Giáo án Lớp 5 - Tuần 23

I. MỤC TIÊU:

 - Biết đọc diễn cảm bài văn; giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật.

 - Hiểu được quan án là người thông minh, có tài xử kiện. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).

 - Giáo dục lòng ham học để giúp ích cho đời, học tập gương các danh nhân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc Người đăng honganh Lượt xem 1852Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 chữ số. Chú ý các trường hợp số thập phân ta có thể chuyển đổi dấu phẩy tuỳ theo mối quan hệ lớn đến bé hay bé đến lớn.
- Gọi vài HS nhắc lại mối quan hệ đo giữa đề-xi-mét khối với xăng-ti-mét khối.
Bài 3: Gọi HS đọc đề bài toán.
- Bài toán cho biết gì ? 
- Bài toán hỏi gì ?
- Để giải được bài toán điều đầu tiên ta cần biết gì ? 
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp.
- Gọi vài đại diện trình bày trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Một mét khối bằng bao nhiêu đề-xi-mét khối?
- Một mét khối bằng bao nhiêu xăng-ti-mét khối? 
- Một xăng–ti-mét khối bằng bao nhiêu đề-xi-mét khối ?
- Chuẩn bị bài sau Luyện tập.
- Mỗi đơn vị đo thể tích gấp 1000 lần đơn vị bé hơn tiếp liền
- Mỗi đơn vị đo thể tích bằng đơn vị lớn hơn tiếp liền.
- 4 HS lần lượt đọc, HS khác nhận xét
- 2 HS lên bảng viết.
- HS đọc yêu cầu đề bài.
a. Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là đề-xi-mét khối:
1cm3 = 0,001dm3 ; 5,216m3 = 5216dm3 ; 13,8m3 = 13800dm3 ; 0,22m3 = 220dm3
b. Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là xăng-ti-mét khối:
1dm3 = 1000cm3 ;1,969dm3 = 1 969cm3 
m3 = 250 000cm3; 
 19,54m3 = 19 540 000cm3
- HS đọc đề, tìm hiểu đề bài.
- Cho biết chiều dài chiều rộng và chiều cao của một cái hình hộp dạng hình hộp chữ nhật 
- Hỏi có thể xếp được bao nhiêu hlp 1dm3 để đầy cái hộp đó? 
- Vài HS trả lời
- Thảo luận nhóm đôi
Khoa học
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN
I. MỤC TIÊU:
 - Kể tên một số đồ dùng, máy móc sử dụng năng lượng điện.
 - Giáo dục học sinh ham học, ham tìm hiểu khoa học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Tranh ảnh về đồ dùng, máy móc sử dụng điện. Hình SGK trang 92, 93.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. KT bài cũ: 
- Trình bày tác dụng của năng lượng gió, nước chảy trong tự nhiên.
- Con người còn sử dụng gió, nước chảy vào những việc quan trọng nào?
- GV nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới: 
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài.
Hoạt động 1: Thảo luận
- GV cho HS cả lớp quan sát H92, thảo luận theo nội dung sau:
+ Kể tên một số đồ dùng sử dụng điện mà bạn biết ?
+ Năng lượng điện mà các đồ dùng trên sử dụng được lấy từ đâu? 
- GV : Tất cả các vật có khả năng cung cấp năng lượng điện đều được gọi chung là nguồn điện 	
- Các em còn tìm được loại nguồn điện nào khác?
Hoạt động2: Quan sát và thảo luận.
- YC học sinh làm việc theo cặp: Quan sát các vật thật hay mô hình, đồ dùng, tranh ảnh dùng động cơ điện đã sưu tầm được.
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày theo gợi ý sau:
+ Kể tên của chúng.
+ Nêu nguồn điện chúng cần sử dụng.
+ Nêu tác dụng của dòng điện trong các đồ dùng, máy móc đó.
Hoạt động 3: Trò chơi “Ai nhanh ai đúng”
- GV chia HS thành 2 đội tham gia chơi. Yêu cầu tìm loại hoạt động và các dụng cụ, phương tiện sử dụng điện và các dụng cụ, phương tiện không sử dụng điện tương ứng. (Điền nhanh vào bảng lớp được chia 2 cột)
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.
- 2 HS trả lời.
- Đẩy thuyền, rê lúa; chở hàng xuôi dòng 
- Làm máy phát điện.
- HS quan sát hình.
- Bóng đèn điện, ấm điện, nồi cơm điện 
- Năng lượng điện do pin, nhà máy điện, cung cấp.
- ác-quy, đi-na-mô,
- HS trao đổi nhóm, phát biểu: 
+ Bàn là cần dòng điện ở các nhà máy làm nóng; bếp điện cần dòng điện ở các nhà máy làm nóng, dây may-xo truyền điện cho xoong, nồi; đèn điện cần dòng điện ở các nhà máy làm nóng dây tóc và phát sáng; đài truyền thanh cần nguồn điện là pin hoặc các nhà máy phát điện làm phát ra âm thanh 
- Trong cùng một thời gian đội nào tìm được nhiều ví dụ là đội đó thắng .
Hoạt động
Các dụng cụ, phương tiện không sử dụng điện.
Các dụng cụ, phương tiện sử dụng điện.
Thắp sáng
Đèn dầu, nến
Bóng đèn điện, đèn pin
Truyền tin
Ngựa, bồ câu truyền tin
Điện thoại, vệ tinh,...
* Qua trò chơi, các em thảo luận và cho biết khi sử dụng các dụng cụ, phương tiện sử dụng điện và các dụng cụ, phương tiện không sử dụng điện, cách nào lợi hơn?
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu vai trò của điện đối với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của con người ? 
- Khi sử dụng các thiết bị điện ta cần phải chú ý điều gì ?
 - Về nhà học bài chuẩn bị bài tiếp theo “Lắp mạch điện đơn giản”
- HS thảo luận và nêu được: Sử dụng các đồ dùng điện mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống con người, giảm sức lao động, tăng hiệu quả.
- HS nêu.
Buổi chiều TH Toán:
TIẾT 1 - TUẦN 22
I. MỤC TIÊU: 
 - Củng cố để HS nắm được quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình hộp lập phương.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: 
- Nêu quy tắc tính DTXQ và DTTP của hình hộp chữ nhật, hình lập phương?
2. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 1: 
- Gọi 1 HS TB làm ở bảng, cả lớp làm vào vở, nhận xét bổ sung.
- Chữa bài
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu cả lớp giải vào vở. 
- Gọi 1 HS khá lên bảng làm.
- Nhận xét.
Bài 3: Dành cho HS khá
- Gọi HS đọc đề bài, xác định dạng.
- Yêu cầu cả lớp giải vào vở. 1 HS khá lên bảng
3. Củng cố 
- Nhận xét tiết học
- 2 Học sinh trả lời.
- Lớp nhận xét 
Bài giải:
Diện tích bìa để làm cái hộp đó là:
(8 x 8) x 6 = 384 ( cm )
Đáp số: 384cm.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp giải vào vở
- Nhận xét bài bạn, sửa nếu sai.
KQ: 184 m
- Tự làm vào vở.
- Nêu kết quả và cách làm, nhận xét.
KQ: 5 x 5 x 16 = 400 dm
Thể dục:
NHẢY DÂY - BẬT CAO, TRÒ CHƠI: “QUA CẦU TIẾP SỨC”
I. MỤC TIÊU:
 - Thực hiện được động tác di chuyển tung và bắt bóng, 
 - Thực hiện được nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
 - Thực hiện được động tác bật cao.
 - Trò chơi "Qua cầu tiếp sức". Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN:
 - Địa điểm: Trên sân trường.Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
 - Phương tiện: chuẩn bị mỗi em một dây nhảy và đủ số lượng bóng để tập luyện.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP:
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
1. Chuẩn bị:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Cả lớp chạy chậm trên địa hình tự nhiên quanh sân tập.
- Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối.
- Chơi trò chơi "Lăn bóng".
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X
 r
2. Cơ bản:
* Ôn di chuyển tung và bắt bóng.
Các tổ tập theo khu vực đã qui định, dưới sự chỉ huy của tổ trưởng.
- Tập di chuyển tung bắt bóng qua lại theo nhóm hai người, không để bóng rơi.
* Thi di chuyển tung và bắt bóng theo từng đôi.
* Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
- Các tổ tập theo khu vực đã qui định. Phương pháp tổ chức tập luyện như bài trước.
* Tập bật cao.
- Các tổ tập luyện theo khu vực đã qui định. Phương pháp tổ chức tập luyện như bài 43.
* Làm quen trò chơi"Qua cầu tiếp sức".
- GV nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi và qui định chơi cho HS. Chia lớp thành các đội chơi đều nhau rồi cho chơi thử 1 lần trước khi chơi chính thức.
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X
 r
 X X
 X X
 X O O X
 X X
 X X
 r
3. Kết thúc:
- Chạy chậm, thả lỏng hít thở sâu tích cực.
- GV cùng HS hệ thống bài, nhận xét và đánh giá.
- Về nhà ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X
 r
Thứ 4 ngày 15 tháng 2 năm 2012
Buổi sáng Tập đọc:
CHÚ ĐI TUẦN
I. MỤC TIÊU:
 - Biết đọc diễn cảm bài thơ.
 - Hiểu được sự hi sinh thầm lặng, bảo vệ cuộc sống bình yên của các chú đi tuần. Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3; học thuộc lòng những câu thơ yêu thích)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, thêm tranh ảnh chiến sĩ đi tuần tra (nếu có) 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.KT bài cũ : 
- Gọi HS đọc bài “ Phân xử tài tình” trả lời câu hỏi về bài đọc.
- GV nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới : 
-Giới thiệu bài: GV khai thác tranh minh hoạ, giới thiệu bài thơ “Chú đi tuần” 
HĐ1:Hướng dẫn HS luyện đọc:
 - Gọi 1 HS giỏi đọc toàn bài (đọc cả lời đề tựa của tác giả.
- GV nói về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ. GV kết hợp sữa lỗi phát âm; nhắc HS đọc đúng các câu cảm, câu hỏi. ( đọc 2-3 lượt)
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ khó.
- Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV hướng dẫn đọc và đọc diễn cảm toàn bài thơ.
HĐ2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài: 
- GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trình bày trước lớp.
+ Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào? 
- Đặt hình ảnh người chiến sĩ đi tuần trong đêm đông bên cạnh hình ảnh giấc ngủ yên bình của các em HS, tác giả bài thơ muốn nói lên điều gì ?
- GV viết câu hỏi lên bảng, gạch dưới những từ quan trọng. Tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu học sinh được thể hiện qua những từ ngữ và chi tiết nào?
Trong khi HS trả lời GV viết bảng những từ ngữ, chi tiết thể hiện đúng tình cảm, mong muốn của người chiến sĩ an ninh.
GV: Các chiến sĩ công an yêu thương các cháu HS; quan tâm, lo lắng cho các cháu, sẵn sàng chịu gian khổ, khó khăn để giúp cho cuộc sống của các cháu bình yên; mong các cháu học hành giỏi giang, có một tương lai tốt đẹp.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- Bài thơ muốn nói lên điều gì ?
HĐ3:Đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ: 
- GV mời 4 HS nối tiếp nhau đọc bài thơ. GV kết hợp hướng dẫn để HS tìm đúng giọng đọc của bài.
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn tiêu biểu của bài thơ theo trình tự đã hướng dẫn. 
- GV hướng dẫn cách nhấn giọng, ngắt nhịp thật tự nhiên giữa các dòng thơ.
- YC học sinh luyện đọc theo cặp, cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- YC HS đọc nhẩm từng khổ thơ, cả bài, thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
3. Củng cố, dặn dò
+ Bài thơ cho ta thấy điều gì ? 
- Gọi vài HS nêu nội dung bài.
- HS đọc từng đoạn nối tiếp và trả lời.
- HS lắng nghe.
- 1 HS giỏi đọc toàn bài.
- 4 học sinh đọc nối tiếp. Học sinh phát hiện từ khó, luyện đọc từ khó.
- Một HS đọc phần chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Lắng nghe.
- Đêm khuya gió rét mọi người đang yên giấc ngủ say.
- Tác giả bài thơ muốn ca ngợi những người chiến sĩ tận tuỵ, quên mình vì hạnh phúc trẻ thơ.
-Tình cảm: 
+ Từ ngữ : Xưng hô thân mật (chú, cháu, các cháu ơi) dùng các từ yêu mến, lưu luyến.
+ Chi tiết: Hỏi thăm giấc ngủ có ngon không, dặn cứ yên tâm ngủ nhé, tự nhủ đi tuần tra để giữ mãi ấm nơi cháu nằm.
- Mong ước: Mai các cháu . tung bay.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS nêu nội dung bài.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc bài thơ, tìm giọng đọc.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc diễn cảm, thi đọc.
- HS đọc nhẩm từng khổ thơ đến cả bài. HS thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
- Cả lớp bình chọn người đọc diễn cảm hay nhất, người có trí nhớ tốt nhất.
- HS nêu.
 - Về nhà học thuộc lòng bài thơ, nhớ nội dung bài, chuẩn bị bài sau.
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
 - Biết đọc, viết các đơn vị đo mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối và mối quan hệ giữa chúng.
 - Biết đổi các đơn vị đo thể tích, so sánh các số đo thể tích.
 - GD HS có ý thức tự giác học tập, biết áp dụng bài học vào cuộc sống thực tế.
 - BT1(dòng4); BT3c: HSKG
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. KT bài cũ :
- Gọi HS lên bảng làm BT 2 tiết trước
- Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về đơn vị đo m, dm, cm và mối quan hệ giữa chúng.
2. Bài mới.
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài.
* Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
a) GV viết các số đo lên bảng, gọi lần lượt các HS đọc trước lớp.
- GV kết luận.
b) GV đọc cho HS cả lớp viết vào vở 
- GV kết luận.
Bài 2.Gọi HS đọc đề bài.
-Yêu cầu HS làm bài vào vở - gọi 1 HS lên bảng làm bài - Giải thích vì sao đúng, vì sao sai 
- GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi - đại diện nhóm thi trình bày nhanh trước.
- Cho HS nêu lại cách làm. 
- GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại kết quả đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
-Gọi HS nêu lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo mét khối, đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối.
- Về nhà làm thêm bài trong vở BT toán 5 tập 2.
- 1 HS lên làm.
- HS nhắc lại
- HS lần lượt đọc.
- HS khác nhận xét.
- 2 HS lên bảng viết. Cả lớp nhận xét.
- Cả lớp làm vào vở, nhận xét bài bạn.
a) Đ b) S c) Đ d) S
- 1 HS đọc.
a) 913,232 413m3=913 232 413cm3 
b) m3 = 12,345m3 
c) m3 > 8 372 361dm3
 Tập làm văn
LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG
I. MỤC TIÊU:
 - Lập được một chương trình hoạt động tập thể góp phần giữ gìn trật tự, an ninh. 
 - Giáo dục học sinh có ý thức giữ gìn trật tự an ninh.
 * GDKNS: - Hợp tác (ý thức tập thể, làm việc theo nhóm, hoàn thành chương trình hoạt động). Thể hiện sự tự tin. Đảm nhận trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Bảng phụ: - Viết mẫu cấu tạo 3 phần của 1 chươg trình hoạt động.
 *GDKNS: Trao đổi cùng bạn để góp ý cho chương trình hoạt động mỗi HS tự viết
 - Đối thoại với các thuyết trình viên.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ :
- Cho HS nhắc lại nội dung bài học trước.
2. Bài mới :
*Giới thiệu bài - GV ghi bảng đề bài.
HĐ1: Hdẫn HS lập chương trình hoạt động:
 1.Tìm hiểu yêu cầu của đề bài :
- GV cho HS đọc đề bài và gợi ý SGK.
- GV cho cả lớp đọc thầm lại đề bài và suy nghĩ lựa chọn trong 5 hoạt động để lập chương trình.
+ GV lưu ý HS :
- Đây là những hoạt động do BCH liên đội của trường tổ chức. Khi lập 1 chương trình hoạt động em cần tưởng tượng mình là 1 chi đội trưởng hoặc liên đội phó của liên đội.
- Khi chọn hoạt động để lập chương trình, nên chọn hoạt động em đã biết, đã tham gia.
- Cho HS nêu hoạt động mình chọn.
- GV mở bảng phụ đã viết cấu tạo 3 phần của 1 chương trình hoạt động.
HĐ2: H dẫn HS lập chương trình hoạt động:
- GV cho HS làm bài vào vở.
- GV cho 3 HS lập CTHĐ trên bảng phụ
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và giữ lại trên bảng CTHĐ viết tốt cho cả lớp bổ sung.
- Cho HS tự sửa chữa lại CTHĐ của mình.
- Mời 1HS đọc lại CTHĐ sau khi sửa chữa.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Cho HS nêu lại cấu trúc của CTHĐ.
- Nhận xét tiết học, khen những HS lập CTHĐ tốt.
- 2 HS nêu, HS khác nhận xét. 
- HS lắng nghe.
- 1HS đọc yêu cầu và gợi ý SGK.
- Cả lớp đọc thầm đề bài, chọn đề.
-HS lắng nghe.
- HS nêu.
- HS theo dõi bảng phu.
- HS làm việc cá nhân.
- 3 HS làm vào bảng phụ
- HS trình bày kết quả.
- HS theo dõi bảng phụ.
- HS sửa bài làm của mình.
- 1 HS đọc lại.
- 1 HS nêu.
- Cả lớp lắng nghe.
- Về nhà hoàn thiện CTHĐ.
Buổi chiều TH Tiếng Việt:
TIẾT 2 - TUẦN 22
I. MỤC TIÊU: 
 - Đọc lại truyện “Tra tấn hòn đá” và trả lời đúng câu hỏi.
 - Kể lại câu chuyện “ Nhân cách quý hơn tiền bạc” hoặc “Tra tấn hòn đá” đúng yêu cầu, bài văn rõ cốt chuyện, nhân vật, ý nghĩa; lời kể tự nhiên.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn làm bài tập : 
Bài 1:
- Cho HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Chữa bài.
KQ: a. ý 3 b. ý 1 c. ý 2
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS viết vào vở.
- Gọi một số HS đọc bài làm.
- Nhận xét, sửa lỗi dùng từ, viết câu.
3. Củng cố 
- Nhận xét tiết học 
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc nối tiếp, cả lớp đọc thầm.
- Một số HS nêu câu trả lời, HS khác nhận xét.
- Cả lớp đọc thầm.
- Chọn đề và viết vào vở.
- 4-5 HS trình bày, HS khác nhận xét.
- Kể lại câu chuyện cho hay hơn.
TH Toán:
TIẾT 2 - TUẦN 22
I. MỤC TIÊU: 
 - Củng cố để HS nắm được biểu tượng về đại lượng thể tích một hình.
 - Biết so sánh thể tích của hai hình trong một số tình huống đơn giản.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: 
 - Kiểm tra VBT của HS
 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 1: 
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS cả lớp làm vào vở.
- Chữa bài.
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.4 HS lên bảng
- Nhận xét.
3. Củng cố 
- Nhận xét tiết học
- Lấy vở để kiểm tra. 
- Đọc đề và quan sát hình.
- Làm vào vở, nêu kết quả, nhận xét.
- Cả lớp đọc thầm và quan sát hình
- Làm vào vở, nhận xét bài bạn
Kĩ thuật:
LẮP XE CẦN CẨU (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
 - Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe cần cẩu.
 - Lắp được xe cần cẩu đúng kĩ thuật, đúng quy trình theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc và có thể chuyển động được.
 - (HS khá-giỏi) Lắp được xe cần cẩu đúng kĩ thuật, đúng quy trình theo mẫu. Xe lắp chắc, chuyển động dễ dàng, tay quay, dây tời quấn vào, nhả ra được.
 - Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn.
 - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra đồ dùng học tập của HS:
2. Bài mới: 
- Giới thiệu bài (nêu mục đích, yêu cầu của bài)
- Nêu tác dụng của xe cần cẩu trong thực tế.
- Gọi HS nêu lại các bước lắp xe cần cẩu.
HĐ1: HS thực hành lắp xe cần cẩu:
1. Chọn chi tiết:
- GV cho HS chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong sgk.
- Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết
2. Lắp từng bộ phận.
- Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ trong sgk để cả lớp nắm vững quy trình lắp xe cần cẩu.
- Yêu cầu HS phải quan sát kĩ các hình trong sgk và nội dung của từng bước lắp.
- Trong quá trình HS lắp, cần lưu ý:
+ Vị trí trong, ngoài của các chi tiết và vị trí của các lỗ khi lắp các thanh giằng ở giá đỡ cần cẩu (H.2-SGK)
+ Phân biệt mặt phải và mặt trái để sử dụng vít khi lắp cần cẩu (H.3-SGK)
- Quan sát uốn nắn kịp thời những cặp lắp còn lúng túng.
3. Lắp ráp xe cần cẩu (H1- sgk)
- Nhắc HS chú ý đến độ chặt của các mối ghép và độ nghiêng của cần cẩu.
- Nhắc HS khi lắp ráp xong cần :
+ Quay tay quay để kiểm tra xem dây tời quấn vào, nhả ra có dễ dàng không.
+ Kiểm tra cần cẩu có quay được theo các hướng và có nâng hàng lên và hạ hàng xuống không.
HĐ 2: Đánh giá sản phẩm.
- Cho HS trưng bày sản phẩm.
- Nhận xét đánh giá sản phẩm theo các tiêu chuẩn: Hoàn thành (A) và chưa hoàn thành(B). Những cặp HS hoàn thành sản phẩm trước thời gian mà vẫn đảm bảo yêu cầu kĩ thuật thì đánh giá ở mức HT tốt.
- Hướng dẫn HS tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp theo vị trí quy định.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hãy nêu các bước lắp xe cần cẩu ?
- Gọi HS đọc ghi nhớ trong sgk.
- Nhận xét tiết học.
- HS nêu.
- Cần lắp 5 bộ phận: giá đỡ cẩu; cần cẩu; ròng rọc; dây tời, trục bánh xe.
- HS chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong sgk.
- Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết
- 2 HS đọc ghi nhớ trong sgk.
- HS thực hành lắp theo cặp.
- Lắp ráp theo các bước trong sgk
- Các cặp trưng bày sản phẩm.
- Cả lớp cùng GV nhận xét đánh giá sản phẩm theo các yêu cầu:
+ Xe lắp chắc chắn không xộc xệch.
+ Xe chuyển động được.
+ Khi quay tay quay, dây tời được quấn vào và nhả ra dễ dàng.
- 1 HS nêu.
- 2 HS đọc lại ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài sau: Lắp xe ben.
Thứ 5 ngày 16 tháng 2 năm 2012
Buổi sáng Toán
THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I. MỤC TIÊU:
 - Có biểu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật.
 - Biết tính thể tích hình hộp chữ nhật.
 - Biết vận dụng công thức để giải một số bài tập có liên quan.
 - Gd HS tự giác trong học tập và biết vận dụng bài học vào trong cuộc sống.
 - BT2,3: HSKG
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Đồ dùng học toán 5
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. KTbài cũ:	
- Gọi một HS lên bảng làm lại bài 3 tiết trước.
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài.
HĐ1: Hình thành biểu tượng và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.
- GV giới thiệu mô hình trực quan về hình hộp chữ nhật và khối lập phương xếp trong hình hộp chữ nhật.
- Nêu ví dụ: SGK (ghi bảng).
- Để tính thể tích hình hộp chữ nhật trên đây bằng cm3 ta làm thế nào?
- Cho HS quan sát đồ dùng trực quan.
- GV nêu: Sau khi xếp 10 lớp hình lập phương 1cm3 thì vừa đầy hộp.
- Vậy mỗi lớp có bao nhiêu hình lập phương 1cm3 ?
- 10 lớp thì có bao nhiêu hình ?
- Vậy muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật trên ta làm thế nào ?
- Vậy muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta làm thế nào?
- Nếu gọi V là thể tích của hình hộp chữ a, b, c là ba kích thước của hình hộp chữ nhật ta có công thức như thế nào ?
HĐ 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1 : HS đọc yêu cầu bài.
- Hướng dẫn HS vận dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật để tính.
- Cho HS làm bài vào vở - gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét ghi điểm.
Bài 2 : Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ khối gỗ.
- GV nêu câu hỏi : “Muốn tính được thể tích khối gỗ ta có thể làm như thế nào ?”
- Cho cả lớp làm vào vở - Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- GV cùng HS nhận xét sửa bài.
Bài 3: Gọi HS đọc đề bài.
- Nhắc HS vận dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật để giải toán.
- GV yêu cầu HS quan sát bể nước trước và sau khi bỏ hòn đá vào và nhận xét.
- GV nhận xét các ý kiến của HS và kết luận: lượng nước dâng cao hơn (so với khi chưa bỏ hòn đá vào bể) là thể tích của hòn đá.
- Từ đó GV yêu cầu HS nêu hướng giải bài toán.
- GV cùng HS nhận xét sửa bài, ghi điểm.
3. Củng cố:
- Muốn tính thể tích hhcn ta làm thế nào?
-HS quan sát
- HS đọc lại ví dụ.
- Ta cần tìm số hình lập phương 1cm3 xếp vào đầy hộp.
-HS quan sát
-Mỗi lớp có: 20 × 16= 320 (hình lập phương 1cm3).
- 10 lớp có: 320 × 10 = 3200 (hình lập phương 1cm3).
- Vậy thể tích hình hộp chữ nhật trên là: 20 × 16 ×10 = 3200 (cm3)
* Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dai nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
* Gọi V là thể tích của hình hộp chữ nhật ta có: V = a × b × c (a, b, c là ba kích thước của hình hộp chữ nhật)
a.Thể tích hình hộp chữ nhật là:
5 × 4 × 9 = 180 (cm3)
b. Thể tích hình hộp chữ nhật là:
1,5 × 1,1 × 0,5 = 0,825 (m3)
c. Thể tích hình hộp chữ nhật là:
2
- HS nhận xét sửa bài 
- 1 HS đọc.
- Quan sát và tự nhận xét.
- Chia khối gỗ thành hai hình hộp chữ nhật, rồi tính thể tích từng hình sau đó cộng thể tích hai hình lại.
KQ: 690 cm3
- Khi bỏ hòn đá vào nước trong bể đã dâng lên (từ 5cm lên 7cm)
- Cả lớp làm bài vào vở - một HS lên bảng làm bài.
Bài giải
Thể tích của hòn đá bằng thể tích của hình hộp chữ nhật (phần nước dâng lên) có đáy là đáy của bể cá và có chiều cao là :
7 – 5 = 2 (cm3)
Thể tích của hòn đá là :
10 × 10 × 2 = 200 (cm3)
 Đáp số : 200 cm3
Chính tả: (Nhớ – viết

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 5TUAN 23LIENGT.doc