Đối với mỗi người con của dòng máu Lạc Hồng, lịch sử chính là chiếc chìa khoá để bản thân soi vào quá khứ,suy nghĩ hiện tại và hướng tới tương lai.
Lịch sử Việt Nam hiện đại gắn với vai trò lãnh đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam. Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam sẽ hoàn thiện kiến thức của mỗi con người Việt Nam và đem lại lòng tin vào con đường mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn.
ham dự Đại hội có 158 đại biểu chính thức, 53 đại biểu dự khuyết thay mặt cho hơn 761.000 đảng viên trong cả nước. Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương mới gồm 19 ủy viên chính thức và 10 ủy viên dự khuyết. Ban chấp hành đã cử ra Bộ Chính trị gồm có 7 ủy viên chính thức và một ủy viên dự khuyết. Đồng chí Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng. Đồng chí Trường Chinh được bầu làm Tổng Bí thư. * Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III TBT Lê Duẩn Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III diễn ra tại Hà Nội từ ngày 5 đến 10-09-1960. Tham dự Đại hội có 525 đại biểu chính thức và 51 đại biểu dự khuyết thay mặt hơn 50 vạn đảng viên trong cả nước. Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương mới của Đảng gồm 47 ủy viên chính thức và 31 ủy viên dự khuyết. Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị gồm 11 ủy viên chính thức và hai ủy viên dự khuyết. Đồng chí Hồ Chí Minh được bầu lại làm Chủ tịch Đảng, đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng. * Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV: TBT Lê Duẩn Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV: Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV họp từ ngày 14 đến ngày 20-12-1976, tại thủ đô Hà Nội. Tham dự Đại hội có 1.008 đại biểu thay mặt hơn 1.550.000 đảng viên cả nước. Đại hội quyết định đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam và thông qua điều lệ mới của Đảng gồm 11 chương và 59 điều. Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng gồm 101 ủy viên chính thức, 32 ủy viên dự khuyết. Bộ Chính trị gồm 14 ủy viên chính thức và 3 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Tổng Bí thư * Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V: TBT Lê Duẩn Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng diễn từ ngày 27 đến 31 03-1982, tại Hà Nội. Tham dự Đại hội có 1.033 đại biểu, thay mặt hơn 1.727.000 đảng viên hoạt động trong 35.146 đảng bộ cơ sở. Đến dự Đại hội có 47 đoàn đại biểu quốc tế. Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng gồm 116 ủy viên chính thức và 36 ủy viên dự khuyết. Ban Chấp hành Trung ương đã bầu Bộ Chính trị gồm 13 ủy viên chính thức. Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Tổng Bí thư (đồng chí Lê Duẩn giữ cương vị Tổng Bí thư đến khi từ trần ngày 10-07-1986). + Hội nghị BCH TW Đảng (14-07-1986) đã bầu đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư thay đồng chí Lê Duẫn. * Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI: TBT Nguyễn Văn Linh Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã họp từ ngày 15 đến 18-12-1986, tại Hà Nội. Tham Đại hội có 1.129 đại biểu thay mặt gần 1,9 triệu đảng viên trong toàn Đảng. Có 32 đoàn đại biểu quốc tế đến dự Đại hội. Đại hội quyết định bổ sung và sửa đổi một số điểm cụ thể trong Điều lệ Đảng cho phù hợp với tình hình mới; và bầu Ban Chấp hành Trung ương khoá VI, gồm 124 ủy viên chính thức và 49 ủy viên dự khuyết, bầu Bộ Chính trị gồm 13 ủy viên chính thức và một ủy viên dự khuyết. Đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư. Các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ được mời làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng. * Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII: TBT Đỗ Mười Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam họp tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 24 đến ngày 27-06-1991. Dự Đại hội có 1176 đại biểu đại diện cho 2.155.022 đảng viên cả nước và các đại biểu từ các nước anh em về dự Đại hội. Đại hội đã thông qua Điều lệ của Đảng (sửa đổi). Điều lệ gồm 12 chương, 47 điều. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương (khoá VII) gồm 146 uỷ viên. Hội nghị thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII) đã bầu Bộ Chính trị gồm 13 uỷ viên. Đồng chí Đỗ Mười được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng. * Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII: TBT Lê Khả Phiêu Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra từ ngày 28-06 đến 01-07-1996, tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Dự Đại hội có 1.198 đảng viên đại diện cho gần 2 triệu 130 nghìn đảng viên trong cả nước. Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII bao gồm 170 uỷ viên. Đồng chí Đỗ Mười được bầu làm Tổng Bí thư. Các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Hội nghị lần thứ 4 BCH TW Đảng khóa VIII: (22 - 29-12-1997) đã bầu đồng chí Lê Khả Phiêu giữ chức vụ Tổng Bí thư thay đồng chí Đỗ Mười. * Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX: TBT Nông Đức Mạnh Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng họp tại Hà Nội từ ngày 19 đến 22 tháng 4 năm 2001, với sự tham gia của 1.168 đại biểu là những đảng viên ưu tú đại diện cho 2.479.719 đảng viên trong cả nước. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương khoá IX gồm 150 uỷ viên. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương đã bầu Bộ Chính trị gồm 13 đồng chí, Ban Bí thư gồm 9 đồng chí. Đồng chí Nông Đức Mạnh được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng. * Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X: TBT Nông Đức Mạnh Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam họp từ ngày 18-04-2006 đến ngày 25-04-2006 tại Thủ đô Hà Nội. Dự Đại hội có 1.176 đại biểu thay mặt cho hơn 3,1 triệu đảng viên trong toàn Đảng. Trong đó có 144 đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, 1023 đại biểu được bầu cử từ đại hội các Đảng bộ trực thuộc Trung ương và 9 đại biểu của Đảng bộ ngoài nước do Trung ương chỉ định theo quy định của Điều lệ Đảng. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X gồm 160 Uỷ viên chính thức và 21 Uỷ viên dự khuyết. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã bầu Bộ Chính trị gồm 14 đồng chí, Ban Bí thư Trung ương Đảng gồm 8 đồng chí. Đồng chí Nông Đức Mạnh được bầu lại làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X. Hình ảnh các Tổng bí thư qua các thời kì TBT Trần Phú TBT Lê Hồng Phong TBT Hà Huy Tập TBT Nguyễn Văn Cừ (10/1930-4/1931) (3/1935 – 6/1936) (7/1936 - -3/19380) (3/1938 – 1/1940) TBT Trường Chinh Hồ Chí Minh TBT Lê Duẩn TBT Nguyễn Văn Linh (5/1941 – 9/1956) & (10/1956 – 9/1960) (9/1960 – 7/1986) (12/1986 – 6/1991) (7/1986 – 12/1986) TBT Đỗ Mười TBT Lê Khả Phiêu TBT Nông Đức Mạnh (6/1991 – 12/1997) (12/1997 – 4/2001) (4/2001 đến nay.) Câu 3: Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được phát động vào thời gian nào, chủ đề của từng năm? Quan điểm cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thế hệ trẻ? Trả lời: a. Chỉ thị số 06 – CT/TW ngày 07-11-2006 của Bộ Chính trị về việc tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã quyết định tổ chức phát động CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn Đảng, toàn dân vào ngày 03-02-2007 tới hết nhiệm kỳ Đại hội X của Đảng. Nhằm tạo ra sự nhận thức sâu sắc, sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn xã hội, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên, học sinhnâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. óChủ đề của CVĐ bộ chính trị phát động qua các năm với những nội dung sau: - Chủ đề CVĐ năm 2007: “Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay”; nghiên cứu các tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” và “Di chúc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Năm 2008 với chủ đề: “Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí, quan liêu”; nghiên cứu tác phẩm “ Sửa đổi lối làm việc” của Bác. - Năm 2009 với chủ đề: “ Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân” gắn với kỷ niệm 40 năm thực hiện di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Năm 2010 với chủ đề: “Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, là đạo đức, là văn minh” gắn với Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. b. Quan điểm cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục thế hệ trẻ: * Giáo dục thế hệ trẻ trở thành những công dân tốt, trở thành lực lượng kế tục sự nghiệp cách mạng vừa “hồng” vừa “chuyên”. * Giáo dục thế hệ trẻ một cách toàn diện: - Giáo dục về đạo đức. - Giáo dục lý tưởng cách mạng. - Giáo dục nâng cao trình độ văn hóa, kỹ thuật. * Phương châm giáo dục thế hệ trẻ trong tư tưởng Hồ Chí Minh: - Học đi đôi với hành, giáo dục gắn liền với xã hội. - Giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. * Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục thế hệ trẻ. - Giáo dục thế hệ trẻ là một khoa học. - Phải kết hợp học tập với việc chơi, giáo dục gắn liền với thi đua. - Phải phát huy ý thức tự giáo dục, tự rèn luyện. - Giáo dục thế hệ trẻ phải thực hiện phương pháp nên gương. Câu 4: Đảng bộ tỉnh Quảng Trị được thành lập vào thời gian nào, ở đâu, do ai làm Bí thư? Hãy nêu ý nghĩa của sự kiện trên? Trả lời: Ngày 21-4-1930, Hội nghị thành lập Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Trị được tổ chức tại nhà ông Nguyễn Phu làng Đại Hào (Triệu Phong). Hội nghị đã nhất trí bầu Ban chấp hành lâm thời gồm 03 đồng chí. Đồng chí Lê Thế Tiết được cử làm Bí thư. * Ý nghĩa sự ra đời Đảng bộ tỉnh Quảng Trị: - Đảng bộ tỉnh Quảng Trị ra đời là sự kiện lịch sử quan trọng, đánh dấu bước phát triển và trưởng thành của phong trào đấu tranh cách mạng ở Quảng Trị nói riêng và cả nước nói chung. - Đảng bộ tỉnh Quảng Trị ra đời tạo điều kiện thuận lợi cho sự lãnh, chỉ đạo chặt chẽ, thống nhất từ huyện đến tỉnh và Trung ương. - Đảng bộ tỉnh Quảng Trị ra đời là cơ sở để cho Đảng bộ lãnh đạo thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, góp phần vào thắng lợi chung của của cách mạng Việt Nam. Câu 5: Đảng bộ huyện Hải Lăng ra đời vào thời gian nào, khi đó có mấy chi bộ Đảng và tính đến nay có mấy Chi, Đảng bộ trực thuộc Huyện uỷ (tính đến 30-10-2009)? Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ huyện Hải Lăng (cả Đảng bộ huyện Triệu Hải cũ) đã trải qua mấy kỳ Đại hội, được tổ chức vào thời gian nào? Trả lời: Đảng bộ huyện Hải Lăng được thành lập vào cuối năm 1930 do đồng chí Trần Ngọc Hoành làm Bí thư. Trước khi ra đời, Đảng bộ huyện Hải Lăng 04 chi bộ gồm: Chi bộ Thượng Xá do đ/c Lê Quê làm Bí thư; Chi bộ Phú Long do đ/c Nguyễn Bá Sam làm Bí thư; Chi bộ Long Hưng do đ/c Trần Ngọc Hoành làm Bí thư và Chi bộ Quy Thiện – Ngô Xá (Chi bộ ghép). Tính đến nay có 56 Chi, Đảng bộ trực thuộc Huyện uỷ * Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ huyện Hải Lăng (cả Đảng bộ huyện Triệu Hải cũ) đã trãi qua 13 kỳ Đại hội. - Đại hội Đảng bộ huyện Hải Lăng lần thứ I diễn ra cuối năm 1948 tại Khe Cheng – Hướng Hóa. Đại hội bầu BCH Đảng bộ gồm 6 ủy viên, đồng chí Phan Giá được bầu làm Bí thư Huyện ủy. - Đại hội Đảng bộ huyện Hải Lăng lần thứ II diễn ra vào tháng 1001949 tại Tân Điền. Đại hội bầu BCH Đảng bộ gồm 11 ủy viên, đồng chí Hoàng Tiết được bầu làm Bí thư. - Đại hội Đảng bộ huyện Hải Lăng lần thứ III diễn ra vào ngày 28-07-1965 tại Ba Đa. Đại hội bầu ra BCH Đảng bộ huyện gồm 11 ủy viên, đồng chí Lê Xuân Hòa được bầu làm Bí thư Huyện ủy. - Đại hội Đảng bộ huyện Hải Lăng khóa IV diễn ra từ ngày 15 đến ngày 17-10-1973. Đại hội bầu BCH gồm 17 đồng chí, đồng chí Võ Thanh Bình giữ chức Quyền Bí thư kiêm chủ tịch huyện. - Đại hội Đảng bộ Huyện Hải Lăng lần thứ V được tổ chức từ ngày 27 đến ngày 30-4-1977 tại Diên Sanh. Đại hội đã bầu ra BCH Đảng bộ huyện gồm 27 Uỷ viên chính thức, 02 Uỷ viên dự khuyết. Hội nghị BCH Đảng bộ huyện lần thứ I đã bầu BTV Huyện ủy gồm 09 đồng chí; đồng chí Lê Văn Hoan được bầu làm Bí Thư. - Đại hội Đảng bộ huyện Hải Lăng lần thứ VI diễn ra từ ngày 10 đến ngày 13-01-1980 tại Thị trấn Triệu Hải (Thị xã Quảng Trị). Đại hội đã bầu ra BCH Đảng bộ gồm 33 ủy viên chính thức, 02 ủy viên dự khuyết; Ban Thường vụ có 11 đồng chí, đồng chí Lê Văn Hoan được bầu làm Bí thư. - Đại hội Đảng bộ huyện Hải Lăng lần thứ VII diễn ra từ ngày 08 đến ngày 13-11-1982 tại Thị trấn Triệu Hải (Thị xã Quảng Trị). Đại hội đã bầu BCH Đảng bộ gồm 33 ủy viên chính thức, 02 ủy viên dự khuyết; Ban Thường vụ Huyện ủy gồm 11 đồng chí. Đồng chí Lê Văn Hoan được bầu làm Bí Thư. - Đại hội Đảng bộ huyện Hải Lăng lần thứ VIII được tổ chức vào tháng 9-1986 tại thị trấn Triệu Hải (Thị xã Quảng Trị). Đại hội đã bầu ra BCH Đảng bộ gồm 39 đồng chí, 10 ủy viên dự khuyết; Ban Thường vụ Huyện ủy gồm 12 đồng chí; đồng chí Dương Quang Lưu được bầu làm Bí thư. - Đại hội Đảng bộ huyện Hải Lăng lần thứ IX diễn ra vào tháng 01-1989. Đại hội bầu ra BCH khóa mới gồm 35 ủy viên chính thức, 06 ủy viên dự khuyết; Ban Thường vụ gồm 11 đồng chí, đồng chí Văn Viết Hóa được bầu làm Bí thư. Đảng bộ huyện Triệu Hải tiếp tục làm nhiệm vụ lãnh đạo cho đến khi huyện Triệu Hải tách ra thành 02 huyện Triệu Phong và Hải Lăng vào ngày 01-5-2009. - Đại hội Đảng bộ huyện Hải Lăng khóa X diễn ra vào tháng 9-1991 tại thị trấn Hải Lăng. Đại hội bầu ra BCH Đảng bộ gồm 24 đồng chí, BTV gồm 07 đồng chí; đồng chí Lê Khước được bầu làm Bí thư. - Đại hội Đảng bộ huyện Hải Lăng khóa XI diễn ra vào tháng 3-1996 tại thị trấn Hải Lăng. Đại hội bầu ra BCH Đảng bộ huyện gồm 35 đồng chí, BTV gồm 11 đồng chí. Đồng chí Lê Khước được bầu làm Bí thư. - Đại hội Đảng bộ huyện Hải Lăng khóa XII diễn ra vào tháng 10-2000 tại Thị Trấn Hải Lăng, Đại hội đã bầu BCH Đảng bộ gồm 37 đồng chí, BTV gồm có 11 đồng chí. Đồng chí Văn Ngọc Hùng được bầu làm Bí thư. - Đại hội Đảng bộ huyện Hải Lăng khóa XIII diễn ra vào tháng 10-2005 tại Thị trấn Hải Lăng, Đại hội đã bầu BTV gồm có 11 đồng chí. Đồng chí Phạm Đức Châu được bầu làm Bí thư. Câu 6: Tính đến nay (31-10-2009) huyện Hải Lăng có bao nhiêu tập thể và cá nhân được phong, truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT? Hãy nêu tên các tập thể và cá nhân Anh hùng? Trả lời: Tính đến nay (31-10-2009) huyện Hải Lăng có 19 đơn vị tập thể và 07 cá nhân được phong, truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang. a. Về tập thể gồm: xã Hải Thượng; LLVT xã Hải Phú; Ban an ninh xã Hải Phú; xã Hải Vĩnh; xã Hải Lâm; xã Hải An; xã Hải Khê, xã Hải Trường; xã Hải Sơn; xã Hải Tân; xã Hải Chánh; xã Hải Ba; xã Hải Quế; xã Hải Xuân; xã Hải Hòa; xã Hải Dương; Nhân dân và LLVT huyện Hải Lăng; Ban An ninh huyện Hải Lăng; Đồn Biên phòng 212 (Mỹ Thủy – Hải An). b. Cá nhân: - Liệt sĩ Phan Thanh Chung (Xã Hải Thượng) - Liệt Sĩ Trần Thị Tâm (Xã Hải Khê) - Liệt sĩ Mai Văn Toàn (Xã Hải Ba) - Liệt sĩ Lê Thị Tuyết (Xã Hải Xuân) - Đồng chí Võ Thị Xuân (Xã Hải Phú) - Đồng chí Võ Thiết (Xã Hải Trường) - Đồng chí Trần Hữu Thủy (Xã Hải Phú) Câu 7: Trình bày những thành tựu nổi bật về kinh tế - xã hội, quốc phòng- an ninh từ ngày thành lập huyện (1/5/1990) đến nay? Trả lời: Từ khi chia tách huyện Triệu Hải thành 02 huyện Triệu Phong và Hải Lăng (01/5/1990), dưới sự lãnh, chỉ đạo của BCH Đảng bộ, sự điều hành của chính quyền, sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể, trong việc phát triển kinh tế-xã hội nên những năm qua nền kinh tế -xã hội, an ninh quốc phòng của huyện nhà đã đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực. * Trên lĩnh vực kinh tế: + Nông nghiệp đạt được nhiều tiến bộ mới, đã áp dụng các tiến bộ khoa học kỷ thuật, công nghệ vào sản xuất, nuôi trồng, chế biến tạo ra sản phẩm có chất lượng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp có chuyển biến tích cực, giá trị sản xuất canh tác tăng từ 15,5 triệu đồng năm 2002 lên 31,4 triệu đồng/ha năm 2008. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người năm 2008 đạt trên 7,65 triệu đồng/năm (năm 2002 là 3,5 triệu đồng). + Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có sự chuyển biến đáng kể, đã tạo thêm nhiều sản phẩm mới và giải quyết việc làm cho người lao động. Tính đến tháng 6/2009, trên đại bàn toàn huyện có 13 doanh nghiệp đã thực hiện và đăng ký đầu tư sản xuất về công nghiệp, trong đó có 06 doanh nghiệp đã đi vào sản xuất, tỷ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế năm 2006 là 7%, năm 2007 là 8%, năm 2008 là 7,7% (mục tiêu đến năm 2010 chiếm tỷ lệ từ 10-12%). Các làng nghề, cụm CN-TTCN, TMDV được định hướng quy hoạch và đi vào hoạt động có hiệu quả như cụm Công nghiệp Diên Sanh; cụm CN-TTCN và TMDV Hải Thượng, Hải Trường...các ngành nghề truyền thống được phát triển và mở rộng, các nghề mới được du nhập nhằm giải quyết việc làm cho thanh niên. Các dịch vụ du lịch trên tuyến La Vang – Khu du lịch sinh thái Trằm Trà Lộc – Bãi tắm Mỹ Thủy từng bước được hình thành, thu hút ngày càng đông du khách. Kết cấu hạ tầng nông thôn: điện, đường, trường, trạm, công trình thủy lợi, nước sạch, trụ sở làm việc, các công trình văn hóa-phúc lợi xã hội được đầu tư xây dựng. * Trên lĩnh vực VH-XH: Về VH-XH có những chuyển biến tích cực, sự nghiệp giáo dục đào tạo có nhiều tiến bộ, tỷ lệ huy động các cháu trong độ tuổi vào nhà trẻ năm 2008 đạt 27,9% (năm 2002 là 6%); Mẫu giáo đạt 84,3% (năm 2002 là 68%); Tiểu học 99,8% (năm 2002 là 99%); THCS đạt 99% (năm 2002 là 99%). Huyện được công nhận đạt chuẩn giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và đạt chuẩn quốc gia về phổ cập THCS. Xây dựng đề án phổ cập THPT trên địa bàn huyện và chỉ đạo triển khai tại Hải Phú, Hải Thượng và Thị Trấn Hải Lăng. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được tập trung chỉ đạo, đến nay có 5/20 trường MN, 18/23 trường Tiểu học và 4/18 trường THCS đạt chuẩn quốc gia (năm 2002 là 12 trường kể cả 3 cấp học). + Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm, công tác khám chữa bệnh có nhiều chuyển biến tích cực. Hiện nay có 9 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, có 50% trạm y tế xã, thôn có bác sĩ; 100% trạm y tế có nữ hộ sinh và cán bộ y tế cộng đồng kịp thời phòng bệnh, dập dịch có hiệu quả. Huyện đã ban hành đề án thôn không có người sinh con thứ ba trở lên, có 54 thôn đăng ký phát động. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng chiếm 17,9% (giảm 7,1% so với năm 2002); tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,02% (giảm 0,19% so với năm 2002). Hệ thống thông tin đại chúng phát triển nhanh chóng. Hiện nay có 100% HTX SXNN có trạm truyền thanh, các phương tiện nghe nhìn tăng từ 45,4% năm 2002 lên 92% năm 2008, bình quân có 15 máy điện thoại/100 dân. Thực hiện tốt chế độ ưu đãi đối với những người có công, gia đình thương binh liệt sĩ. Toàn huyện đã xây dựng được 469 ngôi nhà tình nghĩa (tăng 388 nhà so với năm 2002). Đã xây dựng đề án xóa nhà tạm bợ, dột nát cho người nghèo; xây dựng được 1.190 nhà đại đoàn kết, số hộ nghèo giảm còn 18,06%; mỗi năm tạo việc làm mới cho khoảng 700-800 lao động. Phong trào “TDĐKXDĐSVH” được triển khai sâu rộng tạo nên những chuyển biến mới góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội, các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan, chung tay góp sức xây dựng bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh tại địa phương. Đề án xây dựng huyện điển hình văn hóa đã góp phần quan trọng trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị. Cán bộ, đảng viên và nhân dân đã tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh. Mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ngày càng được thắt chặt; Quy chế dân chủ cơ sở được triển khai tích cực, quyền làm chủ của người dân ngày càng được phát huy. + Vận dụng sáng tạo đường lối quân sự của Đảng, Đảng bộ và nhân dân huyện nhà đã coi trọng việc kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội với củng cố an ninh quốc phòng; vừa tiếp tục xây dựng lực lượng vũ trang tập trung, vừa tập trung xây dựng LLVT các xã, đơn vị, cơ quan nhằm hình thành thế trận chiến tranh nhân dân, xây dựng phương án phòng thủ sẵn sàng đập tan mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù. Phong trào quần chúng bảo vệ ANTQ được đẩy mạnh và đi vào chiều sâu. Thường xuyên giáo dục cho cán bộ và nhân dân nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, qua đó nhận thức sâu sắc về âm mưu, bản chất chống phá của các thê lực thù địch. Kịp thời nắm bắt tình hình và giải quyết tốt các vướng mắc từ cơ sở, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, an ninh chính trị và trật tự ATXH được đảm bảo. + Các hoạt động VHVN-TDTT được chú trọng phát triển với nhiều hình thức phong phú đa dạng nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Ngoài ngày hội văn hóa 19/3 của huyện thì các hoạt động VHVN được tổ chức thường xuyên tại các địa phương, đơn vị nhân các ngày lễ lớn của Đảng, dân tộc, quê hương. + Ngoài ngày hội thể thao của huyện, hoạt động TDTT được tổ chức thường xuyên tại các địa phương, đơn vị thu hút ngày càng đông các đối tượng, lứa tuổi tham gia, hình thức tổ chức ngày càng đa dạng, phong phú. Các hoạt động VHVN-TDTT người khuyết tật, hoạt động thể thao người cao tuổi đã có bước phát triển mới. + Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được triển khai sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân tạo nên bước chuyển biến về đạo đức, lối sống, ý thức trách nhiệm, ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương tập thể và cá nhân, các gương điển hình làm theo lời Bác trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Câu 8: Đồng chí hãy cho biết những suy nghĩ,cảm xúc của bản thân về Đảng bộ Huyện Hải Lăng qua 80 năm xây dựng và trưởng thành, đồng thời vui lòng đóng góp ý kiến của bản thân với Đảng bộ để góp phần xây dựng Đảng bộ huyện phát triển ngày càng vững mạnh trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH quê hương, đất nước? Trả lời: Qua 80 năm hình thành và phát triển, Đảng bộ huyện Hải Lăng đã từng bước đi lên đưa nhân dân thoát khỏi cảnh đói nghèo-cơ cực và cũng đã định hướng cho nhân dân đi theo con đường XHCN mà Đảng đã đề ra. Trong 80 năm đó, Huyện Hải Lăng đã chiến đấu chống lại 2 thế lực xâm lược lớn là:Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Với tinh thần chiến đấu ngoan cường cùng với sự tuyên truyền tư tưởng cách mạng đến từng tầng lớp nhân dân có hiệu quả đã góp phần vào việc giải phóng Huyện Hải Lăng nói riêng(vào ngày 19-3-1975) và giải phóng miền N
Tài liệu đính kèm: