Tích luỹ chuyên môn - Nghiệp vụ

 I. KIỂM TRA BÀI CŨ:

- HS viết bảng con các từ ứng dụng ở bài trước, mỗi tổ viết 1 từ.

- Vài HS đọc các từ ở bảng con và phân tích một số tiếng.

- 2 HS lên bảng đọc đoạn ứng dụng và yêu cầu HS tìm tiếng có chứa vần vừa học và phân tích tiếng đó:

II. DẠY HỌC BÀI MỚI:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

 Hoạt động 2: Dạy vần

a) Nhận diện vần - Đánh vần

- HS phân tích vần - đánh vần - đọc trơn (cá nhân, nhóm, cả lớp).

- HS ghép vần – ghép tiếng – HS đọc tiếng vừa ghép.

- GV viết bảng.

- GV yêu cầu HS phân tích tiếng - đánh vần - đọc trơn tiếng (cá nhân, nhóm, cả lớp).

- GV treo tranh giới thiệu từ khoá.

- HS đọc từ (cá nhân, nhóm, cả lớp).

- HS: Đọc trơn (đọc xuôi, đọc ngược): 3 bậc (cá nhân, nhóm, cả lớp).

 - GV chỉnh sửa nhịp đọc trơn cho HS.

 * GV giới thiệu vần thứ hai: Tương tự vần thứ nhất.

 HS so sánh hai vần vừa mới học.

- GV: Đúng rồi! Chính vì sự khác nhau đó nên có cách đọc khác nhau. Các em cần nắm vững sự giống nhau và khác nhau đó để khi viết khỏi bị nhầm lẫn.

* Nghỉ giữa tiết: Trò chơi "Gieo hạt! nảy mầm"

 

doc 46 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 2058Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tích luỹ chuyên môn - Nghiệp vụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 em.
	Phép nhân 25 x 25, 35 x 35 ta nhân nhẩm bằng cách:
	Nhẩm lượt 1: 5 x 5 = 25
	Nhẩm lượt 2: Lấy chữ số hàng chục của thừa số nhân với số liền sau nó được kết quả ta ghi vào bên trái 25 sẽ được kết quả của phép nhân.
	Cả lớp nổ một tràng pháo tay khen Huyền. Lúc này không khí lớp 
học thật hào hứng. Rất nhiều cánh tay giơ lên xin phát biểu.
	Tôi gọi Hà, một học sinh thường ngày rất nhút nhát: Thưa cô, em nhân nhẩm 45 x 45 ạ! Tôi viết 45 x 45 lên bảng.
	Em nhẩm lượt 1: 5 x 5 = 25
	Nhẩm lượt 2: 4 x 5 = 20, viết 20 vào bên trái 25, ta được 2025. Vậy 45 x 45 = 2025.
	Tôi yêu cầu cả lớp thử lại và kết quả của Hà là rất đúng.
	Nam một học sinh khá lém lĩnh của lớp xin phát biểu, liền lúc em kể ra một loạt các phép nhân với số có hai chữ số, ta có thể nhân nhẩm được bằng cách trên, đó là: 15 x 15, 55 x 55,... 95 x 95. Cùng lúc đó tiếg trống giờ học đã vang lên, kết thúc một giờ học thật thú vị. Vậy các thầy cô giáo sẽ luôn tạo cơ hội, phát huy sự sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học.
--------------------------------bad---------------------------------
Những bài thơ đạo đức lớp 2, 3
* Lớp 2
	Bài 1: Học tập, sinh hoạt đúng giờ	
Giờ nào việc nấy bạn ơi, 
Ta cần thu xếp để rồi làm theo,
Chia thời gian biểu cho đều
	Giờ học, giờ nghỉ tuân theo hằng ngày.
	Bài 2: Biết nhận lỗi và sửa lỗi
	Làm người ai khỏi lỗi lầm
	Nhưng cần phải biết để rồi sửa ngay
Nhận lỗi là một điều hay	
	Giúp ta tiến bộ bạn ngày thêm đông
	Bài 4: Chăm làm việc nhà
Hằng ngày giúp đỡ việc nhà
	Em cần chăm chỉ mới là con ngoan.
Bài 5: Chăm chỉ học tập
	Chăm chỉ học tập bạn ơi
Không chỉ trồn học đi chơi la cà
	Phụ lòng công sức mẹ cha
Người không tiến bộ, ông bà chẳng vui
	Bài 7: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp
	Giữ gìn trường lớp thân yêu
	Sao cho sạch đẹp là điều đáng khen.
	Bài 8: Giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng
	Những nơi công cộng quanh ta
	Vệ sinh trật tự mới là văn minh
	Nơi công cộng như nhà mình
	Không nên vứt rác linh tinh ngoài đường
	Bài 11: Lịch sự nhận và gọi điện thoại
	Nói năng qua điện thoại
	 Cần lễ phép đàng hoàng
	Nhấc đặt máy nhẹ nhàng
	Mới là người lịch sự.
	Bài 12: Lịch sự khi đến nhà người khác
	Đến nhà của bạn thăm chơi
	Em cần gõ cửa được mời mới vô
	Gặp người lớn, lễ phép chào
	Không nên tự tiện lấy đồ bạn chơi.
	Bài 13: Giúp đỡ người khuyết tật
	Mọi người xin hãy cùng nhau
	Giúp người khuyết tật giảm đau thiệt thòi
* Lớp 3
	Bài 1: Kính yêu Bác Hồ
Bác Hồ muôn kính ngàn yêu,
Em luôn thực hiện 5 điều Bác khuyên.
Bài 2: Giữ lời hứa
	Giữ đúng lời hứa
	Sẽ có lợi nhiều
	Thầy cô tin yêu
	Bạn bè quý mến
	Bài 3: Tự làm lấy việc của mình
Tự làm lấy việc của mình
	Giúp em tiến bộ nhiệt tình hăng say.	
Bài 4: Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em
	Ông bà, anh chị, mẹ cha.
Cùng nhau sống dưới mái nhà thương yêu
	Quan tâm dạy dỗ sớm chiều
Ta cần chăm sóc, kính yêu mọi người.
	Bài 5: Chia sẻ vui buồn cùng bạn
	Niềm vui nhân đôi
	Nỗi buồn vơi nửa
	Nếu ta thầm hứa
	Chia sẻ cùng nhau
	Bài 6: Tích cực tham gia vịêc lớp, việc trường
	Việc trường, việc lớp việc chung
	Cùng nhau giúp đỡ ta cùng tham gia
Ngôi trường như một mái nhà
Bạn bè đoàn kết mới là trò ngoan.
	Bài 7: Quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng
Những người hàng xòm láng giềng
Quan tâm giúp đỡ chớ phiền lòng nhau
Khó khăn hay lúc ôm đau	
Tình làng nghiã xóm trước sau vẹn toàn.
Bài 8: Biết ơn thương binh, liệt sĩ
	Anh hùng liệt sĩ thương binh
	Những người chiến đấu hy sinh quên mình
	Ngày nay đất nước hoà bình
	Quan tâm giúp đỡ vẹn tình trước sau
Bài 9: Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế
	Thiếu nhi trên khắp năm châu
	Ta cần đoàn kết cùng nhau vui vầy
	Quyết tâm ra sức dựng xây
	Làm cho trái đất mỗi ngày thêm xanh
Bài 10: Tôn trọng khách nước ngoài
Người nước ngoài đến nước ta
Cần tôn trọng họ mới là văn minh
Sẵn sàng giúp đỡ nhiệt tình
Để khách thêm hiểu nước mình nhiều hơn.
Bài 11: Tôn trọng đám tang
Đi đường lỡ gặp đám tang
Em cần dừng lại đứng sang bên đường.
	Bài 12: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác
Thư từ tài sản của riêng
Ta nên tôn trọng chớ phiền lòng nhau
Không nên làm những việc sau
Mở thư xem trộm cùng nhau lục tìm...
	Bài 13: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước
	Nước là bạn của chúng ta
	Sử dụng tiết kiệm mới là điều hay
	Bạn ơi hãy nhớ câu này
	Bảo vệ nguồn nước đó đây trong lành.
Bài 14: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi
Cây trồng vật nuôi
Mang lại niềm vui
Và nhiều lợi ích
Ta cần tích cực
Bảo vệ vật nuôi
Cây cối tốt tươi
Quê hương giàu đẹp.
--------------------------------bad---------------------------------
Một số điều cần ghi nhớ về ngữ âm tiếng việt
I. Cấu trúc của âm tiết tiếng việt
	Âm đầu: C1	Âm đệm:W	Âm chính: V	Âm cuối: C2
	Có 8 mô hình cấu trúc sau:
V: Âm chính, thanh điệu. VD: à, ừ, ồ,...
WV: Âm đệm, âm chính, thanh điệu. VD: oà, ùa,...
VC2: Âm chính, âm cuối, thanh điệu. VD: ổi, em, an,...
WVC2: Âm đệm, âm chính, âm cuối, thanh điệu. VD: oan, uyên,...
C1V: Âm đầu, âm chính, thanh điệu. VD: ta, bà,...
C1 WV: Âm đầu, âm đệm, âm chính, thanh điệu. VD: toa, hoa, hoá, ...
C1VC2: Âm đầu, âm chính, âm cuối, thanh điệu. VD: tan, ngàn, chương,...
C1WVC2: Âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối, thanh điệu. VD: loan, toàn,...
II. Còn dựa vào cách phân loại truyền thống với tiêu chí là kết thúc âm tiết ta chia thành 4 loại như sau:
- Âm tiết mở: Kết thúc bằng nguyên âm (ÂT không có âm cuối) gồm các cấu trúc: V, W, C1 V, C1 WV. VD: ta, toa, loa, nghe, à...
- Âm tiết nửa mở: Kết thúc bằng các bán âm (-W và - J) với các cấu trúc: VC2, WVC2, 
C 1VC2, C 1WVC2. Trong đó C2 là bán âm. VD: ai, oai, tai, toại,... 
- Âm tiết nửa khép: Kết thúc bằng các phụ âm vang (m, n, ng, nh) với các cấu trúc: VC2, WVC2, C 1VC2, C 1WVC2. Trong đó C2 là phụ âm vang. VD: an, uyên, tên, tuyên,...
- Âm tiết khép: Kết thúc bằng các phụ âm tắc (p, t, k, c) với các cấu trúc: VC2, WVC2, C 1VC2, C 1WVC2. Trong đó C2 là phụ âm vang. VD: át, oát, tết, tuyệt, các,...
Cách chữa lỗi chính tả thông thường
Các lỗi về dấu thanh:
Để chữa lỗi này có thể dùng một số mẹo sau:
a) Mẹo tương ứng thanh điệu trong từ láy:
Trong một số từ láy 2 tiếng, các dấu thanh bao giờ cũng cùng một nhóm: huyền, ngã, nặng và không, hỏi, sắc. Nhớ mẹo này qua câu lục bát:
Chị Huyền mang nặng đẻ đau
Hỏi không sắc thuốc lấy đau mà lành
Theo mẹo này nếu còn một tiếng ta còn băn khoăn không biết mang dấu gì thì thử tìm từ láy với tiếng đó. Nếu tiếng kia có dấu huyền hoặc dấu nặng thì nó sẽ mang dấu ngã.Ví dụ: nũng nịu, vớ vẩn, sáng sủa, bảnh bao, nhỏ nhen, lanh lảnh...
Trường hợp ngoại lệ: vẻn vẹn, ngoan ngoãn, khe khẽ, se sẽ, bền bỉ,...
b) Mẹo các tiếng cùng gốc hay gần nghĩa:
Các tiếng cùng gốc hay gần nghĩa với nhau sẽ mang dấu cùng nhóm với nhau.
Ví dụ: cũng - cùng, dẫu - dầu, mõm - mồm, đẫy - đầy,...
	Phản - ván, bản – vốn, bảo – báo, quẳng – quàng,...
Mẹo “Mình nên nhớ viết là dấu ngã”
Các tiếng Hán Việt bắt đầu bằng một trong những âm trong câu “Mình nên nhớ viết là dấu ngã”: m, n, nh, v, l, d, ng thì được viết với dấu ngã. Ví dụ:
Với m (mình): mãnh cảm, mãnh liệt, mĩ lệ,...
Với n (nên): nữ nhi, tầm nã, nỗ lực, noãn bào,...
Với nh (nhớ): nhẫn nại, truyền nhiễm, nhãn quan, tham nhũng,...
Với l (là): lữ khách, lão tướng, lễ độ, thành luỹ,...
Với d (dấu): dũng mãnh, dưỡng sinh, hoang dã, kiều diễm,...
Với ng (ngã): ngã tư, bản ngã, ngoại ngữ,...
Trường hợp ngoại lệ: Một số tiếng (khoảng 20 tiếng) không bắt đầu bằng 7 phụ âm trên nhưng vẫn được viết bằng dấu ngã: kĩ năng, bãi khoá, phẫu thuật, linh cữu, tống tiễn, thực tiễn, hoả tiễn, tiễn trừ, ấu trĩ, huyền tưởng, tích trữ, hỗ trợ, hỗn chiến, hãm tài, phóng đãng, cùng quấn, thư xã, hữu dụng, cánh hữu, trì hoãn, công quỹ, cưỡng đoạt, kĩ nữ, thi sĩ.
--------------------------------bad---------------------------------
Ngày 15 tháng 11 năm 2008
giáo án thi giáo viên dạy giỏi thị
năm học 2006 - 2007
 Người dạy : Nguyễn Thị Ngọc Hà
Bài dạy: Bài 63	em - êm (tiết 1)
a. mục đích, yêu cầu:	
HS đọc và viết được: em, êm, con tem, sao đêm.
	HS đọc được các từ ứng dụng: trẻ em, que kem, ghế đệm, mềm mại.
b. đồ dùng dạy học:
GV: Sách Tiếng Việt 1.Tranh minh họa từ sao đêm, 1 cái tem. 
 Viết sẵn câu ứng dụng ở tiết trước để kiểm tra bài cũ. 
 	 Các thanh chữ viết sẵn các từ ứng dụng: trẻ em, que kem, ghế đệm, mềm mại.
	HS: Bảng con, bộ ghép chữ Tiếng Việt 1.
c. các hoạt động dạy học: 	
I. Khởi động:	Hát
	II. Kiểm tra bài cũ:
	GV: ở tiết trước các em đã học vần gì? (HS: Vần ôm, ơm)
GV giao nhiệm vụ:
+ Tổ 1 viết từ: chó đốm	+ Tổ 1 viết từ: chôm chôm + Tổ 1 viết từ: sáng sớm
- Đại diện các tổ nhắc lại nhiệm vụ của tổ mình.
- HS viết bảng con. GV chọn 3 bảng đẹp cho cả lớp nhận xét.
- Vài HS đọc các từ ở bảng con: chó đốm, chôm chôm, sáng sớm, mùi thơm và phân tích một số tiếng.
- GV đính đoạn ứng dụng lên bảng.
- 2 HS lên bảng đọc đoạn ứng dụng và yêu cầu HS tìm tiếng có chứa vần ơm và phân tích tiếng đó: 
Vàng mơ như trái chín
	Chùm giẻ treo nơi nào
	Gió đưa hương thơm lạ
	Đường tới trường xôn xao.
	- GV nhận xét, cho điểm.
III. Dạy học bài mới:	
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- GV đưa con tem và hỏi: Đây là cái gì? (HS: Đây là con tem)
- GV: Trong từ con tem có tiếng nào các em đã học rồi? (HS: ... tiếng con đã học).
- GV: Tiếng tem là tiếng mới. Trong tiếng tem có âm nào các em đã học? (HS: âm t)
- GV viết bảng và nói: Vần mới đầu tiên hôm nay chúng ta học là vần: em.
	- Vài HS đọc: em.
	Hoạt động 2: Dạy vần
* Vần em
- GV: Hãy phân tích vần em (HS:Vần em gồm âm e đứng trước, âm m đứng sau)
- GV cho HS so sánh xem vần em với vần ôm có điểm nào giống nhau và khác nhau?
- HS: + Giống nhau: Cả 2 vần đều có âm m đứng sau.
	 + Khác nhau: Vần em có âm e đứng trước. Vần ôm có âm ô đứng trước.
- HS đánh vần: e - mờ - em(cá nhân, nhóm, cả lớp).
- HS đọc trơn: em (cá nhân, nhóm, cả lớp).
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS.
- GV: Ghép vần em cho cô.
- HS ghép vần em. HS đưa bảng, GV lấy 1 bảng ghép cho HS nhận xét.
- GV: Các em đã có vần em. Bây giờ lấy thêm âm t ghép với vần em để được tiếng mới. 
	- HS: Ghép tiếng tem.
- GV: Em vừa ghép được tiếng gì? (HS: Em vừa ghép được tiếng tem). 
- GV viết bảng: tem.
- GV yêu cầu HS phân tích tiếng tem.
- HS: Tiếng tem có âm t ghép với vần em, âm t đứng trước, vần em đứng sau.
	- HS: Đánh vần : tờ - em- tem (cá nhân, nhóm, cả lớp).
	- HS đọc trơn: tem (cá nhân, nhóm, cả lớp).
	- GV theo dõi, chỉnh sửa.
	- GV: Tiếng tem có trong từ nào? (HS: Tiếng tem có trong từ con tem)
	- GV ghi bảng: con tem.
- HS đọc: con tem (cá nhân, nhóm, cả lớp).
- HS: Đọc trơn (đọc xuôi, đọc ngược): em - tem - con tem (cá nhân, nhóm, cả lớp).
	- GV chỉnh sửa nhịp đọc trơn cho HS.
	*Vần êm
	- GV: Cô thay âm e bằng âm ê, cô giữ nguyên âm m ta được vần gì? (HS: Vần êm)
- GV: Hãy phân tích vần êm (HS: Vần êm gồm âm ê đứng trước, âm m đứng sau)
- HS đánh vần: ê- mờ - êm(cá nhân, nhóm, cả lớp).
- HS đọc trơn: êm (cá nhân, nhóm, cả lớp).
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS.	
- GV: Hãy ghép vần êm cho cô.
- HS ghép vần êm. HS đưa bảng, GV lấy 1 bảng ghép cho HS nhận xét.
- GV: Các em đã có vần em. Bây giờ muốn có tiếng đêm các em lấy âm gì để ghép?
	- HS: Ghép tiếng đêm.
- GV: Hãy đọc tiếng em vừa ghép được (HS: Em vừa ghép được tiếng đêm). 
- GV viết bảng: đêm.
- GV yêu cầu HS phân tích tiếng đêm.
- HS: Tiếng đêm có âm đ ghép với vần êm, âm đ đứng trước, vần êm đứng sau.
	- HS: Đánh vần : đờ - êm- đêm (cá nhân, nhóm, cả lớp).
	- HS đọc trơn: đêm (cá nhân, nhóm, cả lớp).
	- GV theo dõi, chỉnh sửa.
	- GV: Đính tranh vẽ sao đêm lên bảng và hỏi: Tranh vẽ gì? (Tranh vẽ sao đêm)
	- GV ghi bảng và nói: Cả lớp xem cô viết từ sao đêm.
- HS đọc: sao đêm (cá nhân, nhóm, cả lớp).
- HS: Đọc trơn (đọc xuôi, đọc ngược): êm - đêm - sao đêm (cá nhân, nhóm, cả lớp).
	- GV chỉnh sửa nhịp đọc trơn cho HS.
	- GV yêu cầu HS đọc lại toàn bộ 2 vần.
- HS đọc cá nhân, cả lớp: em - tem - con tem, êm - đêm - sao đêm.
- GV: Hôm nay chúng ta vừa học xong 2 vần gì? (HS: Vần em, êm)
- GV ghi đề bài lên bảng.
- GV: So sánh xem vần em với vần êm giống nhau ở điểm nào:
- HS: Giống nhau: Cả 2 vần đều có âm m đứng sau.
- GV: Khác nhau ở điểm nào?	 
- HS: Khác nhau: Vần em có âm e đứng trước. Vần êm có âm ê đứng trước.
- GV: Đúng rồi! Chính vì sự khác nhau đó nên có cách đọc khác nhau. Các em cần nắm vững sự giống nhau và khác nhau đó để khi viết khỏi bị nhầm lẫn.
* Nghỉ giữa tiết: Trò chơi "Gieo hạt! nảy mầm"
* Hướng dẫn viết 
- GV viết mẫu em, êm, con tem, sao đêm lên bảng. Vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết.
- HS cầm phấn viết lên không trung.
	- HS viết vào bảng con: em, êm, con tem, sao đêm. 
- GV nhận xét, sửa cho HS.
	* Đọc từ ngữ ứng dụng
	- GV gắn các từ ứng dụng lên bảng: trẻ em, que kem, ghế đệm, mềm mại.
	- GV yêu cầu HS đọc thầm các từ này. HS đọc thầm.
- GV yêu cầu HS lên bảng tìm và gạch dưới những tiếng chứa vần: em, êm.
- HS gạch chân những tiếng: em, kem, đệm, mềm 
- GV: Hãy đọc và phân tích các tiếng đó.
- GV giải nghĩa các từ ứng dụng và đọc mẫu.
+ Trẻ em: Những em bé nói chung, trong đó có các bạn trong lớp chúng ta.
+ Que kem: Các em đã bao giờ ăn kem chưa? Nó như thế nào?...
+ Ghế đệm: Ghế có lót đệm, ngồi cho êm.
+ Mềm mại: Mềm, êm dịu gợi cảm giác khi sờ, ví dụ như da trẻ con.
	- HS đọc từ ngữ ứng dụng(cá nhân, nhóm, cả lớp). GV nhận xét, chỉnh sửa.
	IV. Củng cố:
Vậy bây giờ các em có thích chơi trò chơi không?
Trò chơi có tên gọi là: "Hái quả về nhập kho"GV hướng dẫn cách chơi. 
	V. Dặn dò:
Về nhà đọc bài và tìm chữ có vần vừa học trong các sách, báo. 
Đọc trước câu ứng dụng để tiết 2 chúng ta học. Xem trước bài 64. 
--------------------------------bad---------------------------------
Toán 	phép trừ trong phạm vi 4
(Thi giỏi trường - năm học 2006 - 2007)
a. mục tiêu:	(Sách giáo viên)	
b. đồ dùng dạy học:	
	GV: Sách Toán 1.
	HS: Bộ đồ dùng học Toán 1, sách Toán 1.
c. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:	Hát
II. Kiểm tra bài cũ:
	3 HS lên bảng làm: 2 - 1 =	3 - 1 =	3 - 2 =
	HS nhận xét. GV nhận xét, ghi điểm.
III. Dạy học bài mới:	Giới thiệu bài
GV: Hôm nay chúng ta học bài "Phép trừ trong phạm vi 4"
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 4	
*a) Hướng dẫn HS thành lập các công thức 4 - 1 = 3, 4- 2 = 2; 4 - 3 = 1
	- GV đính 4 quả cam lên bảng và hỏi: Trên bảng có tất cả mấy quả cam? (HS: có 4 quả cam)
	- GV gạch bớt 1 quả cam và yêu cầu HS nêu bài toán: "Có 4 quả cam bớt đi 1 quả cam. Hỏi còn lại mấy quả cam?". Vài HS nhắc lại.
	- HS nêu câu trả lời: "Có 4 quả cam bớt đi 1 quả cam còn lại 3 quả cam". 
Vài HS nhắc lại.
	- GV: 4 bớt 1 còn mấy? (HS: 4 bớt 1 còn 3)
	- GV: Vậy "bớt" chúng ta làm phép tính gì? (phép trừ). GV ghi bảng: 4 - 1 =
	- GV: Vậy 4 - 1 bằng mấy ? HS lập phép tính trên bảng ghép.
	- HS nêu phép tính, GV ghi bảng: 4 - 1 = 3. HS đọc (cá nhân, cả lớp).
* Tương tự : 	
- GV đính 4 bông hoa lên bảng và hỏi: Trên bảng có tất cả mấy bông hoa? (HS: có 4 bông hoa)
	- GV gạch bớt 2 bông hoa và yêu cầu HS nêu bài toán: "Có 4 bông hoa bớt đi 2 bông hoa. Hỏi còn lại mấy bông hoa?". Vài HS nhắc lại.
	- HS nêu câu trả lời: "Có 4 bông hoa bớt đi 2 bông hoa còn lại 2 bông hoa ". 
Vài HS nhắc lại.
	- GV: 4 bớt 2 còn mấy? (HS: 4 bớt 2 còn 2). GV: Vậy 4 - 2 bằng mấy ?
	- HS lập phép tính trên bảng ghép.
	- HS nêu phép tính, GV ghi bảng: 4 - 2 = 2. HS đọc (cá nhân, cả lớp).
	- GV đính 4 hình tam giác và yêu cầu HS nêu bài toán: "Có 4 hình tam giác bớt đi 3 hình tam giác. Hỏi còn lại mấy hình tam giác?". Vài HS nhắc lại.
	- HS nêu câu trả lời: "Có 4 hình tam giác bớt đi 3 hình tam giác còn lại 1 hình tam giác". Vài HS nhắc lại.
	- HS lập phép tính tương ứng với bài toán vừa nêu trên bảng ghép.
	- HS nêu phép tính, GV ghi bảng: 4 - 3 = 1.
	- HS đọc (cá nhân, cả lớp): 4 - 3 = 1.
	- Cả lớp đọc lại 3 công thức: 4 - 1 = 4; 4 - 2 = 2; 4 - 3 = 1
	HS xung phong đọc thuộc bảng trừ trong phạm vi 4.
- GV: Em có nhận xét gì về số thứ nhất trong các phép tính này?
	- HS: Số thứ nhất của các phép tính đều là số 4.
	- GV: Đây chính là bảng trừ trong phạm vi 4. Yêu cầu các em học thuộc để vận dụng vào làm toán.
b) Cho HS học thuộc bảng trừ trong phạm vi 4
	- GV cho cả lớp đọc lại bảng trừ trong phạm vi 4.
	- GV che lần lượt từng phép tính, sau đó che toàn bộ.
	- HS thi đua xem ai đọc đúng và đọc thuộc.
GV hỏi: 4 trừ 1 bằng mấy? 4 trừ 2 bằng mấy? 4 trừ mấy bằng 1?
	*) GV chỉ vào và cho HS quan sát sơ đồ ven trên bảng.
	GV hỏi: Bên phải có mấy chấm tròn? Bên phải có mấy chấm tròn? 3 chấm tròn thêm 1 chấm tròn thành mấy chấm tròn?
	GV hỏi: 3 + 1 = mấy? GV ghi bảng: 3 + 1 = 4
	Ngược lại: GV chỉ vào 1 chấm tròn và 3 chấm tròn, hỏi: 1 chấm tròn thêm 3 chấm tròn thành mấy chấm tròn? GV ghi bảng: 1 + 3 = 4
	GV hỏi: 4 chấm tròn bớt 1 chấm tròn còn mấy chấm tròn? GV ghi bảng: 4 - 1 = 3
	GV hỏi: 4 chấm tròn bớt 3 chấm tròn còn mấy chấm tròn? GV ghi bảng: 4 - 3 = 1
	GV: Khi có 3 + 1 = 4 hoặc 1 + 3 = 4, thì lấy 4 - 1 = 3; 4 - 3 = 1
	*)Tiến hành tương tự: 2 + 2 = 4; 4 - 2 = 2
	GV: Vừa rồi các em đã học thuộc bảng trừ trong phạm vi 4. Bây giờ các em vận dụng bảng trừ này để làm bài tập.
Hoạt động 2: Luyện tập
GV hướng dẫn HS làm bài tập theo quy trình:
HS: Nêu yêu cầu - nêu cách làm - làm bài - chữa bài.Trong khi HS làm bài GV theo dõi, hướng dẫn những em chậm.
Bài 1: Tính. Củng cố bảng trừ trong phạm vi 4.
Củng cố mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Bài 2: Tính
GV: Khi thực hiện các phép tính này các em cần lưu ý điều gì?
Bài 3: Viết phép tính thích hợp
GV yêu cầu HS quan sát tranh, nêu bài toán, viết phép tính vào ô trống thích hợp với từng bức tranh. 4 - 1 = 3
HS làm bài vào SGK, sau đó lên bảng chữa bài.
IV. Củng cố:	
Trò chơi: GV nêu phép tính, chỉ định HS nói ngay kết quả.
V. Dặn dò:	
	Về nhà học thuộc bảng trừ trong phạm vi 4. GV nhận xét giờ học.
--------------------------------bad---------------------------------
giáo án thi giáo viên dạy giỏi thị
năm học 2006 - 2007
Tập đọc: 	Hai anh em (tiết 1) (lớp 2)
I. Mục đích yêu cầu:
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Biết nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.
- Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với ý nghĩ của hai nhân vật ( người anh và người em ).
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu và nắm được nghĩa các từ mới: công bằng, kì lạ.
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi tình anh em- anh em yêu thương, lo lắng cho nhau, nhường nhịn nhau.
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh họa bài đọc trong SGK; Bài tập đọc.
III.Các hoạt động dạy học:
A. ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ:
- T: gọi 2 HS đọc tin nhắn ở SGK trang 115.
HS1: Đọc tin nhắn 1 và trả lời câu hỏi: Ai nhắn tin cho Linh? (Chị Nga nhắn tin cho Linh.)
HS2: Đọc tin nhắn 2 và trả lời câu hỏi: Hà nhắn Linh những gì? (Hà mang đồ chơi cho Linh, nhờ Linh mang sổ bài hát cho Hà mượn.) GV nhận xét, ghi điểm.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: T: Đính tranh lên bảng. H: Quan sát tranh.
T: Các em hãy quan sát bức tranh và cho cô biết bức tranh vẽ gì?
H: Bức tranh vẽ hai anh em đang ôm nhau giữa đêm bên đống lúa.
T: Vậy tình cảm của anh em họ như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu qua bài tập đọc “ Hai anh em ”. T: ghi đề lên bảng.
2. Luyện đọc bài:
2. 1. Giáo viên đọc mẫu toàn bài: Giọng đọc chậm rãi, tình cảm. Nhấn giọng các từ ngữ: công bằng, ngạc nhiên, xúc động, ôm chầm lấy nhau.
2.2.Giáo viên hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
a. Đọc từng câu:
H: tiếp nối nhau đọc từng câu cho đến hết bài.
T: Theo em, trong bài có những từ ngữ nào khó đọc?
T: Vừa ghi, vừa luyện đọc cho học sinh ( CN-ĐT ): nghĩ, vất vả, rất đỗi ngạc nhiên, xúc động,...
H: Đọc nối tiếp từng câu lần 2.
b. Luyện đọc từng đoạn trước lớp:
T: Bài này gồm có mấy đoạn? ( 4 đoạn )
H: 4 em đọc tiếp nối nhau, mỗi em đọc một đoạn cho đến hết bài.
*Luyện đọc đoạn 1:
H: 1 em đọc đoạn 1. T: Đoạn em vừa đọc là lời của ai? (...lời của người dẫn chuyện.)
T: Lời của người dẫn chuyện đọc như thế nào? (...đọc chậm rãi )
H: 2 em đọc lại đoạn 1 .Các em khác nhận xét.
*Luyện đọc đoạn 2:	
H: 1 em đọc đoạn 2. 
T: Đính câu văn lên bảng. Gọi một học sinh đọc. Thầy dùng bút ngắt.
	Nghĩ vậy,/ người em ra đồng lấy lúa của mình/ bỏ thêm vào phần của anh.// 
	T: Những từ cô gạch chân các em cần chú ý nhấn giọng.
	T: ở câu này các em cần nghỉ hơi sau tiếng có dấu phẩy và giữa những cụm từ dài. 
	H: Hai em thể hiện lại - Học sinh nhận xét.
	H: một em đọc lại đoạn 2.
	T: Vậy đoạn 2 các em vừa đọc có suy nghĩ của nhân vật nào? (...người em.).
	T: Suy nghĩ của người em cần đọc giọng như thế nào? (...nhẹ nhàng, tình cảm.).
	*Luyện đọc đoạn 3: 
	H: 1 em đọc đoạn 3. T: Đính câu văn lên bảng.Gọi một học sinh đọc. Thầy dùng bút ngắt.
	Thế rồi, / anh ra đồng lấy lúa của mình / bỏ thêm vào phần của em.//
	T: Khi đọc câu này các em chú ý nhấn giọng ở những từ nào? (...lấy lúa, bỏ thêm).
	T: Ngoài việc đọc nhấn giọng các em cần nghỉ hơi sau tiếng có dấu phẩy và giữa những cụm từ dài.
	H: 1 em đọc lại câu trên bảng. H nhận xét. H: 1 em đọc lại đoạn 3.
T: Thế nào gọi là “Công bằng" ? (H: công bằng : hợp lẽ phải.) T: Ghi bảng: công bằng. H: Đọc lại đoạn 3 (1 em)
	T: Đoạn 3 có suy nghĩ của nhân vật nào? (...người anh.).
	T: Suy nghĩ của người anh cần đọc giọng như thế nào? (...nhẹ nhàng, tình cảm.).
	*Luyện đọc đoạn 4: 
	H:1 em đọc đoạn 4 T: Em hiểu thế nào là “kì lạ” ? (H: kì lạ : lạ đến mức không ngờ.). 
T: Ghi bảng: kì lạ. H: Đọc đoạn 4 (2 em).
	T: Vậy để đọc tốt bài này, chúng ta cần chú ý điều gì?
	H: ... cần đọc đúng, to, rõ ràng, tình cảm; biết nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài; biết đọc phân biệt lời kể chuyện với ý nghĩ của 2 nhân vật (người em và người anh).
	c. Đọc từng đoạn trong nhóm: 
	H: Luyện đọc từng đoạn theo nhóm 4.T: Theo dõi, nhắc nhở thêm.
	d.Thi đọc giữa các nhóm:
	T: Cho học sinh các nhóm thi đọc cá nhân ( từng đoạn, cả bài.)
	H: Bình chọn nhóm đọc hay nhất. T: Ghi điểm
	3. Củng cố:
	T: Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? (...anh em phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.).
	T: Các em phải biết nhường nhịn, yêu thương anh chị em để cuộc sống gia đình hạnh phúc.
	T: Nhận x

Tài liệu đính kèm:

  • docTich luy chuyen mon.doc