I. Mục tiêu :
- Luyện đọc: p - ph - nh, phố xá, nhà lá,
- Luyện viết bài vào vở ô li: phố xá, nhà lá,
- Luyện nói theo chủ đề: chợ, phố, thị xã,
- GD HS có ý thức học bộ môn
II. Chuẩn bị :
GV : - Chữ mẫu
HS : -Vở ô li, bảng con
III. Các HĐ dạy - học chủ yếu
Tuần 6 Soạn: 10/9/2009 Giảng: Thứ 2, 14/9/2009 Ôn tiếng việt Tiết 15: Ôn bài 22: p - ph - nh I. Mục tiêu : - Luyện đọc: p - ph - nh, phố xá, nhà lá, - Luyện viết bài vào vở ô li: phố xá, nhà lá, - Luyện nói theo chủ đề: chợ, phố, thị xã, - GD HS có ý thức học bộ môn II. Chuẩn bị : GV : - Chữ mẫu HS : -Vở ô li, bảng con III. Các HĐ dạy - học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc : p, ph, nh 2. Bài mới: a. Luyện đọc - Cho HS đọc bài trong SGK - Cho HS đọc theo nhóm - Cho HS đọc bài ph, nh, phố xá, nhà lá - Giúp Hs yếu chú ý đọc đúng. b. Luyện viết - Giáo viên viết mẫu: phố xá, nhà lá - Cho HS viết vào vở ô ly phố xá, nhà lá - Giúp đỡ HS yếu . - Giúp đỡ các em viết còn chậm c- Luyện nói: - Theo chủ đề: chợ, phố, thị xã - Phát triển lời nói tự nhiên cho hs theo câu hỏi gợi ý: - Tranh là cảnh ở đâu? - Cảnh vật mỗi nơi như thế nào? - Người ta đến chợ để làm gì? - Hãy kể những điều em biết về phố hay thị xã? - Nhận xét . - Đọc : p, ph, nh - Mở đồ dùng học tập gài từ: phố xá, nhà lá. - HS đọc theo nhóm , cá nhân, đt - Quan sát - Viết bảng con - HS viết bài vào vở ô li. - Hs nói đúng theo chủ đề và nói thành câu dựa vào câu hỏi gợi ý. 3 . Củng cố – Dặn dò. - Trò chơi : thi nói nhanh các tiếng có chứa chữ ph, nh - GV nhận xét giờ. - Dặn dò : về nhà ôn lại đạo đức Tiết 6: Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập( tiết2 ) I-Mục tiêu: 1. Học sinh hiểu tác dụng của việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập 2. Học sinh biết yêu quý và giữ gìn sách vở đồ dùng học tập II- Chuẩn bị. - Các đồ dùng học tập: bút chì, bút mực - Bài hát Sách bút thân yêu ơi, điều 28 công ước QT về quyền trẻ em III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu: 1 ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động - Cho hs hát bài: “Sách bút thân yêu ơi” (Hoàng Đình Thảo) + Hãy nêu tác dụng của sách vở, đồ dùng học tập ? + Với sách vở, đồ dùnghọc tập chúng ta phải làm gì ? - Gv giới thiệu vào bài * Hoạt động 2: Kiểm tra sách vở, đồ dùng + Mục đích: Hs biết hiện trạng đồ dùng học tập của mình để từ đó giữ gìn chúng cẩn thận hơn + Cách tiến hành: - Chia nhóm, giao nhiệm vụ: từng đôi đổi chéo sách vở, đồ dùng học tập để kiểm tra - Gv khen ngợi và nhắc nhở hs * Hoạt động 3: Làm bài tập 3 + Mục đích: Hs biết các hành vi đúng/sai khi thực hiện chuẩn mực hành vi giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập + Tiến hành: - Gv phổ biến yc của bài tập - Gv tổng kết hoạt động, khen ngợi những em làm bài tốt. Cả lớp hát 1 lần. - 2, 3 học sinh trả lời - Hs chuẩn bị đồ dùng sách vở - Hs trao đổi chéo đồ dùng giữa 2 bạn ngồi cạnh nhau để kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của nhau. - Hs báo cáo. - Hs quan sát tranh làm việc cá nhân - Hs phát biểu 4: Củng cố, dặn dò - Giáo viên hướng dẫn đọc câu thơ cuối bài. + Vì sao em phải giữ gìn sách vở đồ dùng học tập? + Thế nào là giữ gìn sách vở đồ dùng học tập? - Gv nhắc nhở hs hằng ngày giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập ngăn nắp. Soạn: 10/9/2009 Giảng: Thứ 3, 15/9/2009 ôn Toán Tiết 16: số 10 I. Mục tiêu : - HS làm đúng các bài tập điền số. Viết số - HS biết viết đúng và đẹp các số 1,2,3,4,5. .. 10 - GD HS yêu thích môn học . II. Chuẩn bị : GV :Bộ đồ dùng toán lớp 1 HS : Bộ TH toán III. Các HĐ dạy- học chủ yếu : 1. ổn định tổ chức : 2. KT bài cũ : 3. Bài mới : Bài 1: Viết số. - Viết 2 dòng số 10 - Hướng dẫn HS viết đúng, đẹp - Nhận xét. Bài 2: Số ? - Giáo viên vẽ hình lên bảng ( tất cả các trường hợp) - làm mẫu 1 ví dụ - hướng dẫn HS điền - phân tích cấu tạo số. • • • • • • • • • • - Giúp đỡ HS yếu - YC hs nhắc lại cấu tạo số 10 Bài 3: Viết số thích hợ vào ô trống - Cho hs thực hiện viết số vào vở ô li - Theo dõi giúp đỡ hs yếu: Bài 4: Khoanh vào số lớn nhất - GV hướng dẫn hs làm bảng lớp - HS hát - Nêu các số đã học: 0, 1, 2, 10 - Nhắc lại yêu cầu bài tập - Làm bài tập vào vở. - Quan sát - Thực hiện bảng lớp : 9, 1, 10; 8, 2, 10 - 2,3 HS nêu? 0 2 6 10 4 a) 4 , 2 , 9 , 1 b) 6 , 5 , 3 , 8 4. Củng cố – Dặn dò. + Trò chơi : thi tìm số từ 0 đến 10 mà các em nhìn thấy. + GV nhận xét giờ . ôn nhạc Tiết 6: ôn bài hát: tìm bạn thân I-Mục tiêu - Học sinh ôn hát đúng giai điệu và lời ca, hát đồng đều, rõ lời - Biết bài hát: “Tìm bạn thân ” của nhạc sĩ Việt Anh - Tập biểu diễn trước lớp II- Chuẩn bị: -Nhạc cụ, đài, một số tranh ảnh III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu: 1. ổn định tổ chức: - Hát 2 .Kiểm tra bài cũ: - Cả lớp hát bài Mời bạn vui múa ca. 3. Bài mới: a. Hoạt động 1: - Ôn bài hát: “Tìm bạn thân” - Học sinh ôn lại bài hát cá nhân, tổ, cả lớp - Hát ôn theo nhóm, tổ, cá nhân, lớp. - Ôn hát cả lớp - Cả lớp hát 2 - 3 lần. - Giáo viên theo dõi chỉnh sửa - Cho học sinh tập luyện lại theo tổ, nhóm để Hs thuộc lời ca, hát đúng giai điệu- giáo viên chỉnh sửa cho học sinh - Hát theo tổ, nhóm - Cho Hs tập hát trước lớp - Đơn ca, tốp ca, b.Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ - Giáo viên hát mẫu và vỗ tay theo tiết tấu lời ca “Nào ai ngoan ai xinh ai tươi” - x x x x x x x - Hát kết hợp vỗ tay theo phách - Nghe - Thực hànhvỗ tay theo phách, tiết tấu lời ca - Biểu diễn trước lớp. - GV hdẫn Hs hát kết hợp vận động phụ họa( nhún chân, vẫy tay,) - Cho học sinh lên biểu diễn Động viên khen ngợi. 4.Củng cố-Dặn dò: - Hôm nay ôn bài gì ? - Bắt nhịp cho cả lớp hát - Về nhà tập hát cho thuộc - Nhóm, cá nhân - Thực hành - Nhóm, cá nhân - Tìm bạn thân - Cả lớp đứng hát nhún chân nhịp nhàng ôn tiếng việt Tiết 16: Ôn bài 23: g - gh I- Mục tiêu: -Học sinh đọc và viết thành thạo bài 23 g, gh, gà ri, ghế gỗ -Rèn kỹ năng viết chữ cho HS. -Luyện nói và phát triển lời nói cho HS theo chủ đề: gà ri, gà gô II- Chuẩn bị: GV: Chữ mẫu. HS: Bảng con, vở ô ly. III- Các hoạt động dạy-học chủ yếu:: 1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc : g, gh 2. Bài mới: a. Luyện đọc - Cho HS mở SGK - HS luyện đọc - Cho HS đọc bài g, gh, gà ri, ghế gỗ - Giúp Hs yếu chú ý đọc đúng. b. Luyện viết - Giáo viên viết mẫu: gà ri, ghế gỗ - Cho HS viết vào vở ô ly : gà ri, ghế gỗ - Giúp đỡ HS yếu . - Giúp đỡ các em viết còn chậm - Chấm bài, chữa lỗi. c- Luyện nói: - Theo chủ đề: gà ri, gà gô - Phát triển lời nói tự nhiên cho hs theo câu hỏi gợi ý: - Tranh vẽ mấy loại gà? tên chúng là gì? - Con nào là gà ri, con nào là gà gô? - Người ta nuôi gà để làm gì? - Thức ăn của gà là gì? - Nhận xét . - Đọc : g, gh - Mở đồ dùng học tập gài từ: gà ri, ghế gỗ - HS đọc theo nhóm , cá nhân, đt - Quan sát - Viết bảng con - HS viết bài vào vở ô li. - Hs nói đúng theo chủ đề và nói thành câu dựa vào câu hỏi gợi ý. Tranh vẽ 2 loại gà là gà ri, gà gô. - Lấy thịt, trứng, - Gạo, ngô, thóc 3 . Củng cố – Dặn dò. - Trò chơi : thi tìm tiếng có chứa chữ g, gh - GV nhận xét giờ. - Dặn dò : về nhà ôn lại Soạn: 11/9/2009 Giảng: Thứ 4, 16/9/2009 Ôn tiếng việt Tiết 17 Ôn bài 24: q – qu - gi I-Mục tiêu: - Học sinh đọc và viết thành thạo q, qu, gi - Rèn kỹ năng viết chữ cho HS. - Luyện nói và phát triển lời nói cho HS theo chủ đề: Quà quê II- Chuẩn bị: GV - Chữ mẫu HS - Bảng con, vở ô li. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc : q, qu, gi 2. Bài mới: a. Luyện đọc - Cho HS mở SGK - HS luyện đọc - Cho HS đọc bài q, qu, gi, chợ quê, cụ già - Giúp Hs yếu chú ý đọc đúng. b. Luyện viết - Giáo viên viết mẫu: chợ quê, cụ già - Cho HS viết vào vở ô ly : chợ quê, cụ già - Giúp đỡ HS yếu . - Giúp đỡ các em viết còn chậm - Chấm bài, chữa lỗi. c- Luyện nói: - Theo chủ đề: quà quê - Phát triển lời nói tự nhiên cho hs theo câu hỏi gợi ý: - Tranh vẽ cảnh gì ? - Mẹ đi chợ về mua quà cho 2 chị em là những thứ gì? - Kể một thứ quà quê mà em thích? - Nhận xét . - Đọc : q, qu, gi Mở đồ dùng học tập gài từ: chợ quê, cụ già. - HS đọc theo nhóm , cá nhân, đt - Quan sát - Viết bảng con - HS viết bài vào vở ô li. - Hs nói theo chủ đề và nói thành câu dựa vào câu hỏi gợi ý. - Tranh vẽ cảnh chợ quê. - Chùm vải, - HS kể 3 . Củng cố – Dặn dò. - Trò chơi : thi tìm tiếng có chứa chữ qu, gi - GV nhận xét giờ. - Dặn dò : về nhà ôn lại. Thủ công tiết 6: Xé, dán hình quả cam I - Mục tiêu : - Học sinh biết cách xé, dán hình quả cam từ hình vuông. - Xé, dán được hình quả cam có cuống, lá và dán hình tương đối phẳng. II - Chuẩn bị : - Giáo viên : Bài mẫu - Học sinh : Giấy màu, hồ dán III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu : 1. ổn định tổ chức : - HS hát 2. Kiểm tra : Sự chuẩn bị của học sinh - Học sinh thực hiện theo yêu cầu 3. Bài mới ; a) GV hướng dẫn quan sát, nhận xét. - Cho HS xem tranh mẫu, gợi ý HS trả lời về hình dáng, đặc điểm - Cho HS xem tranh và trả lời câu hỏi b) Hướng dẫn mẫu: * Xé hình quả cam Đánh dấu cạnh HV 8 ô, xé dời tờ giấy rồi xé 4 góc - HS đánh dấu theo GV - Thực hiện xé... * Xé hình lá - Lấy mảnh giấy màu xanh, vẽ 1 hình chữ nhật cạnh dài 4 ô, rộng 2 ô, xé HCN dời tờ giấy màu, xé 4 góc của HCN. * Xé hình cuống lá - HS thao tác theo GV - Lấy một mảnh giấy màu xanh vẽ và xé 1 HCN cạnh dài 4 ô rộng 1 ô -> xé c- Hướng dẫn dán : - Bôi hồ để dán quả, cuống, lá lên giấy nền. d- Thực hành - Quan sát Thực hành xé, dán vào giấy nháp 4- Củng cố - dặn dò : - Giáo viên nhận xét giờ. - Chuẩn bị bài sau Hoạt động tập thể tiết 6: Tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của nhà trường. I - Mục tiêu : Hướng dẫn học sinh: - Tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của nhà trường - Thêm yêu trường, lớp và có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp “xanh - sạch - đẹp”. - Tự hào mình là học sinh của trường tiểu học Kim Đồng. - Hát múa các bài hát về mái trường, quê hương, Đảng, Bác II - Chuẩn bị : Nội dung sinh hoạt. - Nêu một số thành tích nổi bật của nhà trường III - Tiến hành : 1. ổn định tổ chức : - Học sinh hát 1 bài 2. Nội dung : * GV giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của nhà trường - Duy trì tốt các nội quy nề nếp của trường, lớp. - HS nghe - Có phong trào thi đua “dạy tốt - học tốt”. - Phát động phong trào xây dựng “Trường học thân thiện - học sinh tích cực” - HS tham quan, xem một số tranh ảnh về hoạt động của nhà trường - Thực hiện tốt phong trào: Đền ơn đáp nghĩa; Lá lành đùm lá rách... - Tổ chức phong trào văn nghệ, TDTT - GV giới thiệu một số thành tích mà nhà trường đã đạt được trong những năm qua. - Học sinh nghe - Em cần làm gì để giữ được truyền thống tốt đẹp này? * Hướng dẫn một bài hát về mái trường - “ Em yêu trường em” - HS nêu - Nhận xét 3 Kết thúc : - Tuyên dương một số em có ý thức học tập và giữ gìn trường lớp. - Nhận xét tiết học. Soạn: 12/9/2009. Giảng: Thứ 5, 17/9/2009. Ôn toán tiết 17: luyện tập chung I - Mục tiêu : - Củng cố về nhận biết số lượng trong phạm vi 10; biết đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10, cấu tạo của số 10. II - Chuẩn bị : - Giáo viên : Bảng phụ - Học sinh : bảng con, vở ôly III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu : 1-ổn định tổ chức: 2- Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Bài 1: Viết các số từ 0 đến 10 - Theo dõi, hướng dẫn học sinh viết. Bài 2: Số ? 1 4 9 Bài 3: Xếp các số 8, 2, 1, 5, 10 a) Theo thứ tự từ bé đến lớn. b) Theo thứ tự từ lớn đến bé. Bài 4: > < = 01 85 69 109 ? 02 50 96 910 03 80 99 1010 - 2,3 học sinh đọc các số từ 0-10. - Viết bảng con số 9, 10. - Viết vào vở. Lên bảng điền Đọc từ 0 -10; ngược lại 10 - 0 a) b) - Làm bài vào vở 4- Củng cố- dặn dò - Tóm tắt nội dung bài. - Nhận xét tiết học. ôn Tự nhiên và xã hội tiết 6: Chăm sóc và bảo vệ răng I - Mục tiêu : - Học sinh thấy được ích lợi chăm sóc và bảo vệ răng - Học sinh nêu được các việc nên làm hay không nên làm để chăm sóc và bảo vệ răng. - Giáo dục HS có ý thức chăm sóc và bảo vệ răng II - Chuẩn bị : - Kem đánh răng, mô hình răng, bàn chải - Nước súc miệng III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: - HS hát 1 bài - Nêu tên bài học 3. Bài mới a) Hoạt động 1 : - Nêu ích lợi của việc chăm sóc và bảo vệ răng - Nhiều HS nêu - Bảo vệ răng tốt có ích lợi gì? - Nêu - Nhận xét b) Hoạt động 2 : * Các việc nên làm để bảo vệ răng - Nêu yêu cầu - Các việc nên làm để bảo vệ răng là : Đánh răng, không cắn các vật cứng, không ăn quá nóng hoặc lạnh quá c) Hoạt động 3 : Liên hệ - Làm mẫu trên mô hình răng - Cho HS thực hành đánh răng - Theo dõi, hướng dẫn cách đánh răng. - Quan sát - Thực hành - Nhận xét 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ. - Dặn dò : Chuẩn bị bài học sau. Ôn Thủ công tiết 6: Xé, dán hình quả cam I - Mục tiêu : - Học sinh thực hành xé, dán hình quả cam từ hình vuông. - Học sinh xé được quả cam có lá, cuống - Học sinh dán quả cam vào vở thủ công. II - Chuẩn bị : - Giáo viên : Bài mẫu - Học sinh : 1 tờ giấy màu thủ công, hồ dán III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu : 1. ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra đồ dùng học tập - HS hát - Thực hiện theo yêu cầu. 3.Bài mới : Thực hành xé, dán hình quả cam a)Hoạt động 1 : - Nhắc lại cách xé dán hình quả cam, hình lá, hình cuống lá - 2, 3 HS nhắc lại b) Hoạt động 2 : * Thực hành xé, dán hình quả cam - Cho HS thực hành xé, dán hình quả cam trên giấy thủ công. - Giúp đỡ HS còn lúng túng. - Nhận xét, đánh giá sản phẩm. - Xé được đường cong, đường xé đều ít răng cưa. - Hình xé gần giống mẫu, dán cân đối - Thực hành - Dán vào vở thủ công - TB sản phẩm - Bình chọn sản phẩm đẹp 4) Củng cố - dặn dò : - Nhận xét giờ. Tuyên dương em học tốt . - Thu dọn vệ sinh nơi học tập. - Chuẩn bị bài cho giờ sau . Soạn: 14/9/2009. Giảng: Thứ 6, 18/9/2009. Ôn toán tiết 18: luyện tập về số 10 - luyện tập chung I - Mục tiêu : Giúp học sinh củng cố về: - Thứ tự của mỗi số trong dãy các số từ 0 -10, sắp xếp, so sánh các số trong phạm vi 10. II - Chuẩn bị : - Giáo viên : Bảng phụ - Học sinh : bảng con, vở ôly III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu : 1-ổn định tổ chức: 2- Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Bài 1: Số. 1 0 6 8 3 2 1 5 9 7 Bài 2: Viết các số 6, 2, 9, 7, 4 a) Theo thứ tự từ bé đến lớn. b) Theo thứ tự từ lớn đến bé. Bài 3: > < = 85 36 109 22 ? 49 77 910 02 03 10 99 1010 Bài 4: Điền số thích hợp vào . Có mấy hình tam giác ? - 2,3 học sinh đọc các số từ 0-10. - Làm bài trên bảng lớp a) b) - Làm bài vào vở. b) Có mấy hình vuông? 4- Củng cố- dặn dò - Tóm tắt nội dung bài. - Nhận xét tiết học. Ôn tiếng việt Tiết 18 Ôn bài 26: y - tr I-Mục tiêu: - Học sinh đọc và viết thành thạo y - tr - Rèn kỹ năng viết chữ cho HS. - Luyện nói và phát triển lời nói cho HS theo chủ đề: Nhà trẻ. II- Chuẩn bị: GV - Chữ mẫu HS - Bảng con, vở ô li. III- Các hoạt động dạy - học : 1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài SGK 2. Bài mới: a. Luyện đọc - Cho HS mở SGK - HS luyện đọc - Cho HS đọc bài trong SGK. - Chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh. - Giúp Hs yếu chú ý đọc đúng. b. Luyện viết - Giáo viên viết mẫu: y tá, tre ngà - Cho HS viết vào vở ô ly : y tá, tre ngà - Giúp đỡ HS yếu . - Giúp đỡ các em viết chậm, chưa đúng mẫu. - Chấm bài, chữa lỗi. c- Luyện nói: - Theo chủ đề: Nhà trẻ. - Phát triển lời nói tự nhiên cho HS theo câu hỏi gợi ý: - Tranh vẽ cảnh ở đâu ? - Cô giáo đang làm gì? - Các em bé đang làm gì ? - Đi nhà trẻ có gì vui ? - Nhận xét, khen ngợi học sinh học tập tốt . - Đọc cá nhân - HS đọc theo nhóm , cá nhân, đt - Quan sát - Viết bảng con - HS viết bài vào vở ô li. - Nghe, rút kinh nghiệm bài sau - Hs nói theo chủ đề và nói thành câu dựa vào câu hỏi gợi ý. - Tranh vẽ cảnh ở nhà trẻ. - Chơi đồ chơi, - HS kể. 3 . Củng cố – Dặn dò. - Trò chơi : thi tìm tiếng có chứa y - tr - GV nhận xét giờ học. - Dặn dò : về nhà ôn lại. Ôn mĩ thuật Tiết 6 Vẽ hoặc nặn quả dạng tròn I- Mục tiêu: - Nhận biết đặc điểm, hình dáng và mầu sắc của một số quả dạng tròn. - Hoàn thiện vẽ và nặn được một vài quả dạng tròn. - Giáo dục học sinh: Yêu thích môn học. II- Chuẩn bị GV: - 1 số ảnh, tranh vẽ về các loại quả dạng tròn. - 1 vài loại quả dạng tròn để HS quan sát. HS: - Vở tập vẽ 1. - Màu vẽ và đất màu, đất sét. III- Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: - KTsự chuẩn bị của HS cho tiết học. - NX sau KT. - HS làm theo y/c cầu giáo viên. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu . b. Quan sát & nhận xét mẫu: - Cho HS quan sát một số quả dạng tròn qua tranh ảnh & mẫu thực. - Y/ c HS nhận xét về hình dáng, màu sắc của các loại quả vừa quan sát. c. Hướng dẫn xé hoặc nặn - HS quan sất mẫu & Nx. - HS nhận xét lần lượt từng loại quả. VD: Quả cam tròn, màu da cam + Nặn dáng quả, nặn tiếp các chi tiết còn Lại như núm, cuống + Vẽ, xé quả, xé tiếp các chi tiết cuống, lá - HStheo dõi các bước nặn, vẽ, xé. d. Thực hành: - Cho HS vẽ hình quả dạng tròn vào giấy trong vở tập vẽ. HD: Có thể vẽ 1 ,2 quả to nhỏ khác nhau. - GV theo dõi & HD thêm những em còn lúng túng. - HS thực hành xé, dán quả dạng tròn theo các bước GVđã HD. - Vẽ xong tô màu theo ý thích. 3. Nhận xét, đánh giá: - GV chọn một số bài vẽ đẹp & chưa đẹp cho HS quan sát & nhận xét. * GD HS: Yêu mến vẻ đẹp, có ý thức bảo vệ và chăm sóc cây trồng. - GV nhận xét chung & động viên HS. - NX về hình dáng, màu sắc. - HS nêu. - HS nghe & ghi nhớ. - Liên hệ.
Tài liệu đính kèm: