Bài dự thi Cuộc thi Tìm hiểu Bộ luật Dân sự năm 2015 trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2017

3. Hỏi: Bộ luật Dân sự năm 2015 đã bổ sung người nào dưới đây phải có người giám hộ?

a) Người mất năng lực hành vi dân sự.

b) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

c) Người hạn chế năng lực hành vi dân sự.

4. Hỏi: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân phát sinh từ thời điểm nào?

a) Khi là bào thai.

b) Khi sinh ra.

c) Đủ 6 tuổi trở lên.

5. Hỏi: Cơ quan nào có thẩm quyền tuyên bố một người là có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi và chỉ định việc giám hộ cho người này?

a) Ủy ban nhân dân cấp xã.

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện.

c) Tòa án nhân dân.

6. Hỏi: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan Nhà nước ở Trung ương, ở địa phương khi tham gia quan hệ dân sự thì thực hiện theo nguyên tắc nào sau đây?

a) Mệnh lệnh hành chính và không phải chịu trách nhiệm dân sự.

b) Bình đẳng với các chủ thể khác và phải chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự.

7. Hỏi: Ai là chủ thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự?

a) Các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác khác không có tư cách pháp nhân.

b) Người đại diện theo ủy quyền.

c) Các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người đại diện theo ủy quyền.

 

doc 19 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 681Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài dự thi Cuộc thi Tìm hiểu Bộ luật Dân sự năm 2015 trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n quyền nhân thân của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của vợ, chồng hoặc con thành niên của người đó; trường hợp không có những người này thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết, trừ trường hợp BLDS 2015, luật khác có liên quan quy định khác.
- Làm rõ quy định về quyền có họ, tên
Ngoài các quy định đã được nêu tại BLDS 2005, BLDS 2015 bổ sung một số nội dung sau một cách chi tiết, cụ thể:
- Quyền thay đổi họ và quyền thay đổi tên
Tách riêng quyền thay đổi họ và quyền thay đổi tên thành 02 điều, đồng thời, cụ thể từng trường hợp được phép thay đổi họ, trường hợp được phép thay đổi tên.
- Quyền xác định, xác định lại dân tộc
Ưu tiên nguyên tắc thỏa thuận khi xác định dân tộc của con trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc 02 dân tộc khác nhau.
Nếu không thỏa thuận thì xác định theo tập quán. Trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo dân tộc của cha nuôi hoặc mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi.
Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì dân tộc của trẻ em được xác định theo dân tộc của người đó.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghịcủa người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em vào thời điểm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
Cá nhân có quyền xác định, xác định lại dân tộc của mình.
Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong trường hợp sau:
+ Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ nếu cha đẻ, mẹ đẻ thuộc 02 dân tộc khác nhau.
+ Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ nếu con nuôi đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của mình.
Cấm lợi dụng việc xác định lại dân tộc nhằm mục đích trục lợi hoặc gây chia rẽ, phương hại đến sự đoàn kết của các dân tộc Việt Nam.
- Cụ thể trường hợp khai sinh, khai tử cho trẻ chết sau khi sinh
- Bổ sung quy định quyền đối với quốc tịch
Ngoài các quy định tại BLDS 2005, nay BLDS 2015 bổ sung quy định:
Quyền của người không quốc tịch cư trú, sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam được bảo đảm theo luật.
- Cụ thể các trường hợp sử dụng hình ảnh của người khác mà không cần có sự đồng ý của người đó
Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
+ Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng.
+ Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
Ngoài ra, việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định pháp luật.
- Thừa nhận quyền sống bên cạnh quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể
Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe.
Nhấn mạnh rằng: “Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.”
Thêm sự lựa chọn về trách nhiệm cho người phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe dọa: hoặc tự mình thực hiện hoặc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có điều kiện cần thiết đưa ngay đến cơ sở khám chữa bệnh gần nhất.
Bên cạnh sự đồng ý của người được thực hiện gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép mô, bộ phận cơ thể người; thực hiện kỹ thuật, phương pháp khám, chữa bệnh mới trên cơ thể người; thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất cứ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người thì yêu cầu việc thực hiện này phải do tổ chức có thẩm quyền thực hiện.
Thay cụm từ “người đứng đầu cơ sở y tế” thành cụm từ “người có thẩm quyền của cơ sở khám, chữa bệnh”:
Trường hợp người được thử nghiệm là người chưa thành niên, người mất NLHVDS, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc là bệnh nhân bất tỉnh thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ của người đó đồng ý.
Trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân mà không chờ được ý kiến của những người nêu trên thì phải có quyết định của người có thẩm quyền của cơ sở khám, chữa bệnh.
- Cụ thể quy định quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
Trước đây, BLDS 2005 chỉ quy định ngắn gọn:
Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
Nay, BLDS 2015 cụ thể quy định này như sau:
Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.
Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.
Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.
Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.
- Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
Gộp chung quyền hiến bộ phận cơ thể và quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết thành 01 điều, đồng thời cụ thể nội dung quy định này:
Cá nhân có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác.
Cá nhân có quyền nhận mô, bộ phận cơ thể của người khác để chữa bệnh cho mình.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, pháp nhân có thẩm quyền về nghiên cứu khoa học có quyền nhận bộ phận cơ thể người, lấy xác để chữa bệnh, thử nghiệm y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác.
Việc hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người, hiến, lấy xác phải tuân thủ theo các điều kiện và được thực hiện theo quy định của BLDS 2015, Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác và luật khác có liên quan.
- Quyền xác định lại giới tính
Bổ sung thêm hệ quả pháp lý do xác định lại giới tính: “Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của BLDS 2015 và luật khác có liên quan.”
- Lần đầu tiên, BLDS 2015 thừa nhận việc chuyển đổi giới tính
Đây là điểm mới nổi bật tại BLDS 2015 được cộng đồng người dân quan tâm rất nhiều.
Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của BLDS 2015 và luật khác có liên quan.
- Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
Quyền này được BLDS 2015 nhân rộng ra từ quyền bí mật đời tư quy định tại BLDS 2005:
Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.
Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình
Gộp chung các quyền về kết hôn, ly hôn, nuôi con, hưởng quyền chăm sóc của các thành viên khác trong gia đình thành 01 điều.
Câu hỏi 2. Hãy nêu quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về sở hữu chung của các thành viên gia đình và sở hữu chung của vợ chồng?
Sở hữu chung của các thành viên gia đình và sở hữu chung của vợ chồng được quy định tại Điều 212 và Điều 213 của Bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể:
Điều 212. Sở hữu chung của các thành viên gia đình
1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này.
Điều 213. Sở hữu chung của vợ chồng
1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.
2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
3. Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
4. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án.
5. Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế độ tài sản này.
Câu hỏi 3. Hãy nêu nội dung căn cứ, nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân.
Căn cứ, nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân được quy định tại Điều 584, Điều 585, Điều 586 của Bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể:
Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Điều 586. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
PHẦN III. TRẢ LỜI TỰ LUẬN
Câu hỏi: Hãy trình bày và phân tích những điểm mới cơ bản của Bộ luật dân sự năm 2015 trong việc thực hiện, bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và quyền thừa kế?
1. Thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản.
Điều 158. Quyền sở hữu
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.
Điều 159. Quyền khác đối với tài sản
1. Quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác.
2. Quyền khác đối với tài sản bao gồm:
a) Quyền đối với bất động sản liền kề;
b) Quyền hưởng dụng;
c) Quyền bề mặt.
Đây là điểm mới của BLDS 2015 có liên quan đến quyền tài sản.
Điều 160. Nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
1. Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản được xác lập, thực hiện trong trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
Quyền khác đối với tài sản vẫn có hiệu lực trong trường hợp quyền sở hữu được chuyển giao, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Quy định chặt chẽ hơn nguyên tắc thực hiện quyền này như sau:
2. Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được trái với quy định của luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
3. Chủ thể có quyền khác đối với tài sản được thực hiện mọi hành vi trong phạm vi quyền được quy định tại Bộ luật này, luật khác có liên quan nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản hoặc của người khác.
 (Quy định luôn cả hướng xử lý đối với trường hợp chuyển giao quyền sở hữu tài sản)
Điều 161. Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
Nêu rõ thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản – một quy định mà BLDS 2005 chưa đề cập.
- Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thực hiện theo quy định của BLDS 2015, luật khác có liên quan; trường hợp luật không có quy định thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên; trường hợp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là thời điểm tài sản được chuyển giao.
Thời điểm tài sản được chuyển giao là thời điểm bên có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ chiếm hữu tài sản.
- Trường hợp tài sản chưa được chuyển giao mà phát sinh hoa lợi, lợi tức thì hoa lợi, lợi tức thuộc về bên có tài sản chuyển giao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Điều 162. Chịu rủi ro về tài sản
Bao hàm tất cả các trường hợp chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải chịu rủi ro, không riêng gì rủi ro về tài sản bị tiêu hủy, hư hỏng hay sự kiện bất khả kháng.
- Chủ sở hữu phải chịu rủi ro về tài sản thuộc sở hữu của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc BLDS 2015, luật khác có liên quan quy định khác.
- Chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải chịu rủi ro về tài sản trong phạm vi quyền của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác với chủ sở hữu tài sản hoặc BLDS 2015, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản(quy định tại Chương XI, mục 2). Cụ thể: 
Điều 163. Bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
1. Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái luật quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản.
Quy định luôn cả việc bảo vệ quyền khác đối với tài sản:
2. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.
Giá bồi thường trong trưng mua, trưng dụng là giá thị trường
Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.
Điều 164. Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Về bản chất không thay đổi so với BLDS 2005, tuy nhiên, bổ sung thêm biện pháp bảo vệ quyền khác đối với tài sản cho các chủ thể có quyền này.
Điều 165. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật
1. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau đây:
a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;
d) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
e) Trường hợp khác do pháp luật quy định.
2. Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
Bổ sung thêm quy định nhấn mạnh các loại chiếm hữu không có căn cứ pháp luật:
Điều 166. Quyền đòi lại tài sản
1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
- Bổ sung thêm quyền đòi lại tài sản của chủ thể có quyền khác đối với tài sản:
2. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.
- Thêm quy định về việc đòi lại tài sản:
Điều 167. Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình 
Điều 168. Quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình
Quy định lại nội dung như sau:
Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.
Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 133 của Bộ luật này.
Điều 169. Quyền yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản, chủ thể có quyền yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó hoặc có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm.
Thay cụm từ “quyền chiếm hữu hợp pháp” thành cụm từ “quyền khác đối với tài sản”, các nội dung còn lại không thay đổi so với BLDS 2005.
Điều 170. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản bồi thường thiệt hại.
Thay cụm từ “người quyền chiếm hữu hợp pháp” thành cụm từ “chủ thể có quyền khác đối với tài sản”,các nội dung còn lại không thay đổi so với BLDS 2005
3. Quyền thừa kế.
Điều 609. Quyền thừa kế
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản c

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI_DU_THI_LUAT_DAN_SU.doc