Giáo án Lớp 1 tuần 14 (tiết 6)

1. Kiến thức: Đọc trơn được cả bài.

- Đọc đúng các từ ngữ: lúc nhỏ, lớn lên, trai, gái, dâu, rể, lần lượt, chia lẻ, (MB) mỗi, vẫn, buồn phiền, bẻ, sức, gãy dễ dàng, (MT, MN).

- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

Kỹ năng: Hiểu nghĩa các từ mới: va chạm, dâu (con dâu), rể (con rể), đùm bọc, đoàn kết, chia lẻ, hợp lại

doc 30 trang Người đăng haroro Lượt xem 1010Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 tuần 14 (tiết 6)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 bài tập đọc này, các em sẽ đọc được 2 mẩu tin nhắn. Qua đó, các em sẽ hiểu tác dụng của tin nhắn và biết cách viết một mẩu tin nhắn
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Luyện đọc.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, giảng giải.
ị ĐDDH: Tranh. Bảng cài: từ khó, câu.
a/ Đọc mẫu:
GV đọc mẫu lần 1 sau đó yêu cầu HS đọc lại. Chú ý giọng đọc thân mật, tình cảm.
b/ Luyện phát âm.
GV cho HS đọc các từ cần chú ý phát âm đã ghi trên bảng.
Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu trong từng mẫu tin nhắn.
c/ Hướng dẫn ngắt giọng.
Yêu cầu HS luyện ngắt giọng 2 câu dài trong 2 tin nhắn đã ghi trên bảng phụ.
d/ Đọc tin nhắn.
Yêu cầu đọc lần lượt từng tin nhắn trước lớp.
Chia nhóm và yêu cầu luyện đọc trong nhóm.
e/ Thi đọc giữa các nhóm.
g/ Đọc đồng thanh.
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Ÿ Phương pháp: Trực quan , giảng giải.
ị ĐDDH: Tranh, SGK.
Yêu cầu HS đọc bài.
Những ai nhắn tin cho Linh? Nhắn tin bằng cách nào?
Vì sao chị Nga và Hà nhắn tin cho Linh bằng cách ấy?
Vì chị Nga và Hà không gặp trực tiếp Linh lại không nhờ được ai nhắn tin cho Linh nên phải viết tin nhắn để lại cho Linh.
Yêu cầu đọc lại mẩu tin thứ nhất.
Chị Nga nhắn tin Linh những gì?
Hà nhắn tin Linh những gì?
Yêu cầu HS đọc bài tập 5.
Bài tập yêu cầu các em làm gì?
Vì sao em phải viết tin nhắn.
Nội dung tin nhắn là gì?
Yêu cầu HS thực hành viết tin nhắn sau đó gọi một số em đọc. Nhận xét, khen ngợi các em viết ngắn gọn, đủ ý.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Tin nhắn dùng để làm gì?
Nhận xét chung về tiết học. Dặn dò HS khi viết tin nhắn phải viết ngắn gọn đủ ý.
Chuẩn bị: Tiếng võng kêu.
- Hát
- HS 1: Đọc đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi. Bạn nhận xét. 
- HS 2: Đọc đoạn 2, 3 và trả lời câu hỏi. Bạn nhận xét.
- HS 3: Đọc cả bài.
- 2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
- Đọc từ khó, dễ lẫn 3 đến 5 em đọc cá nhân. Lớp đọc đồng thanh.
- Mỗi HS đọc 1 câu. Lần lượt đọc hết tin nhắn thứ 1 đến tin nhắn thứ 2.
- 5 đến 7 HS đọc cá nhân. Cả lớp đọc đồng thanh các câu:
	Em nhớ quét nhà,/ học thuộc 2 khổ thơ/ và làm 3 bài tập toán/ chị đã đánh dấu.//
	Mai đi học/ bạn nhớ mang quyển bài hát cho tớ mượn nhé.//
- 4 HS đọc bài.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- Chị Nga và bạn Hà nhắn tin cho Linh. Nhắn bằng cách viết lời nhắn vào 1 tờ giấy.
- Vì lúc chị Nga đi Linh chưa ngủ dậy. Còn lúc Hà đến nhà Linh thì Linh không có nhà.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
- Chị nhắn Linh quà sáng chị để trong lồng bàn và dặn Linh các công việc cần làm.
- Hà đến chơi nhưng Linh không có nhà, Hà mang cho Linh bộ que chuyền và dặn Linh mang cho mượn quyển bài hát.
- Đọc bài.
- Viết tin nhắn.
- Vì bố mẹ đi làm, chị đi chợ chưa về. Em sắp đi học.
- Nội dung tin nhắn là: Em cho cô Phúc mượn xe đạp.
- Viết tin nhắn.
- Đọc tin nhắn. Bạn nhận xét.
- HS trả lời.
MÔN: TOÁN
Tiết: 65 – 38; 46 – 17; 57 – 28; 78 – 29
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Giúp HS:Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng 65 – 38; 46 – 17; 57 – 28; 78 – 29.
2Kỹ năng: Aùp dụng để giải các bài toán có liên quan.
Củng cố giải bài toán có lời văn bằng một phép tính trừ (bài toán về ít hơn)
3Thái độ: Ham thích học Toán.
II. Chuẩn bị
GV: Bộ thực hành Toán, bảng phụ.
HS: Vở, bảng con.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) 55 – 8, 56 – 7, 37 – 8, 68 – 9.
Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau:
+ HS 1: Thực hiện 2 phép tính 55 – 8; 66 – 7 và nêu cách đặt tính, thực hiện phép tính 47 –8.
+ HS2: Thực hiện 2 phép tính 47 – 8; 88 – 9 và nêu cách đặt tính, thực hiện phép tính 47 –8 .
Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng học cách thực hiện phép tính trừ có nhớ dạng: 65 – 38; 46 – 17; 57 – 28; 78 – 29.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Phép trừ 65 – 38
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thực hành.
ị ĐDDH: Bảng cài, bộ thực hành Toán.
Nêu bài toán: Có 65 que tính, bớt 38 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm gì?
Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính và thực hiện phép tính trừ 65 – 38. HS dưới lớp làm bài vào nháp.
Yêu cầu HS nêu rõ cách đặt tính và thực hiện phép tính.
Yêu cầu HS khác nhắc lại, sau đó cho HS cả lớp làm phần a, bài tập 1.
Gọi HS dưới lớp nhận xét bài của các bạn trên bảng.
Có thể yêu cầu HS nêu rõ cách đặt tính và thực hiện phép tính của 1 đến 2 phép tính trong các phép tính trên.
v Hoạt động 2: Các phép trừ 46–17; 57–28; 78–29
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thực hành.
ị ĐDDH: Bảng cài, bộ thực hành Toán.
Viết lên bảng: 46 – 17; 57 – 28; 78 – 29 và yêu cầu HS đọc các phép trừ trên.
Gọi 3 HS lên bảng thực hiện. HS dưới lớp làm vào nháp.
Nhận xét, sau đó gọi 3 HS lên bảng lần lượt nêu cách thực hiện của phép trừ mình đã làm
Yêu cầu HS cả lớp làm tiếp bài tập 1
Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.
Nhận xét và cho điểm HS.
v Hoạt động 3: Luyện tập – thực hành
Ÿ Phương pháp: Thực hành.
ị ĐDDH: Bảng phụ.
Bài 2:
Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
Viết lên bảng.
 86 ____ 
Hỏi: Số cần điền vào __ là số nào? Vì sao?
Điền số nào vào __ ? Vì sao?
Vậy trước khi điền số chúng ta phải làm gì?
Yêu cầu HS làm bài tiếp, gọi 3 HS lên bảng làm bài.
Yêu cầu HS nhận xét bài của các bạn trên bảng.
Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
Gọi 1 HS đọc đề bài.
Bài toán thuộc dạng gì? Vì sao con biết?
Muốn tính tuổi mẹ ta làm thế nào?
Yêu cầu HS tự giải bài toán vào Vở bài tập.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị: Luyện tập
- Hát
- HS thực hiện. Bạn nhận xét.
- HS thực hiện. Bạn nhận xét.
- Nghe và phân tích đề.
- Thực hiện phép tính trừ 65 – 38 .
- Làm bài: 65
 - 38
 27
- Viết 65 rồi viết 38 dưới 65 sao cho 8 thẳng cột với 5, 3 thẳng cột với 6. Viết dấu trừ và kẻ vạch ngang.
- 5 không trừ đuợc 8, lấy 15 trừ 8 bằng 7, viết 7, nhớ 1, 3 thêm 1 là 4, 6 trừ 4 bằng 2.
- Nhắc lại và làm bài. 5 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện một con tính.
 85 55 95 75 45
- 27 - 18 - 46 - 39 - 37
 58 37 49 36 8
- Nhận xét bài của bạn trên bảng, về cách đặt tính, cách thực hiện phép tính.
- Đọc phép tính
- Làm bài.
- Trả lời.
- Cả lớp làm bài: 3 HS lên bảng thực hiện 3 phép tính: 96 – 48; 98 – 19; 76 – 28 .
- Nhận xét bài của bạn.
- Điền số thích hợp vào ô trống.
- Điền số 80 vào vì 86 – 6 = 80.
- Điền số 70 vì 80 – 10 = 70.
- Thực hiện tính nhẩm tìm kết quả của phép tính.
- Làm bài
- Nhận xét bài của bạn và tự kiểm tra bài của mình.
- Đọc đề bài.
- Bài toán thuộc dạng bài toán về ít hơn, vì “kém hơn” nghĩa là “ít hơn”.
Lấy tuổi bà trừ đi phần hơn.
Làm bài
Tóm tắt
Bà: 65 tuổi
Mẹ kém bà: 27 tuổi
Mẹ: __ tuổi?
Bài giải
Tuổi của mẹ là:
65 – 27 = 38 (tuổi)
 Đáp số: 38 tuổi.
THỂ DỤC
TRÒ CHƠI VÒNG TRÒN
Thứ tư ngày 8 tháng 12 năm 2004
MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết:TỪ NGỮ VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH 
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về tình cảm.
2Kỹ năng: Rèn kĩ năng sắp xếp các từ cho trước thành câu theo mẫu: Ai làm gì?
Rèn kĩ năng sử dụng dấu chấm và dấu chấm hỏi.
3Thái độ: Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ kẻ khung ghi nội dung bài tập 2; nội dung bài tập 3
HS: SGK, vở bài tập.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’)
Gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu mỗi em đặt 1 câu theo mẫu: Ai làm gì?
Nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về tình cảm gia đình.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
Ÿ Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
ị ĐDDH: Bảng cài: từ, câu.
Bài 1:
Gọi HS đọc đề bài.
Yêu cầu HS suy nghĩ và lần lượt phát biểu. Nghe HS phát biểu và ghi các từ không trùng nhau lên bảng.
Yêu cầu HS đọc các từ đã tìm được sau đó chép vào Vở bài tập.
Bài 2:
Gọi HS đọc đề bài sau đó đọc câu mẫu.
Gọi 3 HS làm bài, yêu cầu cả lớp làm vào nháp
Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.
Yêu cầu HS bổ sung các câu mà các bạn trên bảng chưa sắp xếp được.
Cho cả lớp đọc các câu sắp xếp được.
Lời giải:
Anh thương yêu em. Chị chăm sóc em. Em thương yêu anh. Em giúp đỡ chị. Chị em nhường nhịn nhau. Chị em giúp đỡ nhau.
Anh em thương yêu nhau. Chị em giúp đỡ nhau. Chị nhường nhịn em. Anh nhường nhịn em,
Lưu ý: Các câu: Anh em nhường nhịn anh, chị em nhường nhịn em, là những câu không đúng.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thực hành.
ị ĐDDH: Bảng phụ, bút dạ.
Bài 3:
Gọi 1 HS đọc đề bài và đọc đoạn văn cần điền dấu.
Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó chữa bài.
Tại sao lại điền dấu chấm hỏi vào ô trống thứ 2?
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Tổng kết tiết học.
Dặn dò HS luyện tập đặt câu theo mẫu Ai làm gì?
Chuẩn bị: Từ chỉ đặc điểm.
- Hát
- HS thực hiện. Bạn nhận xét.
- Hãy tìm 3 từ nói về tình cảm thương yêu giữa anh chị em.
- Mỗi HS nói 3 từ. VD: Giúp đỡ, chăm sóc, chăm lo, chăm chút, nhường nhịn, yêu thương, quý mến,
- Làm bài vào Vở bài tập.
- Đọc đề bài.
- Làm bài. Chú ý viết tất cả các câu mà em sắp xếp được.
- Nhận xét.
- Phát biểu
- Đọc bài.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
- Làm bài, điền dấu chấm vào ô trống thứ 1 và thứ 3. Điền dấu chấm hỏi vào ô trống thứ 2.
- Vì đây là câu hỏi.
ÂM NHẠC
ÔN CHIẾN SĨ TÍ HON
----------------------------------------
MÔN: TOÁN
Tiết: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Giúp HS củng cố về Các phép trừ có nhớ đã học các tiết 64, 65, 66 (tính nhẩm và tính viết).
2Kỹ năng: Bài toán về ít hơn.
Biểu tượng hình tam giác.
3Thái độ: Ham thích học Toán. Tính đúng nhanh, chính xác.
II. Chuẩn bị
GV: 4 mảnh bìa hình tam giác như bài tập 5.
HS: Vở, bảng con.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) 65 – 38; 46 – 17; 57 – 28; 78 – 29.
Tính: 85 – 27, 55 –18, 95 – 46, 75 – 39.
Sửa bài 4.
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Luyện tập.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Luyện tập: Các phép trừ có nhớ.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thực hành.
ị ĐDDH: Bảng phụ.
Bài 1:
Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả vào Vở bài tập.
Yêu cầu HS thông báo kết quả.
Bài 2:
Hỏi: Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
Yêu cầu HS nhẩm và ghi ngay kết quả vào bài.
Hãy so sánh kết quả của 15 – 5 – 1 và 15 – 6.
So sách 5 + 1 và 6
Hãy giải thích vì sao 15 –5 –1 = 15 – 6.
Kết luận: Khi trừ 1 số đi 1 tổng số thì cũng bằng số đó trừ đi từng số hạng. Vì thế khi biết 15 – 5 – 1 = 9 có thể ghi ngay kết quả 15 – 6 = 9.
Bài 3:
Yêu cầu HS đọc đề bài.
Yêu cầu HS tự làm bài.
Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.
Yêu cầu 4 HS lên bảng lần lượt nêu lên cách thực hiện phép tính của 4 phép tính.
Nhận xét và cho điểm HS.
v Hoạt động 2: Luyện tập
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thực hành.
ị ĐDDH: Bảng phụ.
Bài 4:
Gọi 1 HS đọc đề bài.
Bài toán thuộc dạng gì?
Yêu cầu HS tự tóm tắt và làm bài.
 Tóm tắt
	Mẹ vắt: 50 l
	Chị vắt ít hơn: 18 l
 Chị vắt:.l ?
Bài 5: Trò chơi: Thi xếp hình.
GV tổ chức thi giữa các tổ. 
Ngoài hình vẽ cánh quạt, có thể cho HS xếp các hình sau.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị: Bảng trừ
- Hát
- HS thực hiện. Bạn nhận xét.
Nhẩm và ghi kết quả.
HS nối tiếp nhau thông báo kết quả (theo bàn hoặc theo tổ). Mỗi HS chỉ đọc kết quả 1 phép tính.
Tính nhẫm.
HS làm bài và đọc chữa. Chẳng hạn: 15 trừ 5 trừ 1 bằng 9. 15 trừ 6 bằng 9.
Bằng nhau và cùng bằng 9.
5 + 1 = 6.
Vì 15 – 5 = 5, 5 + 1 = 6 nên 15 –5 –1 bằng 15 –6 .
Đặt tính rồi tính.
Tự làm bài. 4 HS lên bảng làm bài.
Nhận xét bài của bạn cả về cách đặt tính và thực hiện phép tính.
Trả lời.
Đọc đề bài
Bài toán về ít hơn.
Làm bài.
Bài giải
Số lít sữa chị vắt được là:
50 – 18 = 32 (lít)
Đáp số: 32 lít.
- Tổ nào xếp nhanh, đúng là tổ thắng cuộc.
MÔN: KỂ CHUYỆN
Tiết: CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Nhìn tranh minh họa và gợi ý kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Câu chuyện bó đũa.
2Kỹ năng: Phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, ngôn ngữ phù hợp.
3Thái độ: Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh họa. 1 bó đũa. 1 túi đựng như túi tiền trong truyện. Bảng ghi tóm tắt ý chính từng truyện.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Bông hoa Niềm Vui.
Gọi 4 HS lên bảng yêu cầu kể nối tiếp câu chuyện Bông hoa Niềm Vui.
Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Câu chuyện bó đũa.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn kể từng đoạn truyện
Ÿ Phương pháp: Trực quan , thảo luận nhóm.
ị ĐDDH: Tranh
Treo tranh minh họa, gọi 1 HS nêu yêu cầu 1.
Yêu cầu HS quan sát tranh và nêu nội dung từng tranh (tranh vẽ cảnh gì?)
Yêu cầu kể trong nhóm.
Yêu cầu kể trước lớp.
Yêu cầu nhận xét sau mỗi lần bạn kể.
v Hoạt động 2: Kể lại nội dung cả câu chuyện.
Ÿ Phương pháp: Thực hành, thi đua.
ị ĐDDH: SGK, sắm vai.
Yêu cầu HS kể theo vai theo từng tranh. 
Lưu ý: Khi kể nội dung tranh 1 các em có thể thêm vài câu cãi nhau khi kể nội dung tranh 5 thì thêm lời có con hứa với cha.
Kể lần 1: GV làm người dẫn truyện
Kể lần 2: HS tự đóng kịch.
Nhận xét sau mỗi lần kể
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Tổng kết chung về giờ học.
Dặn dò HS kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Chuẩn bị: Hai anh em.
- Hát
- HS thực hiện. Bạn nhận xét.
- Nêu: Dựa theo tranh kể lại từng đoạn câu chuyện bó đũa. 
- Nêu nội dung từng tranh.
	+ Tranh 1: Các con cãi nhau khiến người cha rất buồn và đau đầu.
	+ Tranh 2: Người cha gọi các con đến và đố các con, ai bẻ gãy được bó đũa sẽ thưởng.
	+ Tranh 3: Từng người cố gắng hết sức để bẻ bó đũa mà không bẻ được.
	+ Tranh 4: Người cha tháo bó đũa và bẽ từng cái 1 cách dễ dàng.
	+ Tranh 5: Những người con hiểu ra lời khuyên của cha.
- Lần lượt từng kể trong nhóm. Các bạn trong nhóm theo dõi và bổ sung cho nhau.
- Đại diện các nhóm kể truyện theo tranh. Mỗi em chỉ kể lại nội dung của 1 tranh.
- Nhận xét như đã hướng dẫn ở tuần 1.
- Nhận vai, 2 HS nam đóng 2 con trai, 2 HS nữ đóng vai 2 con gái. 1 HS đóng vai người cha. 1 HS làm người dẫn chuyện.
THỦ CÔNG
GẤP CẮT DÁN BIỂN BÁO GIAO THÔNG
Thứ năm ngày 9 tháng 12 năm 2004
MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết: TIẾNG VÕNG KÊU.
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Đọc trơn được cả bài.
Đọc đúng các từ ngữ: phất phơ, vấn vương nụ cười, mênh mông, trong, sông, kẽo kẹt, võng,
Ngắt đúng nhịp thơ 4 chữ (2/2).
2Kỹ năng: Hiểu nghĩa các từ ngữ: giạn, phất phơ, vấn vương.
Hiểu nội dung bài thơ: Qua bài thơ ta thấy tình yêu thương tha thiết của tác giả đối với quê hương và em gái của mình.
3Thái độ: Ham thích học môn Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ ghi các từ ngữ, câu thơ cần luyện đọc.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Nhắn tin.
Gọi 3 HS lên bảng yêu cầu đọc tin nhắn viết trong bài tập 5 tiết tập đọc trước và nêu tác dụng của tin nhắn.
Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Trần Đăng Khoa là 1 nhà thơ rất quen thuộc với tuổi thơ của em. Anh làm thơ từ khi tuổi còn rất nhỏ. Những bài thơ của anh rất gần gũi với tuổi thơ. Hôm nay chúng ta sẽ cùng học bài Tiếng võng kêu để biết được tình yêu thương của anh với quê hương và người em gái nhỏ của mình.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Luyện đọc.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, đàm thoại.
ị ĐDDH: SGK. Bảng phụ: từ, câu, bút dạ.
a/ Đọc mẫu.
GV đọc mẫu lần 1. Chú ý giọng nhẹ nhàng tình cảm.
b/ Đọc từng câu và luyện phát âm.
Yêu cầu HS đọc các từ cần luyện phát âm.
Yêu cầu đọc từng câu thơ.
c/ Đọc từng đoạn trước lớp.
Hướng dẫn ngắt nhịp. Chủ yếu là nhịp 2/2, riêng các câu 2, 3, 4 của khổ thơ cuối chỉ nghỉ ở cuối câu thơ.
Yêu cầu đọc nối tiếp từng khổ thơ.
d/ Đọc từng đoạn trong nhóm.
e/ Thi đọc giữa các nhóm.
g/ Đọc đồng thanh cả bài.
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, giảng giải.
ị ĐDDH: Tranh
Yêu cầu HS đọc khổ thơ 1.
Bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì?
Câu thơ nào cho em thấy bạn nhỏ đang ru em?
Gian có nghĩa là gì?
Tại sao nói: 3 gian nhà nhỏ. Đầy tiếng võng kêu?
Điều đó cho ta thấy bạn nhỏ rất yêu em và chăm lo cho giấc ngủ của em. Chúng ta tìm hiểu tiếp khổ thơ xem bạn nhỏ còn dành tình cảm của mình cho gì nữa?
Yêu cầu HS đọc khổ 2.
Câu thơ nào cho em thấy bạn nhỏ đang ngắm em của mình.
Những từ ngữ nào cho thấy em bé Giang ngủ rất đáng yêu?
Ngoài việc ngắm em ngủ bạn nhỏ còn làm gì nữa?
Bạn nhỏ đoán em mơ thấy gì?
Theo em liệu có đúng là em bé sẽ mơ về những cảnh ấy không? Vì sao bạn nhỏ lại nghĩ em sẽ mơ về những cảnh này.
Điều đó chứng tỏ em rất yêu quê hương của mình.
v Hoạt động 3: Học thuộc lòng
Ÿ Phương pháp: Thi đua đọc bài.
ị ĐDDH: SGK.
Yêu cầu HS học thuộc lòng khổ thơ em yêu thích.
Tổ chức thi đọc thuộc lòng và giải thích vì sao em thích khổ thơ đó.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Dặn dò HS về nhà học thuộc bài thơ.
Chuẩn bị: Hai anh em.
- Hát
- HS thực hiện.
- 1 HS khá đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm theo.
- 5 đến 7 HS đọc cá nhân. Cả lớp đọc đồng thanh.
- HS nối tiếp nhau đọc. Mỗi HS chỉ đọc 1 câu thơ.
- Luyện ngắt giọng khổ thơ cuối.
	Em ơi/ cứ ngủ/
	Tay anh đưa đều/
	Ba gian nhà nhỏ/
	Đầy tiếng võng kêu/
	Kẽo cà, kẽo kẹt.//
	Kẽo cà, kẽo kẹt
- Nối tiếp nhau đọc các khổ thơ 1, 2, 3.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
- Bạn đang ru cho em ngủ.
- Câu thơ: Tay anh đưa đều
- Gian có nghĩa là 1 phần của nhà, có cột hoặc tường ngăn với các phần khác.
- Vì bạn nhỏ luôn kéo võng đưa em không nghĩ nên khắp nhà đâu cũng nghe tiếng võng.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
- Câu thơ Bé Giang ngủ rồi/ tóc bay phơ phất/ Vương vương nụ cười.// Cho thấy bạn nhỏ đang ngắm em.
- Từ ngữ: Tóc bay phơ phất, nụ cười vương vương.
- Bạn còn đoán giấc mơ của em.
- Bạn nhỏ đoán em sẽ gặp con cò lặn lội bên sông, gặp cánh bướm bay
- Vì đây là những cảnh vật thân thiết, gần gũi với quê hương của bạn.
- HS tự học thuộc lòng.
- HS thi đua đọc.
MÔN: CHÍNH TẢ
Tiết: TIẾNG VÕNG KÊU
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Nhìn bảng và chép lại chính xác, không mắc lỗi khổ thơ thứ 2 trong bài.
2Kỹ năng: Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt n/l; i/iê; ăt/ăc.
3Thái độ: Viết đúng nhanh, chính xác.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2 trên bảng.
HS: Vở, bảng con.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Câu chuyện bó đũa
Gọi 2 HS lên bảng đọc cho HS viết các từ đã mắc lỗi, cần chú ý phân biệt của tiết trước.
Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Trong giờ học chính tả này, các em sẽ nhìn bảng, chép khổ thơ 2 trong bài Tiếng võng kêu. Sau đó sẽ làm các bài tập chính tả phân biệt n/l; i/iê; ăt/ăc.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thực hành.
ị ĐDDH: Bảng phụ.
a) Ghi nhớ nội dung đoạn thơ.
GV đọc đoạn thơ 1 lượt sau đó yêu cầu HS đọc lại.
Bài thơ cho ta biết điều gì?
b) Hướng dẫn trình bày.
Mỗi câu thơ có mấy chữ?
Để trình bày khổ thơ đẹp, ta phải viết ntn, viết khổ thơ vào giữa trang giấy, viết sát lề phải hay viết sát lề trái?
Các chữ đầu dòng viết thế nào?
c) Hướng dẫn viết từ khó.
Với HS MB, GV hướng dẫn viết từ vấn vương, nụ cười, lặn lội (MB); từ: vấn vương, kẽo cà kẽo kẹt, ngủ, phất phơ (MT, MN).
d) Tập chép.
e) Soát lỗi
g) Chấm bài.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thực hành.
ị ĐDDH: Bảng phụ.
Treo bảng phụ, ye

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 14].doc