Tiểu sử các chi đội mang tên các vị anh hùng trẻ tuổi

Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, quê ở thôn Nà Mạ, xã Xuân Hòa (nay là Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng.

Anh là một trong 5 đội viên đầu tiên của Đội nhi đồng Cứu quốc thôn Nà Mạ và cũng là tổ chức Đội đầu tiên của Đội ta được thành lập khi mặt trận Việt Minh ra đời (1941).

Trong buổi thành lập Đội, Kim Đồng được bầu làm tổ trưởng. Kim Đồng là con trai út của một gia đình nông dân nghèo. Bố mất sớm. Anh trai tham gia cách mạng và hy sinh khi còn trẻ.

Từ năm 1940, ở quê Dền đã có phong trào cách mạng. Dền được anh trai và anh cán bộ như anh Đức Thanh giác ngộ cách mạng. Dền đã theo các anh làm các công việc: canh gác, chuyển thư từ, nghe nói chuyện về tội ác của quân giặc nhờ đó Dền đã sớm giác ngộ cách mạng và trở thành một liên lạc viên tin cậy của tổ chức Đảng. Dền đã mau chóng làm quen với cách thức làm công tác bí mật, nhiều lần đưa, chuyển thư từ, đưa đường cho cán bộ lọt qua sự bao vây, canh gác của địch.

 

doc 8 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 783Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu sử các chi đội mang tên các vị anh hùng trẻ tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHI ĐỘI LÊ LÊ VĂN TÁM- LỚP 5.1 
GIÁO VIÊN PHỤ TRÁCH NGUYỄN TRỌNG LONG
CHI ĐỘI TRƯỞNG: TRẦN NGUYỄN NGỌC KHUÊ
CHI ĐỘI PHÓ: ĐỖ THỊ KHÁNH LINH- NGUYỄN THỊ HẢI NHƯ
Lịch sử vị anh hùng trẻ tuổi Lê Văn Tám
          Lê Văn Tám là một nhân vật có thật. Nhà văn Trần Trọng Tân, với tư liệu “Lịch sử Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định kháng chiến (1945 - 1975) của Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, xuất bản năm 1994 thì có thể khẳng định: Đánh kho đạn Thị Nghè có 2 lần vào ngày 17-10-1945 và ngày 1-1-1946. Trận đánh mìn kho đạn Thị Nghè của công nhân nhà máy đèn Chợ Quán nêu ở trên là trận thứ hai. Còn trận đầu ngày 17-10-1945 với “Cây đuốc sống Lê Văn Tám” là có thực.
                                                                Ảnh minh họa
Kho đạn (chứ không phải kho xăng) ở cầu Thị Nghè trong thời gian 1945-1946 đã từng bị cháy đến hai lần. Lần đầu xảy ra vào ngày 17 tháng 10 năm 1945, khi đó thiếu niên Lê Văn Tám, dưới sự chỉ đạo của Lê Văn Châu, đã đột nhập vào kho đạn, mang theo diêm và xăng. Khi rút lui, Lê Văn Tám bị dính xăng và bốc cháy như một cây đuốc sống[5][6]. Trang 63 của sách ghi: "Đội viên cảm tử Lê Văn Tám mới 13 tuổi, được giao nhiệm vụ giả câu cá, cắt cỏ ở bến sông để quan sát. Đêm 17-10 (1945) Tám tự quyết định một mình đánh kho đạn, lừa bọn lính gác, lọt vào ẩn nấp bên trong với chai xăng và bao diêm. Buổi sáng, chờ lúc sơ hở, em tưới xăng vào khu vực chứa đạn và châm lửa. Lửa cháy loang, một tiếng nổ long trời, kéo theo hàng loạt tiếng nổ liên tiếp, làm rung chuyển cả thành phố. Lê Văn Tám bị dính xăng bắt lửa, tự biến mình thành cây đuốc sống, đã hy sinh anh dũng. Kho bị phá hủy hoàn toàn. Đài phát thanh phía bên kia đường bị sập một phần lớn. Đại đội Âu Phi bảo vệ bị tiêu diệt."
           Sự kiện trận đánh ngày 17-10-1945 với “Cây đuốc sống Lê Văn Tám” còn được nêu cụ thể hơn trong tập II bộ sách “Mùa thu rồi ngày hăm ba” của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội năm 1996, ở trang 67: “Đêm ngày 17-10-1945, đội viên cảm tử Lê Văn Tám dũng cảm đốt kho đạn Thị Nghè (người tổ chức cho Lê Văn Tám thực hiện chiến công này là anh Lê Văn Châu đã hy sinh năm 1946 tại Ngã ba Cây Thị). Kho đạn bị phá hủy hoàn toàn".[7]
           Báo Quyết chiến số ngày thứ sáu, 19- 10 - 1945 đưa tin: “Một gương hi sinh vô cùng dũng cảm. Một chiến sĩ ta tẩm dầu vào mình tự làm mồi lửa đã đốt được kho dầu Simon Piétri, lửa cháy luôn hai đêm hai ngày. Đài Sài Gòn trong buổi truyền thanh tối 17 - 10 công nhận rằng kho dầu này đã hoàn toàn bị thiêu ra tro, sự thiệt hại đến mấy chục triệu đồng”.
           Báo Cờ giải phóng ngày 5-11-1945, trong mục Mặc niệm viết: “Trước kho đạn Thị Nghè có rất đông lính Anh, Ấn, Pháp gác nghiêm ngặt, khó bề đến gần phóng hỏa. Một em thiếu sinh 16 tuổi, nhất định không nói tên họ, làng, tình nguyện ra lấy thân mình làm mồi dẫn hỏa. Em quấn vải quanh mình, tẩm dầu xăng, sau lưng đeo một cái mồi, đứng im đốt mồi lửa, miệng tung hô “Việt Nam vạn tuế”, chân chạy đâm sầm vào kho đạn. Lính Anh đứng trong bắn ra như mưa. Một lần trúng đạn, em ngã nhào xuống, nhưng rồi ngồi dậy chạy luồn vào. Lính Anh khiếp đảm bỏ chạy ra ngoài. Một tiếng nổ. Em thiếu sinh tiêu tán cùng với kho đạn Thị Nghè của giặc”.[8]
          Tóm lại, theo những tài liệu trên thì nhân vật Lê Văn Tám là có thật, chỉ có sự sai khác ở hoàn cảnh và thời gian hy sinh, những ý kiến cho rằng Lê Văn Tám không có thật chủ yếu là do sự nhầm lẫn về 2 yếu tố này. Lê Văn Tám không đốt kho xăng mà đốt kho đạn (cả 2 đều ở Thị Nghè), trận đốt kho đạn diễn ra vào 17-10-1945 chứ không phải vào tháng 1-1946 (vốn là của vụ đốt kho xăng sau đó). Tám cũng không tự tẩm dầu rồi mới lao vào kho (chi tiết bị cho là phi lý) mà thực tế bị bắt lửa do dính xăng sau khi đã đột nhập vào để đốt kho.
“ mọi biểu tượng hay tượng đài lịch sử chỉ có sức sống bền bỉ trong lịch sử và trong lòng dân khi được xây dựng trên cơ sở khoa học khách quan, chân thực ”
CHI ĐỘI KIM ĐỒNG – 4.2- GV PHỤ TRÁCH: TRẦN THỊ BÉ
CHI ĐỘI TRƯỞNG: PHẠM THỊ NGUYỆT HÀ
CHI ĐỘI PHÓ: ĐỖ TRỊNH VÂN ANH- NGUYỄN HUY HOÀNG
Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, quê ở thôn Nà Mạ, xã Xuân Hòa (nay là Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng.
Anh là một trong 5 đội viên đầu tiên của Đội nhi đồng Cứu quốc thôn Nà Mạ và cũng là tổ chức Đội đầu tiên của Đội ta được thành lập khi mặt trận Việt Minh ra đời (1941).
Trong buổi thành lập Đội, Kim Đồng được bầu làm tổ trưởng. Kim Đồng là con trai út của một gia đình nông dân nghèo. Bố mất sớm. Anh trai tham gia cách mạng và hy sinh khi còn trẻ.
Từ năm 1940, ở quê Dền đã có phong trào cách mạng. Dền được anh trai và anh cán bộ như anh Đức Thanh giác ngộ cách mạng. Dền đã theo các anh làm các công việc: canh gác, chuyển thư từ, nghe nói chuyện về tội ác của quân giặc nhờ đó Dền đã sớm giác ngộ cách mạng và trở thành một liên lạc viên tin cậy của tổ chức Đảng. Dền đã mau chóng làm quen với cách thức làm công tác bí mật, nhiều lần đưa, chuyển thư từ, đưa đường cho cán bộ lọt qua sự bao vây, canh gác của địch.
Năm 1941, Bác Hồ về Pắc Pó, Kim Đồng từng được gặp Bác ở căn cứ cách mạng.
Bước sang năm 1943, bọn địch khủng bố, đánh phá dữ dội vùng Pắc Pó. Trong một lần đi liên lạc về, giữa đường gặp lính địch phục kích gần nơi có cán bộ của ta, Kim Đồng đã nhanh trí nhử cho bọn địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin.
Hôm ấy là ngày 11 tháng giêng Âm lịch năm 1943, Anh vừa tròn 14 tuổi.
Ngày nay, mộ của Kim Đồng đã được đội viên cả nước góp phần xây dựng tại nơi anh ngã xuống. Ngày 15-5-1986, nhân kỷ niệm lần thứ 45 ngày thành lập Đội, mộ của Anh và tượng người đội viên liệt sĩ anh hùng Kim Đồng đang tung con chim sáo bay lên đã được khánh thành. Từ đó đến nay nơi đây đã trở thành khu di tích Kim Đồng chào đón các thế hệ thiếu nhi Việt Nam đến nơi thành lập Đội TNTP, với người đội trưởng đầu tiên của mình, đến với quê hương cách mạng có suối Lê-nin, có núi Các Mác và hang Pắc Pó mãi mãi khắc sâu trong tâm trí của thiếu nhi Việt Nam.
CHI ĐỘI VÕ THỊ SÁU: 4.1 GV PHỤ TRÁCH: HOÀNG THỊ HÀ
CHI ĐỘI TRƯỞNG: PHẠM THỊ THANH TÂM
CHI ĐỘI PHÓ: TRẦN KHÁNH NGỌC-TRẦN THỊ PHƯƠNG ANH
Chị Võ Thị Sáu tên thật Nguyễn Thị Sáu có cha tên Võ Văn Hợi và mẹ tên là Nguyễn Thị Đậu, người ở xã Phước Thọ, quận Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa nay thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Giống như các anh mình, chị đã tham gia vào các hoạt động bí mật ở địa phương.
Mới 14 tuổi,chị đã đi theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng trốn lên ở trên chiến khu. Năm 1949, chị tham gia đội Công an xung phong Đất Đỏ làm liên lạc, tiếp tế. Năm 1950 chị bị chính quyền Pháp bắt và bị tòa án binh Pháp kết án tử hình vào tháng 4 năm 1951 vì đã ném lựu đạn tại chợ Đất Đỏ, giết chết cai tổng Tòng và gây thương tích cho 20 tên lính Pháp. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, quân Pháp đưa chị ra giam ở Côn Đảo. Dù các luật sư biện hộ cho chị đã phản đối án tuyên này với lý do chị chưa đủ 18 tuổi. Trước khi bị đưa ra hành án, chị bị đày qua các nhà tù Chí Hòa, Bà Rịa và Côn Đảo. Vì quân Pháp không dám công khai thi hành bản án đối với chị, họ đã lén lút đem chị đi thủ tiêu. Một giai thoại kể khi nhóm đao phủ bảo chị quỳ xuống, chị đã quát lại: "Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ!". Vào 7 giờ sáng ngày 23 tháng 1 năm 1952, Chị bị xử bắn tại Côn Đảo. Trước khi cái chết của chị, chị hô vang những lời cuối cùng "Hồ Chủ tịch muôn năm!"
Chị Sáu chết khi mới 19 tuổi. Tài sản riêng của chị chỉ có 2 bộ quần áo. Ngoài ra không còn gì nữa. Ngay cả tình yêu, vì bận chiến đấu, tình yêu cũng chưa đến với chị. Có lẽ tài sản thiêng liêng của chị là tình yêu Tổ quốc. Chị đã hiến dâng tất cả tuổi thanh xuân của mình cho tình yêu ấy.
Chính do tình cảm yêu mến chị, cho nên đến Côn Đảo, chúng tôi đến nghĩa trang Hàng Dương thăm mộ chị Võ Thị Sáu ngay. Nghĩa trang Hàng Dương trải rộng từ phía sau banh 3 đến sở ruộng, giáp chân núi Chúa. Những nấm mộ chen nhau. 200.000 người tù Côn Đảo, có tới 20.000 người chết. Ai đó nói với tôi, đi trên đất Côn Đảo phải đi nhẹ chân thôi nhé, để không làm đau thân xác những người chết. Vì có mét đất nào trên Côn Đảo không có người chết đâu.
Ngày 15-10-2014 này vừa đúng 50 năm ngày Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi hy sinh(15/10/1964-15/10/2014).
Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi sinh ngày 1/2/1940 tại làng Thanh Quýt, nay là xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Anh là người thông minh, nhanh nhẹn, siêng năng, học giỏi, được thầy yêu, bạn mến.
 Chân dung Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi
Tuổi thơ của Nguyễn Văn Trỗi trải qua nhiều vất vả, từng phải đi làm thuê kiếm sống. Sau đó, anh theo người nhà đến vùng đất Đà Nẵng lao động và tranh thủ học nghề thợ may. Hè năm 1956, Nguyễn Văn Trỗi một mình vào Sài Gòn sinh sống. Ở đây, anh vừa làm thuê để kiếm sống, vừa học nghề điện, sau đó trở thành công nhân Nhà máy điện Chợ Quán.
Khoảng giữa năm 1963, Nguyễn Văn Trỗi gia nhập tổ chức, trở thành một chiến sỹ biệt động Sài Gòn, bước vào đời hoạt động cách mạng, luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Đầu năm 1964, anh được cử đến căn cứ Rừng Thơm (Long An) học tập một số chiến thuật đánh giặc. Anh đã sớm nhắm một số mục tiêu như: Cư xá Mỹ ở đường Cao Thắng, tàu hải quân Mỹ đóng ở Bạch Đằng Có lần anh đã ném lựu đạn làm chết và bị thương mấy tên địch.
Biết tin phái đoàn quân sự cấp cao của Mỹ do Mắc Namara - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu sẽ đến Sài Gòn thị sát chiến trường vào tháng 5/1964, lực lượng của ta liền vạch kế hoạch tiêu diệt Mắc Namara. Với tình yêu quê hương và lòng căm thù giặc sâu sắc nên mặc dù mới cưới vợ được hơn mười ngày, Nguyễn Văn Trỗi vẫn xung phong nhận nhiệm vụ, cùng đồng đội tiến hành cài mìn ở cầu Công Lý (nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi, Thành phố Hồ Chí Minh) - nơi dự đoán là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mác Namara cùng phái đoàn Mỹ từ sân bay Tân Sơn Nhất về trung tâm Thành phố Sài Gòn sẽ đi qua. Tuy nhiên, khi Nguyễn Văn Trỗi cùng đồng đội mới đặt được quả mìn nặng 8 kg ở cạnh cầu Công Lý, đang chuẩn bị nốt một số công việc còn lại thì không may việc bị bại lộ, anh bị giặc bắt.
Để đảm bảo an toàn hoạt động và tính mạng cho đồng đội, Nguyễn Văn Trỗi kiên quyết không khai mà còn nhận trách nhiệm về mình. Sau một thời gian giam giữ, tra tấn, kẻ thù đưa Nguyễn Văn Trỗi ra xử tại tòa, rồi kết án tử hình. Những ngày cuối cùng của cuộc đời, trước giây phút bị quân thù xử tử, anh vẫn không ngừng đấu tranh với kẻ địch, luôn lạc quan, tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Biết tin Nguyễn Văn Trỗi đang chờ ngày thi hành án tử hình ở Sài Gòn, cảm phục trước khí phách chiến đấu của anh, du kích Vênêduêla bắt một trung tá Mỹ ngay trên đường phố Thủ đô Caracat để trao đổi, giải thoát cho anh và tuyên bố nếu chính quyền Việt Nam Cộng hòa xử tử Nguyễn Văn Trỗi, lập tức trung tá Mỹ sẽ bị bắn chết. Tuy đã có sự thỏa thuận, nhưng khi trung tá Mỹ vừa được thả ra thì chính quyền Việt Nam Cộng hòa trở mặt, lật lọng. Chúng hèn hạ xử bắn anh tại trường bắn Khám Chí Hòa, Sài Gòn sáng ngày 15-10-1964.
Nguyễn Văn Trỗi không chỉ hành động bất chấp hiểm nguy cài mìn ở cầu Công Lý năm 1964 mà còn thể hiện ý chí hiên ngang và niềm tin sắt đá đến giây phút cuối của đời mình trên pháp trường. Anh đã không chấp nhận rửa tội mà còn khẳng định” chính bọn Mỹ, Ngụy mới là kẻ có tội, là thủ phạm gây ra cảnh xóm làng tan nát, cảnh lầm than chết choc, cảnh con mất cha, vợ mất chồng”. Trong thời gian ở tù, dù chịu bao nhiêu cực hình tra tấn dã man, anh vẫn luôn giữ vững khí tiết  người cộng sản; không khai báo, phản bội, tìm mọi cách bảo vệ cơ sở bí mật của Đảng và tìm mọi cách vượt ngục để được tiếp tục chiến đấu. Nhiều lần, anh nói thẳng vào bọn cai ngục: “Còn giặc Mỹ thì không ai có hạnh phúc cả”. Câu nói ấy không chỉ gây xúc động trong tuổi trẻ và nhân dân ta mà cả tuổi trẻ và nhân dân tiến bộ trên thế giới.
 Bức ảnh Nguyễn Văn Trỗi trên pháp trường hô vang khẩu hiệu
Tuy biết trước sẽ bị tử hình nhưng  Nguyễn Văn Trỗi vẫn luôn lạc quan, yêu đời, tỏ rõ khí phách hiên ngang của người cộng sản không sợ chết. Những hình ảnh 9 phút cuối cùng của anh Trỗi trên pháp trường ngày ấy đã làm dấy lên làn sóng yêu thương, kính phục tấm gương hy sinh anh dũng của anh, đồng thời căm thù giặc sâu sắc. Trên pháp trường, dù đã cận kề cái chết, nhưng anh Trỗi vẫn bình thản, hiên ngang, không một chút nao núng. Hình ảnh cuối cùng của liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi do một nhà quay phim người Nhật chụp được khi anh giật phắt tấm khăn bịt mắt và nói: “Tôi không có tội, kẻ có tội cần phải trừng trị là bọn xâm lược Mỹ và lũ Việt gian Nguyễn Khánh”.
Trước khi bị bắn, anh Trỗi đã hô to: “Hãy nhớ lấy lời tôi! Đả đảo đế quốc Mỹ! Hồ Chí Minh muôn năm! Việt Nam muôn năm!
Ca ngợi tinh thần hy sinh dũng cảm của anh hùng Nguyễn Văn Trỗi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Vì Tổ quốc, vì nhân dân, liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi đã anh dũng đấu tranh chống đế quốc Mỹ đến hơi thở cuối cùng. Chí khí lẫm liệt của anh hùng Trỗi là một tấm gương hy sinh cách mạng sáng ngời cho mọi người yêu nước, nhất là cho các cháu thanh niên học tập”.
Sự hy sinh anh dũng của Nguyễn Văn Trỗi là một tấm gương sáng cho hàng triệu trái tim người yêu nước Việt Nam và bạn bè trên thế giới yêu chuộng hòa bình, bênh vực công lý; góp phần cổ vũ, tăng thêm nghị lực đấu tranh của các anh em đang bị tù đày; khơi dậy ở lớp thanh niên ngày ấy ý chí chiến đấu gan dạ hơn, sôi sục hơn. Lời hô của anh tại pháp trường như tiếng kèn xung trận, thôi thúc, khích lệ cả nước hăng hái xung phong sẵn sàng đánh giặc. Học tập gương chiến đấu của Nguyễn Văn Trỗi, khắp cả nước dấy lên phong trào thi đua, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ cứu nước. Lớp lớp thanh niên trên mọi miền đất nước noi gương anh, đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, xông pha ra mặt trận chiến đấu, góp phần làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Với những hy sinh, cống hiến cho quê hương, đất nước, năm 1964, Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam truy tặng Nguyễn Văn Trỗi danh hiệu Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng và Huân chương Thành đồng hạng nhất. Năm 1995, Đảng và Nhà nước ta truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho anh.
Một ngày sau khi anh Trỗi bị bắt, chị Phan Thị Quyên-vợ anh cũng bị bắt giam. Trong thời gian bị giam giữ, chị Quyên mới thực sự hiểu công việc của chồng và đồng đội, cũng như hiểu vì sao anh Trỗi tham gia chiến đấu, sẵn sang hy sinh để giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Theo lời kể của chị về “những lần gặp gỡ cuối cùng” giữa chị với anh Trỗi từ khi bị giam cho đến khi bị xử bắn, nhà văn Trần Đình Vân đã viết lại trong cuốn sách “Sống như anh” và chuyển ra miền Bắc in, phát hành. Ngày 20-7-1965, cuốn sách được Nhà xuất bản Văn học xuất bản lần thứ nhất với 302.000 cuốn.
Tấm gương hy sinh bất khuất của anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi còn trở thành cảm hứng sáng tác trong nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật, gây xúc động lòng người như bài thơ: Hãy nhớ lấy lời tôi của Tố Hữu, bài hát Lời anh vọng mãi ngàn năm của Vũ Thanh. Đạo diễn Bùi Đình Hạc đã xây dựng 2 bộ phim tài liệu Anh Nguyễn Văn Trỗi sống mãi và phim truyện Nguyễn Văn Trỗi.  Cuốn bút ký Sống như anh của nhà báo Thái Duy (Trần Đình Vân) đã trở thành cuốn sách “gối đầu giường” của rất nhiều thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Cuốn sách được bạn đọc bình chọn là một trong ba cuốn sách có nội dung hay nhất năm 2002 và gần đây được xuất bản sang tiếng Tây Ban Nha Tượng của Nguyễn Văn Trỗi được dựng lên ở một số công viên chính ở nhiều tỉnh ,thành phố. Tên anh được đặt cho nhiều con đường, cây cầu và trường học ở Việt Nam và nước ngoài. Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh đặt giải thưởng mang tên anh và một sân vận động ở Cuba cũng rất tự hào được mang tên anh- Anh hùng Liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi.
50 năm ngày anh Trỗi hy sinh, nhưng không gì có thể làm phai mờ trong tâm trí người Việt Nam về anh và nhiều tấm gương anh hùng, quả cảm; sẵn sàng chiến đấu và hy sinh vì độc lập tự do, thống nhất vẹn toàn của đất nước Việt Nam muôn vàn yêu quý!

Tài liệu đính kèm:

  • doctieu_su_cac_chi_doi_mang_ten.doc