a, cá. 
- 2 HS.
- 5- 7 HS đọc kết hợp phân tích
- 3- 5 HS đọc toàn bài.
- Cả lớp đọc. 
- 2 HS. 
- HS tìm , phân tích, đánh vần, đọc trơn: hà, li.
- Cá nhân, nhóm, lớp. 
- 3 HS.
- 2 HS: lá cờ
- 3 HS: Những lá cờ.
- 2 HS: cờ Tổ quốc, cờ Đội, cờ Hội.
- 3 HS: màu đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng. 
- 2 HS 
- 2 HS 
- 2 HS 
- 2 HS 
- HS nhắc lại tư thế ngồi viết. 
- HS viết bài 
- 2 HS.
- HS thi tìm.
Toán
 Tiết 11: Lớn hơn. Dấu >
I. Mục tiêu:
 - Bước đầu biết so sánh số lượng ; biết sử dụng từ lớn hơn và dấu > để so sánh các số
 - Thực hành so sánh các số trong phạm vi 5 theo quan hệ lớn hơn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình vẽ con bướm, con thỏ như trong SGK phóng to.
III. Hoạt động chủ yếu:
Hoạt động của GV
1.KTBC: Cho HS làm bảng con: Điền dấu < số vào chỗ ...
1...5 3...4 
4 <... ....< 2
- GV nhận xét
2.Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng.
2.2- Nhận biết quan hệ “lớn hơn”, giới thiệu dấu “>”
a.Giới thiệu 2>1.
- Treo tranh 2 con bướm và 1 con bướm. Hỏi:
- Bên trái có mấy con bướm?
- Bên phải có mấy con bướm?
- Hãy so sánh số bướm ở hai bên?
- Làm tương tự với 2 hình vuông và 1 hình vuông
- GV nói: 2 con bướm nhiều hơn 1 con bướm; 2 hình vuông nhiều hơn 1 hình vuông. Ta nói: “hai lớn hơn một”, viết là: 2>1 (viết bảng). Dấu “ >’’gọi là lớn hơn dùng để viết kết quả so sánh.
b. Giới thiệu 3>2:
 - Treo tranh 3 con thỏ và 2 con thỏ, nói: Tương tự cách so sánh trên, hãy so sánh số thỏ ở hai bên?
- Hỏi: Bạn nào có thể so sánh được?
- Làm tương tự với 3 chấm tròn và 2 chấm tròn.
- Từ việc so sánh trên: (số thỏ và số chấm tròn) ta có thể rút ra điều gì?
- Ai có thể viết cho cô điều này?
- Hỏi: 2>1; 3>2 vậy 3 so với 1 thì như thế nào? Vì sao?
- Tương tự như trên hãy so sánh 4 với 3 và 5 với 4?
- Viết bảng: 5>4; 4>3; 3>2; 2>1
- Dấu “>” và dấu “<” có gì khác nhau?
- GV nhắc lại và nói thêm: Khi viết hai dấu này mũi nhọn luôn quay về phía số bé.
3.Thực hành:
Bài 1: Hướng dẫn HS viết dấu “>”
- GV hướng dẫn HS viết dấu > vào bảng con.
- GV quan sát chỉnh sửa.
Bài 2: Hỏi: Bài tập này phải làm thế nào?
- Hướng dẫn HS quan sát mẫu rồi cho HS tự làm và chữa bài
- Chữa bài: Gọi HS đứng tại chỗ đọc kết quả. 
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu bài?
- Cách làm tương tự bài 2.
- Cho HS suy nghĩ và làm miệng
- Chữa bài: Gọi HS đứng tại chỗ đọc kết quả bài làm của mình.
- GV nhận xét
Bài4: Viết dấu > vào ô trống
- Cho HS làm vở.
- Chữa bài: Gọi HS đọc kết quả. 
- GV nhận xét, cho điểm
4. Củng cố, dặn dò, nhận xét:
- Hôm nay chúng ta học bài gì?
- Dặn dò về nhà, nhận xét giờ.
Hoạt động của HS
- HS làm bảng con
1.<..5 3.<..4 
4<...5 .1...< 2
- 2 HS nhắc lại đầu bài.
- 2 con bướm.
- 1 con bướm.
- 2 con bướm nhiều hơn 1 con bướm.
- Nhiều HS nhắc lại
- Nhiều HS nhắc lại: 2 hình vuông nhiều hơn 1 hình vuông.
- Nhiều HS nhìn “2>1” và đọc là “hai lớn hơn một”
- HS thảo luận theo cặp
- Nhiều HS nêu kết quả thảo luận
- Ba lớn hơn hai.
- HS viết bảng: 3>2. Nhiều HS nhắc lại
- Ba lớn hơn một (3>1) vì 3>2 mà 2>1
- 4>3; 5>4
- Nhiều HS đọc
- Khác tên gọi, cách viết và cách sử dụng
- HS viết dấu “>” vào bảng con
- Đếm số đồ vật ở hai bên, ghi xuống phía dưới rồi so sánh kết quả 
- HS tự làm bài.
- HS đứng tại chỗ đọc kết quả bài làm của mình: 4 cái ô nhiều hơn 2 cái ô, viết 4>2;

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1 tuan 3(2).doc