Bài soạn các môn học khối 1 - Trường Tiểu học Nậm Mười - Tuần 13

 Học vần (51 ): ÔN TẬP

A. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có thể:

 - Đọc và viết chắc chắn các vần vừa học có kết thúc bằng n.

- Đọc đúng các từ và câu ứng dụng, đọc được các từ, câu chứa vần đã học.

- Nghe, hiểu và kể lại 1 số tình tiết quan trọng trong câu chuyện : Chia phần.

B. Đồ dùng - Dạy học:

- Bảng ôn - Tranh minh hoạ cho câu ứng dụng và truyện kể.

 

doc 23 trang Người đăng hong87 Lượt xem 711Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn học khối 1 - Trường Tiểu học Nậm Mười - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 3: (68) Tính:
- Hướng dẫn tính nhẩm và ghi kết quả cuối cùng vào SGK.
- HS làm sgk rồi lên bảng chữa.
- Gọi HS lên bảng điền kết quả .
5 + 1 + 1 = 7; 4 + 2 + 1 = 7
- HS khác nhận xét bài của bạn.
3 + 2 + 2 = 7; 3 + 3 + 1 = 7
- GV nhận xét cho điểm.
Bài 4: (68) Viết phép tính thích hợp.
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh, đặt đề toán theo tranh và nêu phép tính thích hợp.
a. Có 6 con bướm, thêm 1 con bướm nữa hỏi tất cả có mấy con bướm?
6 + 1 = 7
b. Có 4 con chim, thêm 3 con nữa. Hỏi tất cả có mấy con chim?
4. Củng cố dặn dò:
4 + 3 = 7
- Cho học sinh thi đọc thuộc bảng cộng vừa học.
- Học sinh thi đọc giữa các tổ.
- Nhận xét chung giờ học.
- Học sinh lắng nghe và ghi nhớ.
* Làm BT (VBT)
Tiết 5: Đạo đức (13):	Nghiêm trang khi chào cờ (T2)
A. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được, nghiêm trang khi chào cờ là đứng thẳng, tay bó thẳng, mắt hướng về lá cờ tổ quốc và không được đùa nghịch nói chuyện riêng, làm việc riêng
- Mỗi học sinh là 1 công dân nhỏ tuổi của đất nước, chào cờ là thể hiện lòng yêu nước của mình.
- Biết chào cờ 1 cách nghiêm trang.
B. Tài liệu và phương tiện:
- Vở bài tập đạo đức 1 - Lá cờ tổ quốc.
C. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
- Em đã lễ phép với anh chị mình NTN?
- Em có em bé không? Em đã nhường nhịn em ra sao?
- 1 vài em trả lời
II. Dạy học bài mới:
* Khởi động:
- Cả lớp hát tập thể bài: "Lá cờ Việt Nam".
* Hoạt động 1: 
- Cho học sinh tập chào cờ.
- GV làm mẫu
- Mời 4 học sinh lên tập chào cờ trên bảng.
- Lần lượt 4 học sinh lên bảng tập chào cờ.
- Lớp theo dõi và nhận xét.
- GV hô cho cả lớp tập chào cờ.
- HS tập theo hiệu lệnh hô của GV.
* Hoạt đồng 2: Thi chào cờ giữa các tổ.
- GV phổ biến yêu cầu cuộc thi.
- Từng tổ đứng chào cờ theo hiệu lệnh của tổ trưởng.
- Tổ trưởng hô cho các bạn tập, các tổ thi nhau tâp.
- (cho học sinh nhận xét) GV nhận xét và cho điểm từng tổ, tổ nào cao điểm nhất tổ đó thắng cuộc.
* Hoạt động 3: Vẽ và tô màu quốc kỳ.
- HS tô màu vào quốc kỳ.
- GV yêu cầu vẽ và tô màu quốc kì: Vẽ và tô màu đúng đẹp, không qua thời gian quy định.
- GV giới thiệu tranh vẽ.
- Cả lớp cùng giáo viên nhận xét cho điểm từng tổ, tổ nào nhiều điểm nhất tổ đó thắng cuộc.
- Cho HS đọc đồng thanh câu thơ cuối bài.
- Cả lớp đọc.
Kết luận chung:
- Trẻ em có quyền có quốc tịch. Quốc tịch của chúng ta là Việt Nam.
- Trẻ em phải nghiêm trang khi chào cờ để tỏ lòng tôn kính Quốc kì, thể hiện tình yêu đối với tổ quốc Việt Nam.
III. Củng cố dặn dò:
- Hệ thống lại toàn bài.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày 18 tháng 11 năm 2008.
Tiết 1+2: Học vần(52): ong -ông
A. Mục đích, yêu cầu:
- HS đọc và viết được : ong, ông, cái võng, dòng sông. 
- Đọc được từ ứng dụng và câu ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Đá bóng.
B. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh ảnh minh hoạ nội dung bài.
C. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
I- Kiểm tra bài cũ
- Đọc và viết: Cuồn cuộn, vươn vai, thôn bản
- Đọc câu ứng dụng trong sách giáo khoa.
- Mỗi tổ viết 1 từ vào bảng con
- 3 HS đọc
II- Dạy - học bài mới
1- Giới thiệu bài: (Trực tiếp)
2- Dạy vần: 
 Ong:
a- Nhận diện vần:
- GV viết bảng vần ong
H: Vần ong do mấy âm tạo nên ?
- HS đọc theo GV: ong, ông
- Vần ong do 2 âm tạo nên là âm ô và ng
-Cho HS phân tích vần ong ?
- Vần ong có 0 đứng trước ng đứng sau.
b- Đánh vần.
- Cho HS ghép vần ong vào bảng cài.
- HS gài vần ong.
- GV đánh vần mẫu.
- O - ngờ – ong (HS đánh vần CN, lớp).
- GV theo dõi, sửa sai.
- Muốn có tiếng võng ta phải thêm âm nào và dấu nào ?.
- Ta phải thêm âm v và dấu ngã.
- Cho HS tìm và gài tiếng võng.
- HS lấy bộ đồ dùng thực hành
- Yêu cầu HS nêu vị trí của âm và vần trong tiếng võng.
- Võng âm vờ đứng trước vần ong đứng sau dấu ngã trên o.
- Cho HS đánh vần tiếng võng.
- Vờ – ong – vong - ngã - võng( CN -ĐT)
- Cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và hỏi:
- Tranh vẽ cái võng
 Tranh vẽ gì ?
- GV giải thích và rút ra từ khoá.
- 2 HS đọc trơn : cái võng
- Vừa rồi các em học vần gì mới ? ( GV kết hợp viết bảng).
- GV đọc trơn toàn vần: ong – võng –cái võng.
- HS: vần ong
- HS đọc CN - ĐT
 * Ông ( Quy trình tương tự ). 
 * So sánh vần ông và ong.
- GV đọc mẫu đầu bài: ong, ông
- Cho HS đọc trơn cả 2 vần vừa học.
Nghỉ giải lao
c. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- GV cho HS lên gạch chân tiếng chứa vần mới.
- Cho HS đánh vần tiếng và đọc trơn cả từ.
- GV cho HS đọc ĐT bài một lần.
c- Hướng dẫn viết chữ.
- Giống nhau: kết thúc bằng ng
- Khác nhau: ông bắt đầu bằng ô, ong bắt đầu bằng o.
- 2 HS đọc đầu bài.
Lớp trưởng điều khiển
con ong cây thông
vòng tròn công viên
- HS đọc trơn CN- ĐT
- GV viết mẫu và hướng dẫn
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
- HS viết hờ trên không sau đó viết trên bảng con.
 Tiết 2
3- Luyện tập:
a- Luyện đọc: * Đọc ND tiết 1:
- HS đọc CN, nhóm, lớp
 * Đọc câu ứng dụng:
- Cho HS quan sát tranh rút ra câu ứng dụng.
- HS quan sát tranh 
- Cho HS tìm tiếng chứa vần mới.
Sóng nối sóng
	Mãi không thôi
- GV cho Hs đánh vần tiếng chứa vần mới.
- GV chỉ các tiếng khác nhau cho HS đọc sau đó cho HS đọc theo thứ tự.
- HS đọc theo CN- ĐT
- GV đọc mẫu trơn nhanh hơn và cho HS đọc.
- GV cho HS đọc cả 2 tiết 1 lần.
- HS đọc ĐT 1 lần.
b- Luyện viết
- GVHD học sinh viết bài trong VTV.
- GV quan sát giúp đỡ HS yếu.
- GV thu bài chấm và nhận xét bài viết.
- HS tập viết trong vở
c- Luyện nói: Đá bóng
+ Tranh vẽ gì ? -
- 2 HS đọc tên chủ đề.
Tranh vẽ các bạn đang đá bóng.
+ Em thường xem bóng đá ở đâu?
+ Trong đội bóng ai là người dùng tay bắt bắt bóng mà không bị phạt ?
+Nơi em ở có đội bóng không ?
- GV lắng nghe và chỉnh sủa cho HS nói đủ câu.
III- Củng cố - dặn dò:
Trò chơi: Viết và đọc chữ có vần vừa học
- Đọc bài trong SGK
ờ: - Học lại bài
- Xem trước bài 53
- HS thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
- HS nghe và ghi nhớ.
_____________________________________________________
Tiết 3:
Toán(48): Phép trừ trong phạm vi 7
A. Mục tiêu:
- Tiếp tục củng cố khắc sâu khái niệm phép trừ trong phạm vi 7.
- Tự lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 7.
- Thực hành tính trừ đúng trong phạm vi 7.
B. Đồ dùng dạy học:
- Chuẩn bị 7 hình tam giác, 7 hình tròn, 7 hình vuông bằng bìa.
C. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
I. KTBC:
- Gọi 2 HS lên bảng làm phép tính .
- 2 HS lên bảng làm bài tập.
3 + 2 = 4; 5 + 2 = 7
0 + 6 = 6; 4 + 3 = 7
- Cho HS đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 7.
- 2 học sinh đọc.
- GV nhận xét cho điểm.
II. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. HD học sinh tự thành lập và ghi nhớ.
 Bảng trừ trong phạm vi 7. 
a. Hướng dẫn học sinh thành lập công thức : 7 - 1 = 6 và 7 - 6 = 1.
Bước1:HDHS quan sát hình vẽ trong bài học để nêu thành bài toán: “Tất cả có mấy HTG?
- HS : Có bảy hình tam giác.
GV hỏi tiếp : Có mấy HTG ở phần bên phải ? Hỏi còn lại mấy HTG ở phần bên trái ?
- GV cho HS nêu lại bài toán.
Bước 2: Gọi HS nêu câu trả lời và HDHS nêu đầy đủ “ Bảy HTG bớt đi một HTG còn sáu HTG”.
- HS: Có một hình.
- HS: Có sáu hình.
_ 4 HS nêu
- GV hỏi: Bảy bớt một còn mấy?
- GV viết bảng: 7 - 1 = 6 và cho HS đọc.
- Bảy bớt một còn sáu.
Bước 3: GV nêu: Ta viết bảy bớt một còn sáu như sau: 7 – 1 = 6 và cho HS đọc.
 7 – 1 = 6 (Bảy trừ một bằng sáu)
GVHDHS tự tìm kết quả 7 – 6 = 1.
b.HDHS phép trừ 7 - 2 = 5 , 7 - 3 = 4 và
7 - 4 = 3, theo 3 bước như đối với 7 - 1 = 6 và 7 - 6 = 1.
d. GV chỉ lần lượt từng công thức, yêu cầu HS đọc và học thuộc.
- HS đọc lần lượt.
- Cho cả lớp đọc lại bảng trừ .
- HS đọc ĐT
- Giáo viên xoá bảng và cho học sinh thi đua lập lại bảng trừ.
- Học sinh trả lời tho công thức đã học.
3. Thực hành:
Bài 1: Tính : 
- GVHD mẫu phép tính đầu.
- Cho 2 HS lên bảng làm .
 7 7 7 7 7 7 
 - - - - - -
 6 4 2 5 1 7
- GV chữa bài. 
Bài 2: Tính:
- Y/c HS tính nhẩm và ghi kết quả 
- HS làm và nêu miệng kết quả 
- GV nhận xét chỉnh sửa. 
- HS khác nhận xét kết quả 
Bài 3: Tính:
- GV tổ chức cho HS thi điền tiếp sức.
 7 - 3 - 2 = 2 7 – 2 – 3 = 2
 7 – 5 - 1 = 1 7 – 4 – 2 = 1
- Cho HS nhận xét.GV chữa bài.
 7 – 6 – 1 = 0 7 – 4 – 3 = 0
Bài 4: Viết phép tính thích hợp.
- Yêu cầu HS quan sát tranh và đặt đề toán tương ứng với tranh ? viết phép tính theo bài toán vừa đặt. 
a- Có 7 quả cam, bé lấy 2 quả. Hỏi còn mấy quả ? 
7 - 2 = 5
b - Có 7quả bóng, bé tung đi 3 quả. Hỏi còn mấy quả ? 
7 - 3 = 4
4. Củng cố - Dặn dò: 
+ Trò chơi "tiếp sức" 
- HS chơi thi giữa các tổ 
- Cho học sinh đọc lại bảng trừ 
- HS đọc đối thoại.
____________________________________________________
Tiết 4: Mĩ thuật: giáo viên bộ môn dạy
_________________________________________________________
Thứ tư ngày 19 tháng 11 năm 2008.
Tiết 1+2: Học vần(53): ăng -âng
A. Mục đích, yêu cầu
 - HS đọc và viết được : ăng, âng, măng tre, nhà tầng. 
- Đọc được từ ứng dụng và câu ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Vâng lời cha mẹ.
B. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh ảnh minh hoạ nội dung bài.
C. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
I- Kiểm tra bài cũ
- Đọc và viết: Con ong, vòng tròn, cây thông.
- Đọc câu ứng dụng trong sách giáo khoa
- Mỗi tổ viết 1 từ vào bảng con
- 3 HS đọc
II- Dạy - học bài mới
1- Giới thiệu bài: (Trực tiếp)
2- Dạy vần: 
 Ăng:
a- Nhận diện vần:
- GV viết bảng vần ăng
H: Vần ăng do mấy âm tạo nên ?
- HS đọc theo GV: ăng, âng
- Vần ăng do 2 âm tạo nên là âm ă và ng
- Cho HS phân tích vần ăng ?
- Vần ăng có ă đứng trước ng đứng sau.
b- Đánh vần.
- Cho HS ghép vần ăng vào bảng cài.
- HS gài vần ăng.
- GV đánh vần mẫu.
- ă - ngờ – ăng (HS đánh vần CN, lớp).
- GV theo dõi, sửa sai.
- Muốn có tiếng măng ta phải thêm âm nào ?.
- Ta phải thêm âm m.
- Cho HS tìm và gài tiếng măng.
- HS lấy bộ đồ dùng thực hành gài.
- Yêu cầu HS nêu vị trí của âm và vần trong tiếng măng.
- Măng âm m đứng trước vần ăng đứng.
- Cho HS đánh vần tiếng măng.
- mờ – ăng – măng ( CN -ĐT)
- Cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và hỏi:
- Tranh vẽ măng tre
 Tranh vẽ gì ?
- GV giải thích và rút ra từ khoá.
- Vừa rồi các em học vần gì mới ? ( GV kết hợp viết bảng).
- GV đọc trơn toàn vần: ăng – măng –măng tre.
Âng ( Quy trình tương tự ). 
* So sánh vần âng và ăng.
- GV đọc mẫu đầu bài: ăng, âng
- Cho HS đọc trơn cả 2 vần vừa học.
- 2 HS đọc trơn : măng tre
- HS: vần ăng
- HS đọc CN - ĐT
- Giống nhau: kết thúc bằng ng
- Khác nhau: âng bắt đầu bằng â, ăng bắt đầu bằng ă.
- 2 HS đọc đầu bài
Nghỉ giải lao
c. Đọc từ ngữ ứng dụng:
Lớp trưởng điều khiển
- GV cho HS lên gạch chân tiếng chứa vần. 
- Cho HS đánh vần tiếng và đọc trơn cả từ.
- GV cho HS đọc ĐT bài một lần.
c- Hướng dẫn viết chữ.
rặng dừa phẳng lặng
 vầng trăng nâng niu
- HS đọc trơn CN- ĐT
- GV viết mẫu và hướng dẫn
- HS chú ý quan sát GV viết.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
- HS viết hờ trên không sau đó viết trên bảng con.
 Tiết 2
3- Luyện tập:
a- Luyện đọc: * Đọc ND tiết 1:
- HS đọc CN, nhóm, lớp
 * Đọc câu ứng dụng:
- Cho HS quan sát tranh rút ra câu ứng dụng.
- HS quan sát tranh 
- Cho HS tìm tiếng chứa vần mới.
Vầng trăng hiện lên sau rặng dừa cuối
bãi. Sóng vỗ bờ rì rào, rì rào.
- GV cho Hs đánh vần tiếng chứa vần mới.
- GV chỉ các tiếng khác nhau cho HS đọc sau đó cho HS đọc theo thứ tự.
- HS đọc theo CN- ĐT
- GV đọc mẫu trơn nhanh hơn và cho HS đọc.
- GV cho HS đọc cả 2 tiết 1 lần.
- HS đọc ĐT 1 lần.
b- Luyện viết
- GVHD học sinh viết bài trong VTV.
- GV quan sát giúp đỡ HS yếu.
- GV thu bài chấm và nhận xét bài viết.
- HS tập viết trong vở
c- Luyện nói: Vâng lời cha mẹ.
+ Trong tranh vẽ những ai ? 
- 2 HS đọc tên chủ đề.
Tranh vẽ mẹ, chị, em bé.
+ Em bé trong tranh đang làm gì?
+Bố mẹ em thường khuyên em điều gì?
+ Em có hay làm theo những lời bố mẹ khuyên không ?
- Phải ngoan ngoãn , vâng lời cha mẹ.
+ Khi em làm đúng những lời bố mẹ khuyên, bố em thường nói thế nào ?
+ Đứa con biết vâng lời cha mẹ thì được gọi là đứa con gì ?
III- Củng cố - dặn dò:
Trò chơi: Viết và đọc chữ có vần vừa học
- Đọc bài trong SGK
ờ: - Học lại bài
- Xem trước bài 54
- HS nghe và ghi nhớ.
_________________________________________________________
 Tiết 4: Tự nhiên xã hội (13 ): Công việc ở nhà
A. Mục tiểu:
1. Kiến thức.
- Kể tên một số công việc làm ở nhà của mỗi người trong gia đình và một số việc
 em thường làm để giúp gia đình.
2. Kỹ năng.
- Biết được mọi người trong gia đình đều phải làm việc, mỗi người một việc tuỳ theo 
sức của mình.
3. Giáo dục.
	Giáo dục học sinh ngoài việc học tập cần phải làm việc giúp đỡ gia đình.
B. Chuẩn bị:
- Bài hát "Quả bóng ham chơi" - Các hình ở bài 13, bút, giấy vẽ.
C. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
I. KTBC:
- Cho HS giới thiệu ngôi nhà của mình cho cả lớp nghe.
- Một vài em.
- GV nhận xét cho điểm.
II. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài.
- Bắt nhịp cho cả lớp hát bài "Quả bóng ham chơi".
- Cả lớp hát một lần.
- Bạn Bóng trong bài hát có ngoan không?
- Bạn không ngoan vì bạn ham chơi.
GV: ở nhà mỗi người đều phải làm những công việc khác nhau tuỳ theo sức của mình. Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu điều đó.
2. Hoạt động 1: Làm việc với sgk.
- Mục đính thất được một số công việc ở nhà của những người bạn trong gia đình.
+ Cách làm:
- GV nêu yêu cầu: Quan sát các hình ở trang 28 trong sgk và nói từng người trong mỗi hình ảnh đó đang làm gì? Tác dụng của mỗi công việc đó trong gia đình?
- HS làm việc theo cặp, cùng quan sát và nói cho nhau nghe về nội dung hoạt động của mỗi bức tranh.
- GV treo tranh lên bảng và yêu cầu HS chỉ vào hình trình bày trước lớp về công việc được thể hiện trong mỗi hình. HĐ của mỗi công việc đó trong cuộc sống gia đình.
- Mỗi HS lần lượt đứng lên trình bày, các học sinh khác theo dõi nhận xét.
GVKL: ở nhà mỗi người đều có công việc khác nhau, những việc sẽ làm cho nhà cửa sạch sẽ, đồng thời thể hiện sự quan tâm giúp đỡ của mỗi thanh viên trong gia đình.
3. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- Mục đích: HS biết kể một số công việc các em thường lm giúp đỡ bố mẹ.
- Cách làm:
+ HS nêu yêu cầu: Kể cho nhau nghe về các công việc ở nhà của mọi người trong gia đình mình thường làm để giúp đỡ bố mẹ.
- HS thảo luận nhóm 4.
- Gọi HS nói trước lớp về những công việc của em và mọi người trong gia đình thường làm ở nhà.
- Các nhóm cử đại diện nêu kết quả thảo luận.
GVKL: Mọi người trong gia đình đều phải tham gia làm việc tuỳ theo sức của mình.
4. Hoạt động 3: Quan sát tranh.
- Mục đích: Giúp HS hiểu điều gì sẽ xảy ra nêu không ai quan tâm làm việc nhà.
- Cách làm:
+ GV yêu cầu quan sát tranh ở trang 29 và trả lời câu hỏi.
- Điểm giống và khác nhau ở hai căn phòng?
- Em thích căn phòng nào? Tại sao?
- GV treo tranh phòng to lên bảng và gọi một số HS lên trình bày.
- Để căn phòng gọn gàng các em phải làm gì để giúp đỡ bố mẹ?
- GV nói: Cô mong muốn rằng từ hôm nay trở đi các em sẽ chăm chỉ làm việc hơn để cho nhà cửa sạch sẽ, bố mẹ vui lòng.
5. Củng cố dặn dò.
- Em thường làm gì để giúp đỡ gia đình?
- Một vài em trả lời.
- Nhận xét chung giờ học.
- Thực hiện theo nội dung đã học.
- HS nghe và ghi nhớ.
Thứ năm ngày 20 tháng 11 năm 2008.
Tiết 1+2: Học vần(54): ung – ưng
A. Mục đích, yêu cầu
 - HS đọc và viết được : ung, ưng, bông súng, sừng hươu. 
- Đọc được từ ứng dụng và câu ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề rừng, thung lũng, suối, đèo.
B. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh ảnh minh hoạ nội dung bài.
C. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
I- Kiểm tra bài cũ
- Đọc và viết: Rặng dừa, phẳng lặng, vầng trăng, nâng niu.
- Đọc câu ứng dụng trong sách giáo khoa.
II- Dạy - học bài mới
1- Giới thiệu bài: (Trực tiếp
2- Dạy vần: 
Học sinh
- Mỗi tổ viết 1 từ vào bảng con
- 3 HS đọc
 Ung:
a- Nhận diện vần:
- GV viết bảng vần ăng
H: Vần ung do mấy âm tạo nên ?
- Vần ung do 2 âm tạo nên là âm u và ng
- Cho HS phân tích vần ung ?
- Vần ung có u đứng trước ng đứng sau.
b- Đánh vần.
- Cho HS ghép vần ung vào bảng cài.
- HS gài vần ung.
- GV đánh vần mẫu.
- GV theo dõi, sửa sai.
- Muốn có tiếng súng ta phải thêm âm nào ?.
- u - ngờ – ung (HS đánh vần CN, lớp).
- Ta phải thêm âm s và dấu sắc.
- Cho HS tìm và gài tiếng súng.
- HS lấy bộ đồ dùng thực hành gài.
- Yêu cầu HS nêu vị trí của âm và vần trong tiếng súng.
- Súng âm s đứng trước vần ung đứng sau
dấu sắc trên u.
- Cho HS đánh vần tiếng súng.
- sờ – ung – sung – sắc - súng ( CN -ĐT)
- Cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và hỏi:
- Tranh vẽ bông súng
 Tranh vẽ gì ?
- GV giải thích và rút ra từ khoá.
- 2 HS đọc trơn : bông súng
- Vừa rồi các em học vần gì mới ? ( GV kết hợp viết bảng).
- GV đọc trơn toàn vần: ung –súng – bông súng.
Ưng ( Quy trình tương tự ). 
* So sánh vần ưng và ung.
- GV đọc mẫu đầu bài: ung, ưng
- Cho HS đọc trơn cả 2 vần vừa học.
Nghỉ giải lao
c. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- HS: vần ung
- HS đọc CN - ĐT
- Giống nhau: kết thúc bằng ng
- Khác nhau: ưng bắt đầu bằng ư, ung bắt
đầu bằng u.
- 2 HS đọc đầu bài.
Lớp trưởng điều khiển
- GV cho HS lên gạch chân tiếng chứa vần mới.
- Cho HS đánh vần tiếng và đọc trơn cả từ.
- GV cho HS đọc ĐT bài một lần.
c- Hướng dẫn viết chữ.
cây sung củ gừng
trung thu vui mừng
- HS đọc trơn CN- ĐT
- GV viết mẫu và hướng dẫn
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
- HS viết hờ trên không sau đó viết trên bảng con.
 Tiết 2
3- Luyện tập:
a- Luyện đọc: * Đọc ND tiết 1:
- HS đọc CN, nhóm, lớp
 * Đọc câu ứng dụng:
- Cho HS quan sát tranh rút ra câu ứng dụng.
- HS quan sát tranh 
- Cho HS tìm tiếng chứa vần mới.
 Không sơn mà đỏ
 Không gõ mà kêu
- GV cho Hs đánh vần tiếng chứa vần mới.
- GV chỉ các tiếng khác nhau cho HS đọc sau đó cho HS đọc theo thứ tự.
 Không kều mà rụng.
- HS đọc theo CN- ĐT
- GV đọc mẫu trơn nhanh hơn và cho HS đọc.
- GV cho HS đọc cả 2 tiết 1 lần.
- HS đọc ĐT 1 lần.
b- Luyện viết
- GVHD học sinh viết bài trong VTV.
- GV quan sát giúp đỡ HS yếu.
- GV thu bài chấm và nhận xét bài viết.
- HS tập viết trong vở
c- Luyện nói: Rừng, thung lũng, suối, đèo.
+ Trong tranh vẽ gì? 
- 2 HS đọc tên chủ đề.
Tranh vẽ rừng, thung lũng, suối đèo.
+ Em bé trong tranh đang làm gì?
+Bố mẹ em thường khuyên em điều gì?
+ Em có hay làm theo những lời bố mẹ khuyên không ?
+ Khi em làm đúng những lời bố mẹ khuyên
- Phải ngoan ngoãn , vâng lời cha mẹ.
, bố em thường nói thế nào ?
+ Đứa con biết vâng lời cha mẹ thì được gọi là đứa con gì ?
III- Củng cố - dặn dò:
Trò chơi: Viết và đọc chữ có vần vừa học
- Đọc bài trong SGK
ờ: - Học lại bài
- Xem trước bài 55.
- HS nghe và ghi nhớ.
_________________________________________________________
 Tiết 3: Thủ công (13 ): 	 Các quy ước cơ bản
 về gấp giấy và gấp hình.
A. Mục tiêu: 
 - Biết gấp hình theo ký hiệu quy ước.
 - Biết dùng các ký hiệu theo quy ước về gấp giấy.
 - Biết gấp hình theo ký hiệu quy ước.
B. Chuẩn bị.
 1. Giáo viên: Mẫu vẽ các ký hiệu quy ước về gấp hình.
 2. Học sinh: Gấp nháp, bút trì, vở thủ công.
C. Các hoạt động dạy học.
Giáo viên
Học sinh
1. ổn định tổ chức:.
2. KT sự chuẩn bị của học sinh cho tiết học.
3. Dạy - học bài mới.
a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- Cho HS qan sát từng mẫu ký hiệu về đường gấp và nhận xét.
b. Hoạt động 2. Hướng dẫn mẫu.
Quan sát làm mẫu thực hành.
- Ký hiệu đường giữa hình.
- Đường giữa hình là đường có nét gạch gang chấm. ( ) (H1)
- HD HS vẽ ký hiệu trên đường kẻ ngang và kẻ dọc ở vở thủ công.
- HS thực hành theo HD.
- GV theo dõi sửa sai.
+ Ký hiệu đường gấp.
- Đường gấp là đường có nét đứt. (H2)
- Cho HS vẽ đường dấu gấp vào vở.
HS vẽ đường dấu gấp vào vở.
+ Ký hiệu đường dấu gấp vào.
+ Trên hình vẽ có mũi tên chỉ hướng gấp vào
- HD và vẽ mẫu.
- Cho HS thực hành vẽ ký hiệu đường dấu gấp vào.
HS thực hành vẽ ký hiệu đường dấu gấp vào.
+ Ký hiệu đường gấp ngược ra phía sau là mũi tên cong (H4)
- Cho HS thực hành theo HD.
HS thực hành theo HD.
Lưu ý: Trước khi vẽ vào vở thủ công cho HS vẽ vào giấy nháp.
4. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét về thái độ, mức độ hiểu và kết quả học tập của học sinh.
- Chuẩn bị giấy kẻ ô và giấy màu cho tiết sau.
 ___________________________
 Tiết 4: Toán (49): Luyện tập
A. Mục tiêu:
 Sau bài học này học sinh được củng cố khắc sâu về:
 - Các phép tính cộng trừ trong phạm vi 7.
 - Quan hệ thứ tự các số tự nhiên trong phạm vi 7.
B. Đồ dùng dạy học:
- Các mảnh bìa trên có dán các số tự nhiên ở giữa (từ 0 -> 7)
- Hình vẽ cho trò chơi.
C. Các hoạt động dạy học.
Giáo viên
Học sinh
I. KTBC.
- 3 HS lên bảng làm BT.
- HS lên bảng: 7 - 2 = 5 7 - 6 = 1 
 7 - 4 = 3 
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bảng trừ trong phạm vi 7.
- Một vài em đọc.
II. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. HD HS làm BT và chữa bài tập:.
Bài 1: Tính:
- Cần lưu ý gì khi làm BT này?
- Viết các số phải thẳng cột với nhau.
- GV đọc các phép tính cho HS làm theo tổ.
- HS ghi và làm vào bảng con.
7 2 4 ..
- GV nhận xét sửa sai.
3 5 3 .
4 7 7 
Bài 2: Tính.(Bỏ cột 3)
_ GV tổ chức cho HS chơi trò chơi đố bạn.
 6 + 1 = 7 1 + 6 = 7 7 - 6 = 1
- GV phổ biến luật chơi và cho HS chơi.
.
Bài 3: Điền số (Bỏ cột 2)
- Bài yêu cầu gì?
HD sử dụng bảng tính cộng, trừ trong phạm vi 7 để làm.
- Điền số thích hợp vào chỗ chấm.
- HS làm trong sách và lên bảng chữa.
 7 - 3 = 4
 4 + 3 = 7 ..
- GV nhận xét và cho điểm.
Bài 4: Điền dấu
- Cho H S nêu yêu cầu của bài.
- Điền dấu thích hợp vào chỗ trống.
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
- Thực hiện phép tính ở vế trái trước rồi lấy kết quả tìm được so sánh với số bên phải để điền dấu.
- Cho HS làm và nêu miệng kết quả.
 3 + 4 = 7 7 - 4 < 4 .
Bài 5: Viết phép tính thích hợp:
- Cho HS sem tranh đặt đề toán và viết phép tính tương ứng.
- HS làm BT theo HD:
a) 3 + 4 = 7 4 + 3 = 7; 
3. Củng cố dặn dò.
- Trò chơi "Ai nhanh - Ai khéo".
- Chơi giữa các tổ.
- Nhận xét chung giờ học.
- HS nghe và ghi nhớ.
_______________________________________________________________________
Tiết 1:
 Thứ sáu ngày 21 tháng 11 năm 2008.
Toán(50): Phép cộng trong phạm vi 8
A. Mục tiêu: - Tiếp tục củng cố khắc sâu khái niệm phép cộng.
 - Tự thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 8.
 - Thực hành tính cộng đúng trong phạm vi 8.
B. Đồ dùng dạy học:
- Chuẩn bị 8 hì

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 13.doc