Bài kiểm tra cuối kì II các môn Lớp 4 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Tịnh Kỳ

Khoanh vào trước câu trả lời đúng và trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Sa Pa là một địa danh thuộc vùng nào của đất nước? (M1)

A.Vùng núi

B. Vùng đồng bằng

C. Vùng biển

Câu 2: Những bức tranh phong cảnh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Em hãy cho biết chi tiết nào thể hiện sự quan sát tinh tế ấy? (M 2)

A. Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.

B. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo khiến du khách tưởng như đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời.

C .Nắng phố huyện vàng hoe.

D .Tất cả các câu trên đều đúng.

Câu 3: Vì sao tác giả gọi Sa Pa là "món quà kì diệu của thiên nhiên" (M 2)

A. Vì phong cảnh của Sa Pa rất đẹp.

B. Vì Sa Pa có phong cảnh đẹp và sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có.

C. Cả 2 ý trên.

Câu 4: Em hãy nêu nội dung chính của bài Đường đi Sa Pa? (M 2)

Câu 5: Câu: "Phong cảnh Sa Pa tuyệt đẹp!" là kiểu câu nào? (M 1)

A. Câu kể. B. Câu cảm. C. Câu khiến.

Câu 6: Câu: "Nắng phố huyện vàng hoe" là kiểu câu kể nào? (M 2)

A. Câu kể Ai làm gì? B. Câu kể Ai là gì? C. Câu kể Ai thế nào?

Câu 7: Ở Sa Pa, phong cảnh tuyệt đẹp. Trạng ngữ trong câu trên là: (M 2)

A.Ở Sa Pa

B. Phong cảnh tuyệt đẹp

C. Cả hai ý trên

Câu 8: Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. (M 2)

Tìm:

- Trạng ngữ :

- Chủ ngữ :

- Vị ngữ :

 

doc 15 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 850Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra cuối kì II các môn Lớp 4 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Tịnh Kỳ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD&ĐT TP Quảng Ngãi
Trường Tiểu học Tịnh Kỳ
Họ và tên:.
Lớp : 4
BÀI KIỂM TRA CUỐI KỲ II
Năm học :2016 – 2017
Môn : Toán – Lớp 4
Thời gian : 40 phút
Điểm:
Nhận xét:
Câu 1: (M1) (0,5 điểm) 
Trong các số: 107; 5643; 2718; 345 số nào chia hết cho 5?
A. 107                B. 5643               C. 2718               D. 345
Câu 2: (M1) (0,5 điểm)
 Giá trị chữ số 7 trong số 17 406 là:
A. 7               B. 70               C. 700                  D. 7000
Câu 3: (M1) (0,5 điểm)
Phân số 75/300 được rút gọn thành phân số tối giản là: 
Câu 4: (M1) (0,5 điểm)Trên hình vẽ sau:
a. Đoạn thẳng ABsong song với :......................................................................
b. Đoạn thẳng ED vuông góc với :......................................................................
Câu 5: (M2) (1 điểm) 
Giá trị của biểu thức 165 x 3 + 76 x 4 là:
A. 799            B. 798               C. 797                      D. 798
Câu 6: (M2) (1 điểm) 
Số thích hợp để viết vào chỗ chấm:
 	4m2 25cm2  = ... cm2
285 phút = ....... giờ ...... phút
Câu 7: (M2) (2 điểm) Tính:
Câu 8: (M3) (1 điểm) 
Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a) 50 x 36 x 2
.....................................................................................................................................
.
b) 127 + 1 + 73 + 39
.............................................................................................................................
Câu 9: (M3) (2 điểm) 
Một sân phơi thóc hình chữ nhật có chiều dài 42 m. Chiều rộng bằng 4/6 chiều dài.
Tính chu vi của sân phơi thóc đó.
Tính diện tích của sân phơi thóc đó.
.........................................................................................................................
Câu 10: (M4) (1 điểm)
Tổng của hai số là 30. Tìm hai số đó, biết số lớn gấp đôi số bé.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ II –MÔN TOÁN
Câu 1: 0.5 điểm D. 345
Câu 2: 0,5 điểm D. 7000
Câu 3: 0.5 điểm C. 1/4
Câu 4: 0,5 điểm 
a. Đoạn thẳng AB song song với đoạn thẳng ED
b. Đoạn thẳng ED vuông góc với đoạn thẳng DC
Câu 5: (1 điểm) A . 799
Câu 6. (1 điểm) 4m2 25cm2 = 40025 cm2 ; 285 phút = 4 giờ 45 phút
Câu 7. 2 điểm
Câu 8: 1 điểm
a) 50 x 36 x 2 = (50 x 2) x 36            b) 127 + 1 + 73 + 39 = (127 + 73) + (1 + 39)
= 100 x 36                                                       =      200    +     40
 = 3600                                                             = 240
Câu 9: 2 điểm
Bài giải:
Chiều rộng của sân phơi thóc hình chữ nhật là: (0,25 điểm)
42 : 6 x 4 = 28 (m) (0,25 điểm)
a. Chu vi của sân phơi hình chữ nhật là: (0,25 điểm)
(42 + 28) x 2 = 140 (m) (0,25 điểm)
b. Diện tích của sân phơi hình chữ nhật là: (0,25 điểm)
42 x 28 = 1176 (m2) (0,5 điểm)
Đáp số:	 (0,25 điểm) 
 a. 24m b. 864 m2
Câu 10: 1 điểm
Bài giải
Tổng số phần bằng nhau là: 1 + 2 = 3 (phần) (0,25 điểm)
 Số bé là: 30 : 3 = 10	 (0, 25 điểm)
Số lớn là: 10 x 2 = 20
Đáp số: 10; 20 (0,25 điểm)
PGD&ĐT TP Quảng Ngãi
Trường Tiểu học Tịnh Kỳ
Họ và tên:..............................................
Lớp: 4...
BÀI KIỂM TRA CUỐI KỲ II – LỚP 4
Năm học :2016 – 2017
Môn : Tiếng Việt(phần đọc)
Thời gian : 35 phút
Đọc :
Hiểu :
Chung:
Nhận xét:
A/ Đọc thành tiếng: (3 điểm).
HS bốc thăm 1 trong 4 bài văn sau và giáo viên nêu câu hỏi trong đoạn đọc– HS trả lời:
Đường đi Sa Pa Trang 102
Ăng-co Vát Trang 123
Con chuồn chuồn nước Trang 127
Tiếng cười là liều thuốc bổ Trang 153
B/ Đọc thầm và làm bài tập: 7 điểm.
GV cho HS đọc bài tập đọc " Đường đi Sa Pa" SGK Tiếng Việt lớp 4 - tập II trang 102
Đường đi Sa Pa
Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác tráng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngon lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.
Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.
Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.
Sa Pa là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta.
Theo Nguyễn Phan Hách
Khoanh vào trước câu trả lời đúng và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Sa Pa là một địa danh thuộc vùng nào của đất nước? (M1) 
A.Vùng núi
B. Vùng đồng bằng
C. Vùng biển
Câu 2: Những bức tranh phong cảnh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Em hãy cho biết chi tiết nào thể hiện sự quan sát tinh tế ấy? (M 2) 
A. Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.
B. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo khiến du khách tưởng như đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời.
C .Nắng phố huyện vàng hoe.
D .Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 3: Vì sao tác giả gọi Sa Pa là "món quà kì diệu của thiên nhiên" (M 2) 
A. Vì phong cảnh của Sa Pa rất đẹp.
B. Vì Sa Pa có phong cảnh đẹp và sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có.
C. Cả 2 ý trên.
Câu 4: Em hãy nêu nội dung chính của bài Đường đi Sa Pa? (M 2) 
Câu 5: Câu: "Phong cảnh Sa Pa tuyệt đẹp!" là kiểu câu nào? (M 1)
A. Câu kể.              B. Câu cảm.                C. Câu khiến.
Câu 6: Câu: "Nắng phố huyện vàng hoe" là kiểu câu kể nào? (M 2) 
A. Câu kể Ai làm gì?              B. Câu kể Ai là gì?                C. Câu kể Ai thế nào?
Câu 7: Ở Sa Pa, phong cảnh tuyệt đẹp. Trạng ngữ trong câu trên là: (M 2)
A.Ở Sa Pa
B. Phong cảnh tuyệt đẹp
C. Cả hai ý trên
Câu 8: Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. (M 2)
Tìm:
- Trạng ngữ :
- Chủ ngữ :
- Vị ngữ :
PGD&ĐT TP Quảng Ngãi
Trường Tiểu học Tịnh Kỳ
Họ và tên:..............................................
Lớp: 4...
BÀI KIỂM TRA CUỐI KỲ II – LỚP 4
Năm học :2016 – 2017
Môn : Tiếng Việt(phần viết)
Thời gian : 60 phút
Chính tả :
TLV :
Chung:
Nhận xét:
PHẦN B: Kiểm tra viết
1. Chính tả: 2 điểm
Hoa tóc tiên
Thầy giáo dạy tôi có một mảnh vườn tí tẹo , chỉ độ vài mét vuông . Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc : xương rồng , lá lốt , bạc hà , kinh giới . Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên những bông hoa rực rỡ . Đặc biệt là viền xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm . Chắc là những cô tiên không bao giờ già , tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế...
Theo Băng Sơn
2. Tập làm văn: 3 điểm
Tả một con vật mà em yêu thích.
Đáp án đề kiểm tra cuối học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt
I - Phần A: Đọc: 10 điểm
1- Đọc thành tiếng: 3 điểm
2 -Đọc thầm: 7 điểm - Đường đi Sa Pa
Mỗi ý đúng 
Câu 1: ý A (0,5 điểm)
Câu 2: ý D (1 điểm)
Câu 3: ý C (1 điểm)
Câu 4: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước (1,5 điểm)
Câu 5: ý B (1 điểm)
Câu 6: ý C (0,5 điểm)
Câu 7: ý A (0,5 điểm)
Câu 8 (1 điểm)
Buổi chiều, / xe / dừng lại ở một thị trấn nhỏ.
TN              CN          VN
II- Viết 10 điểm
1. Chính tả: 2 điểm
Bài viết không mắc lỗi, viết rõ ràng, chữ đều, đẹp (1 điểm).
Sai mỗi lỗi trừ 0,20 điểm (những lỗi sai giống nhau chỉ tính 1 lỗi.)
Nếu cả bài viết đúng chính tả nhưng cỡ chữ sai hoặc bài viết không sạch, tùy mức độ mà GV trừ điểm.
2- Tập làm văn: 8 điểm.
	Mở bài: 1 điểm
	Thân bài : 4 điểm 
Nội dung : 1,5 điểm
Kĩ năng : 1,5 điểm
Cảm xúc : 1 điểm
Kết bài : 1 điểm
Chữ viết , chính tả : 0,5 điểm
Dùng từ đặt câu : 0,5 điểm
Sáng tạo :1 điểm
Phòng GD&ĐT TP Quảng Ngãi
Trường Tiểu học Tịnh Kỳ
Họ và tên:
Lớp : 4
BÀI KIỂM TRA CUỐI KỲ II
Năm học :2016 – 2017
Môn : Khoa học – Lớp 4
Thời gian : 40 phút
Điểm:
Nhận xét:
Phần A: Trắc nghiệm Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Tính chất của không khí là? (M1) (1 điểm)
A. Không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định
B.Có màu,có mùi
C. Màu trắng, vị ngọt
D. Trong suốt
Câu 2.  (M1) (1 điểm) Đúng ghi Đ sai ghi S: Nhiệt độ cơ thể của người khỏe mạnh vào khoảng: 
O0C □	B. 480C □ C. 370C □ D. 1000C □
Câu 3. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: (M1) (1điểm)
Trong quá trình quang hợp thực vật hấp thụ khí ................. và thải ra ..............
Câu 4.? (M 1)(1 điểm) Mắt ta nhìn thấy vật khi nào? 
A. Khi vật phát ra ánh sáng.
B. Khi mắt ta phát ra ánh sáng.
C. Khi có ánh sáng đi thẳng từ vật đó truyền vào mắt ta.
D. Khi vật được chiếu sáng.
Câu 5. Vật nào có thể ngăn ánh sáng truyền qua? (M2) (1 điểm)
A. Kính
B. Quyển vở, miếng gỗ
C. Túi ni lông trắng
D. Nước
Câu 6: Quá trình hô hấp của cây diễn ra khi nào (M2) (1điểm)
A. Buổi sáng
B. Buổi trưa
C. Buổi chiều
D. Buổi tối
Câu 7. Đốt ngọn nến, lấy cốc thủy tinh chụp lên cây nến đang cháy, lúc sau nến tắt. Nguyên nhân tại sao? (M3) (1 điểm)
A. Thiếu ánh sáng
B. Thiếu nước
C. Thiếu khí các-bô-níc
D. Thiếu không khí
B. Tự luận
Câu 8. Chúng ta có thể sử dụng một số cách chống ô nhiễm không khí nào?(M1)( 1 điểm)
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 9. (M3) (1 điểm) Điền các chữ còn thiếu vào chỗ trống cho hoàn chỉnh vai trò của không khí đối với thực vật.
	Thực vật cần không khí để .. và 
Khí  cần cho quá trình hô hấp của thực vật. Thiếu khí ô xy, thực vật sẽ ngừng hô hấp và chết.
Khí cac- bô- níc cần cho quá trình ..Nếu tăng lượng khí các-bô-níc lên gấp đôi thì cây trồng sẽ cho năng suất cao hơn.Nhưng nếu lượng khí các-bô –níc cao hơn nữa cây trồng sẽ chết.
Câu 10. :  Điền tên các chất còn thiếu vào chỗ ... để hoàn thành sơ đồ trao đổi chất ở động vật. (M 4) (1 điểm)
Đáp án đề kiểm tra cuối học kì 2 lớp 4 môn Khoa học
A.Trắc nghiệm:
Câu 1:A
Câu 2:
A O0C s B. 480C s C. 370C Đ D. 1000C S
Câu 3: Các-bô –níc và Ôxy
Câu 4: C
 Câu 5: B
Câu 6: D
Câu 7: D
B.Tự luận:
Câu 8: 
	Chúng ta có thể sử dụng một số cách chống ô nhiễm không khí như: thu gom và xử lý phân, rác hợp lý, giảm lượng khí đọc hại của xe có đọng cơ và của nhà máy, giảm bụi , khói đun bếp, bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh
Câu 9:
Thực vật cần không khí để quang hợp và hô hấp
Khí ô xy cần cho quá trình hô hấp của thực vật. Thiếu khí ô xy, thực vật sẽ ngừng hô hấp và chết.
Khí cac- bô- níc cần cho quá trình quang hợp.Nếu tăng lượng khí các-bô-níc lên gấp đôi thì cây trồng sẽ cho năng suất cao hơn.Nhưng nếu lượng khí các-bô –níc cao hơn nữa cây trồng sẽ chết.
Câu 10. :  Điền tên các chất còn thiếu vào chỗ ... để hoàn thành sơ đồ trao đổi chất ở động vật. (M 4) (1 điểm)
Phòng GD&ĐT TP Quảng Ngãi
Trường Tiểu học Tịnh Kỳ
Họvàtên:.
Lớp : 4
BÀI KIỂM TRA CUỐI KỲ II
Năm học :2016 – 2017
Môn : Lịch sử và Địa lý – Lớp 4
Thời gian : 40 phút
Điểm:
Nhận xét:
Phần Lịch sử
Khoanh vào trước ý trả lời đúng nhất.
Câu 1: Nhà Hậu Lê cho vẽ bản đồ Hồng Đức để làm gì? (M1)(1 điểm)
a) Để bảo vệ chủ quyền dân tộc và trật tự xã hội
b) Để bảo vệ trật tự xã hội
c) Để bảo vệ quyền lợi của va
Câu 2: Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc (Thăng Long) để làm gì? (M1)(1 điểm)
a. Lên ngôi Hoàng đế
b. Tiêu diệt chúa Trịnh
c. Thống nhất đất nước
d. Đại phá quân Thanh
Câu 3(M 2)(1 điểm) Ranh giới phân tranh giữa hai dòng họ Trịnh- Nguyễn là:
a. Sông bến Hải
 b. Sông Gianh
c. Sông Nhật Lệ 
d. Sông Bạch Đằng
Câu 4: (M3) (1 điểm) Điền các từ ngữ: (thanh bình, khuyến nông, ruộng hoang, làng quê) vào chỗ trống của các câu ở đoạn văn sau cho thích hợp:
Quang Trung ban bố "Chiếu .................................", lệnh cho dân đã từng bỏ ........................... phải trở về quê cũ cày cấy, khai phá ........................... . Với chính sách này, chỉ vài năm sau, mùa màng trở lại tươi tốt, làng xóm lại .........................
Câu 5: ( M4) (1điểm) Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập? Em có nhận xét gì về việc việc làm của nhà Hậu Lê?
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Phần Địa lý
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 6: (M1) (1 điểm) Đặc điểm của đồng bằng Nam Bộ là:
a. Đồng bằng lớn thứ hai nước ta với hệ thống đê ngăn lũ.
b. Đồng bằng lớn nhất nước ta, có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
c. Đồng bằng có nhiều đầm phá.
d. Đồng bằng có nhiều cồn cát.
Câu 7:  (M1) (1 điểm) Đồng bằng Nam bộ do phù sa của sông nào bồi đắp? 
a. Sông Hồng và sông Mã.
b. Sông Mê Công và sông Đồng Nai.
c. Sông Sài Gòn và sông Đồng Nai.
d.Sông Hồng và sông Đồng Nai
Câu 8: (M3)(1 điểm)Nối tên các thành phố ở cột A với thông tin ở cột B sao cho phù hợp.
 Câu 9: (M3) (1điểm) Điền các từ ngữ: (xuất khẩu , lớn nhất , Sài Gòn, Phong phú) vào chỗ trống để hoàn thành nội dung sau:
Thành phố Hồ Chí Minh nằm bên sông.......................................Đây là thành phố và là trung tâm công nghiệp...............................................của đất nước. Các sản phẩm công nghiệp của thành phố rất.........................., được tiêu thụ ở nhiều nơi trong nước và...............................
Câu 10: (M3) (1Điểm) Em hãy nêu vai trò của Biển Đông đối với nước ta.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Đáp án đề kiểm tra cuối học kì 2 lớp 4 môn Lịch sử và Địa lý
Học sinh làm đúng, mỗi câu 1 điểm
Câu 1: a
Câu 2: b
Câu 3: b
Câu 4:Thứ tự các từ cần điền là: khuyến nông, làng quê, ruộng hoang, thanh bình.
(điền đúng mỗi từ 0,25đ)
Câu 5: Học sinh cần nêu được 3 ý lớn
- Đặt ra lễ xứng danh (lễ đọc tên người đỗ).
- Lễ vinh quy (lễ đón rước người đỗ cao về làng).
- Khắc tên tuổi người đỗ cao vào bia đá dựng ở Văn Miếu.
Qua việc làm trên ta thấy thời Hậu Lê việc thi cử diễn ra nề nếp và có quy củ.
Câu 6: b
Câu 7: b
Câu 8: Thứ tự các từ cần điền là: Sài Gòn, lớn nhất, phong phú, xuất khẩu.
Câu 9:
Câu 10: Biển đông có vai trò:
- Kho muối vô tận
- Có nhiều khoáng sản, hải sản quý
- Điều hoà khí hậu
- Có nhiều bãi biển đẹp, nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho việc phát triển du lịch và xây dựng các cảng biển.

Tài liệu đính kèm:

  • doctoan.doc