1- Lý do chọn đề tài :
Xã hội càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng cao. Từ xưa, con người trao đổi, giao tiếp với nhau bằng cử chỉ, thái độ, ký hiệu, rồi ngôn ngữ được hình thành và phát triển. Ngày nay, được thuận lợi hơn là nhờ sự phát triển không ngừng của loài người, đã phát minh ra những thành tựu khoa học, mang lại nhiều lợi ích cho chính họ. Trong đó, khoa học công nghệ thông tin rất tiện ích cho con người. Thông qua các hoạt động trong xã hội như: Thông tin, trao đổi dữ liệu chính xác; tra cứu thông tin nhanh, giúp cho người làm công tác giảng dạy có điều kiện ƯDCNTT vào dạy học và quản lí chất lượng hiệu quả hoặc khi muốn trình bày một báo cáo, hay gửi nộp các văn bản báo cáo qua Gmail cũng rất thuận tiện.
-Mục đích của việc ứng dụng CNTT vào nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng như một công cụ lao động trí tuệ, giúp lãnh đạo nhà trường nâng cao chất lượng quản lí trường học; giúp các thầy giáo, cô giáo nâng cao chất lượng dạy học và trang bị cho học sinh kiến thức về CNTT để tiếp cận với thời đại.
2. Cơ sở lý luận:
Căn cứ Chỉ thị số 47/2008/CT-BGDĐT ngày 13/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành trong năm học 2008 - 2009; Chỉ thị Số: 55/2008/CT- BGDĐT Về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012.
Căn cứ vào kế hoạch năm học của phòng Giáo dục & đào tạo Nam Đông .Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên về vai trò, vị trí của công nghệ thông tin (CNTT) trong giáo dục và đào tạo. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học cho đội ngũ giáo viên và nhân viên trong các nhà trường. Chú trọng hình thức đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ, vừa học vừa thực hành ngay trên công việc của mình.
Nhà trường đã vận động việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, viên chức trong đơn vị theo hướng thiết thực, hiệu quả.
ình độ tin học cho đội ngũ giáo viên và nhân viên trong các nhà trường. Chú trọng hình thức đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ, vừa học vừa thực hành ngay trên công việc của mình. Nhà trường đã vận động việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, viên chức trong đơn vị theo hướng thiết thực, hiệu quả. Đơn vị đã có kế hoạch để giáo viên giỏi về tin học hướng dẫn, giúp đỡ đồng nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy, quản lí chất lượng học sinh. Thông qua tập huấn các phần mềm hỗ trợ, giúp thầy cô giáo có điều kiện tốt để tiếp cận công nghệ một cách dễ dàng. Thực hiện cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục ", ngay từ đầu năm, trường đã đề ra nhiều giải pháp. Trong đó: có giải pháp sáng kiến sử dụng phần mềm để quản lí chất lượng học sinh phần nào đã ngăn chặn được tình trạng tiêu cực và giảm sút chất lượng đào tạo. Hưởng ứng chủ đề năm học coi trọng việc" Ứng dụng công nghệ thông tin” để nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới cơ chế quản lý trong nhà trường; tập trung thực hiện một số nhiệm vụ: xem năm học 2008- 2009 là năm áp dụng CNTT vào việc đổi mới công tác dạy và học. Trường đã từng bước tổ chức việc đánh giá- xếp loại bằng việc sử dụng phần mềm Excel gọn nhẹ, khoa học, các kết quả điểm, chỉ cần nhập vào biểu bảng được mặc định mã hàm là cho kết quả xếp loại đúng tinh thần của thông tư 30 và bảo đảm tính trung thực, công bằng, nghiêm túc, tránh được hiện tượng tiêu cực trong cấy điểm tuỳ ý. Thường xuyên nghiên cứu, đổi mới phương pháp giáo dục, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện đổi mới công tác quản lý chất lượng trong trường học; đặc biệt coi trọng việc theo dõi, cập nhật thông tin, nắm vững chất lượng đội ngũ giáo viên, học sinh để có giải pháp điều chỉnh kịp thời công tác dạy và học là tiền đề góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. 3. Cơ sở thực tiễn: Ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp cho việc tra cứu ,cập nhật nhanh, làm việc có hiệu quả, mang lại nhiều tiện ích cho nhà trường. Nhất là trong ngành giáo dục, việc sử dụng vi tính thành thạo sẽ giúp cho việc quản lý chất lượng học sinh một cách chính xác, kịp thời, nhằm vạch ra kế hoạch và sớm phát hiện học sinh giỏi để bồi dưỡng, học sinh yếu để phụ đạo. Góp phần nâng chất lượng đại trà đúng theo mục tiêu, nhiệm vụ đề ra của năm học. Công nghệ thông tin còn mang lại cho chúng ta nhiều tiện ích khác như: nắm bắt thông tin, dữ liệu qua mạng, góp phần hỗ trợ cho công tác dạy và học cũng như việc quản lý chất lượng, chống hiện tượng tiêu cực như cấy điểm, hay chấn chỉnh thực hiện kịp thời hiện tượng tiêu cực; Ngược lại, với cấp thi hành thì sẽ báo cáo nhanh, chính xác những dữ liệu mà các nhà quản lý đang quan tâm để có thể điều chỉnh sai sót kịp thời, nhờ phần mềm Excel đã mặc định cú pháp- mã hàm tính toán. Giáo viên chỉ nhập điểm đúng quy trình sẽ cho ra kết quả, xếp loại theo ý muốn như thông tư 30 đã quy định. Rất nhiều tiện ích của công nghệ thông tin mà chúng ta không thể hình dung ra được, nếu như không có sự nghiên cứu học tập, trang bị cho mình nhiều kiến thức về công nghệ thông tin thì dễ dẫn đến tụt hậu. a. Thuận lợi : Được sự quan tâm của Lãnh đạo các cấp đã tạo điều kiện cho các khối lớp tham gia tập huấn các chương trình, tiếp cận công nghệ thông tin, ứng dụng vào công tác soạn giảng đạt hiệu quả. Ban lãnh đạo Phòng Giáo dục Nam Đông cùng Ban Giám hiệu nhà trường đã khuyến khích, động viên, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học các lớp tin học do TTGDTT tổ chức. - Được sự giúp đỡ của đồng nghiệp, bản thân đã khắc phục khó khăn đề hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.Cụ thể năm học 2008- 2009 bản thân đã tham gia hội thi bài giảng có ƯDCNTT và đạt giải nhất cấp huyện; tham gia cấp tỉnh 2 bài giảng có ƯDCNTT được Sở Giáo dục công nhận. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều trăn trở trong việc nâng cao chất lượng học sinh đại trà trong trường học. Muốn thực hiện vấn đề này hiệu quả : Điều đầu tiên cần nghĩ đến việc quản lí chất lượng học sinh để từ đó nắm bắt được tình hình cụ thể nhằm đề ra giải pháp thích hợp và có kế hoạch phân công bồi dưỡng hay phụ đạo học sinh yếu.Từ đây, phụ huynh mới thật sự yên tâm gởi gắm con em mình đến trường để học tập. Khó khăn Từ những thuận lợi lớn còn có những khó khăn nhất định như: hiện nay,đội ngũ thành thạo vi tính còn ít, điều kiện cở sở vật chất phần nào chưa đáp ứng đủ cho công tác sử dụng máy móc để giảng dạy bằng công nghệ thông tin..Bên cạnh đó, việc sử dụng máy vi tính còn vấp phải như: tình trạng lây nhiễm vi rút, đôi lúc, làm máy tính ngưng hoạt động trong thời gian ngắn.Từ những thuận lợi và khó khăn đã phân tích như trên, tôi đã đề ra những nội dung và giải pháp cụ thể như sau: Khi làm việc trên máy tính, trước tiên, phải biết máy tính của mình được chạy theo hệ điều hành Windows nào? để có phương pháp làm việc phù hợp.Cũng như việc cài cắm chương trình sao cho tương thích để đưa vào hoạt động. PHẦN II: CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN. *Giải pháp 1: Quản lí chất lượng học sinh tiểu học. Để lưu giữ chương trình sao cho khoa học, cần tạo các nhánh thư mục trong ổ đĩa .Từ ổ D:/ Ta tạo một thư mục riêng cho mình. Công việc quản lý dự liệu cần phải sắp xếp phân loại lưu trữ theo từng vần: Vì công tác lưu trữ đúng nơi và có logic thì rất tiện lợi cho tra cứu sau này. Hưởng ứng cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung, việc nhập điểm và báo cáo để quản lí chất lượng học sinh ở trường Tiểu học được quy định qua 4 lần đánh giá định kì trong một năm học. Từ kết quả sau các lần kiểm tra, được cập nhật điểm vào biểu bản và phần chữ được xếp loại theo( Giỏi , khá , trung bình, yếu ) nhờ mặc định các mã hàm tính toán nhờ phần mềm Microsft office Excel.Giải pháp này, tránh được tình trạng giáo viên chủ nhiệm tự sửa sổ điểm mà không thông qua chuyên môn khối hoặc trường. Sau khi nhập điểm được giáo viên đối chiếu công nhận thì tiến hành khoá phai. Lúc đó, người khác muốn xem điểm, tự ý sửa điểm sẽ không thực hiện được. Hình ảnh minh họa cây thư mục quản lý chất lượng. *Giải pháp 2: Kẻ biểu bản đúng quy định ở sổ điểm & cách đánh giá. Ví dụ: Minh hoạ một vài công thức tính một vài cột liên quan biểu: -Xếp loại giữa kì; xếp loại cuối kì =IF(COUNT(F8)=0;"";IF(F8>=9;"Giỏi";IF(F8>=7;"Khá";IF(F8>=5;"TB";IF(F8>=0;"Yếu"))))) -Trung bình cộng điểm đọc, viết ; Điểm Tiếng việt giữa kì. =IF(COUNT(L8:M8)=0;"";ROUND(AVERAGE(L8:M8);0)) -Xếp loại danh hiệu: =IF(COUNT(J8;T8;V8;Z8)=0;"";IF(AND(MIN(J8;T8;V8;Z8)>=9);"Giỏi";IF(AND(J8>=9;MIN(T8;V8;Z8)>=7);"Tiên tiến";IF(AND(T8>=9;MIN(J8;V8;Z8)>=7);"Tiên tiến";IF(AND(V8>=9;MIN(T8;J8;Z8)>=7);"Tiên tiến";IF(AND(Z8>=9;MIN(J8;V8;T8)>=7);"Tiên tiến";"")))))) -Xếp loại cuối học kì 1: =IF(COUNT(J8;T8;V8;Z8)=0;"";IF(AND(MIN(J8;T8;V8;Z8)>=9);"Giỏi";IF(AND(MIN(J8;T8;V8;Z8)>=7);"Khá";IF(AND(MIN(J8;T8;V8;Z8)>=5);"TB";IF(AND(MIN(J8;T8;V8;Z8)>=0);"Yếu"))))) -Nhập biểu điểm thi hoàn tất thì kết quả biểu tổng hợp chất lượng sẽ tự tổng hợp mà ta không phải mất công tính toán hay tổng hợp (biểu tổng hợp) tiếp theo.Đây là hình thức tiết kiệm được công sức và khỏi phải rắc rối hay bị sai sót khi tổng hợp số liệu.Nhưng kết quả vẫn đảm bảo chính xác 100%. Từ biểu này, cách tính toán này, ta có thể áp dụng để quản lí điểm các lớp học khác từ lớp 1 đến lớp 5 cũng như việc nắm bắt thông tin nhanh , chính xác. Giúp nhà trường kịp thời điều chỉnh được kế hoạch nên bồi dưỡng hay phụ đạo học sinh nào trong nhà trường. Khi kẻ biểu bản để đánh giá chất lượng, ta chọn chương trình Microsft office Excel.Vì chương trình này cơ bản áp dụng cho việc tính toán và xếp loại kết quả học tập của học sinh. Trong các chương trình các chức năng của công cụ được thể hiện bằng ngoại ngữ Anh văn. Nên trong quá trình sử dụng, yêu cầu phải vừa làm, vừa thuộc tên để thực hiện thao tác nhanh chóng. Trước khi đánh văn bản ta nên kiểm tra kiểu chữ có cơ bản phù hợp với yêu cầu chung. Công việc đầu tiên trong nhập điểm, cần kẻ biểu bản đúng quy định như mẫu sổ điểm, rồi sau đó mới nhập số thứ tự, mã số học sinh, họ và tên, điểm kiểm tra, nhờ ngầm định các công thức tính mã hàm. Công việc còn lại là chỉ nhập điểm bằng số, còn phần chữ máy sẽ tự động xếp loại học sinh giỏi, khá, trung bình hay yếu đúng như thông tư 30 mà Bộ Giáo dục đã quy định. Trong chương trình Microsft office Excel khi làm việc, chúng ta nên lưu (save) vào ổ D hoặc E. Nên nhớ không lưu vào ổ chứa chương trình(ổ C) vì khi vi rút xâm nhập bất ngờ thì dữ liệu lưu vào máy tính của chúng ta không thể cứu chữa được. Các thao tác nhanh trên máy tính đòi hỏi chúng ta phải nhớ chức năng của phím nóng. Đây là thao tác giúp chúng ta thực hiện nhanh các lệnh trong chương trình. Trước đây, với thao tác đánh máy chữ, thường làm tốn nhiều thời gian và hư nhiều giấy do đánh sai. Khi xuất hiện máy tính, những trang văn bản được đánh nhanh, dễ sửa chữa khi có sai sót và được phát hiện qua sự kiểm tra. Giấy sử dụng phục vụ đủ cho nhu cầu sử dụng không bị lãng phí, các văn bản trình bày đẹp, có giá trị lưu giữ lâu ngày không bị nhoè mực. Biện pháp này giúp tôi thực hiện tốt trong trong công tác báo cáo số liệu học sinh giúp nhà trường có được những số liệu chính xác trong quản lí chất lượng học sinh. *Giải pháp 3: Nhập dữ liệu và tra cứu thông tin nhanh từ phần mềm MicroSoft Access. Khi thực hiện nhiệm vụ của công tác cập nhật dữ liệu là rất quan trọng. Vìdữ liệu chính xác sẽ cung cấp cho nhà trường báo cáo, hay tìm hiểu thông tin về tình hình thực tế chất lượng học sinh như thế nào? để có kế hoạch cụ thể cho việc bồi dưỡng hay phụ đạo học sinh. Khi nhập dữ liệu, đầy đủ, chính xác, kịp thời sẽ giúp chúng ta tìm kiếm thông tin nhanh, chính xác. Biện pháp này giúp cho trường thực hiện tốt trong công tác nắm bắt thông tin giữa học sinh, phụ huynh học sinh một cách rõ ràng ,biết được mối liên quan đến hoàn cảnh cá biệt học sinh cũng như việc theo dõi đúng đặc biệt từng hoàn cảnh cụ thể của từng em trong học tập cũng như cuộc sống đời thường . Sơ đồ quản lí chất lượng học sinh bằng phần mềm Microsoft office Access Từ việc sử dụng phần mềm như sơ đồ “Quản lí học sinh” thông qua Microsoft office Access sẽ cho ta đầy đủ thông tin cần thiết về tên tuổi, ngày tháng năm sinh, học lớp, khối, giới tính, kết quả xếp loại từng học kì, con ông hay bà , ở đâu ?... Một cách đầy đủ , chính xác, khoa học, tiết kiệm được nhiều công sức trong việc tìm kiếm. Chẳng hạn cuối học kì I của năm học trường có một số học sinh “yếu” cụ thể là bao nhiêu em? yếu môn học nào? cần bồi dưỡng hay phụ đạo. Đó là học sinh lớp nào? khối khối mấy? Con ông ,bà nào? Ở đội mấy? Có thành phần kinh tế thuộc loại thành phần nào? ...Ta chỉ kích hoạt vào biểu tượng của sơ đồ có nội dung liên qua cần tìm, rồi nhập vào ô trống chữ “ Yếu” là sẽ cho ta một danh sách đầy đủ thông tin trích ngang về một học sinh một cách đầy đủ, chi tiết. Tìm kiếm học sinh yếu, ngồi nhầm lớp, Chưa đọc thông viết thạo. Tìm kiếm học sinh yếu, ngồi nhầm lớp, Chưa đọc thông viết thạo. Danh sách học sinh yếu, ngồi nhầm lớp, Chưa đọc thông viết thạo. *Giải pháp 4: Tải và chuyển công văn nghị định ...từ mạng nội bộ và mạng internet. Nói đến thông tin, chúng ta có nhiều cách lựa chọn . Tuy nhiên, nếu đợi các cấp truyền tải qua nội bộ thì ta sẽ có thông tin rất lâu. Vì trên mạng sẽ có những thông tin giúp ích cho chúng ta trong lĩnh vực thực hiện đúng theo các quy định của Nhà nước ban hành, những thông tin trên mạng còn giúp cho chúng ta biết thêm một số kiến thức mà đôi khi ta chưa kịp nghiên cứu từ các sách, tư liệuMuốn tìm nhanh trang Web site của Sở Giáo dục & Đào tạo Thừa Thiên -Huế ta chỉ cần vào địa chỉ: http:/www.Google.com.Vào( ThừaThiên Huế.edu.vn) ; Sở Giáo dục và Đào Tạo Thừa Thiên Huế ta sẽ dễ dàng tìm kiếm nhiều thông tin liên quan. Chẳng hạn đây là hình ảnh Web site của Sở Giáo Dục Đào Tạo được chụp từ trang chủ mạng Internet. -Vào Internet còn giúp ta tải những văn bản pháp luật nhà nước để giúp ta làm tư liệu cho công việc cần thiết phục vụ cho công tác dạy và học. Hoặc sau này kết nối mạng internet Phòng Giáo dục và đào tạo Nam đông có thể cập nhật chất lượng , số lượng học sinh trường Tiểu học Thượng Nhật một cách thường xuyên mà không phải mất công hay tiêu tốn nhiểu thời gian. Hơn nữa, đây là phương pháp quản lí chất lượng là giải pháp chống “hai không” có hiệu quả. Bên cạnh việc truy cập, hay gửi văn bản, tôi đã sử dụng địa chỉ Gmail (le.hoainhan1@gmail.com) để tiện gửi đi hay nhận về các văn bản, tài liệu có liên quan đến công việc cơ quan của mình. Qua biện pháp này, tôi nhận thấy rất có lợi cho chúng ta trong công việc trao đổi thông tin nhanh trong các đơn vị với nhau hoặc các cá nhân cần gởi dữ liệu cần thiết mà không phải trực tiếp đi đến tận nơi như trước đây. *Giải pháp 5: Công tác cập nhật số liệu và nắm bắt thông tin. Đây là công việc thường xuyên, liên tục, hàng ngày, hàng giờ. Cần phải đáng quan tâm không để chậm trễ.Cập nhật tốt, giúp ta có được tin tức nhanh, nắm bắt kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước.Cũng như việc nắm chắc tình hình, chất lượng, số lượng học sinh để có kế hoạch và giải pháp tốt trong việc phụ đạo hay bồi dưỡng học sinh mũi nhọn. III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM. 1. Kết quả đạt được: a/ Mặc giáo dục *Đối với giáo viên : -Năm học 2007 – 2008 toàn trường có 19 CB-GV ;trong đó: có 02 đ/c đạt CSTĐ cơ sở chiếm tỉ lệ 10,53%; 10 đ/c đạt LĐTT chiếm tỉ lệ 52,63 % . Đội ngũ giáo viên đứng lớp có 05/13 giáo viên giỏi cấp trường chiếm tỉ lệ 38,46%; 02 giáo viên giỏi cấp huyện chiếm tỉ lệ 15,38%;tham gia hội thi ĐDDH đạt giải nhất, giải nhì cấp huyện. Năm học 2008 – 2009 Hội thi bài giảng có “ƯDCNTT” có 01 đ/c đạt giải nhất cấp huyện và tham gia 02 bài giảng có “ƯDCNTT” giỏi được cấp tỉnh đạt 01giải 3 và 01 giải khuyến khích chiếm tỉ lệ 7,69%.Hiện nay, trường có 13/13 GV đạt trình độ CĐTH đạt tỷ lệ 100% ( còn 01 GV do tuổi đã khá lớn và sức khoẻ có phần hạn chế nên không tham gia học các lớp nâng chuẩn và đã được phòng Giáo dục bổ nhiệm sang làm công việc khác) nay có 01 GV tham gia lớp học Đại học. so sánh với năm học trước tỉ lệ giáo viên dạy giỏi các cấp được giữ vững; kết quả đạt được, một phần nhờ triển khai áp dụng CNTT trong dạy và học, hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy. *. Đối với học sinh : Kết quả đạt được qua 3 năm học diễn biến cụ thể như sau : Xếp loại/Năm học 2006-2007 2007-2008 2008-2009 -Giỏi 10,29% 11,56% 12,63% -Khá 29,63% 22,22% 33,33% -TB 51,44% 60,89% 52,02% -Yếu 8,64% 5,33% 2,02% So sánh với năm học trước chất lượng đại trà có tiến triển tốt. Kết quả năm học 2008-2009 so sánh cụ thể sau: Giỏi :25 em chiếm tỉ lệ 12,63 % Khá: 66 em chiếm tỉ lệ 33,33 % Yếu 4 em chiếm tỉ lệ 2,02 % nhờ mở thêm lớp 2 buổi trên ngày nên giảm thiểu được 3,31% đối tượng đọc chưa thông, viết chưa thạo. Chất lượng giỏi tăng 1,07% So với cùng kì năm trước. Chất lượng khá tăng 11,11% So với cùng kì năm trước. Chất lượng yếu giảm 3,31% So với cùng kì năm trước. -Trong năm học qua, kết quả đạt được khá trân trọng, chính là nhờ sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, các ngành. Đặc biệt là Phòng Giáo dục và Đào Tạo Nam Đông đã đầu tư cho nhà trường về cơ sở vật chất, máy móc ...để phục vụ tốt cho công tác dạy và học. Từ khi làm việc, có sự hỗ trợ của máy tính, làm cho mọi công việc trở nên trôi chảy. Công việc tiếp xúc các văn bản, tài liệu các mối quan hệ của nhà trường với các cơ quan đơn vị trong và ngoài ngành một cách thuận lợi. Sử dụng vi tính trong công tác quản lí chất lượng học sinh cũng như công tác dạy và học, phần nào giúp nhà trường, hoạch định được các chương trình, theo đúng mục tiêu đề ra của năm học.Thống kê nhanh các số liệu cần thiết khi tra cứu. Như chất lượng, số lượng học sinh, để chủ động đề ra kế hoạch sát hợp, sớm đưa chất lượng đại trà ngang bằng với chất lượng các trường bạn trong khu vực. Sử dụng máy vi tính để ƯDCNTT vào công tác giảng dạy cũng như việc đổi mới nội dung, phương pháp và quản lí chất lượng học sinh trong nhà trường có bước chuyển cụ thể qua các năm. NĂM HỌC NỘI DUNG 2005 - 2006 2007 - 2008 2008 - 2009 - Công tác soạn thảo văn bản, nhập dữ liệu, tra cứu dữ liệu. -Báo cáo hàng tháng còn mất nhiều thời gian. -Các văn bản được thể hiện chưa đúng quy định, chưa khoa học -Báo cáo hàng tháng kịp thời. -Các văn bản được thể hiện từng bước theo đúng quy định -Báo cáo hàng tháng kịp thời. -Các văn bản được thể hiện theo đúng quy định và trở nên khoa học hơn.. b Kết quả đạt được về mặt kinh tế: Từ khi áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lí chất lượng, cũng như công tác bồi dưỡng, hay phụ đạo đúng địa chỉ. Phần nào đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Từ đây, công việc quản lí chất lượng ,số lượng trở nên trôi chảy, nhẹ nhàng hơn. Giúp cho nhà trường quản lý, nắm bắt thông tin kịp thời, báo cáo nhanh chóng, chính xác. Hỗ trợ tốt cho việc tra cứu thông tin, cung cấp các báo cáo về dữ liệu cần thiết, có liên quan sẽ thuận lợi, nhanh chóng đỡ tốn kém thời gian, công sức.Việc quản lí chất lượng học sinh thông qua phần mềm ƯDCNTT đã phần nào đã góp phần nhỏ trong công cuộc đổi mới của nước nhà. c.Kết quả đạt được về mặt xã hội: Từ khi áp dụng giải pháp chú trọng đưa công nghệ thông tin vào trường học, đã mang lại hiệu quả tốt đẹp trong mọi công việc.Cụ thể trong năm học qua, bản thân tham gia hội thi bài giảng có ƯDCNTT đạt giải nhất cấp huyện ;tham gia 2 tiết bài giảng có ƯDCNTT giỏi được tỉnh công nhận. Đây là kết quả đạt được khá trân trọng nhờ tiếp cận xu thế đổi mới, tạo đà cho những năm tiếp theo trong việc ƯDCNTT vào trường học. Phía học sinh: Xoá được 3,31% học sinh yếu So với cùng kì năm trước. Còn 04 em khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục làm hồ sơ theo dõi phụ đạo trong hè. 2. Bài học kinh nghiệm: Từ giải pháp và kết quả trên cần rút ra bài học kinh nghiệm và nhân rộng mô hình.Triển khai tập huấn sâu rộng trong khối lớp và toàn thể đội ngũ nhà trường được tiếp cận để ứng dụng vào giảng dạy.Ứng dụng công nghệ thông tin, cần lưu ý hiện tượng lây nhiễm vi rút từ các dữ liệu truy cập hay sao lưu. Điều này chúng ta đã biết dữ liệu sẽ bị mất hoàn toàn, nếu như ta không thực hiện công tác sao lưu đúng nơi hay do sự cố phần cứng của máy tính bị hư. Làm việc trên máy tính khi có vi rút hoặc những thông tin không được sắp xếp trật tự cũng dễ làm máy bị ngưng chương trình. Qua áp dụng sáng kiến kinh nghiệm tại trường, bản thân tôi nhận thấy: -Sáng kiến kinh nghiệm là những bài học kinh nghiệm từ việc làm thực tế . Do vậy khi thực hiện sáng kiến này ta nên lưu ý khi áp dụng và rút kinh nghiệm là rất quan trọng. -Ta có thể vừa làm, vừa điều chỉnh những dữ liệu của phần lưu trữ một cách kịp thời theo sự thay đổi của tình hình thực tế. Tránh tình trạng sử dụng dữ liệu cũ không phù hợp sẽ làm tác dụng ngược lại theo ý của sáng kiến. -Thường xuyên tải chương trình diệt vi rút mới về để diệt các ổ đĩa trong máy theo định kỳ ít nhất một tháng một lần. -Sắp xếp các ổ đĩa lại cho trật tự nhằm ổn định các lệnh của chương trình tra cứu nhanh chóng có thứ tự. -Luôn học tập, trao dồi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp, tài liệu thông tin có ích cho công việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lí và cập nhật chất lượng ,số lượng học sinh.Tăng cường công tác tập huấn nghiệp vụ cho đồng nghiệp, có kế hoạch dìu dắt đồng nghiệp thực sự áp dụng công nghệ một cách hiệu quả. Đồng thời nhân rộng ra toàn ngành áp dụng sáng kiến này. PHẦN IV : KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ. 1.Kết luận: Năm học 2008-2009 là “Năm học ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng giảng dạy ...”Tích cực nghiên cứu, đổi mới phương pháp giáo dục tìm ra những giải pháp tối ưu để đưa chất lượng giáo dục xã nhà ngày một đi lên. Ngày nay, công tác giảng dạy ở trường học đòi hỏi người giáo viên cần có trình độ vi tính, có kinh nghiệm làm việc. Để tiếp cận ƯDCNTT vào công việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học. Tuy nhiên, qua thực hiện sáng kiến này, tôi muốn chia sẻ thông tin và kinh nghiệm với mọi người để cùng nhau nâng cao tay nghề. Bản thân nhận thấy khi ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác dạy học cũng như việc quản lí chất lượng, theo dõi số lượng và hoàn cảnh riêng tư từng học sinh rất hiệu quả về kinh tế lẫn thời gian thực hiện. Có nhiều tiện lợi cho công việc báo cáo, cung cấp thông tin, trao đổi dữ liệu của các đơn vị với nhau thật nhanh và chính xác.ƯDCNTT đã thật sự góp phần nhỏ trong việc nâng cao chất lượng và đổi mới công tác dạy và học của huyện nhà. Một huyện anh hùng trong thời kì đổi mới. 2.Kiến nghị: Kính mong các cấp lãnh đạo tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ nhà trường có một phòng máy và giáo viên tin học. Để học sinh tiểu học thuộc xã định canh ,định cư miền núi, sớm tiếp cận và nắm bắt được chương trình tin học trong giai đoạn hội nhập của nước nhà. Thượng Nhật, tháng 05 năm 2009 Ngưòi viết sáng kiến. Lê Hoài Nhân Nhận xét, đánh giá xếp loại của Hội đồng SKKN của trường. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ HIỆU TRƯỞNG Nhận xét, đánh giá xếp loại của Hội đồng SKKN của PGD & Đào tạo. ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: