Thiết kế Giáo dục Ngoài giờ lên lớp Lớp 4 - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Hằng

KẾ HOẠCH NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

THÁNG 8 : TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

TUẦN 2: TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA NHÀ TRƯỜNG

I.Mục tiêu :

 - Giúp cho các em biết được các truyền thống tốt đẹp của nhà trường, nắm đươc nội quy của trường cũng như của lớp học.

 - Giáo dục học sinh tự hào về ngôi trường thân yêu.

 - Giáo dục học sinh phải biết giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, biết trồng và bảo vệ cây xanh khuôn viên trường, chăm sóc cây trong lớp.

II. Các bước tiến hành :

 1.Chuẩn bị:

 - GV soạn sẵn nội quy trường, lớp.

 - Các tổ chuẩn bị bài hát.

 2. Thời gian : ngày 28 tháng 8 năm 2015

 3. Địa điểm : tại lớp học 4 .8

 4. Nội dung – hình thức

 * Nội dung:

 - Ý nghĩa của tên trường

 - Những truyền thống tốt đẹp của nhà trường

 - Bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.

 - Những tấm gương học tập tốt của trường lớp mà học sinh mến phục.

 - Nội quy của trường Tiểu học Uyên Hưng và nội quy của lớp học.

* Hình thức: Trình bày bằng lời

 5. Tiến hành:

* Khởi động : GVCN điểu khiển lớp.

 - Cả lớp hát – Tuyên bố lí do.

 Nội dung :

* Tìm hiểu về truyền thống tốt đẹp của nhà trường.

1. Thảo luận về truyền thống nhà trường:

GV : - Hãy nêu ý nghĩa của tên trường ?

+ Thành tích học tập tốt của các bạn trong năm qua là ai?

+ Em cần làm gì để bảo vệ và phát huy truyền thống của trường?

+ Hãy cho biết ai là người chịu trách điều hành mọi hoạt động trong nhà trường ?

+ Qua những truyền thống của trường, em học tập được gì?

+ Em có suy nghĩ gì về hướng phấn đấu của mình để phát huy được truyền thống đó của nhà trường?

- Gọi HS trình bày. GV theo dõi.

 

doc 70 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 595Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế Giáo dục Ngoài giờ lên lớp Lớp 4 - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p hát bài Chú bộ đội.
* Tuyên bố lý do: Gv thực hiện 
Nội dung : 
a) Hội vui học tập: 
* Hình thức: Thi hái hoa dâng chủ
- GV chuẩn bị nhiều bông hoa có câu hỏi đính kèm. 4 tổ lần lượt cử đại diện lên hái 1 bông hoa và đọc câu hỏi. Sau đó suy nghĩ trong 10 giây và trả lời câu hỏi nếu đúng đạt 10 điểm. Nếu người hái hoa không trả lời được thì các thành viên trong đội sẽ trả lời thay nhưng chỉ đạt 5 điểm/lần. Kết thúc đội chơi, tổ nào nhiều điểm nhất sẽ được thưởng. 
- GV thành lập tổ giám khảo, thống nhất câu trả lời và thang điểm, chấm và công bố điểm theo các câu hỏi sau:
1/ Trung du Bắc Bộ là vùng đất như thế nào ?
 a/ Là vùng núi với các đỉnh tròn, sườn thoải 
 b/ Là vùng trung du với các đỉnh nhọn, sườn thoải 
 c/ Là vùng đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải 
2/ Các dân tộc ở Tây Nguyên thường sinh hoạt tập thể ở đâu? 	
 a/ Ở hội trường 	 b/ Ở nhà rông 	c/ Ở nhà sàn
3/ Nêu đặc điểm của sông ngòi ở Tây Nguyên
 a/ Nhiều thác ghềnh 	 b/ Nhiều nước 	c/ Cả a và b
4/ Em hãy kể tên những lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Bắc Bộ.
 a/ Hội Chùa Hương, Hội Lim, hội Chùa Bà
 b/ Hội Lim, Hội đua voi, Hội Chùa Hương
 c/ Hội Gióng, Hội Chùa Hương, Hội Lim
5/ Quân Mông Nguyên sang xâm lược nước ta bao nhiêu lần?
 a/ 1 lần 	 b/ 2 lần 	 c/ 3 lần 
6/ Nhờ đâu, quân dân nhà Trần đã đánh thắng quân Mông – Nguyên?
 a/ Nhờ sự đồng lòng của nhân dân và mưu trí của người lãnh đạo
 b/ Nhờ sự dũng cảm và mưu trí 
 c/ Nhờ sự chính trực và mưu trí 
7/ Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất được kết thúc bằng những chiến thắng nào?
 a/ Chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng	 b/ Chiến thắng trên sông Như Nguyệt 
 c/ Chiến thắng Bạch Đằng 
8/ Ai đã dẹp loạn 12 sứ quân ?
 a/ Ngô Quyền 	 b/ Đinh Bộ Lĩnh 	c/ Lê Hoàn
9/ Không khí có những tính chất gì?
Trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
Không có hình dạng nhất định
Kkhông khí có thể bị nénlại hoặc giãn ra.
 Tất cả đều đúng
10/ Trong quá trình sống, con người lấy những gì từ môi trường?
Không khí, quần áo, xe cộ
Nước, thức ăn, nhà cửa
Thức ăn, nước, không khí
11/ Những thức ăn, đồ uống nào có nguồn gốc động vật?
Thịt gà, rau cải, cá, đậu nành
Tôm, cua, bí đao, ốc, sò
Thịt heo, gà, vịt, tôm, cua, cá
12/ Chất bột đường có vai trò gì đối với cơ thể?
Giúp cơ thể phát triển và hấp thu các vitamin
Cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ cơ thể
Giúp bộ máy tiêu hoá hoạt động tốt
13/ Hãy nêu tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm
Đậu nành, thịt, tôm, cua, cá
Dừa, ốc, gà, vịt, bưởi
Trứng gà, nho, cua, gạo
14/ Nêu các bộ phận của một tiếng
Âm đầu, vần và thanh
Âm đầu, thanh và âm cuối
Âm đầu, âm cuối và vần
15/ Câu văn “Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá!” tả:
Ngoại hình của nhân vật
Hành động của nhân vật
Cả a và b
16/ Những từ nào có tiếng “nhân” nghĩa là lòng thương người?
công nhân, nhân ái, nhân loại
nhân từ, nhân hậu, nhân đức
nhân dân, nhân tài, nhân ái
17/ Câu tục ngữ “Ở hiền gặp lành” khuyên ta điều gì?
Ăn ở hiền lành
Đoàn kết, thương yêu nhau
Anh em phải đùm bọc nhau
18/ 16 000 : 2 = ?
32 000
80 000
8 000
19/ Công thức tính chu vi hình vuông là;
P = a + 4
P = a x 4
P = a x a
20/ Thứ tự các lớp từ thấp đến cao là :
lớp đơn vị, lớp triệu, lớp nghìn, lớp tỉ
lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu, lớp tỉ
lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp tỉ, lớp triệu
21/ Số lớn nhất có 6 chữ số là số nào?
900 000
999 000
999 999
22/ 2kg 30g = ? g
230g
2030g
20030g
23/ 1 thế kỉ = ? năm
1 năm
100 năm
60 năm
 24/ 47 x 11 = ?
 a) 487	b) 517	c) 518
25) 320 : 40 = ?
 a) 8	b) 9	c) 10
 - BGK nhận xét, tổng kết cuộc thi
b) Văn nghệ: Mỗi tổ đăng kí các tiết mục đã chọn như ; đơn ca, song ca. tốp ca, hoặc múa,...
- Học sinh nhận xét và tuyên dương tổ hát hay nhất.
6. Đánh giá :
- Để thực hiện phong trào thi đua học tập tốt mỗi học sinh phải làm gì?
+Học sinh trả lời 
- Gv nhận xét tiết học, động viên các em cố gắng thực hiện tuần lễ đạt nhiều thành tích trong học tập.
7. Phân công thực hiện: 
- Phát huy phong trào Đôi bạn tốt để giúp nhau cùng tiến bộ trong học tập
 - Học tập và rèn luyện theo chương trình tuần 18 và tham gia HĐNGLL đầy đủ
	 - Tham gia lao động theo kế hoạch của nhà trường.
	 - Chuẩn bị tiết sau: Tìm hiểu ngày thành lập quân đội nhân dân 22/12
GIÁO DỤC THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG
GDTHKNS: Bài 8: Em là đội viên xuất sắc
(HĐ1: Tìm hiểu câu chuyện (câu 1)
KHỐI TRƯỞNG KÝ DUYỆT
Ngày ......tháng 12 năm 2015
Nguyễn Ngọc Nương
Ngày soạn : 10 / 12 /2015 Thứ sáu ngày 18 tháng 12 năm 2015
Ngày dạy : 18 /12/2015	
KẾ HOẠCH GD NGLL
THÁNG 12
CHỦ ĐIỂM : UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
TUẦN 18: TÌM HIỂU NGÀY QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 22/12
I.MỤC TIÊU:
HS hiểu được sơ lược về Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
Báo cáo kết quả thi đua chào mừng Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Học sinh tỏ lòng biết ơn và kính trọng các chú bộ đội, thích làm bộ đội, chiến sĩ trong tương lai để bảo vệ đất nước.
II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
Chuẩn bị:
- Nội dung liên quan đến Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.
- Phát động phong trào thi đua học tập trong HS.
 2. Thời gian: ngày 18 tháng 12 năm 2015
 3. Địa điểm : tại lớp học.
 4. Nội dung- Hình thức
* Nội dung: Tìm hiểu ngày Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12
* Hình thức : HS thi đua tìm hiểu về Ngày Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12
 5. Tiến hành :
* Khởi động : HS hát tập thể bài về chú bộ đội
* Tuyên bố lý do : giới thiệu chương trình
 - Người điều khiển : GV chủ nhiệm
 Nội dung hoạt động :
Hoạt động 1: Tìm hiểu ngày Quân đội Nhân dân Việt Nam.
- GV giới thiệu về ý nghĩa lịch sử của Ngày 22/12 để giúp HS hiểu được sơ lược về Ngày Thành lập QĐND VN:
+ Tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo, thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, ban đầu gồm 34 chiến sỹ trong đó có 3 nữ với 34 khẩu súng các loại do Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung; Hoàng Sâm được chọn làm đội trưởng; Xích Thắng, tức Dương Mạc Thạch, làm chính trị viên, Hoàng Văn Thái phụ trách tình báo và kế hoạch tác chiến; Lâm Cẩm Như, tức Lâm Kính, phụ trách công tác chính trị; Lộc Văn Lùng tức Văn Tiên làm quản lý.
GV nêu câu hỏi, yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm 4:
+ Ngày 22/12 là ngày gì? Được thành lập vào thời gian nào? Tại đâu? 
+ Ai là người chỉ huy chung lúc giờ? 
+ Quân đội ngày đầu thành lập có bao nhiêu chiến sĩ? gồm mấy nữ? Có bao nhiêu khẩu súng các loại?
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Giáo viên kết luận như đã giới thiệu trên.
Giáo dục HS tự hào về truyền thống yêu nước, sức mạnh của quân đội và của dân ta. Tiếp bước cha ông ra sức học tập, rèn luyện và phấn đấu để trở thành người có ích, tiếp tục gìn giữ và xây dựng đất nước trong tương lai.
Hoạt động 2: Báo cáo kết quả thi đua.
 Mục tiêu: HS báo cáo kết quả thi đua học tập trong tuần.
GV yêu cầu các tổ báo cáo kết quả thi đua học tập trong tuần qua.
- Nhận xét, khen ngợi tổ, cá nhân có nhiều thành tích tốt. Động viên những em chưa đạt kết quả tốt cố gắng hơn trong học tập, sinh hoạt để chào mừng ngày Quân đội nhân dân Việt Nam.
6. Đánh giá :
- Giáo viên nhận xét tiết học.
7. Phân công thực hiện: 
- Tiếp tục sưu tầm mẩu chuyện, tranh, thơ , bài hát,... ca ngợi các anh hùng dân tộc, hoặc ca ngợi các chiến sĩ công an nhân dân, các chú bộ đội đã hết mình phục vụ nhân dân, bảo vệ đất nước.
- Phát huy phong trào Đôi bạn tốt để giúp nhau cùng tiến bộ trong học tập ở HKII
 - Học tập và rèn luyện theo chương trình tuần 19 và tham gia HĐNGLL đầy đủ
	 - Tham gia lao động theo kế hoạch của nhà trường.
	 - Chuẩn bị tiết sau: Tìm hiểu truyền thống văn hoá quê hương.
GIÁO DỤC THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG
GDTHKNS: Bài 8: Em là đội viên xuất sắc
(HĐ3: Bài học)
KHỐI TRƯỞNG KÝ DUYỆT
Ngày ......tháng 12 năm 2015
Nguyễn Ngọc Nương
Ngày soạn :24/12/2015 Thứ sáu ngày tháng năm 2016
Ngày dạy: / /2016 
KẾ HOẠCH GDNGLL
THÁNG 1
CHỦ ĐIỂM : GIỮ GÌN TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ DÂN TỘC
TUẦN 19: TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA
 CỦA QUÊ HƯƠNG
(GDBĐKH: BP)
I- MỤC TIÊU :
- Giúp cho học sinh hiểu biết nhất định về phong tục, tập quán truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước trong không khí đón xuân tết cổ truyền dân tộc.
- Hiểu được nét thay đổi trong đời sống văn hóa ở quê hương, địa phương. Bản thân mỗi hs rất tự hào và yêu mến quê hương quê hương đất nước.
- Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ, phát huy truyền thống dân tộc Việt Nam.
* GDBĐKH: Ngày tết cổ truyền có rất nhiều món ăn ngon, hấp dẫn, nhưng mọi người hãy ăn nhiều rau xanh hơn vừa tốt cho sức khỏe, vừa góp phần giảm phát thải khí nhà kính. Vậy mọi người cần thay đổi món ăn có nhiều rau xanh. 
II- CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH :
1.Chuẩn bị:
- N	ội dung kí kết thi đua.
 -Các tổ đăng kí thi đua.
2.Thời gian: Ngày tháng năm 2016
3. Địa điểm : Tại lớp học
4.Nội dung-hình thức:
 * Nội dung :
 - Phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp mang nét đẹp văn hóa đón tết, mừng xuân của quê hương đất nước .
 - Những đổi mới tích cực trong đời sống văn hóa quê hương đất nước.
 * Hình thức: Thảo luận, kể chuyện về truyền thống văn hóa của quê hương
 5. Tiến hành:
 Hoạt động 1: Báo cáo kết quả thi đua tuần qua và giới thiệu phong trào thi đua giữa các tổ do lớp tổ chức.
 - Lớp trưởng thông qua nội dung kí kết thi đua. Phát động phong trào thi đua phát huy truyền thống dân dộc VN
- Các tổ đăng ký thi đua và hứa quyết tâm trước lớp.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu về truyền thống văn hóa của quê hương.
 - Thảo luận nhóm 4 để trả lời câu hỏi :
 + Hãy kể về phong tục đón tết của một dân tộc mà em biết.
 + Kể phong tục tập quán đón tết ở địa phương em.
 + Kể phong tục tết kì lạ trên thế giới mà bạn đã đọc hoặc nghe kể ?
 + Hãy kể một gương học tập hoặc lao động sản xuất giỏi ở quê hương bạn ?
 - GV phân công từng tổ và giao nhiệm vụ các tổ thực hiện.
 - GV nhận xét, góp ý và giáo dục HS có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc.
 Hoạt động 3: Kể chuyện món ăn ngày tết quê em.
 - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 kể chuyện có ý nghĩa liên quan đến các món ăn ngày tết quê em. Sau mỗi câu chuyện phải nêu lên được loại thực phẩm nào làm thức ăn trong ngày tết vừa tốt cho sức khỏe vừa góp phần giảm phát thải khí nhà kính.
 - Lần lượt đại diện các nhóm kể chuyện theo nội dung yêu cầu trên.
 - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
 * GV nhận xét, kết luận: Ngày tết cổ truyền có rất nhiều món ăn ngon, hấp dẫn, nhưng mọi người hãy ăn nhiều rau xanh hơn vừa tốt cho sức khỏe, vừa góp phần giảm phát thải khí nhà kính. Vậy mọi người cần thay đổi món ăn có nhiều rau xanh. 
 6. Đánh giá :
 - Giáo viên nhận xét tiết dạy ngoài giờ lên lớp..	
 - Đánh giá chung .
 7 . Phân công thực hiện:
- Tiếp tục sưu tầm mẩu chuyện, tranh, thơ , bài hát, câu đối, ...về ngày tết, ca ngợi quê hương, đất nước.
- Phát huy phong trào Đôi bạn tốt để giúp nhau cùng tiến bộ trong học tập.
 - Học tập và rèn luyện theo chương trình tuần 20 và tham gia HĐNGLL đầy đủ
	 - Tham gia lao động theo kế hoạch của nhà trường.
	 - Chuẩn bị tiết sau: Tìm hiểu truyền thống quê hương (các di tích lịch sử)
GIÁO DỤC THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG
BÀI: 9: BÀI HỌC VỀ LÒNG TỰ TRỌNG
HĐ 1: Tìm hiểu câu chuyện
KHỐI TRƯỞNG KÝ DUYỆT
Ngày ......tháng 12 năm 2015
Nguyễn Ngọc Nương
Ngày soạn : 31/12/2015 Thứ sáu ngày 08 tháng 01 năm 2016
Ngày dạy: 08/01/2016 KẾ HOẠCH GDNGLL
THÁNG 1
CHỦ ĐIỂM : GIỮ GÌN TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ DÂN TỘC
TUẦN 20: TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG – CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ
(GDBĐKH: BP)
I- MỤC TIÊU :
- Giúp cho học sinh hiểu biết nhất định về phong tục tập quán văn hóa truyền thống tốt đẹp của địa phương đang sinh sống trong không khí đón tết cổ truyền dân tộc.
- Hiểu được nét thay đổi trong đời sống văn hóa ở quê hương, địa phương. Bản thân mỗi hs rất tự hào và yêu mến quê hương đất nước, tự hào về công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của ông cha qua các lễ hội được tổ chức nhằm ghi nhớ công ơn tại các di tích lịch sử ở địa phương
- Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ông cha.
* GDBĐKH: Ngày tết cổ truyền có rất nhiều lễ hội được diễn ra. Người tham dự lễ hội rất đông. Các hoạt động mua bán, ăn uống khi xem lễ hội cũng không thể thiếu. Chính vì thế, mọi người cần có ý thức giữ gìn vệ sinh chung để góp phần bảo vệ môi trường, giảm BĐKH.
II- CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH :
1.Chuẩn bị:
- Hệ thống câu hỏi giúp học sinh tìm hiểu về phong tục tập quán truyền thống ngày tết của địa phương
2.Thời gian: Ngày 8 tháng 01 năm 2016
3. Địa điểm : Tại lớp học
4.Nội dung-hình thức:
 * Nội dung : - Tiếp tục tìm hiểu phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp mang nét đẹp văn hóa trong dịp đón tết, mừng xuân của quê hương đất nước .
 - Những di tích lịch sử ở địa phương tổ chức lễ hội trong mùa xuân.
 * Hình thức: Thảo luận về truyền thống văn hóa của quê hương
 5. Tiến hành:
* Khởi động:
* Tuyên bố lý do ; giới thiệu chương trình. 
 - Người điều khiển : Lớp trưởng.
 - Nội dung hoạt động:
 + Hát tập thể chủ đề : Mùa xuân
Hoạt động 1: Tìm hiểu về phong tục tập quán văn hóa truyền thống tốt đẹp của địa phương đang sinh sống trong không khí đón tết cổ truyền dân tộc
 - Thảo luận: + Em hãy giới thiệu về phong tục tập quán của địa phương mình trong ngày tết! (Ngày tết mọi người cần chuẩn bị những gì? Phong tục đón giao thừa ra sao? Mọi người thường đi đâu? để làm gì? trẻ em được người lớn quan tâm thế nào? Phong tục ấy có ý nghĩa như thế nào? Chúng ta cần làm gì?...)
Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung.
Gv kết luận và giáo dục HS giữ gìn truyền thống văn hoá tốt đẹp của địa phương. 
* GDBĐKH: - Khi tham gia lễ hội, mọi người cần phải có ý thức như thế nào để góp phần bảo vệ môi trường ?
+ GV KL: Ngày tết cổ truyền có rất nhiều lễ hội được diễn ra. Người tham dự lễ hội rất đông. Các hoạt động mua bán, ăn uống khi xem lễ hội cũng không thể thiếu. Chính vì thế, mọi người cần có ý thức giữ gìn vệ sinh chung để góp phần bảo vệ môi trường, giảm BĐKH.
Hoạt động 2: Tìm hiểu di tích lịch sử.
* GV giới thiệu về vùng đất Uyên Hưng qua các thời kì lịch sử
- Uyên hưng là trung tâm kinh tế-chính trị- văn hóa - xã hội của huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
- Diện tích 3.567 ha nằm ở ven sông Đồng Nai.
- Dân số 7120 người, thị trấn có 8 khu. Phía Đông giáp Tân Mỹ, phía Tây giáp xã Khánh Bình, Bắc giáp xã Hội Nghĩa, Nam giáp sông Đồng Nai
 + Những di tích lịch sử, nơi tôn nghiêm tín ngưỡng như chùa Ông Mõ (Tân Mĩ), đình Tân Nhuận, miếu Xóm Dầu, miếu Xóm Đồn còn là nơi nuôi giấu cán bộ, chiến sĩ, du kích kháng chiến.
- Cuối thế kỉ XVII, đầu thế kỉ XVIII từ miền Bắc, miền Trung đi tìm vùng đất mới để sinh cơ lập nghiệp. Uyên Hưng là vùng đất hữu tình bên bờ sông Đồng Nai là nơi định cư lý tưởng của thuở ban đầu khai phá. 
- Ngày 23/01/ 1959 ngụy quyền Sài Gòn tách quận Tân Uyên ra khỏi Biên Hòa, thành lập tỉnh Phước Thành. Sau đó lại nhập tỉnh Phước Thành về tỉnh Biên Hòa.
- Từ năm 1969- 1975 Uyên hưng thuộc huyện Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa, có diện tích khoảng 56,5Km2, dân số 5 084 người.
- Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, ngày 2/7/1976 Uyên Hưng – Tân Uyên thuộc tỉnh Sông Bé.
- Ngày 6/11/1996 tỉnh Sông Bé tách thành 2 tỉnh: Bình Dương và Bình Phước.
- Ngày 1/1/1997 Uyên Hưng – Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương.
 Trước năm 1945 dân số Uyên hưng có khoảng 15000 người, giai đoạn kháng chiến chống Mỹ dân có khoảng 4500 người, sau năm 1975 là 5 200 người và hiện nay là khoảng trên 1370 hộ với hơn 7120 người.
- Để có được diện mạo như ngày hôm nay người dân Uyên Hưng qua nhiều thế hệ vượt qua gian khổ, hy sinh đã đổ máu và nước mắt trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
*Gv nêu câu hỏi – Học sinh trả lời
- Tổng số hộ dân trong xã Uyên Hưng hiện nay là bao nhiêu ?
- Dân số Uyên Hưng hiện nay có khoảng bao nhiêu người?
- Thời gian nào Uyên Hưng Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương?
- Kể tên các di tích lịch sử, các nơi tôn nghiêm tín ngưỡng văn hoá của địa phương Tân Uyên?
 6. Đánh giá 
 - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết hoạt động
 7 . Phân công thực hiện:
- Phát huy phong trào Đôi bạn tốt để giúp nhau cùng tiến bộ trong học tập.
 - Học tập và rèn luyện theo chương trình tuần 21 và tham gia HĐNGLL đầy đủ
	 - Tham gia lao động theo kế hoạch của Đội.
	 - Chuẩn bị tiết sau: Giáo dục ATGT
GIÁO DỤC THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG
BÀI: 9: BÀI HỌC VỀ LÒNG TỰ TRỌNG (HĐ 3: Bài học)
KHỐI TRƯỞNG KÝ DUYỆT
Ngày ......tháng 1 năm 2016
Nguyễn Ngọc Nương
Ngày soạn : 6/1/2016 Thứ sáu ngày 15 tháng 01 năm 2016
Ngày dạy: 15/01/2016 KẾ HOẠCH GDNGLL
THÁNG 1
CHỦ ĐIỂM : GIỮ GÌN TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ DÂN TỘC
TUẦN 21: BÀI : GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG
I.Mục tiêu: 
- Giúp HS hiểu khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm.
- Đội mũ bảo hiểm rất có ích .
- Giáo dục HS có ý thức đội mũ bảo hiểm vì an toàn bản thân chứ không phải để đối phó với pháp luật.
II. Chuẩn bị:
- HS mũ bảo hiểm
- HS tìm hiểu về cách đội mũ bảo hiểm. Tại sao phải đội mũ bảo hiểm.
III. Các bước tiến hành:
1. Chuẩn bị :
Học sinh hát bài hát chủ đề về an toàn giao thông.
Biển báo .
2. Thời gian : Ngày 15 tháng 1 năm 2016.
3. Địa điểm : Tại lớp học.
4. Nội dung- Hình thức.
Nội dung : Những bài hát về an toàn giao thông.
Hình thức : Các tổ diễn kịch khi tham gia giao thông.
5. Tiến hành :
Khởi động : Lớp trưởng điều khiển cả lớp hát bài hát giao thông.
Chương trình : Các tổ diễn kịch thi đua khi tham gia giao thông
- GV phân lớp làm 4 tổ
- GV giao nhiệm vụ:
 + Kiểm soát mũ
 + Cách đội mũ an toàn 
 + Cách đội mũ bảo hiểm sai
Nhóm trưởng kiểm tra mũ bảo hiểm
Từng tổ giới thiệu về chiếc mũ an toàn.
- Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông chiếc mũ được cài đội thế nào?
-GV cho từng tổ thi đua diễn màn kịch đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông 
-Yêu cầu đại diện nhóm có ý kiến :
- Qua phần trình bày của từng nhóm: Mỗi nhóm có nhận xét gì khi tham gia giao thông?
- Vậy khi tham gia giao thông các em nên dùng mũ như thế nào ?
- Đội mũ bảo hiểm giúp ta bảo vệ được gì?
- HS lần lượt trả lời
- GV nhận xét, kết luận .
6.Đánh giá hoạt động :
Sau khi học bài an toàn giao thông tất cả đều nhận thức được là đội mũ bảo hiểm là bảo vệ bản thân mình , tránh những điều kiện xấu có thể xảy ra khi tham gia giao thông.
- Các em có có thể khuyên nhủ gia đình tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm.
7 . Phân công thực hiện:
- Chấp hành tốt luật giao thông, ngồi trên mô tô, xe máy phải tự giác đội mũ bảo hiểm.
- Tiếp tục phát huy phong trào Đôi bạn tốt để giúp nhau cùng tiến bộ trong học tập.
 - Học tập và rèn luyện theo chương trình tuần 22 và tham gia HĐNGLL đầy đủ
	 - Tham gia lao động theo kế hoạch của nhà trường.
	 - Chuẩn bị tiết sau: Biết cách đi đường đảm bảo an toàn giao thông đúng luật.
GIÁO DỤC THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG
BÀI: 9: BÀI HỌC VỀ LÒNG TỰ TRỌNG (HĐ 1: Tìm hiểu câu chuyện)
KHỐI TRƯỞNG KÝ DUYỆT
Ngày ......tháng 1 năm 2016
Nguyễn Ngọc Nương
Ngày soạn : 14/1/2016 Thứ sáu ngày 22 tháng 01 năm 2016
Ngày dạy: 22/01/2016 KẾ HOẠCH GDNGLL
THÁNG 1
CHỦ ĐIỂM : GIỮ GÌN TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ DÂN TỘC
TUẦN 22: BIẾT CÁCH ĐI ĐƯỜNG ĐẢM BẢO 
AN TOÀN GIAO THÔNG ĐÚNG LUẬT 
I. Mục tiêu : 
 - Học sinh biết giải thích, so sánh điều kiện con đường an toàn và không an toàn.Biết căn cứ mức độ an toàn của con đường để có thể lập được con đường đảm bảo an toàn và đi tới trường hay đến câu lạc bộ.
 - Lựa chọn con đường an toàn nhất để đến trường. Phân tích được các lý do an toàn hay không an toàn.
 - Có ý thức và thói quen chỉ đi con đường an toàn dù có phải đi vòng xa hơn.
II. Các bước tiến hành
	1. Chuẩn bị : Nội dung tuyên truyền giáo dục ATGT, tranh ảnh, văn nghệ 
	2. Thời gian : ngày 22 tháng 01 năm 2016
	3. Địa điểm : Tại lớp học
	4. Nội dung – hình thức
* Nội dung : GD HS biết cách đi đường đảm bảo ATGT, đúng luật
* Hình thức : Lắng nghe, tìm hiểu và trình bày kết quả.
	5. Tiến hành : 
* Khởi động : 
* Tuyên bố lý do – giới thiệu đại biểu – giới thiệu chương trình
	- Người điều khiển : Lớp trưởng
	- Nội dung hoạt động:
	 + Nghe hát bài : Bài học giao thông
Phần 1 : Tìm hiểu đường đi an toàn và không an toàn
 - Giáo viên chia nhóm thảo luận:
 +Theo em, con đường hay đoạn đường có điều kiện như thế nào là an toàn, như thế nào là không an toàn cho người đi bộ và đi xe đạp ( nhớ lại kiến thức đã học).
Đại diện nhóm báo cáo.
GV nhận xét, chốt ý đúng
Phần 2: Thi trổ tài vẽ sơ đồ đường đi 
 - Giáo viên cho học sinh tự vẽ con đường từ nhà đến trường, xác định được phải đi qua mấy điểm hoặc đoạn đường an toàn và mấy điểm không an toàn.
 - Gọi 1 –2 học sinh lên giới thiệu, lớp nhận xét bổ sung.
 - Giáo viên hỏi: Em có thể đi đường nào khác đến trường ? Vì sao em không chọn con đường đó ?.
 - Giáo viên kết luận: Cần lựa chọn con đường an toàn nhất để đến trường dù có xa hơn một chút.
	6. Đánh giá
- Giáo viên nhận xét kết quả hoạt động.
- Dặn dò tuần sau Thi viết, vẽ ca ngợi công ơn của đảng và vẻ đẹp của quê hương (tham quan về nguồn nếu có)
 7 . Phân công thực hiện:
- Chấp hành tốt luật giao thông, ngồi trên mô tô, xe máy phải tự giác đội mũ bảo hiểm.
- Tiếp tục phát huy phong trào Đôi bạn tốt để giúp nhau cùng tiến bộ trong học tập.
 - Học tập và rèn luyện theo chương trình tuần 23 và tham gia HĐNGLL đầy đủ
	 - Tham gia lao động theo kế hoạch của nhà trường.
	 - Chuẩn bị tiết sau: Thi viết, vẽ ca ngợi công ơn của Đảng và vẻ đẹp của quê hương em.
GIÁO DỤC THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG
BÀI: 9: BÀI HỌC VỀ LÒNG TỰ TRỌNG (HĐ 3: Bài học)
KHỐI TRƯỞNG KÝ DUYỆT
Ngày ......tháng 1 năm 2016
Nguyễn Ngọc Nương
Ngày soạn : 21/1/2016 Thứ sáu ngày 29 tháng 01 năm 2016
Ngày dạy: 29/01/2016 KẾ HOẠCH GDNGLL
THÁNG 1
CHỦ ĐIỂM : GIỮ GÌN TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ DÂN TỘC
TUẦN 23: TỔ CHỨC VĂN NGHỆ MỪNG XUÂN
(GDBĐKH: BP)
I-MỤC TIÊU :
 - Giáo dục cho học sinh tình yêu quê hương đất nước, yêu phong tục tập quán Việt Nam được thể hiện qua các tiết mục văn nghệ mừng xuân.
 - Động viên tinh thần học tập, rèn luyện và tạo thêm điều kiện để các em hiểu biết lẫn nhau, gắn bó với tập thể lớp và nhà trường.
- Phát huy tiềm năng văn nghệ của lớp.
* GDBĐKH: GDHS biết cây xanh đem lại rất nhiều lợi ích c

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_NGLL_lop_4_20162017.doc