Giáo án Khối 1 (Chuẩn) - Tuần 6

 I.MỤC TIÊU:

 - HS đọc được: p, ph, nh, phố xá, nhà lá; từ và câu ứng dụng.

 - Viết được: p, ph, nh, phố xá, nhà lá.

 - Luyện nói 2 - 3 câu theo chủ đề: chợ, phố, thị xã.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

 - Tranh minh hoạ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá: phố xá, nhà lá.

 - Tranh minh hoạ câu ứng dụng, phần luyện nói ở trong SGK.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

 A. Kiểm tra bài cũ:

 - HS viết vào bảng con: xe chỉ, củ sả, kẻ ô, rổ khế.

 - HS đọc câu sau: Xe ô tô chở khỉ và Sư tử về sở thú .

 B. Dạy- học bài mới:

 Tiết 1

 1. Giới thiệu bài:

 - GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

 - Các tranh này vẽ gì ?

 - GV: Trong tiếng phố và nhà chữ nào đã học?

 - GV: Hôm nay, chúng ta học các chữ và âm mới còn lại là ph, nh. GV viết lên bảng ph, nh.

 

doc 24 trang Người đăng phuquy Lượt xem 749Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 1 (Chuẩn) - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các số mà so sánh.
 Bài 5: 1HS nêu yêu cầu của bài ( Viết số thích hợp vào ô trống )
 - HS làm bài vào vở - GV theo dõi giúp đỡ thêm
 - Chấm bài - chữa bài
	2.Trò chơi:Thi xếp các số theo thứ tự : “ từ lớn đến bé ”, “ từ bé đến lớn ”
 - GV giao cho mỗi tổ 1 số tấm bìa có mang các chữ số khác nhau.
 - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm. VD: “ Hãy xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn ”...
 - HS thi đua lên xếp. GV theo dõi, chú ý sửa sai.
 - GV đưa ra các câu hỏi yêu cầu củng cố dãy số đã học.
 ? Trong các số đã xếp đó số nào lớn nhất bước lên.
 ? Trong các số đã xếp đó số nào bé nhất bước lên.
 ? Trong các số đã xếp đó số nào có hai chữ số bước lên.
 ? Trong các số đã xếp đó số nào có một chữ số bước lên.
	III. Nhận xét - dặn dò:
 - Nhận xét chung giờ học.
Học vần
Bài 23: g - gh
	I.Mục tiêu:
 - HS đọc được: g, gh, gà ri,ghế gỗ; từ và câu ứng dụng.
 - Viết được:g, gh, gà ri,ghế gỗ.
 - Luyện nói 2 - 3 câu theo chủ đề: gà ri, gà gô
	II. Đồ dùng dạy- học: 
 - Tranh minh hoạ ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá: gà ri, ghế gỗ.
 - Tranh minh hoạ câu ứng dụng, phần luyện nói ở trong SGK.
	III. Các hoạt động dạy- học:
 	 A.Kiểm tra bài cũ:
 - HS viết vào bảng con: p, ph, nh, phố xá, nho khô, phở bò..
 - HS đọc câu sau: nhà dì na ở phố, nhà gì có chó xù .
 	B. Dạy- học bài mới:
 Tiết 1
	1. Giới thiệu bài:
 - GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
 - Các tranh này vẽ gì ?
 - GV: Trong tiếng gà và ghế chữ nào đã học?
 - GV: Hôm nay, chúng ta học các chữ và âm mới còn lại là g gh. GV viết lên bảng g gh.
 - HS đọc theo GV: g - gà, gh - ghế.
 	2. Dạy chữ ghi âm:
 g
 	 a.Nhận diện chữ:
 - GV đưa mẫu chữ g mẫu ra cho HS quan sát và nói: Chữ g gồm nét cong hở - phải và nét khuyết dưới.
 ? So sánh chữ g với a có gì giống và khác nhau.
 	b. Phát âm và đánh vần:
 +Phát âm.
 - GV phát âm mẫu g 
 - HS nhìn bảng, phát âm. GVchỉnh sửa phát âm cho HS.
+ Đánh vần.
 - GV cho HS lấy BDDHọc vần ra. GV cho HS lấy g ghép với âm a và dấu huyền ta được tiếng gà.
 - GV viết lên bảng gà và đọc gà.
 - HS đọc: cá nhân, tổ, cả lớp.
 - HS trả lời vị trí của hai chữ trong gà (g đứng trước,a đứng sau).
 - GV hướng dẫn HS đánh vần : gờ - a- ga- huyền - gà.
 - HS đánh vần: lớp, nhóm, bàn, cá nhân.
 - GV: Tiếng gà có trong từ gà ri.
 - HS đọc từ theo cá nhân, tổ, cả lớp.
 - HS đọc: g - gà - gà ri - gà ri - gà - g theo cá nhân, tổ, cả lớp.
 gh
 ( Quy trình dạy tương tự như âm g)
 Lưu ý:
 - Chữ gh là chữ ghép từ hai con chữ g và h ( g đứng trước, h đứng sau).
 - So sánh chữ gh với g có gì giống và khác nhau.
 - Phát âm: như g.
 	 c. Đọc tiếng ứng dụng:
 - HS đọc tiếng ứng dụng: cá nhân, nhóm, bàn, lớp.
 - GV nhận xét và chỉnh sửa phát âm cho HS
	d. Hướng dẫn viết:
 - Hướng dẫn viết chữ ( chữ đứng riêng)
 - GV viết mẫu lên bảng lớp chữ cái g, gh theo khung ô li được phóng to. Vừa viết vừa hướng dẫn quy trình. HS viết lên không trung bằng ngón trỏ cho định hình trong trí nhớ trước khi viết chữ ở bảng con.
 - HS viết vào bảng con: g, gh.
 - GV theo dõi và sửa sai cho HS.
 Hướng dẫn viết tiếng, từ :
 - GV hướng dẫn HS viết vào bảng con: gà , gà ri, ghế , ghế gỗ. Lưu ý nét nối giữa g và a, nét nối giữa gh và ê.
 - GV nhận xét và chữa lỗi cho HS.
Tiết 2
	3. Luyện tập
	a. Luyện đọc
 - Luyện đọc lại các âm ở tiết 1:
 - HS nhìn trong SGK đọc g, gh, gà ri, ghế gỗ . GV sửa phát âm cho HS.
 - HS đọc các từ tiếng ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp.
 Đọc câu ứng dụng:
 - HS thảo luận nhóm về tranh minh hoạ của câu đọc ứng dụng.
 - HS đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp.
 - GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS khi đọc câu ứng dụng
 - GV đọc mẫu câu ứng dụng.
	b. Luyện nói:
 - HS đọc tên bài luyện nói: gà ri, gà gô.
 - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
 + Trong tranh vẽ những con vật nào ?
 + Gà gô thường sống ở đâu ? Em đã trông thấy nó hay chỉ nghe kể?
 + Em kể tên các loại gà mà em biết ?
 + Gà của nhà em là loại gà nào ?
 + Gà thường ăn gì ?
 + Con gà ri trong tranh vẽ là gà sống hay gà chết?
	c. Luyện viết:
 - HS viết vào vở tập viết: g, gh, gà ri, ghế gỗ.
 - GV theo dõi và giúp đỡ thêm.
	d. Trò chơi: Tìm tiếng ngoài bài có chứa vần hôm nay chúng ta học.
 - HS tìm - GV theo dõi và cho HS đọc tên các tiếng đó - GV viết lên bảng
 - HS nhận xét - bổ sung thêm.
	IV. Củng cố - dặn dò:
 - GV chỉ bảng hoặc SGK cho học sinh theo dõi và đọc theo.
 - HS tìm chữ vừa học ( trong SGK, trong các tờ báo ).
 - Dặn học sinh học lại bài và xem trước bài sau.
 ------------------------------------------------------------------------
Luyện Tiếng Việt
Luyện viết: ph, nh, g, gh, phố xá, nhà lá, nhà ga, gồ ghề.
	I. Mục tiêu: 
 - Luyện viết tốt các âm, từ: ph, nh, g, gh, phố xá, nhà lá, nhà ga, gồ ghề.
 - Rèn kĩ năng viết chữ đẹp cho HS.
	II. Các hoạt động dạy- học:
	1. GV nêu yêu cầu giờ học.
	2. Luyện viết 
 - Luyện viết ở bảng con: phố xá, nhà lá, nhà ga, gồ ghề.
 - GV viết mẫu và hướng dẫn HS viết.
 - Luyện viết vào vở ô ly: 1 dòng ph, 1 dòng nh, 1 dòng g, 1 dòng gh, 1 dòng phố xá, 1 dòng nhà lá, 1 dòng nhà ga, 1 dòng gồ ghề.
 - HS luyện viết vào vở. 
 - GV quan sát, hướng dẫn thêm.
 - GV chấm bài, nhận xét.
	III. củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học.
 ---------------------------------------------------------------------------
Luyện Toán 
Luyện tập 
	I. Mục tiêu: 
 - Hệ thống lại các số từ 0 đến 10.
 - Hướng dẫn đọc , viết tốt hơn các số từ 0 đến 10.
	II. Các hoạt động dạy - học:
	1.Luyện tập ở bảng con:
 	 a. Cho HS viết các số từ 0 đến 10 theo thứ tự: 0 , 1, 2, 3 , 4, 5 , 6, 7, 8 , 9, 10.
 	 b. Hãy sắp xếp các số sau đây theo thứ tự từ bé đến lớn:
 4 , 10 , 5 , 8 , 0 ( HS sắp xếp vào bảng con )
	 2. Trò chơi: Thi xếp số theo thứ tự bé dần.
 - GV chia lớp thành 3 tổ , phát số cho HS.
 - Lần lượt từng em trong tổ đều được lên chơi.
 - GV ra lệnh: Tổ1: Hãy sắp xếp các số theo thứ tự lớn dần.
 Tổ 2: Hãy sắp xếp các số theo thứ tự bé dần.
 Tổ 3: Hãy sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
	3.Làm một số bài toán vào vở ô ly:
 Bài 1: Viết các số từ 0 đến 10
 Bài 2: Sắp xếp các số: 9 , 2 , 0 , 10 , 8 , 3.
Theo thứ tự từ bé đến lớn:
.......................................................
 Theo thứ tự từ lớn đến bé:
.......................................................
 Bài 3: Điền dấu > , < , = vào chỗ chấm:
 3 ... 10 2 ... 10 5 ... 2
 8 ... 7 10 ... 10 7 ... 9
 9 ... 9 10 ... 1 8 ... 8
 - HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm và đặc biệt chú ý hướng dẫn cho những HS yếu.
 - Chấm bài - chữa bài
 	4. Nhận xét tiết học - dặn dò:
 - Tuyên dương những em làm bài tốt.
 --------------------------------------------------------------------------
Tự học
hoàn thành bài tập
	I.mục tiêu:
 - HS tự kiểm tra và hoàn thành bài tập theo yêu cầu.
	II. hoạt động dạy học:
 - GV nêu yêu cầu giờ học .
 - GV hướng dẫn HS làm bài tập VBT bài 23.
 * Những HS đã hoàn thành bài tập trong VBT, GV hướng dẫn HS luyện đọc lại bài p, ph, nh một lần và luyện viết các từ ứng dụng đã học trong bài.
 - GV quan sát hướng dẫn thêm.
 - Cuối tiết học GV nhận xét giờ học.
 ------------------------------------------------------------------------
 Thứ tư, ngày 30 tháng 9 năm 2009
Học vần
Bài 24: q - qu - gi
	I.Mục tiêu:
 - HS đọc được: q, qu, gi, chợ quê, cụ già; từ và câu ứng dụng.
 - Viết được: q, qu, gi, chợ quê, cụ già.
 - Luyện nói 2 - 3 câu theo chủ đề: quà quê.
	II. Đồ dùng dạy- học 
 - Tranh minh hoạ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá: chợ quê, cụ già.
 - Tranh minh hoạ câu ứng dụng, phần luyện nói ở trong SGK.
	III. Các hoạt động dạy- học:
	 A.Kiểm tra bài cũ:
 - HS viết vào bảng con: nhà ga, gà gô, gồ ghề, ghi nhớ.
 - HS đọc câu ứng dụng: nhà bà có tủ gỗ, ghế gỗ .
	 B. Dạy- học bài mới:
Tiết 1
	1. Giới thiệu bài:
 - GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
 - Các tranh này vẽ gì ?
 - GV: Trong tiếng quê và già chữ nào đã học?
 - GV: Hôm nay, chúng ta học các chữ và âm mới còn lại q - qu, gi. GV viết lên bảng q - qu, gi.
 - HS đọc theo GV: q - qu, gi - cụ già.
	 2. Dạy chữ ghi âm:
 q
 	a.Nhận diện chữ:
 - GV đưa mẫu chữ q mẫu ra cho HS quan sát và nói: Chữ q gồm nét cong hở - phải và nét sổ .
 ? So sánh chữ q với a có gì giống và khác nhau.
	 b. Phát âm và đánh vần:
 Phát âm.
 - GV phát âm mẫu q 
 - HS nhìn bảng, phát âm. GVchỉnh sửa phát âm cho HS.
 qu
 	 a.Nhận diện chữ:
 - GV đưa mẫu chữ qu mẫu ra cho HS quan sát và nói: Chữ qu là chữ ghép từ hai con chữ q và u.
 ? So sánh chữ qu với q có gì giống và khác nhau.
 	 b. Phát âm và đánh vần:
 Phát âm.
 - GV phát âm mẫu qu ( môi tròn lại, gốc lưỡi nhích về phía ngạc mềm, hơi thoát ra xát nhẹ ) 
 - HS nhìn bảng, phát âm. GVchỉnh sửa phát âm cho HS.
 Đánh vần.
 - GV cho HS lấy BDDHọc vần ra. GV cho HS lấy qu ghép với âm ê ta được tiếng quê.
 - GV viết lên bảng quê và đọc quê.
 - HS đọc: cá nhân, tổ, cả lớp.
 - HS trả lời vị trí của hai chữ trong phố (qu đứng trước, ê đứng sau).
 - GV hướng dẫn HS đánh vần : quờ - ê - quê
.- HS đánh vần: lớp, nhóm, bàn, cá nhân
 - GV đưa tranh ra và hỏi: ? Bức tranh vẽ gì. (chợ quê )
 - GV nói: Tiếng quê có trong từ chợ quê.
 - HS đọc từ: cá nhân, nhóm , lớp.
 - HS đọc: q - qu - chợ quê theo cá nhân, tổ, cả lớp
 gi
 ( Quy trình dạy tương tự như âm qu)
 Lưu ý:
 - Chữ gi là chữ ghép từ hai con chữ g và i ( g đứng trước, i đứng sau).
 - So sánh chữ gi với g có gì giống và khác nhau.
 - Phát âm: ( đọc tên theo quy ước): di.
 	 c. Đọc tiếng ứng dụng:
 - HS đọc tiếng ứng dụng: cá nhân, nhóm, bàn, lớp.
 - GV nhận xét và chỉnh sửa phát âm cho HS.
	d. hướng dẫn viết:
 - Hướng dẫn viết chữ ( chữ đứng riêng)
 - GV viết mẫu lên bảng lớp chữ cái q, qu, gi theo khung ô li được phóng to. Vừa viết vừa hướng dẫn quy trình. HS viết lên không trung bằng ngón trỏ cho định hình trong trí nhớ trước khi viết chữ ở bảng con.
 - HS viết vào bảng con: q, qu, gi.
 - GV theo dõi và sửa sai cho HS.
 Hướng dẫn viết tiếng:
 - GV hướng dẫn HS viết vào bảng con: chợ quê, cụ già. Lưu ý nét nối giữa qu và ê, nét nối giữa gi và a.
 - GV nhận xét và chữa lỗi cho HS.
Tiết 2
	3. Luyện tập
	a. Luyện đọc
 - Luyện đọc lại các âm ở tiết 1:
 - HS nhìn trong SGK đọc q, qu, gi, quà quê, cụ già . GV sửa phát âm cho HS.
 - HS đọc các từ tiếng ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp.
 Đọc câu ứng dụng:
 - HS thảo luận nhóm về tranh minh hoạ của câu đọc ứng dụng.
 - HS đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp.
 - GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS khi đọc câu ứng dụng
 - GV đọc mẫu câu ứng dụng.
	b. Luyện nói:
 - HS đọc tên bài luyện nói: quà quê
 - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
 + Trong tranh vẽ gì ?
 + Quà quê gồm những thứ quà gì ?(những thứ quà chỉ có từ làng quê)
 + Em thích thứ quà gì nhất ?
 + Ai hay cho em quà?
 + Được quà em có hay chia cho mọi người không ?
 + Mùa nào thường có nhiều quà từ làng quê ?
	c. Luyện viết:
 - HS viết vào vở tập viết: q, qu, gi, quà quê, cụ già.
 - GV theo dõi và giúp đỡ thêm.
	d. Trò chơi: Tìm tiếng ngoài bài có chứa âm vừa học.
	IV. Củng cố - dặn dò:
 - GV chỉ bảng hoặc SGK cho học sinh theo dõi và đọc theo.
 - HS tìm chữ vừa học ( trong SGK, trong các tờ báo ).
 - Dặn học sinh học lại bài và xem trước bài sau.
 Toán
Luyện tập chung 
	I. Mục tiêu:
- Nhận biết được số lượng trong phạm vi 10.
- Đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10. Thứ tự của mỗi số trong dãy số từ 0 đến 10.
	II. Các hoạt động dạy - học:
	1. Hướng dẫn HS làm các bài tập vào vở bài tập toán.
 - GV hướng dẫn HS làm từng bài - HS theo dõi nội dung của từng bài.
 Bài1: Hướng dẫn HS tìm số liền trước và số liền sau của mỗi số
 VD:
 Bài 2. 1 HS nêu yêu cầu của bài ( Điền dấu vào chỗ chấm )
 - HS biết so sánh 2 số sau đó điền dấu vào ở giữa.
 VD: 8 > 5 3 9 2 = 2
 Bài 3: GV nêu yêu cầu ( Viết số thích hợp vào ô trống )
 - Gọi 3 HS lên bảng làm, mỗi em làm 1 cột.
 Bài 4: Viết các os 6, 2, 9, 4, 7theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé.
 Bài 5: Điền số thích hợp vào ô trống.
 - GV vẽ hình tam giác lên bảng và hướng dẫn cho HS tự tính được mấy hình tam giác sau đó điền vào ô trống
 - HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm.
 - Chấm bài - chữa bài: Nhận xét bài làm của HS.
	2. Trò chơi: “ Xếp số ” bằng các con số ở bìa.
 - Cho HS xếp dãy số đã học theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
 - GV nhận xét sửa sai cho HS.
	III. Nhận xét tiết học - dặn dò: 
 - Tuyên dương những em làm bài tốt.
 --------------------------------------------------------------------------
Tự nhiên xã hội
Chăm sóc và bảo vệ răng
	I. Mục tiêu:
 Giúp HS biết:
 - Cách giữ vệ sinh răng miệng đề phòng sâu răng và có hàm răng khoẻ , đẹp.
 - Chăm sóc răng đúng cách.
 - Tự giác súc miệng sau khi ăn và đánh răng hàng ngày.
	II. Đồ dùng dạy - học:
 - Bàn chải, kem đánh răng, sưu tầm 1 số tranh ảnh về răng miệng.
	III. Các hoạt động dạy - học:
	1. Khởi động: Trò chơi “ Ai nhanh ai khéo ”
 - GV phổ biến luật chơi: “ chuyển hàng cho nhau bằng răng miệng ”
 - Lấy một nhóm lên làm thử.
 - Cả lớp cùng chơi vài lần.
 	2. Các hoạt động:
	HĐ1: Làm việc theo cặp.
 Mục tiêu: Biết thế nào là răng khoẻ đẹp. Thế nào là răng bị sún, răng sâu hoặc thiếu vệ sinh.
 Cách tiến hành:
 Bước1: HS quan sát răng của nhau ( theo bàn )
 Bước 2: Trình bày về kết quả quan sát của mình.
 - GV nêu kết luận: Về tiến trình và sự phát triển của răng sữa đến răng vĩnh viễn... cần bảo vệ răng.
	HĐ2: Làm việc theo SGK
 - HS quan sát hình vẽ trang 14, 15 SGK và nêu được việc gì nên làm và không nên làm để bảo vệ răng.
 - GV nêu câu hỏi cho HS suy nghĩ và trả lời:
 ? Nên đánh răng và súc miệng vào lúc nào là tốt nhất.
 ? Tại sao không nên ăn nhiều bánh kẹo và đồ ngọt.
 ? Phải làm gì khi răng bị đau và răng bị lung lay.
 - GV kết luận: GV tóm tắt lại ý chính cho từng câu hỏi trên. Nhắc nhở những việc nên làm và những việc không nên làm để bảo vệ răng của mình.
	IV. Nhận xét - dặn dò:
 - Nhận xét chung giờ học. 
 --------------------------------------------------------------------------
 Buổi chiều Luyện Tiếng Việt
Luyện đọc, viết bài q - qu - gi
	I. Mục tiêu: 
 - Luyện cho HS đọc, viết tốt hơn về các tiếng có chứa q - qu - gi đã học .
 - Hướng dẫn HS hoàn thành bài tập của bài q - qu - gi.
	II. Các hoạt động dạy- học:
	1. Luyện đọc, viết q - qu - gi
	a. Hướng dẫn HS đọc: Cá nhân, tổ, cả lớp đọc ở SGK bài q - qu - gi 
	b. Luyện viết ở bảng con: q - qu - gi , chợ quê, cụ già.
 - GV viết mẫu và hướng dẫn HS viết.
 - Luyện viết vào vở ô ly: 2 dòng chữ q , 2 dòng chữ qu , 2 dòng chữ chợ quê , 2 dòng chữ cụ già .
	2. Hướng dẫn HS hoàn thành các bài tập của bài 24 vở BTTV.
 - GV hướng dẫn HS làm từng bài- HS tìm hiểu nội dung của từng bài.
 - HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm.
 - GV chấm bài- chữa bài.
 Bài1: HS đọc bài làm của mình- Lớp nhận xét.
 Bài 2: Điền qu hay gi
 - HS làm bài- Lớp nhận xét bổ sung.
 Bài 3: HS viết: qua đò , giã giò.
	3. Nhận xét tiết học- Dặn dò:
 - Tuyên dương những em làm bài tốt.
Luyện Toán
Luyện tập
	I. Mục tiêu: 
 - Hệ thống lại các số từ 0 đến 10.
 - Hướng dẫn đọc , viết tốt hơn các số từ 0 đến 10.
	II. Các hoạt động dạy - học:
	1.Luyện tập ở bảng con:
 	 a. Cho HS viết các số từ 0 đến 10 theo thứ tự: 0 , 1, 2, 3 , 4, 5 , 6, 7, 8 , 9, 10.
	 b. Hãy sắp xếp các số sau đây theo thứ tự từ bé đến lớn:
 6 , 9 , 3 , 7 , 2 ( HS sắp xếp vào bảng con )
 	 2. Trò chơi: Thi xếp số theo thứ tự bé dần.
 - GV chia lớp thành 3 tổ , phát số cho HS.
 - Lần lượt từng em trong tổ đều được lên chơi.
 - GV ra lệnh: Tổ1: Hãy sắp xếp các số theo thứ tự lớn dần.
 Tổ 2: Hãy sắp xếp các số theo thứ tự bé dần.
 Tổ 3: Hãy sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
	3.Làm một số bài toán vào vở ô ly:
 Bài 1: Viết các số từ 0 đến 10
 Bài 2: Sắp xếp các số: 10 , 7 , 8 , 0 , 5 , 2.
Theo thứ tự từ bé đến lớn:
.......................................................
 Theo thứ tự từ lớn đến bé:
.......................................................
 Bài 3: Điền dấu > , < , = vào chỗ chấm:
 4 ... 10 5 ... 10 7 ... 1
 9 ... 8 10 ... 10 7 ... 9
 7 ... 7 10 ...8 4 ... 4
 - HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm và đặc biệt chú ý hướng dẫn cho những HS yếu.
 - Chấm bài - chữa bài
 	 4. Nhận xét tiết học - dặn dò:
 - Tuyên dương những em làm bài tốt.
 ---------------------------------------------------------------------------
Tự học
hoàn thành bài tập
	I.mục tiêu:
 - HS tự kiểm tra và hoàn thành bài tập theo yêu cầu.
	II. hoạt động dạy học:
 - GV nêu yêu cầu giờ học .
 - GV hướng dẫn HS tự kiểm tra và hoàn thành bài tập theo yêu cầu.
 * Những HS đã hoàn thành bài tập trong VBT, GV hướng dẫn HS luyện đọc lại bài q, qu, gi một lần và luyện viết các từ ứng dụng đã học trong bài.
 - GV quan sát hướng dẫn thêm.
 - Cuối tiết học GV nhận xét giờ học.
Thứ năm, ngày 1 tháng 10 năm 2009
Toán
Luyện tập chung
	I. Mục tiêu: 
 - So sánh các số trong phạm vi 10; cấu tạo của số 10. Sắp xếp được các số theo thứ tự đã xác định trong phạm vi 10.
	II. Các hoạt động dạy - học:
	1. Bài cũ:
 - HS làm vào bảng con: Điền số vào chỗ chấm
 Tổ1: ...... > 9 Tổ 2: ...... < 10 Tổ 3: 10 = ......
	2. Luyện tập: 
	a. Hướng dẫn HS làm các bài tập ở vở bài tập toán.
 - GV nêu yêu cầu cần làm.
 - HS tìm hiểu nội dung của các bài tập 1, 2, 3, 4, 5.
 - GV hướng dẫn bài tập 5: Hình vẽ bên có mấy hình tam giác.
 + HS tìm rồi chỉ vào từng hình
 - HS: có 3 hình tam giác đó là: hình 1, hìmh 2, hình 3 ( hình 2 và hình1 )
	3. Trò chơi: “ Thi ai nhanh, ai đúng, ai viết đẹp ”
 - GV nêu cách chơi: Hãy xếp thứ tự các số có ở bảng theo thứ tự bé dần, lớn dần.
 - 3 tổ sau khi thảo luận , cử từng thành viên của tổ mình lên điền vào các hình tròn các số thích hợp. GV nêu lệnh cho các tổ “ Xếp các số đó theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé ”.
 Tổ1 Tổ 2 Tổ3
 6, 4, 2, 0, 9 3, 5, 7, 8, 10 6, 2, 1, 4, 8
 - HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm 
 - GV chấm bài - chữa bài ở bảng lớp.
	III. Nhận xét - dặn dò:
 - Tuyên dương những em làm bài tốt.
 --------------------------------------------------------------------------
Đạo đức
Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập ( Tiếp)
	I. Mục tiêu:
 ( Như đã trình bày ở tiết 1 )
	II. Các hoạt động dạy học:
	HĐ1: “ Thi sách, vở ai đẹp nhất”
 - GV nêu yêu cầu của cuộc thi và công bố thành phần BGK ( GV, lớp trưởng, lớp phó học tập và các tổ trưởng)
 + Có hai vòng thi: Vòng 1 thi ở tổ, vòng 2 thi ở lớp.
 + Tiêu chuẩn chấm thi:
 * Có đủ sách vở, đồ dùng theo quy định
 * Sách vở sạch, không bị dây bẩn, quăn mép, xộc xệch.
 * Đồ dùng hco tập sạch sẽ, không dây bẩn, không xộc xệch, cong queo.
 - HS cả lớp cùng xếp sách vở. đồ học tập của mình lên bàn.
 Yêu cầu: + Các đồ dùng học tập khác được xếp bên cạnh chồng sách vở.
 + Cặp sách được treo ở cạnh bàn.
 - Các tổ tiến hành chấm thi và chọn ra 1- 2 bạn khá nhất để vào thi vòng 2.
 - Tiến hành thi vòng 2.
 - Ban giám khảo chấm và công bố kết quả, khen thưởng cá nhân thắng cuộc.
	HĐ2: Cả lớp hát bài: “ Sách bút thân yêu ơi”
	HĐ3: GV hướng dẫn HS đọc câu thơ
 Kết luận chung:
 - Cần phải giữ gìn sách vở đồ dùng học tập. Giữ gìn sách vở đồ dùng học tập giúp các em thực hiện tốt quyền được học của chính mình.
	III. Nhận xét dặn dò:
 - Nhận xét chung giờ học.
 ---------------------------------------------------------------------------
Học vần
Bài 25: ng - ngh
	I.Mục tiêu:
 - HS đọc được: ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ; từ và câu ứng dụng.
 - Viết được: ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ
 - Luyện nói 2 - 3 câu theo chủ đề: bê, nghé, bé.
	II. Đồ dùng dạy- học: 
 - Tranh minh hoạ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá: cá ngừ, củ nghệ.
 - Tranh minh hoạ câu ứng dụng, phần luyện nói ở trong SGK.
	III. Các hoạt động dạy- học:
 	 A. Kiểm tra bài cũ:
 - HS viết vào bảng con: quả thị, qua đò, giỏ cá, giã giò.
 - HS đọc câu sau: chú tư ghé qua nhà, cho bé giỏ cá .
 	 B. Dạy- học bài mới:
Tiết 1
	1. Giới thiệu bài:
 - GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
 - Các tranh này vẽ gì ?
 - GV: Trong tiếng ngừ và nghệ chữ nào đã học?
 - GV: Hôm nay, chúng ta học các chữ và âm mới còn lại là ng, ngh. GV viết lên bảng ng, ngh.
 - HS đọc theo GV: ng - cá ngừ, ngh - củ nghệ.
	 2. Dạy chữ ghi âm:
 ng
	 a.Nhận diện chữ:
 - GV đưa mẫu chữ ng mẫu ra cho HS quan sát và nói: Chữ ng là chữ ghép gồm 2 con chữ n và g .
 ? So sánh chữ ng với n có gì giống và khác nhau.
	 b. Phát âm và đánh vần:
+ Phát âm.
 - GV phát âm mẫu ng 
 - HS nhìn bảng, phát âm. GVchỉnh sửa phát âm cho HS.
 - GV cho HS lấy BDDHọc vần ra. GV cho HS lấy ng ghép với âm ư và dấu huyền ta được tiếng ngừ.
 - GV viết lên bảng ngừ và đọc ngừ.
 - HS đọc: cá nhân, tổ, cả lớp.
 - HS trả lời vị trí của hai chữ trong ngừ (ng đứng trước, ư đứng sau).
 - GV hướng dẫn HS đánh vần : ngờ - ư - ngư - huyền - ngừ
.- HS đánh vần: lớp, nhóm, bàn, cá nhân
 - GV đưa tranh ra và hỏi: ? Bức tranh vẽ gì. ( cá ngừ )
 - GV nói: Tiếng ngừ có trong từ cá ngừ.
 - HS đọc từ: cá nhân, nhóm , lớp.
 - HS đọc: ng - ngừ - cá ngừ theo cá nhân, tổ, cả lớp
 ngh
	 a.Nhận diện chữ:
 - GV đưa mẫu chữ ngh mẫu ra cho HS quan sát và nói: Chữ ngh là chữ ghép từ ba con chữ n,g và h.
 ? So sánh chữ ngh với ng có gì giống và khác nhau.
	 b. Phát âm và đánh vần:
 +Phát âm.
 - GV phát âm mẫu ngh : ngờ 
 - HS nhìn bảng, phát âm. GVchỉnh sửa phát âm cho HS.
 +Đánh vần.
 - GV cho HS lấy BDDHọc vần ra. GV cho HS lấy ngh ghép với âm ê và dấu nặng ta được tiếng nghệ.
 - GV viết lên bảng nghệ và đọc nghệ.
 - HS đọc: cá nhân, tổ, cả lớp.
 - HS trả lời vị trí của hai chữ trong phố (ngh đứng trước, ê đứng sau).
 - GV hướng dẫn HS đánh vần : ngờ - ê - nghê - nặng - nghệ
 - HS đánh vần: lớp, nhóm, bàn, cá nhân
 - GV đưa tranh ra và hỏi: ? Bức tranh vẽ gì. ( củ nghệ )
 - GV nói: Tiếng nghệ có trong từ củ nghệ
 - HS đọc từ: cá nhân, nhóm , lớp.
 - HS đọc: ng - ngừ - cá ngừ theo cá nhân, tổ, cả lớp
	 c. Đọc tiếng ứng dụng:
 - HS đọc tiếng ứng dụng: cá nhân, nhóm, bàn, lớp.
 - GV nhận xét và chỉnh sửa phát âm cho HS 
	d. Hướng dẫn viết:
 - HS viết vào bảng con: ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ.
 - GV theo dõi và sửa sai cho HS.
 Hướng dẫn viết tiếng:
 - GV hướng dẫn HS viết vào bảng co

Tài liệu đính kèm:

  • docGA tuan 6lop 1 ca ngayChuan KTKN moi.doc