Giáo án Khoa học lớp 5

I. MỤC TIÊU

HS cần phải:

- Nhận ra mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra, con cái có những đặc điểm giống bố mẹ của mình.

- Biết nhìn hình giới thiệu được các thành viên trong gia đình.

- Hiểu và nêu được ý nghĩa của sự sinh sản.

II ĐỒ DÙNG DAY- HỌC.

- HS: Các hình minh hoạ trang 4, 5 SGK.

- GV: Bộ đồ dùng để thực hiện trò chơi: Bé là con ai (Phiếu dán ảnh, hình ảnh bố, mẹ; hình ảnh em bé có đặc điểm giống nhau).

III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.

 

doc 71 trang Người đăng honganh Lượt xem 2283Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng trong nhà làm bằng nhôm. 
––––––––––––––––––––––––––––––––
khoa học
Bài 25: Nhôm (trang 52)
I. Mục tiêu
HS cần phải:
- Kể tên được một số đồ dùng, máy móc làm bằng nhôm trong đời sống.
- Nêu được nguồn gốc của nhôm, hợp kim của nhôm và tính chất của chúng. 
- Nêu được cách bảo quản đồ dùng bằng nhôm được sử dụng trong gia đình.
II Đồ dùng day- học.
- HS: Các hình minh hoạ trang 52, 53 SGK.
III. Hoạt động dạy- học.
A. Khởi động.
- Câu hỏi kiểm tra bài cũ:
+ Em hãy nêu tính chất của đồng và hợp kim của đồng?
+ Trong thực tế người ta đã dùng đồng và hợp kim của đồng để làm gì?
- Sử dụng vật thật và câu hỏi: Đây là vật gì, chúng được làm từ vật liệu gì? để vào bài. 
- Lần lượt HS trả lời.
- Trả lời.
B. Bài mới.
1. Hoạt động 1: Một số đồ dùng bằng nhôm.
- GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm:
- Ghi nhanh ý kiến HS.
+ Em còn biết những dụng cụ nào làm bằng nhôm? 
- GV kết luận. 
- GV kết thúc hoạt động 1.
- Dựa vào hiểu biết của mình để hoàn thành câu hỏi SGK trang 52, theo nhóm 4.
 - Đại diện trình bày và lớp nhận xét, bổ sung.
 - Cùng trao đổi và thống nhất.
2. Hoạt động 2: So sánh nguồn gốc, tính chất của nhôm và hợp kim của nhôm.
- GV kết luận.
- Câu hỏi: 
- Trong tự nhiên nhôm có từ đâu?
- Câu hỏi SGK, trang 53.
+ Nhôm có thể pha trộn với những kim loại nào để tạo ra hợp kim của nhôm. 
* Nhận xét và kết thúc hoạt động 2: Nhôm là kim loại. Nhôm có thể pha trộn với đồng, kẽm để tạo ra hợp kim của nhôm. Trong tự nhiên nhôm có trong quặng nhôm. 
* Chốt nội dung toàn bài.
- HS thảo luận theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV.
- Đọc bảng thông tin SGK, trang 53 và quan sát hình SGK để hoàn thành phiếu so sánh về nguồn gốc, tính chất giữa nhôm và hợp kim của nhôm.
- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm bạn nhận xét và bổ sung. 
- Trả lời câu hỏi.
- Nêu nội dung mục bạn cần biết SGK, trang 53.
3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
+ Hãy nêu cách bảo quản đồ dung bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm có trong gia đình em?
+ Khi sử dụng đồ dùng, dụng cụ nhà bếp bằng nhôm cần lưu ý điều gì? Vì sao?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài 26: Đá vôi và sưu tầm các tranh ảnh về hang động Việt Nam.
––––––––––––––––––––––––––––––––
khoa học
Bài 26: Đá vôi (trang 54)
I. Mục tiêu
HS cần phải:
- Kể tên được một số vùng núi đá vôi, hang động ở nước ta.
- Nêu được ích lợi của đá vôi. 
- Tự làm thí nghiệm để phát hiện ra tính chất của đá vôi.
II Đồ dùng day- học.
- HS: Các hình minh hoạ trang 54, SGK, tranh ảnh về những vùng có đá vôi.
III. Hoạt động dạy- học.
A. Khởi động.
- Câu hỏi kiểm tra bài cũ:
+ Em hãy nêu tính chất của nhôm và hợp kim của nhôm?
+ Trong thực tế người ta đã dùng nhôm và hợp kim của nhôm để làm gì?
+ Khi sử dụng những đồ dùng bằng nhôm cần lưu ý những gì?
- Tổ chức cho HS giới thiệu tranh ảnh đã sưu tầm được để vào bài. 
- Lần lượt HS trả lời.
- Trả lời.
B. Bài mới.
1. Hoạt động 1: Một số vùng núi đá vôi ở nước ta. 
+ Em còn biết ở vùng nào nước ta có nhiều đá vôi và núi đá vôi?
- Ghi nhanh ý kiến HS.
- GV kết thúc hoạt động 1: ở nước ta có nhiều vùng núi đá vôi với những hang động, di tích lịch sử.
- Quan sát hình minh hoạ SGK, trang 54 và nối tiếp nhau đọc tên các vùng núi đá vôi.
 - Nối thiếp nhau kể những dịa danh mà mình biết.
 - Lắng nghe. 
2. Hoạt động 2: Tính chất của đá vôi. 
* Thí nghiệm 1:
- Hướng dẫn HS làm thí nghiệm như SGK và yêu cầu HS nhận xét, trả lời câu hỏi SGK.
* GV kết luận: Đá vôi mềm hơn đá cuội.
* Thí nghiệm 2:
- Hướng dẫn HS làm thí nghiệm như SGK và yêu cầu HS nhận xét. 
+ Qua hai thí nghiệm trên em thấy đá vôi có tính chất gì?
* GV kết luận: Đá vôi không cứng lắm, dễ bị mòn, khi nhỏ giấm vào thì sủi bọt.
* Kết thúc hoạt động 2: Đá vôi không cứng lắm có thể làm vỡ vụn. Trong giấm chua có axit. Đá vôi có tác dụng với axít tạo thành một chất khác và khí các-bô-níc bay lên tạo thành bọt. Có những tính chất như vậy nên đá vôi có nhiều ích lợi trong đời sống. 
- HS thảo luận theo nhóm 4 dưới sự hướng dẫn của GV để cùng làm thí nghiệm.
- Đại diện nhận xét hiện tượng xảy ra.
- Mô tả lại hiện tượng xảy ra và kết quả thí nghiệm của các nhóm.
- HS thảo luận theo nhóm 4 dưới sự hướng dẫn của GV để cùng làm thí nghiệm.
- Đại diện nhận xét hiện tượng xảy ra và trả lời câu hỏi.
- Mô tả lại hiện tượng xảy ra và kết quả thí nghiệm của các nhóm.
3. Hoạt động 3: ích lợi của đá vôi.
+ Đá vôi được dùng làm gì?
- Ghi nhanh ý kiến HS lên bảng.
* Kết luận: Có nhiều loại đá vôi, đá vôi có ích lợi cho cuộc sống; lát đường, xây nhà, nung vôi, sản xuất xi măng, làm phấn viết, tạc tượng.....
* Chốt nội dung toàn bài.
- Thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.
- Tiếp nối nhau trả lời.
- Nêu nội dung bạn cần biết, SGK, trang 55.
4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
+ Muốn biết một hòn đá có phải là đá vôi không ta làm thế nào?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài 27: Gốm xây dựng: Gạch, ngói. 
––––––––––––––––––––––––––––––––
khoa học
Bài 27: Gốm xây dựng: Gạch, ngói. (trang 56)
I. Mục tiêu
HS cần phải:
- Kể tên được một số đồ gốm. 
- Phân biệt được gạch, ngói với đồ sành, sứ.
- Nêu được một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng.
- Tự làm thí nghiệm để phát hiện ra tính chất của gạch, ngói.
II Đồ dùng day- học.
- HS: Các hình minh hoạ trang 56, 57, SGK, tranh ảnh của gạch, ngói. 
- GV: Vật thật
III. Hoạt động dạy- học.
A. Khởi động.
- Câu hỏi kiểm tra bài cũ:
+ Làm thế nào để biết một hòn đá có phải là đá vôi hay khong?
+ Đá vôi có những tính chất gì?
+ Đá vôi có ích lợi gì?
- Sử dụng hai lọ hoa: sành sứ và thuỷ tinh. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Đây là gì? Chúng được làm từ vật liệu gì?
- Nhận xét câu trả lời và dẫn vào bài. 
- Lần lượt HS trả lời.
- Phân biệt và trả lời câu hỏi. 
B. Bài mới.
1. Hoạt động 1: Một số đồ gốm. 
- Giới thiệu HS một số đồ vật hoặc tranh ảnh được làm bằng đất sét nung không tráng men hoặc có tráng men sành, men sứ
- Khẳng định: Các đồ vật đó đều được gọi là đồ gốm.
+ Hãy kể tên các đồ gốm mà em biết.
- Ghi nhanh các đồ gốm HS kể lên bảng.
+ Tất cả các loại đồ gốm đều được làm từ gì?
+ Khi xây dựng nhà chúng ta cần phải có những nguyên vật liệu gì?
- GV kết thúc hoạt động 1: Tất cả các loại đồ gốm đều được làm từ đất sét.
 Đồ sành sứ cũng là đồ gốm nhưng đã được tráng men, chạm khắc. 
- Quan sát hình minh hoạ SGK, trang 56, 57 và vật thật. 
- Nối tiếp nhau kể những đồ gốm mà mình biết.
 - Lắng nghe và trả lời câu hỏi. 
2. Hoạt động 2: Một số loại gạch ngói và cách làm gạch ngói. 
- Hướng dẫn HS làm viêc theo nhóm:
+ Loại gạch nào dùng để xây tường? 
+ Loại gạch nào dùng để lát sàn nhà, lát sân hoặc vỉa hè, ốp tường?
+ Loại ngói nào dùng để lợp mái nhà trong hình 5? 
- Nhận xét câu trả lời của HS và giảng cho HS nghe cách lợp ngói hài và ngói âm dương
+ Trong khu nhà em có mái nào được lợp bằng ngói không? Được lợp bằng loại ngói gì?
+ Trong lớp mình, bạn nào biết quy trìnhlàm gạch ngói như thế nào?
* GV kết luận: Việc làm gạch ngói rất rất vả, trước phải làm bằng thủ công nhưng ngày nay làm bằng máy móc. Từ đó mọc lên rất nhiều các nhà máy gạch ngói. 
- HS thảo luận theo nhóm 4 dưới sự hướng dẫn của GV: Quan sát tranh minh hoạ trang 56, 57 trong SGK để cùng trao đổi và thảo luận trả lời câu hỏi.
- Đại diện trả lời câu hỏi, nhóm bạn theo dõi, nhận xét và bổ sung.
- Mô tả lại hiện tượng xảy ra và kết quả thí nghiệm của các nhóm.
- Liên hệ thực tế, tiếp nối nhau trả lời theo hiểu biết.
3. Hoạt động 3: Tính chất của gạch, ngói.
- Cầm một mảnh ngói trên tay và hỏi:
+ Nếu cô buông tay khỏi mảnh ngói thì hiện tượng gì xảy ra? Tại sao lại như vậy?
- Hướng dẫn HS hoạt động theo nhóm, làm thí nghiệm:
+ Thí nghiệm này chứng tỏ điều gì?
+ Em có nhớ thí nghiệm này chúng ta làm ở bài học nào rồi?
+ Qua hai thí nghiệm trên em có nhận xét gì về tính chất của gạch ngói?
* Kết luận: Gạch, ngói thường xốp, có nhiều lỗ nhỏ li ti chứa không khí và dễ vỡ nên khi vận chuyển phải lưu ý. 
* Chốt nội dung toàn bài.
- Tiếp nối nhau trả lời.
- Hoạt động theo nhóm 4: Quan sát, thảo luận và ghi lại hiện tựng làm thí nghiệm.
- Đại diện nhóm báo cáo.
- Nêu nội dung bạn cần biết, SGK, trang 57.
4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
+ Đồ gốm gồm những đồ dùng nào? 
+ Gạch ngói có tính chất gì?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài 28: Xi măng. 
––––––––––––––––––––––––––––––––
khoa học
Bài 28: Xi măng. (trang 58)
I. Mục tiêu
HS cần phải:
- Nêu công dụng của xi măng. 
- Nêu được tính chất của xi măng.
- Biết được các vật liệu thường dùng để sản xuất xi măng.
II Đồ dùng day- học.
- HS: Các hình minh hoạ trang 58, 59, SGK, tranh ảnh. 
- GV: Vật thật
III. Hoạt động dạy- học.
A. Khởi động.
- Câu hỏi kiểm tra bài cũ:
+ Kể tên những đồ gốm mà em biết?
+ Hãy nêu tính chất của gạch, ngói và làm thí nghiệm chứng tỏ điều đó?
+ Gạch, ngói được làm bằng cách nào?
- Nhận xét câu trả lời và dẫn vào bài. 
- Lần lượt HS trả lời.
B. Bài mới.
1. Hoạt động 1: Công dụng của xi măng. 
- Hướng dẫn HS thảo luận theo cặp theo nội dung câu hỏi trong SGK. 
- Nhận xét câu trả lời. 
- GV kết thúc hoạt động 1. 
- Thảo luận theo cặp, trao đổi và trả lời câu hỏi. 
- Đại diện trả lời câu hỏi và lớp nhận xét, bổ sung.
- Quan sát hình minh hoạ1, 2, SGK, trang 58 SGK và kết hợp nghe GV giới thiệu. 
2. Hoạt động 2: Tính chất của xi măng và công dụng của bê tông. 
- Hướng dẫn HS chơi trò chơi: Tìm hiểu kiến thức khoa học:
- Phổ biến cách chơi. 
- Nội dung câu hỏi:
+ Xi măng được làm từ nhữmg vật liệu nào? 
+ Xi măng có tính chất gì?
+ Xi măng được dùng làm gì?
+ Vữa xi măng do nguyên liệu nào tạo thành?
+ Vữa xi măng có tính chất gì?
+ Vữa xi măng dùng để làm gì?
+ Bê tông do các vật liệu nào tạo thành?
+ Bê tông có ứng dụng gì?
+ Bê tông cốt thép là gì?
+ Bê tông cốt thép dùng để làm gì?
+ Cần lưu ý điều gì khi sử dụng vữa xi măng?
+ Cần phải bảo quản xi măng như thế nào? Tại sao?
- Nhận xét câu trả lời của HS và tổng kết trò chơi.
* GV kết thúc hoạt động 2. 
* Chốt nội dung toàn bài: Theo nội dung kiến thức cần nhớ SGK. 
- Hoạt động theo tổ dưới sự điều khiển của tổ trưởng, trang 56, 57 trong SGK để cùng trao đổi và thảo luận trả lời câu hỏi.
- Đại diện trả lời câu hỏi, nhóm bạn theo dõi, nhận xét và bổ sung.
- Nêu lại theo nội dung SGK trang 59.
3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS: Chuẩn bị bài 29: Thuỷ tinh. 
––––––––––––––––––––––––––––––––
khoa học
Bài 29: Thuỷ tinh. (trang 60)
I. Mục tiêu
HS cần phải:
- Nhận biết được các đồ vật làm bằng thuỷ tinh.
- Phát hiện được tính chất và công dụng của thuỷ tinh thông thường.
- Nêu được tính chất và công dụng của thuỷ tinh chất lượng cao.
- Biết cách bảo quản những đồ dùng làm bằng thuỷ tinh.
II Đồ dùng day- học.
- HS: Các hình minh hoạ trang 60, 61 SGK, tranh ảnh. 
- GV: Vật thật
III. Hoạt động dạy- học.
A. Khởi động.
- Câu hỏi kiểm tra bài cũ:
+ Em hãy nêu tính chất và cách bảo quản của xi măng?
+ Xi măng có ích lợi gì trong đời sống?
- Nhận xét câu trả lời và sử dụng câu hỏi, vật thật và hỏi: Lọ hoa này được làm từ vật liệu gì? để dẫn vào bài. 
- Lần lượt HS trả lời.
B. Bài mới.
1. Hoạt động 1: Những đồ dùng làm bằng thuỷ tinh. 
- Trong số những đồ dùng của nhà em có rất nhiều đồ dùng làm bằng thuỷ tinh. Hãy kẻ các đồ dùng làm bằng thuỷ tinh mà em biết?
- Ghi nhanh ý kiến củ HS và hỏi:
+ Dựa vào kinh nghiệm thực tế đã sử dụng đồ dùng thuỷ tinh, em thấy thuỷ tinh có tính chất gì?
+ Nếu ta đánh rơi chiếc cốc thuỷ tinh thì điều gì sẽ xảy ra?
- Nhận xét câu trả lời. 
- GV kết thúc hoạt động 1: Có rất nhiều đồ dùng làm bằng thuỷ tinh: chén, bát...những đồ dùng này khi va chạm vào vật rắn sẽ bị vỡ thành nhiều mảnh. 
- Nối tiếp nhau kể theo hiểu biết hoặc dựa vào hình minh họa SGK.
- Trả lời theo kinh nghiệm của bản thân. 
2. Hoạt động 2: Các loại thuỷ tinh và tính chất của chúng. 
- Hướng dẫn HS hoạt động theo nhóm:
+ Giao nhiệm vụ cho các nhóm
+ Hướng dẫn HS trình bày kết quả thảo luận theo bảng sau:
Thuỷ tinh thường
Thuỷ tinh chất lượng cao
.......................................
..........................................
- Nhận xét và hỏi thêm:
+ Hãy kể tên những đồ dùng làm bằng thuỷ tinh thường và thuỷ tinh chất lượng cao?
* GV kết thúc hoạt động 2. 
+ Em có biết người ta chế tạo đồ thuỷ tinh bằng cách nào không?
* Chốt nội dung toàn bài: Theo nội dung kiến thức cần nhớ SGK. 
- Hoạt động theo nhóm 4: Nhận đồ dùng học tập, quan sát vật thật, đọc SGK trang 61và trao đổi thảo luận theo yêu cầu.
- Đại diện báo cáo, nhóm bạn theo dõi, nhận xét và bổ sung.
- Nối tiếp nhau kể.
- Nêu theo hiểu biết
- Nêu lại theo nội dung SGK trang 61.
3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
+ Đồ dùng bằng thuỷ tinh dễ vỡ, vậy chúng ta có những cách nào để bảo quản đồ dùng thuỷ tinh?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài 30: Cao su. 
––––––––––––––––––––––––––––––––
khoa học
Bài 30: Cao su. (trang 60)
I. Mục tiêu
HS cần phải:
- Kể tên được một số đồ dùng làm bằng cao su.
- Nêu được các vật liệu để chế tạo ra cao su.
- Làm thí nghiệm để phát hiện ra tính chất của cao su. 
- Biết cách bảo quản những đồ dùng bằng cao su.
II Đồ dùng day- học.
- HS: Các hình minh hoạ trang 62, 63 SGK, tranh ảnh. 
- GV: Vật thật
III. Hoạt động dạy- học.
A. Khởi động.
- Câu hỏi kiểm tra bài cũ:
+ Em hãy nêu tính chất và cách bảo quản của thuỷ tinh?
+ Em hãy kể tên các đồ dùng bằng thuỷ tinh mà em biết?
- Nhận xét câu trả lời và dẫn vào bài. 
- Lần lượt HS trả lời.
- Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của HS.
B. Bài mới.
1. Hoạt động 1: Những đồ dùng làm bằng cao su 
- Trong số những đồ dùng của nhà em có rất nhiều đồ dùng làm bằng cao su. Hãy kể các đồ dùng làm bằng cao su mà em biết?
- Ghi nhanh ý kiến của HS và hỏi:
+ Dựa vào kinh nghiệm thực tế đã sử dụng đồ dùng cao su, em thấy cao su có tính chất gì?
+ Nếu ta đánh rơi một đồ vật bằng cao su thì điều gì sẽ xảy ra?
- Nhận xét câu trả lời. 
- GV kết thúc hoạt động 1. 
- Nối tiếp nhau kể theo hiểu biết hoặc dựa vào hình minh họa SGK.
- Trả lời theo kinh nghiệm của bản thân. 
2. Hoạt động 2: Tính chất của cao su. 
- Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 1, 2, 3, SGK theo nhóm:
+ Giao nhiệm vụ cho các nhóm
+ Hướng dẫn HS trình bày kết quả thí nghiệm.
- Nhận xét và làm thêm thí nghiệm 4 trước lớp: 
+ Mời 1 HS cầm một đầu sợi dây cao su, đầu kia GV bật lửa đốt và hỏi:
+ Em có thấy nóng tay không điều đó chứng tỏ điều gì?
+ Qua thí nghiệm trên em thấy cao su có tính chất gì?
* GV kết thúc hoạt động 2: Cao su có hai loại, cao su tự nhiên và cao su nhân tạo....
* Chốt nội dung toàn bài: Theo nội dung kiến thức cần nhớ SGK. 
- Hoạt động theo nhóm 4: Nhận đồ dùng học tập, quan sát vật thật, đọc SGK trang 63 và làm thí nghiệm theo yêu cầu.
- Đại diện báo cáo, nhóm bạn theo dõi, nhận xét và bổ sung.
- Nêu theo hiểu biết
- Nêu lại theo nội dung SGK trang 63.
3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
+ Chúng ta cần lưu ý điều gì khi sử dụng đồ dùng bằng cao su? 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài 31: Chất dẻo. 
––––––––––––––––––––––––––––––––
khoa học
Bài 31: Chất dẻo. (trang 64)
I. Mục tiêu
HS cần phải:
- Kể tên được một số đồ dùng làm bằng chất dẻo và đặc điểm của chúng.
- Biết được nguồn gốc và tính chất của chất dẻo. 
- Biết cách bảo quản những đồ dùng bằng chất dẻo.
II Đồ dùng day- học.
- HS: Các hình minh hoạ trang 64, 65 SGK, tranh ảnh. 
- GV: Vật thật
III. Hoạt động dạy- học.
A. Khởi động.
- Câu hỏi kiểm tra bài cũ:
+ Em hãy nêu tính chất và cách bảo quản của cao su?
+ Cao su dùng để làm gì?
+ Khi sử dụng những đồ dùng bằng cao su chúng ta cần chú ý điều gì?
- Nhận xét câu trả lời và dẫn vào bài. 
- Lần lượt HS trả lời.
- Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của HS.
B. Bài mới.
1. Hoạt động 1: Đặc điểm và những đồ dùng làm bằng nhựa.
- Hướng dẫn HS hoạt động nhóm đôi. 
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận.
- Nhận xét câu trả lời và hỏi thêm:
+ Đồ dùng bằng nhựa có đặc điểm chung gì?
- GV kết thúc hoạt động 1. 
- Họat động theo nhóm đôi: Quan sát hình minh hoạ trang 64, SGK và dựa vào kinh nghiệm sử dụng để tìm hiểu đặc điểm của chúng. 
2. Hoạt động 2: Tính chất của chất dẻo. 
- Hướng dẫn HS hoạt động tập thể theo nội dung câu hỏi:
+ Chất dẻo được làm từ nguyên vật liệu nào?
+ Chất dẻo có tính chất gì?
+ Có mấy loại chất dẻo? Là những loại nào?
+ Khi sử dụng đồ dùng bằng chất dẻo cần lưu ý điều gì?
+ Ngày nay, chất dẻo có thể thay thế các vật liệu nào để chế tạo ra các sản phẩm thường dùng hàng ngày? Tại sao?
* GV kết thúc hoạt động 2. Chất dẻo không có sẵn trong tự nhiên. Nó được làm từ dầu mỏ và than đá. Chất dẻo không dẫn điện, cách nhiệt, chúng không đòi hỏi sự bảo quản đặc biệt và dần dând thay thế các đồ dùng bằng thuỷ tinh, vải, kim loại. 
- Hoạt động theo tập thể: Đọc kĩ bảng thông tin SGK, trang 65 và trả lời từng câu hỏi của trang này.
- Đại diện báo cáo, lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung.
3. Hoạt động 3: Một số đồ dùng làm bằng chất dẻo. 
- Hướng dẫn HS chơi trò chơi: Thi kể tên các đồ dùng làm bằng chất dẻo.
- Phổ biến luật chơi.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả.
* GV kết thúc hoạt động 3.
* Chốt nội dung toàn bài: Theo nội dung kiến thức cần nhớ SGK. 
- Hoạt động theo hướng dẫn của GV.
- Đọc tên đồ dùng và kiểm tra số đồ dùng của nhóm bạn.
- Nêu lại theo nội dung bạn cần biết SGK, trang 65
4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
+ Chất dẻo có tính chất gì?
+ Tại sao ngày nay các sản phẩm làm ra từ chất dẻo có thể thay thế các sản phẩm làm bằng vật liệu khác? 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài 32: Tơ sợi. 
––––––––––––––––––––––––––––––––
khoa học
Bài 32: Tơ sợi. (trang 66)
I. Mục tiêu
HS cần phải:
- Kể tên được một số loại vải thường dùng để may chăn, màn, quần áo.
- Biết được một số công đoạn để làm ra một số loại tơ sợi tự nhiên
- Làm thí nghiệm để biết được đặc điểm chính của tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo. 
II Đồ dùng day- học.
- HS: Các hình minh hoạ trang 66 SGK, tranh ảnh. 
- GV: Vật thật
III. Hoạt động dạy- học.
A. Khởi động.
- Câu hỏi kiểm tra bài cũ:
+ Chất dẻo được làm từ vật liệu gì? Nó có tính chất gì? 
+ Ngày nay chất dẻo có thể thay thế những vật liệu nào để chấe tạo ra các sản phẩm thường dùng hằng ngày? Tại sao?
- Nhận xét câu trả lời và dẫn vào bài. 
- Lần lượt HS trả lời.
- Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của HS.
B. Bài mới.
1. Hoạt động 1: Nguồn gốc của một số loại sợi tơ.
- Hướng dẫn HS hoạt động nhóm đôi. 
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận.
- Nhận xét câu trả lời và hỏi thêm:
+ Câu hỏi SGK, trang 67.
- GV kết thúc hoạt động 1. 
- Họat động theo nhóm đôi: Quan sát hình minh hoạ trang 66, SGK và cho biết những hình nào làm ra sợi đay. Những hình nào liên quan đến làm ra tơ tằm, sợi bông. 
2. Hoạt động 2: Tính chất của tơ sợi. 
- Hướng dẫn HS hoạt động tổ:
- Phát dụng cụ thí nghiệm.
- Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 1, 2 SGK.
- Nhận xét và đi đến thống nhất kết quả làm việc theo nội dung bảng SGK.
* GV kết thúc hoạt động 2. Tơ sợi là nguyên liệu chính của ngành dệt may và một số ngành công nghiệp khác.
Tơ sợi tự nhiên có nhiều ứng dụng trong công nghiệp nhẹ: Quần áo, bàn chải, đai lưng quần áo, một số chi tiết của máy móc. 
- Hoạt động theo tổ: Nhận đồ dùng học tập và làm việc theo sự hướng dẫn của tổ trưởng.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm bạn theo dõi và nhận xét, bổ sung.
3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
+ Hãy nêu đặc điểm và công dụng của một số loại tơ sợi tự nhiên?
+ Hãy nêu đặc điểm và công dụng của tơ sợi nhân tạo? 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài 34, 34: Ôn tập và kiểm tra học kì I.
––––––––––––––––––––––––––––––––
khoa học
Bài 34, 34: Ôn tập và kiểm tra học kì I. (trang 66)
I. Mục tiêu
Giúp HS củng cố các kiến thức:
- Bệnh lây truyền và một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân. 
- Đặc điểm, công dụng của một số vật liệu đã học.
II Đồ dùng day- học.
- HS: Các hình minh hoạ trang 68 SGK, tranh ảnh. 
III. Hoạt động dạy- học.
A. Khởi động.
- Câu hỏi kiểm tra bài cũ:
+ Em hãy nêu đặc điểm và công dụng của một số loại tơ sợi tự nhiên? 
+ Nêu đặc điểm và công dụng của một số loại tơ sợi nhân tạo? 
- Nhận xét câu trả lời và dẫn vào bài. 
- Lần lượt HS trả lời.
- Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của HS.
B. Bài mới.
1. Hoạt động 1: Con đường lây truyền một số bệnh.
- Hướng dẫn HS hoạt động nhóm đôi, bằng hệ thống câu hỏi:
+ Bệnh sốt xuất huyết lây truyền qua con đờng nào?
+ Bệnh sốt rét lây truyền qua con đường nào?
+ Bệnh viêm não lây truyền qua con đường nào?
+ Bệnh viêm gan A lây truyền qua con đường nào? 
* GV kết thúc hoạt động 1: Trong số các bệnh mà chúng ta tìm hiểu thì bệnh AIDS được coi là đại dịch. Bệnh được lây truyền qua sinh sản và đường máu và yêu cầu HS quan sata hình minh hoạ trang 68 và nêu một số biện pháp phòng tránh các bệnh. 
- Họat động theo nhóm đôi: Cùng đọc câu hỏi SGK, trang 68, trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi. 
- Nêu một số biện pháp phòng tránh các bệnh : Sốt xuất huyết, viêm não...
2. Hoạt động 2: Một số cách phòng bệnh. 
- Hướng dẫn HS hoạt động nhóm bằng hệ thống câu hỏi:
+ Hình minh hoạ chỉ dẫn điều gì?
+ Làm như vậy có tác dụng gì? Vì sao?
- Nhận xét và hỏi thêm: 
+ Thực hiện rửa tay trước khi ăn và sau khi đi tiện, ăn chín, uống sôi còn phòng tránh được một số bệnh nào nữa?
* GV kết thúc hoạt động 2: Để phòng tránh được một số bệnh thông thường cách tốt nhất là chúng ta nên giữ vệ sinh môi trường xung quanh, giữ vệ sinh các nhân thật tốt, mắc màn khi đi ngủ và thực hiện ăn chín, uống sôi.
- Hoạt động theo nhóm: Quan sát hình minh hoạ và trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm bạn theo dõi và nhận xét, bổ sung.
- Trả lời câu hỏi.
3. Hoạt động 3: Đặc điểm, công dụng của một số vật liệu.
- Nội dung thảo luận nhóm 4:
+ Kể tên các vật liệu đã học.
+ Nhớ lại đặc điểm và công dụng của từng vật liệu.
+ Hoàn thành bài tập.
- Nhận xét, thống nhất ý kiến và hỏi lại kiến thức:
+ Tại sao em lại cho rằng làm cầu qua sông, làm đường ray tàu hoả lại sử dụng thép?
+ Để xây tường, lát sân, lát sàn nhà lại sử dụng gạch?
+ Tại sao lại dùng tơ sợi để may quần áo và 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA khoa hoc lop 5 ca nambgls.doc