Bài dự thi Tìm hiểu Bộ luật Dân sự năm 2015 - Phạm Xuân Toạn

 Câu 1:

 Bộ luật Dân sự năm 2015 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24/11/2015 có hiệu lực từ ngày tháng năm nào? Được chia thành mấy phần, mấy chương, bao nhiêu điều và có phạm vi điều chỉnh như thế nào?

 Hãy nêu các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015? So với Bộ luật Dân sự 2005, các nguyên tắc này được sửa đổi, bổ sung như thế nào?

 Trả lời:

 * Bộ luật Dân sự năm 2015 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24/11/2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017. Được chia thành 6 phần, 27 chương và 689 điều.

 Phạm vi điều chỉnh được quy định tại Điều 1 của Bộ luật này, cụ thể: Bộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).

 * Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự đươc quy định tại Điều 3 Bộ luật dân sự năm 2015:

 1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.

 2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

 3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.

 4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

 5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.

 Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự được Bộ luật Dân sự năm 2015 được điều chỉnh, rút gọn hơn rất nhiều, quy định gói gọn tại Điều 3 (gồm 5 khoản) so với Bộ luật Dân sự năm 2005 (quy định tại Chương II gồm 09 Điều, từ Điều 4 đến Điều 12).

 

doc 19 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 526Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài dự thi Tìm hiểu Bộ luật Dân sự năm 2015 - Phạm Xuân Toạn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ền nhân thân là gì? Hãy nêu nội dung các quyền nhân thân của cá nhân theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015? Trong các quyền nhân thân đó, hãy kể tên các quyền nhân thân mới được bổ sung so với Bộ luật dân sự năm 2005?
	Trả lời:
	Quyền nhân thân được quy định tại Mục 2 Chương III của Bộ luật Dân sự năm 2015 gồm 15 Điều (từ Điều 25 đến Điều 39).
	* Quyền nhân thân là:
	1. Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
	2. Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được người đại diện theo pháp luật của người này đồng ý theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc theo quyết định của Tòa án.
	Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của vợ, chồng hoặc con thành niên của người đó; trường hợp không có những người này thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
	* Nội dung các quyền nhân thân của cá nhân theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015:
	- Quyền có họ, tên (Điều 26);
	- Quyền thay đổi họ (Điều 27);
	- Quyền thay đổi tên (Điều 28);
	- Quyền xác định, xác định lại dân tộc (Điều 29);
	- Quyền được khai sinh, khai tử (Điều 30);
	- Quyền đối với quốc tịch (Điều 31);
	- Quyền của cá nhân đối với hình ảnh (Điều 32);
	- Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể (Điều 33);
	- Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 34);
	- Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác (Điều 35);
	- Quyền xác định lại giới tính (Điều 36);
	- Chuyển đổi giới tính (Điều 37);
	- Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình (Điều 38);
	- Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình (Điều 39).
	* Trong các quyền nhân thân nói trên, quyền chuyển đổi giới tính (Điều 37) là quyền nhân thân mới được bổ sung so với Bộ luật Dân sự năm 2005.
	Câu 5:
	Giao dịch dân sự là gì? Trong trường hợp nào giao dịch dân sự bị coi là vô hiệu? Hãy nêu hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015;
	Trả lời:
	* Giao dịch dân sự (quy định tại Điều 116 Bộ luật Dân sự năm 2015) là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
	* Căn cứ Điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2015, Giao dịch dân sự bị coi là vô hiệu trong trường hợp không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 (Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự) của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.
	* Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại Điều 131 của Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể như sau:
	1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
	2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
	Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
	3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
	4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
	5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
	Câu 6: 
	Căn cứ xác lập quyền sở hữu được quy định như thế nào trong Bộ luật Dân sự năm 2015? Hãy nêu các quy định về xác lập quyền sở hữu đối với các trường hợp cụ thể?
	Trả lời:
	* Căn cứ xác lập quyền sở hữu được quy định tại Điều 221 của Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể:
	Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong trường hợp sau đây:
	1. Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.
	2. Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.
	3. Thu hoa lợi, lợi tức.
	4. Tạo thành tài sản mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến.
	5. Được thừa kế.
	6. Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên.
	7. Chiếm hữu, được lợi về tài sản theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.
	8. Trường hợp khác do luật quy định.
	* Các quy định về xác lập quyền sở hữu đối với các trường hợp cụ thể (từ Điều 223 đến Điều 236 của Bộ luật Dân sự năm 2015):
	- Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản có được từ lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ (Điều 222);
	- Xác lập quyền sở hữu theo hợp đồng (Điều 223);
	- Xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức (Điều 224);
	- Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp sáp nhập (Điều 225);
	- Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp trộn lẫn (Điều 226);
	- Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp chế biến (Điều 227);
	- Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu (Điều 228);
	- Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy (Điều 229);
	- Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên (Điều 230);
	- Xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc (Điều 231);
	- Xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc (Điều 232);
	- Xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước (Điều 233);
	- Xác lập quyền sở hữu do được thừa kế (Điều 234);
	- Xác lập quyền sở hữu theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác (Điều 235);
	- Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật (Điều 236).
	Câu 7:
	Nghĩa vụ dân sự là gì? Nghĩa vụ dân sự phát sinh từ những căn cứ nào? Có bao nhiêu biện pháp bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ dân sự?
	So với các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của Bộ luật Dân sự năm 2005 thì Bộ luật Dân sự năm 2015 bổ sung các biện pháp bảo đảm mới nào? Hãy nêu các quy định mới về các biện pháp bảo đảm đó?
	Trả lời:
	* Nghĩa vụ dân sự (được quy định tại Điều 274 của Bộ luật Dân sự năm 2015) là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền).
	* Căn cứ để phát sinh nghĩa vụ dân sự được quy định tại Điều 275 của Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể là các căn cứ sau:
	1. Hợp đồng.
	2. Hành vi pháp lý đơn phương.
	3. Thực hiện công việc không có ủy quyền.
	4. Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
	5. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật.
	6. Căn cứ khác do pháp luật quy định.
	* Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định tại Điều 292 của Bộ luật Dân sự năm 2015 gồm 9 biện pháp, cụ thể:
	1. Cầm cố tài sản.
	2. Thế chấp tài sản.
	3. Đặt cọc.
	4. Ký cược.
	5. Ký quỹ.
	6. Bảo lưu quyền sở hữu.
	7. Bảo lãnh.
	8. Tín chấp.
	9. Cầm giữ tài sản.
	* So với các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của Bộ luật dân sự năm 2005 thì Bộ luật Dân sự năm 2015 bổ sung 02 biện pháp bảo đảm mới là Bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản.
	- Bảo lưu quyền sở hữu được quy định tại Tiểu mục 5, Mục 3 Chương XV của Bộ luật Dân sự năm 2015 gồm 04 Điều (từ Điều 331 đến Điều 334), cụ thể:
	+ Bảo lưu quyền sở hữu (Điều 331);
	+ Quyền đòi lại tài sản (Điều 332);
	+ Quyền và nghĩa vụ của bên mua tài sản (Điều 333);
	+ Chấm dứt bảo lưu quyền sở hữu (Điều 334).
	- Cầm giữ tài sản được quy định tại Tiểu mục 8, Mục 3 Chương XV của Bộ luật Dân sự năm 2015 gồm 05 Điều (từ Điều 346 đến Điều 350), cụ thể:
	+ Cầm giữ tài sản (Điều 346);
	+ Xác lập cầm giữ tài sản (Điều 347);
	+ Quyền của bên cầm giữ (Điều 348);
	+ Nghĩa vụ của bên cầm giữ (Điều 349);
	+ Chấm dứt cầm giữ (Điều 350).
	Câu 8:
	Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định bao nhiêu loại hợp đồng dân sự thông dụng? Hãy nêu tên, khái niệm các loại hợp đồng này? Hợp đồng thông dụng nào là loại hợp đồng mới so với Bộ luật Dân sự năm 2005? Việc thực hiện hợp đồng dân sự khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản được Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào?
	Trả lời:
	* Các hợp đồng thông dụng được quy định tại Chương XVI của Bộ luật Dân sự năm 2015 gồm 13 loại hợp đồng, được quy định từ Mục 1 đến Mục 13, cụ thể:
	- Hợp đồng mua bán tài sản (từ Điều 430 đến Điều 454);
	- Hợp đồng trao đổi tài sản (từ Điều 455 đến Điều 456);
	- Hợp đồng tặng cho tài sản (từ Điều 457 đến điều 462);
	- Hợp đồng vay tài sản (từ Điều 463 đến Điều 471);
	- Hợp đồng thuê tài sản (từ Điều 472 đến Điều 493);
	- Hợp đồng mượn tài sản (từ Điều 494 đến Điều 499);
	- Hợp đồng về quyền sử dụng mặt đất (từ Điều 500 đến Điều 503);
	- Hợp đồng hợp tác (từ Điều 504 đến Điều 512);
	- Hợp đồng dịch vụ (từ Điều 513 đến Điều 521);
	- Hợp đồng vận chuyển (từ Điều 522 đến Điều 541);
	- Hợp đồng gia công (từ Điều 542 đến Điều 553);
	- Hợp đồng gửi giữ tài sản (từ Điều 554 đến Điều 561);
	- Hợp đồng ủy quyền (từ Điều 562 đến Điều 569).
	* So với Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định 02 loại hợp đồng dân sự mới là Hợp đồng về quyền sử dụng mặt đất và hợp đồng hợp tác.
	* Việc thực hiện hợp đồng dân sự khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản được Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định tại Điều 420, cụ thể như sau:
	1. Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây:
	a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng;
	b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh;
	c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;
	d) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;
	đ) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.
	2. Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.
	3. Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án:
	a) Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định;
	b) Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
	Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi.
	4. Trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
	Câu 9: 
	Thừa kế theo di chúc được Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào? So với Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã bãi bỏ, bổ sung, làm rõ quy định nào?
	Trả lời:
	* Thừa kế theo di chúc được Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định tại Chương XXII gồm 25 Điều (từ Điều 624 đến Điều 648).
	* So với Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã bãi bỏ, bổ sung, làm rõ quy định về thừa kế theo di chúc như sau:
	- Bãi bõ Điều 663 (Di chúc chung của vợ, chồng), Điều 664 (Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung của vợ, chồng) và Điều 668 (Hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ, chồng) của Bộ luật Dân sự năm 2005.
	- Điều chỉnh, bổ sung, làm rõ các quy định:
	+ Khoản 1 Điều 625 (Người lập di chúc) của Bộ luật Dân sự năm 2015 so với Khoản 1 Điều 647 (Người lập di chúc) của Bộ luật Dân sự năm 2005;
	+ Điều 627 (Hình thức của di chúc) của Bộ luật Dân sự năm 2015 so với Điều 649 (Hình thức của di chúc) của Bộ luật Dân sự năm 2005;
	+ Điều 631 (Nội dung của di chúc) của Bộ luật Dân sự năm 2015 so với Điều 653 (Nội dung của di chúc bằng văn bản) của Bộ luật Dân sự năm 2005;
	+ Khoản 3 Điều 632(Người làm chứng cho việc lập di chúc) của Bộ luật Dân sự năm 2015 so với Khoản 3 Điều 654 (Người làm chứng cho việc lập di chúc) của Bộ luật Dân sự năm 2005;
	+ Điều 634 (Di chúc bằng văn bản có người làm chứng) của Bộ luật Dân sự năm 2015 so với Điều 656 (Di chúc bằng văn bản có người làm chứng) của Bộ luật Dân sự năm 2005;
	+ Điều 636 (Thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chức hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã) của Bộ luật Dân sự năm 2015 so với Điều 658 (Thủ tục lập di chúc tại cơ quan công chức hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn) của Bộ luật Dân sự năm 2005;
	+ Khoản 6 Điều 638 (Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thực) của Bộ luật Dân sự năm 2015 so với Khoản 6 Điều 660 (Hình thức của di chúc) của Bộ luật Dân sự năm 2005;
	+ Khoản 2 Điều 639 (Di chúc do công chức viên lập tại chỗ ở) của Bộ luật Dân sự năm 2015 so với Khoản 2 Điều 661 (Di chúc do công chứng viên lập tại chỗ ở) của Bộ luật Dân sự năm 2005;
	+ Khoản 1 và Khoản 2 Điều 636 (Gửi giữ di chúc) của Bộ luật Dân sự năm 2015 so với Khoản 1 và Khoản 2 Điều 665 (Gửi giữ di chúc) của Bộ luật Dân sự năm 2005;
	+ Bổ sung Khoản 3 Điều 642 (Di chúc bị thất lạc, hư hại) của Bộ luật Dân sự năm 2015 so với Điều 666 (Di chúc bị thất lạc, hư hại) của Bộ luật Dân sự năm 2005;
	+ Điều 643 (Hiệu lực của di chúc) của Bộ luật Dân sự năm 2015 so với Điều 667 (Hiệu lực pháp luật của di chúc) của Bộ luật Dân sự năm 2005;
	+ Điều 644 (Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc) của Bộ luật Dân sự năm 2015 so với Điều 669 (Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc) của Bộ luật Dân sự năm 2005;
	+ Điều 646 (Di tặng) của Bộ luật Dân sự năm 2015 so với Điều 671 (Di tặng) của Bộ luật Dân sự năm 2005;
	+ Khoản 1 và Khoản 5 Điều 647 (Công bố di chúc) của Bộ luật Dân sự năm 2015 so với Khoản 1 và Khoản 5 Điều 672 (Công bố di chúc) của Bộ luật Dân sự năm 2005;
	+ Điều 648 (Giải thích nội dung di chúc) của Bộ luật Dân sự năm 2015 so với Điều 673 (Giải thích nội dung di chúc) của Bộ luật Dân sự năm 2005.
	Câu 10: 
	Chị H và chị K là bạn thân của nhau cùng cơ quan nên khi chị K làm nhà, chị H đã cho chị K vay 100 triệu đồng để xây nhà và thỏa thuận khi nào có điều kiện chị K sẽ trả nợ và không tính lãi. Đến nay, chị K đã làm xong nhà được 1 năm. Con chị H chuẩn bị lấy vợ, chị H cần dùng số tiền nói trên để trang trải chi phí đám cưới vào cuối năm 2018 nên chị H đã gặp chị K đề nghị thu xếp trả số tiền chị H đã cho vay trước khi tổ chức đám cưới. Vậy, việc làm của chị H có phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 không? Vì sao?
 Trả lời:
10.1. Hợp đồng vay tài sản giữa chị H và chị K
Căn cứ theo Điều 463 BLDS năm 2015 quy định về Hợp đồng vay tài sản:
“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”
 Xét tình huống ta thấy, Chị H thỏa thuận cho chị K vay 100 triệu đồng để xây nhà. Như vậy, Chị H và Chị K đã cùng nhau giao kết Hợp đồng vay tài sản theo quy định củ BLDS năm 2015. 
Căn cứ vào quy định BLDS năm 2015, Hợp đồng vay tài sản được giao kết giữa chị K và chị H là hợp pháp. Vì:
Chủ thể Hợp đồng: Chị H và Chị K, đề bài không nêu chi tiết nên ta mặc nhiên hiểu rằng cả chị H và Chị K đều có đủ năng lực hành vi và năng lực trách nhiệm dân sự.
Nội dung của Hợp đồng vay: Chị H cho chị K vay số tiền 100 triệu đồng để xây nhà, không tính lãi suất. Chị K sẽ trả lại số tiền 100 triệu đồng khi có điều kiện.
Đối tượng Hợp đồng: tiền 
Hợp đồng được giao kết dựa trên sự tự nguyện thỏa thuận của Chị H và Chị K
10.2. Chị H đã gặp chị K đề nghị thu xếp trả số tiền chị H đã cho vay trước khi tổ chức đám cưới.
Hành vi của chị H là phù hợp với quy định của BLDS năm 2015.Vì:
- Căn cứ vào tình huống thực tế:
 Chị H đã cho chị K vay 100 triệu đồng để xây nhà đúng như thỏa thuận. Vì cần tiền lo tổ chức lập gia đình cho con trai, Chị H đã đề nghị chị K trả tiền đã vay cho mình trước khi đám cưới con trai chị được tổ chức. Theo đó, chị H đã thông báo trước cho chị K để chị K có thời gian chuẩn bị tiền thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình.
Trước đây, theo thỏa thuận của hai người chị K sẽ trả lại tiền vay cho chị H khi có điều kiện. Nhưng “có điều kiên” là khi nào thì rất khó xác định và phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan. Nên căn cứ theo BLDS năm 2015, Hợp đồng vay giữa chị H và chị K là Hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi.
- Căn cứ vào quy định của BLDS năm 2015:
Điều 469 BLDS năm 2015 quy định về Thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn
“1. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Như vậy, hành vi nêu trên của chị H là phù hợp với quy định của pháp luật.
	Câu 11: 
 Ngày 15/03/2017, chị A đến nhà người quen là chị B chơi. Khi ra về, chị A sơ ý quên túi xách tại nhà chị B trong đó có 1.800.000 đồng. Ngay sau đó, C là cháu của chị B, dẫn bạn là D, E đến nhà chị B chơi thì phát hiện túi xách của chị A để có tiền, C, D, E đã cùng nhau thỏa thuận lấy hết số tiền đó để đi chơi và đã tiêu hết số tiền này.
Sau khi biết tin, chị A đã yêu cầu C, D, E phải trả lại tiền cho mình. Theo thỏa thuận, C, D, E sẽ phải trả 1.800.00 đồng cho chị A vào ngày 25/04/2017 tại nhà chị B (mỗi người phải trả 600.000 đồng). Tuy nhiên, đến ngày 25/04/2017, mới chỉ có D trả 600.000 đồng cho chị A cho chị A, còn C và E vẫn chưa trả tiền . Do nể tình C là cháu của B, chị A không yêu cầu C phải trả tiền cho mình và yêu cầu D phải thay E trả cho mình 600.000 đồng là phần nghĩa vụ của E.
Bằng các quy định của BLDS năm 2015, anh (chị) hãy:
1. Xác định quan hệ dân sự giữa chị A và C,D và E? Căn cứ phát sinh quan hệ dân sự đó và trách nhiệm thực hiện quan hệ dân sự đó trong trường hợp này?
2. Việc chị A không yêu cầu C phải trả tiền cho mình và yêu cầu D phải trả thay E thực hiện phần nghĩa vụ của E có phù hợp với quy định của BLDS năm 2015 không? Vì sao? Giữa D và E có phát sinh quan hệ dân sự nào không? Vì sao?
 Trả lời
Vì đề bài không nói tới tuổi của C, D, E nên ta sẽ chia thành 2 trường hợp để giải quyết:
TRƯỜNG HỢP 1
Nếu C, D, E chưa đủ 15 tuổi thì mọi giao dịch dân sự đều do người đại diện theo pháp luật xác lập thực hiện.
Căn cứ Điều 21 BLDS năm 2015 quy định về Người chưa thành niên:
“2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi”.
Trường hợp này sẽ phát sinh quan hệ dân sự về tài sản giữa chị A và người đại diện theo pháp luật của C, D, E (là bố mẹ nếu có). Người đại diện theo pháp luật của C, D, E có nghĩa vụ trả lại tài sản đã bị lấy mất là 1.800.00 đồng cho chị A. Do đó, giữa chị A và C, D, E sẽ không phát sinh quan hệ dân sự.
TRƯỜNG HỢP 2
1. Xác định quan hệ dân sự giữa chị A và C,D và E? Căn cứ phát sinh quan hệ dân sự đó và trách nhiệm thực hiện quan hệ dân sự đó trong trường hợp này?
Phân loại quan hệ pháp luật dân sự
Quan hệ pháp luật dân sự là một dạng quan hệ pháp luật, vì vậy, nó mang đầy đủ đặc tính của quan hệ pháp luật về bản chất xã hội, bản chất pháp lí, tính cưỡng chế nhà nước...Các quan hệ pháp luật dân sự rất phong phú, đa dạng về chủ thể, khách thể, nội dung, cách thức phát sinhviệc phân loại quan hệ pháp luật dân sự không chỉ có ý nghĩa về mặt lí luận mà còn có ý nghĩa cả về mặt thực tế để hiểu đúng quan hệ giữa các bên và áp dụng đúng pháp luật nhằm giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra. Căn cứ vào nhóm quan hệ mà pháp luật dân sự điều chỉnh, quan hệ pháp luật dân sự được phân thành quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân:
+ Quan hệ tài sản luôn gắn với một tài sản nhất định hoặc chuyển dịch tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác (quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng)
Xét tình huống trên ta thấy C, D, E đã cùng nhau thỏa thuận lấy hết số tiền 1.800.000 đồng của chị A để đi chơi và đã tiêu hết. Sau khi biết tin, chị A đã yêu cầu C, D, E phải trả lại tiền cho mình. 
Quan hệ pháp luật dân sự này gắn liền với tài sản là tiền của chị A, do đó đây là quan hệ pháp luật dân sự tài sản.
Căn cứ phát sinh quan hệ dân sự
Cũng như các quan hệ pháp luật dân sự khác, quan hệ pháp luật dân sự trong tình huống này được phát sịnh từ sự kiện pháp lý. Sự kiện pháp lý là những sự kiện xảy ra trong thực tế mà pháp luật dự liệu, quy định làm phát sinh các hậu quả pháp lí (có thể làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự).
Trong tình huống nêu trên C, D, E đã cùng nhau thoả thuận và lấy hết số tiền của chị A mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu. Hành vi này của C, D, E là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền tài sản của chị A theo quy định tại Điều 163 BLDS năm 2015 quy định về Bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản: “Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái luật quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản”. 
Căn cứ vào khoản 4 Điều 275 BLDS năm 2015 quy định về căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự: “Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật”.
Thì hành vi này C, D, E đã làm phát sinh nghĩa vụ hoàn trả lại đúng số tiền đã lấy của chị A.
Như vậy hành vi chiếm hữu tài

Tài liệu đính kèm:

  • docbai du thi tim hieu luat dan su 2015.doc