Giáo án lớp 1 môn Toán - Tuần 25 đến tuần 28

I. Mục đích yêu cầu:

Kiến thức:

- Nhận biết (bằng hình ảnh trực quan) “Một phần năm”, biết đọc, viết .

Kĩ năng:

- Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 5 phần bằng nhau.

+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 3.

Thái độ:

- Yêu thích môn học, chăm chỉ và rèn tính cẩn thận.

II. Chuẩn bị:

- Các mảnh bìa hình vuông, hình ngôi sao, hình chữ nhật.

III. Hoạt động dạy chủ yếu:

1. Ổn định lớp: Hát

2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng làm bài tâp sau

Điền dấu thích hợp vào chỗ trống:

 

docx 43 trang Người đăng hong87 Lượt xem 795Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 1 môn Toán - Tuần 25 đến tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i thích cách làm của từng phần.
- Nhận xét và cho điểm học sinh
Bài 3. - Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- Mỗi em nhận được mấy chiếc kẹo?
- Có bao nhiêu em được nhận kẹo?
- Vậy để tìm xem có tất cả bao nhiêu kẹo ta làm như thế nào?
- Học sinh làm bài.
- Chữa bài và cho điểm học sinh 
- Các thành phần của phép chia là số bị chia, số chia, kết quả của phép chia gọi là thương.
- Học sinh suy nghĩ và trả lời: Mỗi hàng có 3 hình vuông.
- Phép chia 6: 2 = 3
- 6 là số bị chia, 2 là số chia, 3 là thương. 
6
:
2
=
3
Số bị chia
Số chia
Thương
 - Hai hàng có 6 hình vuông.
- Phép nhân 3 x 2 = 6
- 6 là tích của 3 và 2.
- 3 và 2 lần lượt là thương và số bị chia trong phép chia 6: 2 = 3
- Học sinh nhắc lại: Số bị chia bằng thương nhân với số chia.
- Đọc: x chia 2 bằng 5.
- Là số bị chia.
- Ta lấy thương (5) nhân với số bị chia 2. (Ta tính tích của thương 5 với số chia 2)
- Nêu: x = 5 x 2
- x = 10
- Đọc bài toán: x : 2 = 5
	x = 5 x 2
	x = 10
- Nhiều học sinh nhắc lại kết luận.
- Bài tập yêu cầu tính nhẩm.
- Tự làm bài, sau đó nhận xét và kiểm tra bài của mình.
- Nêu kết quả của 2 x 3 là 6 vì 2 và 3 lần lượt là thương và số chia trong phép chia 6 : 3 = 2, còn 6 là số bị chia trong phép chia.
- Tìm x.
- 3 học sinh lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở.
- Nêu quy tắc tìm số bị chia chưa biết trong phép chia để giải thích.
- HS đọc.
- Mỗi em nhận được 5 chiếc kẹo.
- Có 3 em được nhận kẹo
- Ta thực hiện phép nhân 5 x 3.
- 1 học sinh lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở. Đáp số: 15 chiếc.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào? (Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia)
GDTT: Yêu thích môn học, chăm chỉ và rèn tính cẩn thận.
5. Dặn dò: Học sinh về nhà học thuộc quy tắc tìm số bị chia, chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 26	MÔN: TOÁN
TIẾT: 128	BÀI: LUYỆN TẬP.
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết cách tìm số bị chia.
- Nhận biết số bị chia, số chia, thương.
Kĩ năng:
- Biết giải bài toán có một phép nhân.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2 (a, b), Bài 3 (cột 1, 2, 3, 4), Bài 4.
Thái độ:
- Yêu thích môn học, chăm chỉ và rèn tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
- Viết sẵn nội dung bài tập 3 lên bảng. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập sau:
tìm x:	x: 4 = 2	x: 3 = 6
2 học sinh làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài ra bảng con.
- Nhận xét cho điểm học sinh
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Hoạt động 1. Luyện tập.
Bài 1.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- yêu cầu học sinh giải thích cách làm bài.
Ví dụ: Vì sao trong phần a để tìm y, em lại thực hiện phép nhân 3 x 2?
- Hỏi tương tự với các phần còn lại để học sinh trả lời.
Bài 2 (a, b) Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Viết lên bảng 2 phép tính của phần a:
x – 2 = 4
x: 2 = 4
- Hỏi: x trong 2 phép tính trên có gì khác nhau?
- yêu cầu học sinh nhắc lại cách tìm số bị trừ, số bị chia chưa biết.
- Như vậy, để tìm số bị trừ, các em cần thực hiên tính cộng giữa các phần còn lại cảu phép trừ với nhau, còn để tìm số bị chia các em lại thực hiện phép nhân các thành phần còn lại của phép chia với nhau.
- Chữa bài và cho điểm học sinh.
Bài 3 (cột 1, 2, 3, 4) Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Chỉ bảng và yêu cầu học sinh đọc tên các dòng của bảng tính.
- Số cần điền vào các ô trống ở những vị trí của thành phần nào trong phép chia?
- yêu cầu học sinh nhắc lại cách tìm số bị chia, cách tìm thương trong một phép chia.
- yêu cầu học sinh làm bài
- Hỏi: Tại sao ở ô trống thứ nhất em lại điền 5
- Hỏi tương tự với các ô trống còn lại để giúp học sinh nắm vững cách tìm số bị chia, tìm thương trong phép chia.
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
Bài 4. - Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
- 1 can dầu đựng mấy lít?
- Có tất cả mấy can.
- Bài toán yêu cầu ta làm gì?
- Tổng số lít dầu được chia thành 6 can bằng nhau, mỗi can có 3 lít, vậy để tìm tổng số lít dầu ta thực hiện phép tính gì?
- yêu cầu học sinh làm bài.
- Chữa bài và cho điểm học sinh
- Tìm y.
- 3 học sinh làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở.
- Vì y là số bị chia, còn 3 và 2 lần lượt là thương và số chia trong phép chia y: 2 = 3, vì thế để tìm số bị chia y chưa biết ta thực hiện phép nhân thương 3 với số chia 2.
- Bài tập yêu cầu chúng ta tìm x.
- x trong phép tính thứ nhất là số bị trừ, x trong phép tính thứ hai là số bị chia.
- 2 học sinh lần lượt trả lời, cả lớp theo dõi để nhận xét và bổ sung nếu cần.
- Học sinh làm bài.
- 3 học sinh lên Bảng làm bài, mỗi học sinh làm 1 phần, cả lớp làm bài vào vở.
- Viết số thích hợp vào ô trống.
- Đọcï: số bị chia, số chia, thương
- Số cần điền là số bị chia hoặc thương trong phép chia.
- 2 học sinh trả lời. 
Số bị chia
10
10
18
9
21
12
Số chia
2
2
2
3
3
3
Thương
5
5
9
3
7
4
 - 1 học sinh lên bảng điền
- Vì ô trống thứ nhất ở vị trí thương trong phép chia có số bị chia là 10, số chia là 2, 10 chia 2 bằng 5 nên ta điền 5.
- Có một số lít dầu đựng trong 6 can, mỗi can 3 lít. Hỏi có tất cả bao nhiêu lít dầu?
- 1 can dầu đựng 3 lít.
- Có tất cả 6 can.
- Bài toán yêu cầu tìm tổng số lít dầu.
- Ta thực hiện phép tính nhân 3 x 6.
- 1 học sinh làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở.
Tóm tắt
1can: 3 lít
6 can: lít?
Bài giải
Số lít dầu có tất cả là:
3 x 6 = 18 (l)
Đáp số: 18 lít
HS khá giỏi thực hiện hết.
HS khá giỏi thực hiện hết.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. yêu cầu học sinh nhắc lại cách tìm số bị chia của một thương.
GDTT: Yêu thích môn học, chăm chỉ và rèn tính cẩn thận.
5. Dặn dò: Tổng kết tiết học, dặn dò học sinh ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 26	MÔN: TOÁN
TIẾT: 129	BÀI: CHU VI HÌNH TAM GIÁC – CHU VI HÌNH TỨ GIÁC.
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Nhận biết được chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
Kĩ năng:
- Biết tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác khi biết độ dài mỗi cạnh của nó.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2.
Thái độ:
- Yêu thích môn học, chăm chỉ và rèn tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
- Hình vẽ tam giác, tứ giác như trong phần bài học cảu SGK. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập sau:
Tìm x:	x : 3 = 5	x : 4 = 6
2 học sinh làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài ra bảng con.
- Chữa bài nhận xét cho điểm học sinh
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Hoạt động 1. Giới thiệu về cạnh và chu vi của hình tam giác.
- Vẽ lên bảng hình tam giác như phần bài học và yêu cầu học sinh đọc tên hình.
- Hãy đọc tên các đoạn thẳng có trong hình.
- Các đoạn thẳng mà các em vừa đọc tên chính là các cạnh của hình tam giác ABC. Vậy hình tam giác ABC có mấy cạnh, đó là những cạnh nào?
- Cạnh của hình tam giác (của một hình) chính là các đoạn thẳng tạo thành hình.
- Quan sát hình và cho biết độ dài của từng đoạn thẳng AB, BC, CA.
- Đây chính là độ dài các cạnh của hình tam giác ABC.
- Hãy nêu độ dài các cạnh của hình tam giác ABC
- Hãy tính độ dài các cạnh AB, BC, CA.
- Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác ABC là bao nhiêu?
- Tổng độ dài các cạnh hình tam giác ABC được gọi là chu vi của hình tam giác ABC. Vậy chu vi của hình tam giác ABC là bao nhiêu?
Hoạt động 2. Giới thiệu cạnh và chu vi của hình chữ nhật
- GV giới thiệu nội dung này tương tự như giới thiệu cạnh và chu vi của hình tam giác.
Hoạt động 3. Luyện tập thực hành.
Bài 1.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Khi biết độ dài các cạnh, muốn tính chu vi của hình tam giác ta làm thế nào?
- yêu cầu học sinh làm bài theo mẫu.
- Chữa bài và cho điểm học sinh
Bài 2.
- Tiến hành hướng dẫn học sinh làm bài tương tự bài 1.
Bài 3: GV cho HS tự làm.
- GV cùng cả lớp đếm số từ 1 đến 20, rồi nhận xét các nhóm làm (Nhận xét cách trình bày, thực hiện có đúng yêu cầu bài tập), sau đó chọn nhóm đúng, đẹp tuyên dương
- Hình tam giác ABC.
- Đoạn thẳng: AB, BC, CA.
- Tam giác ABC có 3 cạnh đó là AB, BC, CA.
- Học sinh quan sát hình và trả lời: AB dài 3 cm, BC dài 5 cm, CA dài 4cm.
- 1 số học sinh trả lời.
- Học sinh thực hiện tính tổng:
3 cm + 5 cm + 4 cm = 12 cm
- Là 12 cm
- Chu vi của hình tam giác là 12 cm.
- Bài tập yêu cầu chúng ta tính chu vi của hình tam giác khi biết độ dài các cạnh.
- Ta tính tổng độ dài các cạnh vì chu vi chính là tổng độ dài các cạnh của hình.
- 3 học sinh làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở.
HS khá giỏi thực hiện.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. yêu cầu học sinh nêu tên cạnh của một số hình tam giác, hình tứ giác, cách tính chu vi của hình tam giác, hình tứ giác.
GDTT: Yêu thích môn học, chăm chỉ và rèn tính cẩn thận.
5. Dặn dò: Học sinh ôn lại bài và chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 26	MÔN: TOÁN
TIẾT: 130	BÀI: LUYỆN TẬP.
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức – Kĩ năng:
- Biết tính độ dài đường gấp khúc; tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác.
+ Bài tập cần làm: Bài 2, Bài 3, Bài 4.
Thái độ:
- Yêu thích môn học, chăm chỉ và rèn tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
- Các hình vẽ tam giác, tứ giác như trong SGK 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập sau:
Tính chu vi của hình tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là:
3cm, 4cm, 5cm.	5cm, 12cm, 9cm.	8cm, 6cm, 13cm
- Chữa bài và cho điểm học sinh.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Hoạt động 1. Luyện tập.
Bài 1 : làm cá nhân 
- GV ghi các điểm cho HS lên bảng nối các điểm lại theo yêu cầu của từng bài 
 a )Một đoạn đường gấp khúc gồm ba đoạn thẳng
b ) Một hình tam giác
c) Một hình tứ giác 
Bài 2.
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài sau đó yêu cầu học sinh tự làm bài.
- yêu cầu học sinh nêu lại cách tính chu vi của hình tam giác.
- Nhận xét và cho điểm học sinh
Bài 3
- Tiến hành tương tự như với bài tập 2.
Bài 4.
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- yêu cầu học sinh tự làm bài
- Hãy so sánh độ dài đường gấp khúc ABCD và chu vi hình tứ giác ABCD.
- Vì sao?
- Có bạn nói hình tứ giác BCD là đường gấp khúc ABCD, theo em bạn đó nói đúng hay sai?
- Đường gấp khúc ABCD có gì khác so với đường gắp khúc ABCDE? (trong hai đường gắp khúc trên, đường gấp khúc nào có điểm đầu và điểm cuối phân bệt, đường gấp khúc nào có điểm đầu và điểm cuối không phân biệt?)
- Mỗi hình tam giác, tứ giác đều được tạo bởi một đường gấp khúc có điểm đầu và điểm cuối trùng nhau. Chu vi của một hình cũng chính là độ dài đường gấp khúc tạo thành hình.
HS tự làm bài
- 1 học sinh làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở.
Chu vi hình tam giác ABC là:
2 + 5 + 4 = 11 (cm)
Đáp số: 11cm
- Chu vi của hình tam giác bằng tổng độ dài các cạnh của hình đó.
- 1 học sinh đọc.
- 2 học sinh làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở.
a) Độ dài đường gắp khúc ABCDE là:
3 + 3 + 3 + 3 = 12 (cm)
Đáp số: 12 cm
b) Chu vi hình tứ giác ABCD là:
3 + 3 + 3 + 3 = 12 (cm)
Đáp số: 12cm
- Độ dài đường gắp khúc ABCDE bằng chu vi hình tứ giác ABCD.
- Vì các độ dài các đoạn thẳng của đường gắp khúc bằng độ dài các cạnh của hình tứ giác.
- Bạn đó nói đúng.
- Đường gấp khúc ABCD là đường gấp khúc có điểm đàu và điểm cuối không phân biệt, đường gấp khúc ABCDE là đường gấp khúc có điểm đầu và điểm cuối phân biệt nhau. 
HS khá giỏi thực hiện.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
GDTT: Yêu thích môn học, chăm chỉ và rèn tính cẩn thận.
5. Dặn dò: Dặn dò học sinh về ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 27	MÔN: TOÁN
TIẾT: 131	BÀI: SỐ 1 TRONG PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA.
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết được số 1 nhân với số nào cũng bằng chính nó.
Kĩ năng:
- Biết số nào nhân với 1 cũng bằng chính nó.
- Biết số nào chia cho 1 cũng bằng chính nó.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2.
Thái độ:
- Yêu thích môn học, chăm chỉ và rèn tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ ghi BT 1. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập sau:
Tính chu vi của hình tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là:
a) 4cm, 7cm, 9cm
b) 12cm, 8cm, 17.
c) 11cm, 7cm, 15
- Chữa bài và cho điểm học sinh.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Hoạt động 1. Giới thiệu phép nhân có thừa số là 1.
- Nêu phép nhân 1 x 2 và nêu yêu cầu học sinh chuyển phép nhân này thành tổng tương ứng.
- Vậy 1 nhân 2 bằng mấy?
- Tiến hành tương ứng với các phép tính 1 x 3 và 1 x 4.
- Từ các phép tính trên các em có nhận xét gì về kết quả của các phép nhân của 1 với một số?
- yêu cầu học sinh nhắc lại kết luận trên
- Gọi 3 học sinh lên bảng thực hiện các phép tính: 2 x 1 ; 3 x 1 ; 4 x 1
- Hỏi: Khi ta thực hiện phép nhân của một số nào đó với 1 thì kết quả của phép nhân đó có gì đặc biệt?
- yêu cầu học sinh nhắc lại kết luận: Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó.
Hoạt động 2. Giới thiệu phép chia cho 1.
- Nêu phép tính 1 x 2 = 2.
- yêu cầu học sinh dựa vào phép nhân trên để lập các phép chia tương ứng.
- Nêu: Vậy từ 1 x 2 = 2 ta có được phép chia 2 : 1 = 2
- Tiến hành tương tự như trên để ta rút ra các phép tính 3 : 1 = 3 và 4 : 1 = 4.
- Từ các phép tính trên, các em có nhận xét gì về thương của các phép chia có số chia là 1.
- Nêu kết luận: Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.
Hoạt động 3. Luyện tập thực hành.
Bài 1.
- yêu cầu học sinh tự làm bài
- 1 học sinh đọc bài làm của mình trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
Bài 2.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- yêu cầu học sinh tự làm bài
- Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm học sinh.
Bài 3 : Làm vào vở 
- GV cho HS làm vào vở và gọi 1 em lên bảng làm 
- GV theo dõi và nhắc nhở, rồi sau đó thu vài bài chấm nhận xét 
- Trả lời 1 x 2 = 1 + 1 = 2
- 1 x 2 = 2
- Thực hiện yêu cầu của GV để rút ra:
1 x 3 = 1 + 1 + 1 = 3 vậy 1 x 3 = 3
1 x 4 = 1 + 1 + 1 + 1 = 4 vậy 1 x 4 = 4
- Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó
- Làm bài: 2 x 1 = 2; 3 x 1 = 3; 4 x 1 = 4
- Khi ta thực hiện phép nhân một số với 1 thì ta được kết quả là chính số đó.
- Nêu 2 phép chia:
2 : 1 = 2
2 : 2 = 1
- Các phép chia có số chia là 1 có thương bằng số bị chia.
- Học sinh nhắc lại kết luận
- Làm bài vào vở
- Học sinh đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau theo lời đọc của bạn.
- Bài tập yêu cầu chúng ta điền số thích hợp vào ô trống.
- 3 học sinh lên bảng làm bài, học sinh dưới lớp làm bài vào vở.
1 x 2 = 2 5 x 1 = 5 3 x 1 = 3
2 x 1 = 2 5 : 1 = 5 4 x 1 = 4
- HS làm vào vở 
- HS góp ý và so sánh 
HS khá giỏi thực hiện.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. Yêu cầu Học sinh nêu lại các kết luận trong bài.
GDTT: Yêu thích môn học, chăm chỉ và rèn tính cẩn thận.
5. Dặn dò: Dặn dò học sinh về nhà học thuộc kết luận vừa học và chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 27	MÔN: TOÁN
TIẾT: 132	BÀI: SỐ 0 TRONG PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA.
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết được số 0 nhân với số nào cũng bằng 0.
- Biết số nào nhân với 0 cũng bằng 0.
- Biết số 0 chia cho số nào khác 0 cũng bằng 0.
Kĩ năng:
- Biết không có phép chia cho 0.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3.
Thái độ:
- Yêu thích môn học, chăm chỉ và rèn tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ ghi BT 1. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập sau:
Tính: 4 x 4 x1	5 : 5 x 5	2 x 3 : 1
Chữa bài và cho điểm học sinh
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Hoạt động 1. Giới thiệu phép nhân có thừa số là 0.
- Nêu phép nhân 0 x 2 và yêu cầu học sinh chuyển phép nhân này thành tổng tương ứng.
- Vậy 0 x 2 bằng mấy?
- Tiến hành tương tự với phép tính 0 x 3
- Từ các phép tính 0 x 2 = 0; 0 x 3 = 0 các em có nhận xét gì về kết quả của các phép nhân của 0 với một số khác?
- yêu cầu học sinh nhắc lại kết luận trên.
- Gọi 3 học sinh lên bảng thực hiện các phép tính 2 x 0; 3 x 0
- Hỏi: Khi ta thực hiện phép nhân của một số nào đó với 0 thì kết quả của phép nhân có gì đặc biệt?
- yêu cầu học sinh nhắc lại kết luận: Số nào nhân với 0 cũng bằng 0.
Hoạt động 2. Giới thiệu phép chia có số bị chia là 0.
- Nêu phép tính 0 x 2= 0
- yêu cầu học sinh dựa vào phép nhân trên để lập các phép chia tương ứng có số bị chia là 0.
- Nêu: Vậy từ 0 x 2 = 0 ta có được phép chia 0 : 2 = 0
- Tiến hành tương tự như trên để rút ra các phép tính 0 : 5 = 0
- Từ các phép tính trên, các em có nhâïn xét gì về thương của phép chia có số bị chia là 0.
- Nêu kết luận: Số 0 chia cho số nào khác cũng bằng 0
- Nêu chú ý: Không có phép chia cho 0. (Không có phép chia mà số chia là 0)
Hoạt động 3. Luyện tập thực hành.
Bài 1, 2
- yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Gọi 1 học sinh đọc bài làm của mình trước lớp
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
Bài 3.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- yêu cầu học sinh tự làm bài
- Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm học sinh
Bài 4 : Thảo luận nhóm đôi 
- GV cho HS giỏi làm bài rồi trả lời.
- GV cùng các nhóm khác góp ý
- Trả lời: 0 x 2 = 0 + 0 = 0
- 0 x 2 = 0
- Thực hiện yêu cầu của GV để rút ra: 0 x 3 = 0 + 0 + 0 = 0. Vậy 0 x 3 = 0.
- Số 0 nhân với số nào cũng bằng 0
- Nêu phép chia: 0 : 2 = 0
- Các phép chia có số bị chia là 0 có thương bằng 0.
- Học sinh nhắc lại kết luận
- Làm bài vào vở.
- Học sinh đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau theo lời đọc của bạn.
- Bài tập yêu cầu chúng ta điền số thích hợp vào ô trống.
- 3 học sinh lên bảng làm bài, học sinh dưới lớp làm bài vào vở.
0 x 5 = 0	3 x 0 = 0
0 : 5 = 0	0 x 3 = 0
2 : 2 x 0 = 1 x 0 = 0 
HS khá giỏi thực hiện.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. yêu cầu học sinh nêu lại các kết luận trong bài.
GDTT: Yêu thích môn học, chăm chỉ và rèn tính cẩn thận.
5. Dặn dò: Dặn dò học sinh về học thuộc các kết luận vừa học và chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 27	MÔN: TOÁN
TIẾT: 133	BÀI: LUYỆN TẬP.
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Lập được bảng nhân 1, chia 1.
Kĩ năng:
- Biết thực hiện phép tính có số 1, số 0.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2.
Thái độ:
- Yêu thích môn học, chăm chỉ và rèn tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ ghi BT 1. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập sau:
Tính 4 x 0: 1	5: 5 x 0	0 x 3: 1
- Chữa bài và cho điểm học sinh
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Hoạt động 1. Luyện tập
Bài 1.
- yêu cầu học sinh tự nhẩm kết quả, sau đó nối tiếp nhau đọc từng phép tính của bài.
- Nhận xét, sau đó cho cả lớp đọc đồng thanh bảng nhân và bảng chia 1.
Bài 2.
yêu cầu học sinh tự làm bài, sau đó gọi học sinh đọc bài làm của mình trước lớp
- Hỏi thêm: Một số cộng với 0 cho kết quả như thế nào?
- Vậy một số khi nhân với 0 thì cho kết quả ra sao?
- Khi cộng thêm 1 vào một số nào đó thì khác gì nhân số đó với 1?
- Khi thực hiện phép chia một số nào đó cho 1 thì ta thu được kết quả như thế nào?
- kết quả của các phép chia có số bị chia là 0 là bao nhiêu?
Bài 3.

Tài liệu đính kèm:

  • docx2 Toan 25-28.docx