Bài soạn các môn học lớp 2 - Tuần 14

I. Mục tiêu:

 - Đọc đúng, rõ ràng toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.

 - Hiểu ND: Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Anh chị em phải đoàn kết, thương yêu nhau. (Trả lời được các CH 1,2,3,5; câu 4 dành cho hs K,G)

 - GD hs biết đoàn kết, thương yêu nhau.

II. Chuẩn bị:

 Bó đũa, bảng phụ.

III. Hoạt động dạy học:

 

doc 20 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 1122Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn các môn học lớp 2 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ự làm bài – 3 em lên bảng chữa bài.
Bài 3: Vẽ hình theo mẫu.
Gv hướng dẫn hs cách vẽ hình theo mẫu: Trước hết chấm các điiểm cần nối vào vở (theo sgk). Sau đó dùng thước và bút nối lại để được hình theo mẫu.
* Chấm, chữa bài:
Gv chấm ½ lớp.
2 em thi đua chữa bài 3 – hs nhắc lại được các hình mình vừa vẽ (hình tam giác..) 
	4. Củng cố, dặn dò:
Hs nêu các bước thực hiện phép trừ (theo cột dọc). 
Khi thực hiện em lưu ý điều gì ?
Về hoàn thành bài tập 1.
Toán :
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Củng cố về thực hiện phép trừ có nhớ ở các dạng đã học. ( SBT là số có 2 chữ số. ST là số có 1 chữ số).
 - H biết vận dụng bảng trừ đã học vào tính toán .
 - Rèn kĩ năng tính toán và giải toán cho H .
 - Giáo dục H có tính cẩn thận khi làm bài.
II. Hoạt động dạy học: 
 -Gv tổ chức lần lượt làm làm các bài tập sau .
 *Bài 1:Đặt tính rồi tính 
 71 – 25 78 – 14 69 – 12 
 85 – 37 56 – 9 33 – 44 
 -H làm bài tập vào bảng con .
 -GV nhận xét và chữa bài .
 -Gọi H nêu lại cách làm nhiều em .
 *Bài 2: Điền số :
68
24
 -13 -8 -39 -7
 -H làm bài theo nhóm .Gv nhắc H chú ý làm từng bước .
 -Gv gọi đại diện nhóm lên trình bày .Lớp chữa bài .
*Bài 3 : Tìm x
 a) x + 38 = 57 b) 19+ x = 46 c) x - 34 = 42
-H nêu giá trị x.
-H nêu quy tắc tìm x.
-H làm bài vào vở .
	-Gv theo dõi chữa bài .
 4.Củng cố, dặn dò:
 	- Gv nhận xét chung giờ học.
 	- Nhắc H về nhà xem lại bài tập đã làm .
 	- Thực hành phép trừ có nhớ dạng số có hai chữ số trừ số có một chữ số .
Thứ ba	 
 Ngày 30 tháng 11 năm 2010
Toán :
65 – 38, 46 – 17, 57 – 28, 78 – 29
I. Mục tiêu:
- Giúp hs : biết thực hiện phép trừ có nhớ, trong đó SBT có 2 chữ số, STcũng có 2 chữ số.
Biết thực hiện các phép trừ liên tiếp (tính giá trị biểu thức) và giải toán có lời văn .
Giáo dục H có ý thức học cẩn thận .
II. Lên lớp:
A. Bài cũ:
Tìm X:	X + 9 = 27 	8 + X = 46.
B. Bài mới:
	1. Giới thiệu bài:
	2. Hướng dẫn thực hiện các phép trừ của bài học:
Gv nêu phép trừ: 65 – 38 – hs nêu cách đặt tính và tính.
Gv ghi bảng:
-
65
*5 không trừ được 8, lấy 15 trừ 8 bằng 7, viết 7 nhớ 1.
38
*3 thêm 1 bằng 4, 6 trừ 4 bằng 2, viết 2.
27
Gv nêu 3 phép trừ còn lại – hs làm nháp theo nhóm.
Hs trình bày các bước – gv ghi bảng.
* Chốt: + Cách đặt tính, viết kết quả: Thẳng hàng với nhau.
 + Tính: Từ phải sang trái (nhớ 1 sang hàng chục của ST sau khi viết kết quả ở hàng đơn vị của hiệu)
	3. Thực hành:
Bài 1: Tính.
Cho hs làm bảng con câu a.
Lưu ý hs cách viết phép trừ thẳng cột đơn vị và cột chục.
Hàng chục của hiệu bằng không thì không viết vì số không lúc này không có nghĩa.
Cả lớp làm câu b vào vở.
Bài 2: Số ?
Hướng dẫn hs tự nêu cách làm bài (Ví dụ tính nhẩm: 86 – 6 = 80, viết số 80 vào ô trống lấy 80 trừ 10 bằng 70, viết số 70 vào ô trống tiếp theo).
Cho hs tự làm bài – 3 em lên chữa bài.
Bài 3: Giải toán.
1 em đọc đề toán – hs nêu dạng toán “tức là ít hơn” – hs tự giải vào vở.
* Chấm, chữa bài:
Gv chấm 1 số bài – 1 em trình bày bài giải – vài em nêu miệng.
* Chốt: cách trình bày, lời giải hay, gọn, dạng toán này làm phép tính trừ.
	4. Củng cố, dặn dò:
Khắc sâu cho hs các bước thực hiện phép trừ.
Về xem lại các bài tập vừa thực hiện.
Toán :
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Củng cố về thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 dạng 65 – 38, 46 – 17, 57 – 28, 78 – 29
 - Rèn kĩ năng giải toán bằng một phép tính trừ cho H .
 - Giáo dục H có tính cẩn thận khi làm bài.
II. Hoạt động dạy học: 
 -Gv hướng dẫn H lần lượt làm các bài tập sau . 
 Bài 1:Đặt tính rồi tính 
 a) 45 – 16 96 – 77 57 – 49 
 65 – 27 56 – 18 68 – 39 
 -H làm bài tập vào vở .
 -GV nhận xét và chữa bài .Gọi H nêu lại cách làm nhiều em .
 Bài 2: Điền dấu ( >, <, = ) thích hợp vào chỗ chấm .
 65 – 48 ... 57 – 40 46 – 17 ... 60 – 45 
 78 – 59 ... 54 – 36 63 – 59 ... 81 – 46 
 Bài 3: Năm nay ông em 78 tuổi .Bà em kém ông em 19 tuổi .Hỏi năm nay bà em bao nhiêu tuổi ?
 - H đọc bài toán , phân tích tìm hướng giải .
 -1H làm bảng .- H làm bài vào vở .Gv theo dõi chữa bài .
 	 Bài giải
Tuổi của bà ngoại em năm nay là :
78 – 19 = 59 ( tuổi)
 Đáp số : 59tuổi .
	4.Củng cố, dặn dò:
 -Gv nhận xét chung giờ học.
 -Nhắc H về nhà xem lại bài tập đã làm .
 -Thực hành phép trừ có nhớ dạng đã học .
Kể chuyện:
CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA.
I. Mục tiêu:
 - Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
 - Biết phối hợp giọng kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
 - Giáo dục hs biết đoàn kết, thương yêu nhau.
II. Chuẩn bị: 
 - Tranh minh hoạ truyện kể.. 
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 
- 2 em kể câu chuyện: Bông hoa niềm vui. Gv nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
	1. Giới thiệu bài:
	2. Hướng dẫn kể chuyện:
a. Kể từng đoạn theo tranh:
 - 1 hs đọc yêu cầu.
 - Gv lưu ý HS: Không phải mỗi tranh minh hoạ 1 đoạn của câu chuyện.
 - Hs quan sát 5 bức tranh sgk - 1 hs giỏi tóm tắt nội dung từng tranh.
	+ Tranh 1: Vợ chồng người anh và vợ chồng người em cãi nhau. Ông cụ thấy cảnh đó rất đau buồn.
	+ Tranh 2: Ông cụ lấy chuyện bẻ bó đũa dạy các con.
	+ Tranh 3: Hai anh em ra sức bẻ bó đũa mà không nổi.
	+ Tranh 4: Ông cụ bẻ gãy từng chiếc một rất dễ dàng.
	+ Tranh 5: Những người con đã hiểu ra lời khuyên của cha.
 - 1 hs kể mẫu theo tranh 1: GV khuyến khích HS kể bằng lời của mình.
*Kể chuyện trong nhóm:
*Kể chuyện trước lớp:
 + Đại diện các nhóm kể.
b. Phân vai dựng lại câu chuyện:
 - Gv phân chia theo trình độ hs.
 + Nhóm trung bình: Đóng vai và nói các lời như sgk.
 + Nhóm khá, giỏi: Thêm lời nói của nhân vật (tự tưởng tượng).
*Các nhóm tập luyện - trình diễn trước lớp.
 - Hs nhận xét, gv đánh giá , bình chọn cá nhân, nhóm kể hay nhất.
	3. Củng cố, dặn dò:
 - Nhắc cho hs luôn nhớ: anh em phải thương yêu, hoà thuận, đùm bọc và đoàn kết
 - Về kể cho mọi người trong gia đình nghe.
Tiếng việt :
 LUYỆN VIẾT
I. Mục tiêu:
-Luyện viết một số từ khó có vần , phụ âm dễ lẫn cho H như : ăn /ăc ; iên/iêng ; ươt/ ươc ;iêt / iêc ;et/ oet ; ue/oe. 
-H chép chính xác một đoạn trong bài: “Câu chuyện bó đũa”.Từ :“Thấy các con không yêu thương nhau ...đến một cách dễ dàng ”.
-Giáo dục H có ý thức viết chữ đẹp , sạch sẽ .
II. Chuẩn bị:
 Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
Gv kiểm tra vở luyện viết và chấm một số bài .
 1. Giới thiệu bài:
 2. Hướng dẫn viết.
 a)Hướng dẫn viết bảng con .
-Gv đọc từ khó dễ lẫn cho H viết bảng con : con trăn / vầng trăng/ vằng vặc ; cô tiên / bay liệng ; cái lược / xanh mướt ;thời tiết / chơi xiếc. quét nhà / khoét lỗ , que diêm / tròn xoe . 
-H luyện viết Gv theo dõi , nhắc nhở tư thế ngồi viết cho H .
 b)Hướng dẫn viết vào vở.
 -Gv nhắc cách trình bày vở cho H và hướng dẫn H chú ý viết đúng từ khó.
-Gv đọc một đoạn trong bài “Câu chuyện bó đũa” từ : “Thấy các con không yêu thương nhau ...đến một cách dễ dàng”cho H viết vào vở.
 -H viết vào vở Gv theo dõi giúp đỡ H .
-H viết xong Gv đọc lại cho H dò bài .
 3. Củng cố dặn dò .
-Chấm, chữa bài H nhận xét .
-Về nhà xem lại bài và luyện chữ viết thêm.
Thứ tư Ngày tháng 12 năm 2010 
Toán : LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Củng cố về 15, 16, 17, 18 trừ đi một số và về kỹ thuật tính toán thực hiện phép trừ có nhớ.
Củng cố, về giải bài toán bà thực hành xếp hình.
Rèn tính toán chính xác.
II. Chuẩn bị: Bộ đồ dùng toán.
III. Lên lớp:
A. Bài cũ: 
Chữa bài tập 3 (1 em) – gv nhận xét, chốt cho hs cách trình bày bài giải.
B. Bài mới:
	1. Giới thiệu bài:
	2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1,2: Tính nhẩm.
Hs mở sgk nêu yêu cầu bài tập - nhẩm 
Gv ghi các phép tính lên bảng – hs nêu kết quả.
Lớp đọc đồng thanh 1 lần.
* Chốt: Trừ 2 số liên tiếp bằng trừ tổng của 2 số đó (5 + 1 = 6) à – 1 – 5 = – 6.
Bài 3: Đặt tính rồi tính:
1 hs nêu yêu cầu - lớp làm bảng con – 2 hs làm bảng lớp - chữa bài.
* Chốt: Đặt tính các hàng thẳng cột với nhau. Tính trừ phải sang trái (nhớ 1 sang hàng chục của ST ). Viết kết quả thẳng hàng.
Bài 4: Giải toán.
1 em đọc đề toán – gv tóm tắt lên bảng:
 50 lít
 Mẹ vắt: 
 ? lít 18 lít
 Chị vắt: 
Hs nêu dạng toán - lớp tự giải vào vở.
* Chấm, chữa bài:
Gv chấm 5 bài.
1 em lê trình bày – 1 em nêu miệng.
* Chốt: Cách trình bày, lời giải, phép tính: luôn luôn làm phép trừ: số bé = số lớn – ít hơn.
Bài 5: Chơi trò chơi xếp hình.
Gv nêu yêu cầu và luật chơi – 2 nhóm thi đua – nhận xét, công bố thắng thua.
* Chốt: Hình tam giác có 3 cạnh, 3 đỉnh.
	3. Củng cố, dặn dò:
Khắc sâu: Các bước đặt cột dọc và tính.
Giải toán ít hơn – làm bài tập: 1, 2, 3, 4 vbt.
Tập đọc:
NHẮN TIN
I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch hai mẫu nhắn tin; biết nghỉ hơi đúng chỗ.
- Nắm được cách viết tin nhắn (ngắn gọn, đủ ý). Trả lời câu hỏi trong sgk.
- Hs biết vận dụng bài học, viết những điều cần nhắn, để lại.
II. Chuẩn bị: 
 - Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 
 - 2 em nối tiếp nhau đọc: Câu chuyện bó đũa và trả lời câu hỏi.
 + Vì sao 4 người con không ai bẻ được bó đũa? Câu chuyện khuyên em điều gì?
B. Bài mới:
	1. Giới thiệu bài:
	2. Luyện đọc:
a.Gv đọc mẫu: giọng nhắn nhủ, thân mật.
b.Hướng dẫn hs luyện đọc và giải nghĩa từ:
* Đọc câu:
 - Hs nối tiếp nhau đọc từng câu lần 1.
 - Gv hướng dẫn đọc từ, tiếng khó: nhắn tin, lồng bàn, quét nhà, bộ que chuyền.
 - Hs nối tiếp nhau đọc từng câu lần 2.
*Đọc từng mẫu nhắn tin:
 - Hs nối tiếp nhau đọc từng mẫu tin.
 -Gv treo bảng phụ hướng dẫn HS đọc đúng 1 số câu: Em nhớ quét nhà, / học thuộc lòng hai khổ thơ/ 
*Đọc từng mẫu nhắn tin trong nhóm:
*Thi đọc giữa các nhóm:
	3. Tìm hiểu bài:
 + Những ai nhắn tin cho Linh? Nhắn tin bằng cách nào? (chị Nga và bạn Hà).
 + Vì sao chị Nga và Hà phải nhắn tin cho Linh bằng cách ấy? Lúc chị Nga đi chắc còn sớm, Linh đang ngủ ngon lúc Hà đến, Linh không có nhà).
Gv: Chị Nga và Hà không thể nhờ ai nhắn lại cho Linh vì nhà Linh 
 + Chị Nga nhắn Linh những gì? (nơi để quà sáng, ).
 + Hà nhắn Linh những gì? (Hà mang đồ chơi cho Linh, ).
 - 1em đọc câu 5: Tình huống tập viết nhắn tin.
 + Em phải viết nhắn tin cho ai? (cho chị).
 + Vì sao phải nhắn tin? (Cả nhà đi vắng. Chị đi chợ chưa về. Em đến giờ ).
 - Nội dung nhắn tin là gì? (em đã cho cô Phúc mượn xe).
 - Hs viết tin nhắn vào vở luyện.
 - Nhiều hs nối tiếp nhau đọc bài. Cả lớp và gv nhận xét: Khen những em viết nhắn tin ngắn gọn, đủ ý.
	4. Củng cố, dặn dò:
 + Bài hôn nay giúp em hiểu gì về cách viết nhắn tin? (khi muốn nói với ai điều gì mà không gặp được người đó, ta có thể viết những điều cần nhắn 
 - Gv nhận xét tiết học. Về luyện viết nhắn tin.
Chính tả (N-V):
CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA.
I. Mục tiêu:
- Nghe viết chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời nhân vật.
- Làm được BT2,3b.
- Rèn tính cẩn thận cho HS.
II. Hoạt động dạy học:
 A. Bài cũ.
 - 2 HS lên bảng viết các tiếng có thanh hỏi, thanh ngã.
 - Gv nhận xét, chữa bài.
B. Bài mới:
	1. Giới thiệu bài :
	2. Hướng dẫn nghe - viết :
a, Hướng dẫn chuẩn bị:
 - Gv đọc bài chính tả - 2 hs đọc lại bài.
 * Hướng dẫn hs nắm nội dung:
+ Tìm lời người cha trong bài chính tả? (- Đúng. Như thế là...sức mạnh).
 * Hướng dẫn HS nhận xét:
 + Lời người cha được ghi sau những dấu câu gì? (dấu hai chấm và dấu gạch ngang đầu dòng). 
 - Hs viết bảng con tiếng khó: lẻ, yếu, lẫn, sức 
b. Gv đọc, HS viết bài vào vở.
c. Chấm, chữa bài:
 - HS tự chữa lỗi.
 - GV chấm 5-7 bài, nhận xét từng bài.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả. 
Bài 2c: 
 - 1HS nêu yêu cầu BT
 - Cả lớp làm bảng con: chỉ viết những tiếng có i hoặc iê
 - GV nhận xét
Kết quả: mải miết, hiểu biết, chim sẻ, điểm 10.
Bài 3b,c: - 1HS nêu yêu cầu BT
 - HS làm vào VBT,
 - 1 số HS nêu kết quả
 - Lớp nhận xét, Gv kiểm tra lỗi chính tả của các câu HS viết. 
Kết quả: b, hiền, tiên, chín	 c, dắt, bắc, cắt.
4. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà luyện viết thêm cho đẹp.
Luyện đọc
CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA.
I. Mục tiêu
 - Giúp HS luyện đọc lại bài tập đọc: Câu chuyện bó đũa. Đọc trôi chảy, mạch lạc, thể hiện đúng giọng đọc của bài.
 - Rèn kĩ năng đọc cho HS nhất là các HS yếu.
 - GD cho HS tinh thần đoàn kết
II. Các hoạt động dạy học.
1.Giới thiệu bài
- Gv giới thiệu nội dung yêu cầu của tiết học
2.Luyện đọc
a, Luyện đọc đúng
 - Gọi 1 HS khá đọc cả bài tập đọc: Câu chuyện bó đũa.
 - Cho HS luyện phát âm lại các từ các em thường đọc sai trong bài
 - Mỗi HS đọc một đoạn trong bài: quan tâm đến những em đọc đang còn chậm.
 - 4 HS nối tiếp nhau đọc cả bài: mỗi em đọc một đoạn.
+Luyện cho HS biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
 - GV chọn đoạn cần đọc ghi lên bảng
 - Hướng dẫn HS cách đọc
 - Gọi 2 HS khá đọc
 - HS luyện đọc các câu trên.
 - HS đọc cả bài: 2 em.
b, Luyện đọc diễn cảm.
 - GV gọi một số HS khá đọc, khuyến khích các em chọn giọng đọc phù hợp với bài.
 - Cả lớp nhận xét chọn ra bạn có giọng đọc hay và phù hợp nhất.
 - GV uốn nắn thêm cho các em.
 - Thi đọc diễn cảm toàn bài.
+ HS phân vai dựng lại câu chuyện.
 - HS phân vai dựng lại câu chuyện trong nhóm.
 - Một số nhóm lên trình bày.
 - Lớp nhận xét
 3.Củng cố, dặn dò.
Nhắc HS về nhà luyện đọc.
Nhận xét tiết học.
Ngày 2 tháng 12 năm 2010 
Thứ năm 
Toán :
BẢNG TRỪ
I. Mục tiêu: 
Giúp hs củng cố bảng trừ có nhớ 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
Vận dụng các bảng cộng, trừ để làm tính cộng rồi trừ liên tiếp.
Luyện tập kĩ năng vẽ hình.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ .
III. Lên lớp:
A. Bài cũ:
5 em đọc bảng trừ 11, 12,  18 trừ đi một số.
B. Bài mới:
	1. Giới thiệu bài:
	2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Tính nhẩm.
1 hs nêu yêu cầu bài tập – hs nhẩm thầm.
Gv nêu lần lượt từng phép tính.
Hs nêu kết quả - gv ghi bảng.
Lớp đọc đồng thanh 1 lần.
Bài 2: Tính.
1 hs nêu yêu cầu bài tập – vài em nêu cách thực hiện.
Hs làm bảng con - lớp làm vào vở.
	5 + 6 – 8 =
	8 + 4 – 5 =
Gv ghi đề lên bảng – hs nêu niệng kết quả.
* Chốt: Trong phép tính có phép cộng và phép trừ, ta thực hiện từ trái sang phải.
Bài 3: Vẽ hình.
1 hs nêu yêu cầu bài tập – hs dùng thước để nối các điểm.
2 hs lên bảng thi vẽ.
* Chốt: Đặc điểm hình vuông, hình tam giác.
	3. Củng cố, dặn dò:
Hs đọc lại bảng trừ. 
Về xem lại bài.
Luyện từ và câu:
TỪ NGỮ VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
 CÂU KIỂU: AI LÀM GÌ? DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI
I. Mục tiêu:
 - Nêu được một số từ ngữ về tình cảm gia đình (BT1).
 - Biết sắp xếp các từ ngữ đã cho thành câu theo mẫu Ai làm gì?(BT2); điền đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi vào đoạn văn có ô trống (BT3).
II. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
 - 2 HS lên bảng đặt 2 câu theo mẫu:
	+ Ai là gì ?
	+ Ai làm gì ?
B. Bài mới:
	1. Giới thiệu bài:
	2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1 (miệng): Tìm 3 từ nói về tình cảm thương yêu giữa anh chị em.
 - 1 em nêu yêu cầu bài tập - lớp làm vở nháp.
 - Hs trình bày miệng, gv ghi bảng: nhường nhịn, giúp đỡ, chăm sóc, chăm lo, chăm chút, yêu thương, yêu quý, chiều chuộng 
 - Gv cùng hs nhận xét.
GV: Từ nói về tình cảm yêu thương giữa anh chị em trong gia đình là những từ tỏ vẽ quan tâm lo lắng chăm sóc lẫn nhau luôn luôn vì nhau.
Bài 2: Sắp xếp các từ ở 3 nhóm sgk thành câu:
 - 1 hs đọc yêu cầu bài tập. 
 - Hs làm việc theo nhóm: Ghi vào giấy bìa to.
 - Các nhóm treo bài lên bảng.
 - Các nhóm khác nhận xét.
 - Gv kết luận: Anh khuyên bảo em. 
 - Chị chăm sóc em.
GV: Đây là câu thuộc mẫu: Ai làm gì ? Ai: anh chị em; làm gì: những công việc của họ.
Bài 3: Em chọn dấu chấm hay dấu chấm hỏi để điền vào ô trống ?
 - Gv nêu yêu cầu bài tập – hướng dẫn cách làm – hs tự làm bài vào vở.
 - Hs lên bảng trình bày miệng.
 - Gv cùng hs nhận xét.
 - Gv chấm 5 bài.
GV: + Khi viết hết 1 câu thì dùng dấu chấm.
 + Khi viết hết 1 câu để hỏi người khác về 1vấn đề gì thì dùng dấu chấm hỏi
	3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học, tuyên dương 1 số em
Về làm bài tập vào vbt.
Tập viết:
CHỮ HOA M
I.Mục tiêu:
 - Viết đúng chữ hoa M (1dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Miệng (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Miệng nói tay làm (3lần).
 - Luyện viết nắn nót, đúng mẫu đều nét, nối chữ đúng quy định.
 - Rèn luyện chữ viết cho HS.
II. Chuẩn bị: 
Chữ mẫu.
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 
Viết chữ L, Lá vào bảng con.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn viết chữ hoa M:
 - Hs quan sát chữ mẫu – nhận xét.
 + Chữ M cao mấy dòng? Gồm mấy nét? Đó là những nét nào?
 (Chữ M cao 5 li, gồm 4 nét: nét móc ngược trái, nét thẳng đứng, thẳng xiên và móc ngược phải.)
 - Gv hướng dẫn cách viết và viết mẫu.
 - Hs viết bảng con: M.
3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:
 - Gv treo bảng phụ có viết câu: “Miệng nói tay làm”.
 - HS đọc câu ứng dụng, nêu nghĩa cụm từ ứng dụng: nó đi đôi với làm.
 - Hs quan sát, nhận xét độ cao của các chữ, khoảng cách giữa các con chữ, các chữ, cách đặt dấu thanh.
 - Gv viết mẫu: Miệng. Hs viết bảng con: Miệng (2 lần).
4. Hs viết vở:
Gv nêu yêu cầu HS viết vào vở.
Gv chấm bài: 6 hs.
5. Củng cố, dặn dò:
Gv nhận xét giờ học. Tuyên dương 1 số em.
Về luyện viết phần luyện tập.
Luyện từ & câu:
 LUYỆN KIỂU CÂU: AI LÀM GÌ?
I. Mục tiêu:
 - HS nắm chắc thêm về kiểu câu Ai làm gì? đã học.
 - Xác định được đâu là kiểu câu Ai làm gì?
 - Biết đặt câu theo mẫu Ai làm gì?
 - Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu cho HS.
III. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1 Trong các câu sau, câu nào được viết theo kiểu câu Ai làm gì?
	1. Bạn Lam là học sinh giỏi.
	2. Bạn Lam rất ngoan ngoãn.
	3. Bạn Lam đang học bài.
	4. Lam nhặt rau giúp mẹ.
 - GV ghi các kiểu câu lên bảng
 - HS trả lời miệng.
Kết quả: Câu 3,4 thuộc kiểu câu Ai làm gì?
Bài 2: Đặt câu theo mẫu Ai làm gì?
 - GV nêu yêu cầu: Đặt 3 câu theo mẫu Ai làm gì?
 - HS làm vào vở
 - HS nêu các câu vừa đặt.
 - Lớp nhận xét, GV sửa lỗi cho HS
3. Củng cố, dặn dò:
Gv nhận xét, tuyên dương những em học tốt.
Về ôn lại kiểu câu trên.
Thứ sáu:	 Ngày 3 tháng 12 năm 2010 
Toán :
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Giúp hs:
Củng cố phép trừ có nhớ (tính nhẩm, tính viết). Vận dụng để làm tính, giải toán.
- Củng cố cách tìm số hạng trong phép cộng và tìm số bị trừ trong phép trừ.
Tiếp tục làm quen với việc ước lượng độ dài đoạn thẳng.
II. Lên lớp:
A. Bài cũ:
Gọi 1 số em đọc thuộc lòng bảng trừ.
Lớp nhận xét bài cũ.
B. Bài mới: Luyện tập.
Bài 1: Tính nhẩm. 
Hs tự làm rồi chữa bài.
Gọi hs thi đua tính nhẩm nhanh, đúng.
Bài 2: Đặt tính rồi tính.
1 hs nêu yêu cầu bài tập.
Cho hs tự làm bài - gọi 3 hs lên bảng chữa bài. Nêu cách đặt tính và tính.
Gv chốt lại cách đặt tính và tính: Bước 1: đặt tính  ; Bước 2: tính 
Bài 3: Tìm X.
Gọi 2 em nêu cách tìm X trong mỗi phần.
Hs làm bài và chữa bài.
Bài 4: Giải toán.
Hs đọc đề và nêu dạng toán: ít hơn.
Bài 5: Hs ước lượng.
Gv hướng dẫn hs suy nghĩ để lựa chọn được câu trả lời đúng.
Ví dụ: Quan sát đoạn thẳng dài 1 dm. Nêu độ dài 1 dm = 10 cm.
Nhận xét xem đoạn thẳng MN ngắn hơn hay dài hơn đoạn thẳng đã cho rồi ước lượng bằng mắt (dóng từ điểm N thẳng lên) và nêu.
	3. Củng cố, dặn dò:
Gv tổ chức cho H chơi trò chơi đoán nhanh . H nêu phép trừ bất kì .
Gv chốt lại các dạng toán vừa luyện.
Chính tả (TC):
TIẾNG VÕNG KÊU
I. Mục tiêu:
 - Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng 2 khổ thơ đầu của bài thơ: Tiếng võng kêu.
 - Làm được BT2,3a.
 - Luyện kĩ năng viết cho HS.
II. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
 - Gv đọc nội dung BT2 (a) của tiết trươc, HS viết bảng con.
 - Gv nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn tập chép:
a, Hướng dẫn chuẩn bị:
 - Gv treo bảng phụ, đọc bài chính tả - 2 hs đọc lại bài.
 * Hướng dẫn HS nhận xét:
 + Chữ đầu các dòng thơ viết như thế nào? (Viết hoa, lùi vào cách lề 2 ô)
 - Hs viết bảng con tiếng khó: hãy, trái tim, dạy dỗ, hiếu thảo.
b.HS chép bài vào vở.
 - GV theo dõi uốn nắn thêm
c. Chấm, chữa bài:
 - HS tự chữa lỗi.
 - GV chấm 5-7 bài, nhận xét từng bài.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả. 
Bài 2c: 
 - 1HS nêu yêu cầu BT
 - HS làm vào VBT, 2 HS lên bảng làm
 - Lớp nhận xét, Gv kiểm tra lỗi chính tả của các câu HS viết. 
4. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
Tập làm văn:
QUAN SÁT TRANH - TRẢ LỜI CÂU HỎI.
VIẾT NHẮN TIN.
I. Mục tiêu:
- Biết quan sát tranh và trả lời đúng câu hỏi về nội dung tranh(BT1).
- Viết được một mẩu tin ngắn gọn, đủ ý (BT1).
- Giáo dục hs biết viết tin nhắn đúng tình huống.
II. Chuẩn bị: 
	Tranh minh hoạ bài tập 1 (sgk).
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
2 em lần lượt lên bảng kể (đoạn văn ngắn đã viết) về gia đình mình.
Cả lớp và gv nhận xét.
B. Bài mới:
	1. Giới thiệu bài: 
- Gv nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
	2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1 (miệng):
Gv nêu yêu cầu bài tập: Quan sát tranh – trả lời câu hỏi.
Hs quan sát tranh, trả lời lần lượt từng câu hỏi (sgk).
Gv khuyến khích mỗi em nói theo cách nghĩ của mình.
Ví dụ: Bạn nhỏ đang bón bột cho búp bê.
	Bạn nhỏ đặt búp bê vào lòng, bón bột cho búp bê ăn.
Bài 2(viết): Bà đến nhà đón em đi chơi. Hãy viết 1 vài câu nhắn lại để bố mẹ biết.
Gv giúp hs nắm được yêu cầu của bài tập.
Hs nhớ tình huống để viết lời nhắn ngắn gọn, đủ ý
HS viết bài vào vở.
Hs đọc bài viết - cả lớp bình chọn bạn viết nhắn tin hay nhất.
	3. Củng cố, dặn dò:
Gv nhận xét tiết học 
Tuyên dương 1 số hs làm bài tốt. 
Về làm bài vào vbt.
Tập làm văn
LUYỆN VIẾT NHẮN TIN.
I. Mục tiêu
 - Củng cố về cách viết nhắn tin đã học.
 - Viết được lời nhắn tin theo nội dung cho trước.
 - Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ ngữ của HS.
II. Các hoạt động dạy học.
Giới thiệu bài
Hướng dẫn luyện tập.
a, Những điểm cần lưu ý khi viết nhắn tin.
 + Khi viết nhắn tin cần chú ý những điểm gì?
 - HS nêu:
	+ Viết cho ai
	+ Nội dung cần nhắn lại.
	+ Tin nhắn phải ngắn gọn, rõ ràng.
	+ Phải có ngày tháng và kí tên cuối nhắn tin.
b, Luyện viết nhắn tin.
Đề bài: Hãy viết nhắn tin với nội dung sau: Em đến nhà bạn để mượn quyển sách nhưng bạn đi vắng. Em muốn nhờ bạn ngày mai đem đến trường cho em mượn. Hãy viết lời nhắn để lại.
Gợi ý: + Bài yêu cầu viết nhắn tin cho ai?
	 + Nội dungcủa nhắn tin là gì?
 - HS viết nhấưn tin vào vở.
 - HS đọc lời nhắn của mình.
 - Lớp nhận xét, bình chọn người có lời nhắn hay nhất.
	3. Củng cố dặn dò. 
 - Nhận xét tiết học
 - Về nhà luyện viết nhắn tin theo nội dung mình tự chọn.
SINH HOẠT LỚP.
I. Mục tiêu.
Nhận xét ưu khuyết điểm tr

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 14.doc