9 NGUYÊN TẮC HỌC TẬP CỦA NGƯỜI LỚN

9 NGUYÊN TẮC HỌC TẬP CỦA NGƯỜI LỚN

 Thuật ngữ, học tập/ tiếp thu tri thức ở đây có thể có nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng nhìn chung nó được hiểu là một sự thay đổi về hành vi, kiến thức hay thái độ.

 Cuốn tập huấn cơ bản cho Tập huấn viên của Gary Kroehnert có đề cập tới 9 nguyên tắc học tập của người lớn.

 Chín nguyên tắc này quan trọng ở nhiều điểm khác nhau. Những nguyên tắc này giúp cho tập huấn viên chuẩn bị một buổi tập huấn một cách kỹ càng, đầy đủ, tiến hành buổi tập một cách có hiệu quả và cũng giúp tập huấn viên đánh giá buổi tập huấn.

1. Cái mới ngắn nhất

2. Sự phù hợp

3. Động lực

4. Cái đầu tiên

5. Giao tiếp hai chiều

6. Phản hồi

7. Học tập tích cực, chủ động

8. Sử dụng nhiều giác quan

9. Luyện tập

 Tất cả 9 nguyên tắc đều có tầm quan trọng như nhau, cho dù được giới thiệu ở thứ tự nào.

 

doc 29 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 3370Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "9 NGUYÊN TẮC HỌC TẬP CỦA NGƯỜI LỚN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hỏ, các nhóm được giao cùng một/ hay nhiều nhóm một.
Câu hỏi thảo luận
Bài tập nhóm
Trong đó các thành viên cần thảo luận, đóng góp ý kiến để cùng giải quyết vấn đề, thực hiện nhiệm vụ nhóm, hoặc thống nhất về một nội dung... Tập huấn viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn và tổng kết đánh giá.
Sử dụng : Phương pháp thảo luận phù hợp với các loại hình hoạt động như : Phân tích trường hợp cụ thể, bài tập giải quyết vấn đề, các vấn đề thảo luận huy động kiến thức kinh nghiệm của các thành viên.
Trình tự tiến hành :
CHIA NHÓM :
Tập huấn viên chia nhóm dựa trên những tiêu chí nhất định.
Ngẫu nhiên : 1,2,3 – màu sắc – hoa – quả - cây – abc –
Theo tiêu chí do Tập huấn viên chọn : trình độ HV – kinh nghiêm – tuổi – giới tính – nghề nghiệp – nơi sinh sống – 
HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG NHÓM
THV nêu những chỉ dẫn ngắn gọn, đầy đủ yêu cầu
Đảm bảo Tập huấn viên đã nắm được những yêu cầu đó
THEO DÕI, TẠO ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CHO HOẠT ĐỘNG NHÓM.
Trong khi các nhóm thảo luận, THV cần : 
Theo dõi bao quát, hỗ trợ kịp thời nếu có nhóm nào thắc mắc hay cần trợ giúp.
Đảm bảo các thành viên trong các nhóm hoạt động đều và không đi lệch yêu cầu.
TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG NHÓM
*Điều động nhóm/ thành viên nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận :
- Nhóm quyết định: các thành viên đều trình bày/ một đại diện trình bày.
- THV quyết định : gắp thăm báo cáo viên – chỉ định ngẫu nhiên theo màu sắc quần áo, theo lứa tuổi ...
*Phản hồi, câu hỏi bổ sung.
*THV tóm tắt ý kiến của từng nhóm và của các nhóm.
*Đánh giá kết quả thảo luận nhóm, liên hệ đến nội dung bài học
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM - NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý :
*Không nên để học viên tự xếp nhóm mà không có tiêu chuẩn cụ thể vì họ có thể ngồi vào nhóm với những người thân với họ và không hoạt động tích cực.
*Không nên để nhóm quá đông vì có thể sẽ có học viên không có cơ hội tham gia đóng góp.
*Nhóm có thể được giữ nguyên trong suốt buổi học hoặc có thể được thay đổi. Không được quá gần nhau vì có thể sự ồn ào khi thảo luận sẽ làm ảnh hưởng đến sự tập trung của các nhóm khác.
HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG NHÓM
Mỗi nhóm và mỗi thành viên phải làm gì.
Tại sao họ cần làm như vậy
Trong thời gian bao lâu
Làm ở đâu
Khi hoàn thành xong nhiệm vụ thì sẽ làm gì ( trình bày, đợi các nhóm khác ...)
Nếu cần trình bày hay báo cáo thì ở dạng gì( trên giấy ...)
Mỗi nhóm có hay không cần lãnh đạo nhóm.
Nếu cần lãnh đạo nhóm, nhóm tự chọn hay giáo viên cử.
Nguyên tắc hoạt động của nhóm ( ví dụ : giữ bí mật, mỗi thành viên phát biểu một lần ...)
Khi gặp khó khăn, có thắc mắc hì nhóm sẽ làm gì.
Kiểm tra xem học viên có hiểu nhiệm vụ được giao hay cần hỏi thêm gì trước khi bắt đầu hoạt động nhóm.
PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ 
Định nghĩa : Phương pháp sử dụng phân tích trường hợp cụ thể là một phương pháp có sự tham gia tích cực của học viên, đòi hỏi họ phải thảo luận, tổng hợp và phân tích một trường hợp cụ thể đưa ra giải pháp/ các giải pháp cho vấn đề/ các vấn đề, hoặc nhận định, đánh giá những giải pháp đã được đưa ra.
Ba đặc điêm cơ bản của trường hợp : 
*Trường hợp được sử dụng có thể lấy từ tình huống thật trong công việc của học viên, hoặc một tình huống giả tưởng, có liên quan đến công việc của học viên do Tập huấn viên/ học viên đưa ra.
*Trường hợp cần diễn tả một tình huống khó xử, một hay nhiều vấn đề cần được giải quyết.
*Học viên tham gia phân tích trường hợp sẽ đặt mình vào tình huống đó để giải quyết các vấn đề.
Trình tự tiến hành : 
THV giới thiệu các tài liệu về trường hợp
HV thực hiện nghiên cứu và phân tích trường hợp ( tổ chức hoạt động thảo luận nhóm )
Các nhóm trình bày kết quả thảo luận về giải pháp, kiến nghị.
Tổng kết:
*Phản hồi, bổ sung từ các nhóm khác và từ THV
*THV tóm tắt, nêu những điều tổng quát về trường hợp, các quá trình giải quyết vấn đề, quá trình ra quyết định.
*Liên hệ trường hợp với công việc của học viên.
*Đánh giá phần thực hiện của các nhóm.
Những điểm cần chú ý :
*Trường hợp có đày đủ dữ liệu, độ dài vừa phải ( tránh thảo luận và phản hồi kéo dài )
*Nội dung trường hợp có liên quan đến nội dung tập huấn
*Tình huống nên liên quan trực tiếp đến công việc và kinh nghiệm của học viên.
*Khi chuẩn bị thông tin về trường hợp để sử dụng, nên thiết kế trường hợp có nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, ví dụ : biên bản cuộc họp, phỏng vấn các nhân vật, báo cáo của nhân viên dự án, tài liệu tham khảo, thư từ...
*Ngôn ngữ trong tài liệu cần phù hợp với trình độ học viên.
*Chọn tình huống có nhiều cách giải quyết khác nhau.
*Khi chọn một tình huống có thật, nên đổi tên nhân vật hoặc địa phương để đảm bảo bí mật cá nhân.
PHƯƠNG PHÁP TẬP TRUNG TRÍ TUỆ ( ĐỘNG NÃO)
Định nghĩa : Việc tập trung nhiều ý kiến về một chủ đề nhất định, trong một thời gian ngắn, với tốc độ nhanh, mà lúc đầu không phê phán hay đánh giá.
Sử dụng : 
Giải quyết vấn đề 
Thu thập các ý kiến.
Giới thiệu một nội dung.
Sáu bước thực hiện : 
Giải thích mục đích và tiến hành.
Cử thư ký ghi chép.
Nêu chủ đề.
Tập trung trí tuệ/ động não.
Bình luận/ đánh giá các ý kiến/ gợi ý.
Lựa chọn các ý kiến phù hợp.
Bốn kỹ năng cần thiết khi áp dụng phương pháp TTTT :
Đưa ra những hướng dẫn rõ ràng.
Biết lựa chọn các câu hỏi hay vấn đề phù hợp.
Biết hướng dẫn nhóm.
Biết phân tích và đánh giá các ý kiến.
Các nguyên tắc cơ bản đối với phương pháp TTTT:
Khuyến khích số lượng ý kiến
Càng nhiều ý kiến thì càng có cơ hội phát triển các ý hay.
Thoải mái và thoáng trong tư duy.
Học viên cần được khuyến khích nói ra từng ý kiến mỗi khi nảy ra trong đầu, kể cả những ý tưởng vô lý, hài hước hay điên rồ.
Kết hợp và phát triển.
Xây dựng trên cơ sở ý kiến của những người khác, một hoặc hai ý kiến có thể làm nảy sinh nhiều ý tưởng khác.
hãy khoan xét đoán
để bộ não của bạn được tự do sáng tạo và tư duy, tránh đặt câu hỏi, phê bình hay thách thức ý kiến người khác. Chỉ đến phần đánh giá mới nhận xét về các ý kiến nêu trước đó.
Duy trì một tốc độ nhanh.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐIỀU KHIỂN MỘT BUỔI TẬP TRUNG TRÍ TUỆ :
*Tổ chức một hoạt động khởi động qua đó nêu vấn đề. Có thể vấn đề phải được nhắc lại theo các hình thức khác trước khi nhóm lựa chọn đề tài để động não.
*Trình bày và nhắc các quy tắc khi tham gia.
*Viết lại tất cả các ý kiến trên bảng hoặc giấy tôky
*Nói, hành động hoặc ghi chép nhanh để tạo cảm giác “tốc độ”
*Không cho phép bất kỳ cuộc thảo luận nhóm nhỏ nào.
*Dừng bất kỳ lời phát biểu tiêu cực nào ngay khi chúng xuất hiện ( lời phê bình, chống đỡ hoặc lý do “ tại sao không”).
*Dừng ngay cuộc thảo luận khi thấy tốc độ làm việc chậm lại đáng kể. Thông thường chỉ cần 5 phút cho một cuộc động não với cường độ lớn.
*Nếu bạn không có ý kiến, chọn lấy lần lượt 2 hay 3 ý kiến kỳ lạ nhất, thử thách nhóm phát triển ý, dùng ý đó để nghĩ thêm những ý tưởng khác.
*Chuyển sang giai đoạn tiếp theo, chọn lấy những ý kiến có vẻ hứa hẹn nhất, đáng để xem xét bàn luận thêm.
Bạn có thể điều khiển một phần “ tập trung trí tuệ” bằng những cách khác nhau.
*Hoặc là tổ chức bài tập theo dạng “ tự do” cho tất cả mọi người.
*Hoặc khơi gợi ý kiến của lần lượt từng người trong nhóm.
*Hay yêu cầu các thành viên trong nhóm viết ý kiến của mỗi người xuống giấy trước, sau đó đưa cho cả nhóm.
SẮM VAI
Miêu tả phương pháp.
Mục đích sử dụng.
Phương pháp Sắm vai được sử dụng nhiều để đạt mục tiêu thay đổi thái độ của học viên đối với một vấn đề hay đối tượng nào đó. Ví dụ thay đổi thái độ đối với người khuyết tật, người bị nhiễm HIV/ AIDS ... cũng có thể dùng phương pháp Sắm vai để rèn luyện về kỹ năng nhưng hiệu quả của phương pháp sẽ không cao so với mục tiêu thay đổi thái độ.
Một Tập huấn viên khi sử dụng phương pháp Sắm vai để tập huấn nội dung cần quan tâm đến 4 phần chính : Kịch bản, dàn dựng và diễn kịch; phân tích và rút ra bài học từ vở kịch;áp dụng trong thực tế.
Kịch bản :
Kịch bản phải đảm bảo nêu bật vấn đề mà bài học cần giải quyết, phục vụ mục tiêu bài học. Ví dụ, nếu bài học mà học viên cần rút ra là : Đông con, sinh con dày thì nghèo khổ, trong kịch bản nhất thiết phải nêu rất rõ được sự nghèo, sự khổ khi đông con và sinh con dày. Một ví dụ khác, nếu bài học cần rút ra là : người nhiễm HIV rất cần tình cảm gần gũi của người thân, trong kịch bản của bạn nhất thiết phải nêu được nỗi khổ của họ khi không có những tình cảm gần gũi và tác động của những tình cảm đó khi họ có.
Kịch bản tốt phải có cao trào, khi đó các mâu thuẫn trở nên gay gắt đòi hỏi sự bứt phá, giải quyết. Tuy nhiên cao trào phải được phát triển dần dần bắt đầu từ những mâu thuẫn nhỏ, ít gay gắt và tiếp tục ở mức độ cao hơn cho đến khi đạt ở mức cao trào. Nếu không có cao trào, kịch sẽ nhạt nhẽo không gây được tác động thay đổi thái độ; nếu không có “thấp trào” trước khi nảy sinh cao trào, kịch sẽ thiếu cơ sở để được tin cậy. Khi xây dựng kịch bản, bạn có thể nghĩ đến cao trào của vở kịch là mâu thuẫn tột độ của vấn đề trước, sau đó xác định các mức độ mâu thuẫn nhẹ hơn của vấn đề để có “ thấp trào”. Ví dụ, về chủ đề ghen tuông vô cớ, mâu thuẫn cao trào có thể là vợ chồng ly dị, viết đơn ly dị hay đòi ly dị. Những “thấp trào” trước đó có thể là cãi nhau, kể tội nhau, theo dõi, giám sát thời gian của nhau, nói móc nhau, lạnh nhạt với nhau.
Để có kịch bản tốt, THV có thể viết sẵn kịch bản và giao cho diễn viên ( học viên ) để họ học thuộc. THV có thể giao ý tưởng cho diễn viên để họ tự sáng tác lời thoại chi tiết. Trong trường hợp này, THV cần giám sát để hỗ trợ phần chuẩn bị của diễn viên sát sao hơn. Phần chuẩn bị kịch bản này thường không diễn ra trước lớp.
Dàn dựng :
Dàn dựng kịch bao gồm việc dựng cảnh phông và giúp diễn viên vào vai. Cảnh phông/ nền gồm bàn ghế, cây cối, nhà cửa, trang phục và các đồ dùng cần thiết khác cho bối cảnh diễn ra vở kịch. Cảnh phông càng giống thật càng làm cho diễn viên nhập vai dễ dàng.
Khi diễn, điều cần chú ý đối với diễn viên là phải kết hợp giữa lời nói và hành động. Âm lượng và tốc độ nói phải tương ứng với trạng thái tình cảm của nhân vật. Ví dụ một người buồn sẽ nói nhỏ và chậm, một người đang giận sẽ nói nhanh và to hơn. Nhóm kịch và Tập huấn viên nên có diễn tập để điều chỉnh, trước khi trình diễn trên lớp.
Phân tích sau khi diễn kịch và rút ra bài học : 
Đưa ra những câu hỏi phù hợp để hướng dẫn học viên phân tích và rút ra bài học từ vở kịch là công việc quan trọng và khó nhất của THV khi sử dụng phương pháp này. Các câu hỏi đưa ra cho học viên phân tích phải theo trình tự từ dễ đến khó, từ trực quan ( gợi nhớ hình ảnh, diễn biến) đến trừu tượng khái quát ( phân tích nguyên nhân, rút ra bài học). Cả người Sắm vai và người xem đều được nói lên những điều mình quan sát được và cảm nhận được. Các câu hỏi này có thể được chia thành 4 nhóm cơ bản : các câu hỏi ghi nhớ diễn biến vở kịch; các câu hỏi phân tích cảm xúc và suy nghĩ của các nhân vật trong vở kịch; và các câu hỏi đưa ra kết luận và rút ra bài học.
Chú ý : THV chọn điểm bắt đầu phan tích dựa vào mức độ cảm nhận của người xem đối với vở kịch. Nếu kịch bản tốt và diễn tốt, học viên sẽ có cảm xúc mạnh mẽ và lúc đó nhu cầu của ọ là được chia sẻ, nói ra những xúc cảm của mình và muốn chứng minh rằng đó là những cảm xúc hợp lý. Trong trường hợp này THV có thể bỏ qua phần hỏi để ghi nhớ vở kịch và hỏi để phân tích diễn biến các sự kiện và phân tích diễn biến/ cảm xúc.
trong trường hợp THV cảm thấy vở kịch không nêu được những cảm xúc rõ ràng, cảm xúc không mạnh mẽ thì việc nhắc lại những nhân vật trong kịch là cần thiết để tạo cho học viên cảm xúc, hứng thú, sự quan tâm đối với vấn đề nêu trong vở kịch. Sau đó tiếp tục phân tích và rút ra bài học.
Áp dụng :
Phần này giúp học viên liên hệ và áp dụng các bài học từ vở kịch vào cuộc sống của họ. Các dạng bài tập áp dụng thường dùng gồm : thảo luận về các vấn đề liên quan trong thực tế cộng đồng hoặc gia đình và bản thân, diễn lại các vấn đề xảy ra trong thực tế, lập kế hoạch hành động để thay đổi hiện trạng có vấn đề.
PHƯƠNG PHÁP TRÌNH DIỄN/( LÀM MẪU)
Quá trình thao diễn/ trình diễn bao gồm 4 phần cơ bản tiến hành theo trình tự sau : 
CHUẨN BỊ
TRÌNH DIỄN
HỌC VIÊN THỰC HÀNH
ĐÁNH GIÁ
Chú ý : 
Trong bất cứ hình thức đào tạo nào, bước trình diễn bao giờ cũng diễn ra trước bước thực hành của học viên.
Bước 1 : Chuẩn bị.
Người trình diễn phải làm rất nhiều việc trước khi trình diễn một khả năng trước một nhóm người.
Một số điều cần chú ý khi chuẩn bị : 
*Phát triển ở học viên một trình độ kiến thức cần thiết về lĩnh vực trình diễn vì học viên có thể chưa đủ kiến thức tiền đề cho việc thực hiện kỹ năng.
*Phác thảo một kế hoạch trình diễn để đảm bảo tất cả các điểm trong phần trình diễn, diễn ra theo một trật tự logic.
*Chuẩn bị vật liệu, trang thiets bị cần thiết.
*Chuẩn bị mục tiêu buổi tập huấn và liên hệ phần tập huấn với các nội dung tập huấn được thực hiện trước và sau nó.
*Chuẩn bị một phần giới thiệu thú vị để lôi cuốn sự chú ý của học viên và kiểm tra phần kiến thức học viên cần để thực hiện kỹ năng.
Bước 2 : Trình diến
Phần trình diễn cần phải được thao tác một cách chính xác và đúng. Liệu người ta có thể mong đợi một học viên thực hiện đúng một kỹ năng trong khi người thao diễn lại không thể làm được điều đó.
Các bước khi trình diễn
Thao diễn lần đầu với mức độ bình thường :
Giảng viên thực hiện đúng các thao tác, với tốc độ bình thường để học viên có thể thấy được kết quả cuối cùng và cũng thấy được chuẩn mực họ cần đạt được sau buổi tập huấn.
Thao diễn lại một cách chậm rãi : 
Lần này giảng viên làm chậm từng bước để học viên có thể biết chính xác từng bước. Trong khi giảng viên làm các thao tác, học viên sẽ bắt đầu phân biệt được từng phần, từng công cụ hay từng kỹ năng cụ thể.
Giảng viên nên giới thiệu từng bước một, nhấn mạnh vào từng điểm quan trọng như : Cách để thực hiện thao tác một cách an toàn, hay thủ thuật đặc biệt. Để nhấn mạnh từng điểm quan trọng, giáo viên có thể nói to, nhấn mạnh hay đưa ra nguyên nhân, lý do, hay nhắc lại một vài lần.
Học viên nhắc lại những hướng dẫn để thực hiện kỹ năng :
Giảng viên yêu cầu học viên nhắc lại từng trình tự đúng. Giảng viên lúc này có thể thực hiện kỹ năng theo hướng dẫn của học viên.
Bước 3 : Học viên thực hành
4. Học viên thực hiện kỹ năng dưới sự giám sát của giảng viên :
Giảng viên cho học viên thực hiện kỹ năng vừa giới thiệu với tốc độ chậm và có sự giám sát chặt chẽ của giáo viên. Một điều quan trọng là học viên phải thực hiện đúng phần thực hành này.
5. Học viên thực hành : 
Nên chiếm 50% toàn bộ thời gian dành cho buổi tập huấn. Trong khi học viên thực hành, giảng viên luôn sẵn sàng trả lời các câu hỏi của học viên. Nếu học viên có vấn đề gì, giảng viên không nên làm hộ họ mà giúp họ tự làm, giảng viên và các học viên khác có thể đưa ra các thông tin hay gợi ý chính xác. Cố gắng để học viên giúp đỡ lẫn nhau.
Bước 4 : Đánh giá
6. Đánh giá học viên : 
Một hình thức đánh giá cần phải được tiens hành để đảm bảo học viên đạt được những mục tiêu và chuẩn mực được đề ra vào đầu buổi tập huấn.
Việc đánh giá có thể được tiến hành trong suốt buổi tập dưới dạng câu hỏi hay vào cuối buổi dưới dạng kiểm tra ( Viết, thực hành hay dạng khác ).
7. Kết luận : 
Nhắc lại các điểm chính, làm sáng tỏ các điểm quan trọng : 
Tóm tắt các bước để thực hiện trình diễn đúng một kỹ năng : 
1. thao diễn lần đầu với tốc độ bình thường
2. Thao tác diễn lại một cách chậm rãi
3. Học viên nhắc lại các hướng dẫn để thực hiện kỹ năng.
4. Học viên thực hiện kỹ năng dưới sự giám sát của giảng viên
5. Học viên thực hành
6. Học viên đánh giá
7. Kết luận
PHƯƠNG PHÁP BÀI GIẢNG CÁCH ĐOẠN
Phương pháp bài giảng cách đoạn là sự kết hợ giữa phương pháp giảng/ thuyết trình với một số hoạt động có sự tham gia tích cực của học viên.
Theo phương pháp này, giảng viên giảng khoảng 10 – 15 phút về một nội dung lý thuyết, sau đó đưa ra các loại bài tập khác nhau để học viên thực hiện, ví dụ : câu hỏi để các đối/ nhóm thảo luận rồi phát biểu ý kiến, câu hỏi goiwjmowr cho cả lớp bài tập tình huống nhỏ để các nhóm sử lý, bài tập điền vào chỗ trống, điền vào sơ đồ, biểu bảng giảng viên nên sử dụng tranh ảnh, các ví dụ liên hệ thực tế để minh họa cho phần vừa giảng.
Phương pháp bài giảng cách đoạn phù hợp với việc chuyển tải nội dung tài liệu phòng ngừa thảm họa, do tài liệu có nhiều phần lỹ thuyết, nếu áp dụng phương pháp này vẫn có thể huy động sự tham gia tích cực của học viên.
LỰA CHỌN CÁC PHƯƠNG PHÁP TẬP HUẤN PHÙ HỢP
1. Để lựa chọn được phương pháp tập huấn phù hợp, tập huấn viên cần : 
+ Biết các phương pháp tập huấn tiếp theo
+ Đánh giá được ưu nhược điểm của từng phương pháp
+ Biết cách chọn dựa trên các tiêu chí
2. Tiêu chí lựa chọn phương pháp :
Việc quyết định lựa chọn phương pháp tập huấn cho việc chuyển tải một nội dung cụ thể phụ thuộc vào các yếu tố sau : 
a. Cách tiếp cận trong tập huấn :
- Lấy người dạy làm trung tâm 
- Lấy người học làm trung tâm
b. Mục tiêu tập huấn : Kỹ năng, kiến thức, hay thái độ.
c. Bản chất của nội dung tập huấn.
d. Đặc điểm của học viên : 
Tuổi, trình độ học vấn, hình thức học tập và kinh nghiệm.
e. Nhóm học viên : Số lượng và thành phần học viên.
f. Quỹ thời gian cho phép.
g. Kinh nghiệm của tập huấn viên: ( biết phương pháp gì, quen và thành thạo khi sử dụng phương pháp gì ).
h. Kinh phí, phương tiện, nguồn ( tài liệu ).
KỂ CHUYỆN
Miêu tả phương pháp :
Mục đích sử dụng
Phương pháp Kể Chuyện thường được dùng để đạt mục tiêu thay đổi thái độ, nâng cao nhận thức của học viên về một vấn đề nào đó. Phương pháp Kể Chuyện cũng rất hiệu quả khi sử dụng để tập huấn những chủ đề liên quan đến quản lý công việc và giao tiếp như : kỹ năng lãnh đạo, giải quyết vấn đề, xây dựng nhóm làm việc.
Khi sử dụng phương pháp Kể Chuyện, THV và học viên sẽ cùng nhau thực hiện 4 phần việc : xây dựng/ chuẩn bị câu chuyện; kể chuyện; phân tích và rút ra bài học từ câu chuyện, áp dụng các bài học vào cuộc sống. Phần kể chuyện không nhất thiết phải do THV thực hiện. Câu chuyện có thể do học viên hoặc một người khác kể. Trong trường hợp này, THV sẽ giúp người đó chuẩn bị câu chuyện cho tốt. Trong phần phân tích, người có câu chuyện cần được chia sẻ suy nghĩ của mình về vấn đề nêu ra trong câu chuyện.
Xây dựng/ chuẩn bị câu chuyện :
HV dùng những câu chuyện có thật để đưa vào tình huống tập huấn. Câu chuyện đưa ra trong lớp học có thể tổng hợp từ một số câu chuyện nhỏ, xảy ra ở những thời điểm và những nơi khác nhau. Câu chuyện hay phải có cốt chuyện tốt với những mâu thuẫn ngày càng tăng và mâu thuẫn tới mức không thể giải quyết. Câu chuyện tốt trong tập huấn phải đảm bảo hay, và quan trọng hơn phải phù hợp với mục tiêu học tập. Tuy nhiên, một cốt chuyện tốt cần các yếu tố hỗ trợ để nó trở nên đáng tin, đó là các chi tiết như : thời gian, địa diểm xảy ra câu chuyện, đặc điểm bên ngoài của những nhân vật trong chuyện, những quan sát về diễn biến nội tâm của nhân vật, những yếu tố ngoại cảnh tác động đến các nhân vật trong chuyện, những vai phụ trong chuyện... Những chi tiết này không phải là cốt chuyện chính, chúng không có những mâu thuẫn gay gắt cần giải quyết nhưng chúng có thể làm cho câu chuyện trở nên thật hơn, gần gũi hơn, dễ hình dung hơn và hấp dẫn hơn với người nghe. Đôi khi chúng cũng gợi ý những ý tưởng phân tích những vấn đề chính của câu chuyện. Do vậy khi định dùng phương pháp kể chuyện, THV nhất thiết phải chuẩn bị kỹ câu chuyện định kể trong đó có đầy đủ những yếu tố nêu trên. Trong trường hợp câu chuyện do học viên kể, THV và các học viên khác có thể hỏi thêm để người kể cung cấp các chi tiết đó.
Kể chuyện :
Kể chuyện có thể coi là một nghệ thuật sử dụng giọng nói. Cùng một lúc người kể phải thể hiện giọng nói của tất cả các nhân vật trong chuyện; phải thể hiện diễn biến nội tâm của nhân vật thông qua giọng nói của họ. Nhân vật buồn, vui hay giận, hờn. Người kể cần thể hiện được điều đó. Nhân vật nói nhanh hay nói chậm, giọng thanh hay giọng khàn... Đều là những thử thách mà người kể chuyện phải cố gắng. Mức độ thể hiện chính xác cũng là mức độ thành công ở phần kể chuyện. Khi thực sự xúc động bởi câu chuyện thì người kể sẽ thể hiện câu chuyện hay nhất.
Phân tích và rút ra bài học :
Hướng dẫn học viên phân tích và rút ra bài học từ câu chuyện là nhiệm vụ quan trọng nhất của tập huấn viên. Mục tiêu của bài học không phải là kể một câu chuyện hay mà là học viên học được gì qua câu chuyện đó. Tập huấn viên có thể hướng dẫn học viên phân tích câu chuyện tùy theo mức độ cảm nhận của học viên sau khi nghe chuyện và khả năng linh hoạt của tập huấn viên.
Nếu phần kể chuyện chưa gây được ấn tượng, cảm xúc mạnh cho học viên, phần phân tích nên bắt đầu phân tích từ việc nhắc lại tên các nhân vật, diễn biến hoạt động của câu chuyện đến diễn biến tâm lý của nhân vật và của người nghe. Sau đó phân tích những vấn đề đưa ra trong câu chuyện : Những điều hợp lý và chưa hợp lý, xấu và tốt; nguyên nhân và hậu quả của những vấn đề đó. Và cuối cùng đưa ra bài học kết luận cho nhân vật trong chuyện và cho thực tế cuộc sống của học viên.
Nếu phần kể chuyện gây được ấn tượng mạnh cho học viên, phần phân tích có thể phân tích từ cảm xúc chung của người nghe : buồn vui, giận, ghen... và các nguyên nhân của những cảm xúc đó để đi đến kết luận vấn đề đưa ra trong câu chuyện, và rút ra bài học.
Áp dụng :
Phần này giúp học viên đưa ra bài học rút ra từ câu chuyện áp dụng vào cuộc sống, công việc, gia đình, và cộng đồng của họ. Các bài tập áp dụng thường ở các hình thức như : bàn luận về những vấn đề, câu chuyện tương tự trong cộng đồng hay gia đình, nêu ra những bài học cụ thể hơn, nêu lên những việc cần làm, lập kế hoạch thực hiện thay đổi trong cộng đồng hay gia đình và bản thân.
Ưu nhược điểm của phương pháp :
Phương pháp kể chuyện rất dễ sử dụng lại đạt hiệu quả cao trong việc tạo ấn tượng, cảm xúc trong học viên. Vấn đề được đưa ra dưới dạng câu chuyện logic giúp học viên dễ nhớ và nhớ lâu. Tuy nhiên, phương pháp cũng đòi hỏi người tập huấn viên phải rèn luyện kỹ năng xây dựng câu chuyện phù hợp với mục đích tập huấn và khả năng kể chuyện tốt. 
Một bài học sử dụng phương pháp Kể Chuyện
Tên bài học : Quản lý công trình thủy lợi.
Mục tiêu bài học : Sau bài học người học nhận ra tầm quan trọng của việc phải có các quy định chung về quản lý

Tài liệu đính kèm:

  • docPNTH.doc