Thiết kế bài học Lớp 1 - Tuần 9 - Năm học 2015-2016 - Bế Thị Kim Oanh

Tiết 5 ĐẠO ĐỨC: (Tiết 9)

LỄ PHÉP VỚI ANH CHỊ, NHƯỜNG NHỊN EM NHỎ

I. MỤC TIÊU: Học sinh biết :

- Đối với anh chị cần lễ phép, đối với em nhỏ cần nhường nhịn.

- Yêu quý anh chị em trong gia đình.

- Biết cư xử lễ phép với anh chị,nhường nhịn em nhỏ trong cuộc sống hằng ngày.

- Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bài tập 1 + 2, SGK

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Ổn định: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (2’)

+ Em hãy kể xem cha mẹ em quan tâm em như thế nào?

+ Trẻ em có bổn phận gì ?

- GV nhận xét, tuyên dương HS

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài(1’)

b. Các hoạt động:

* Hoạt động 1: Quan sát tranh (10’)

- Giáo viên treo tranh cho học sinh thảo luận nêu nội dung tranh.

- Cho Học sinh nêu lại nội dung tranh.

- Anh cho em quả gì? Nét mặt của anh như thế nào ?

- Em nhận quà như thế nào? Em đã nói gì?

GV: Anh đưa cho em quả cam, em nói lời cảm ơn.

Anh rất quan tâm em, em lễ phép với anh mình.

- Giáo viên treo tranh 2 cho Học sinh thảo luận đóng vai?

+ Chị đã giúp em việc gì?

+ Hai chị em chơi với nhau như thế nào?

- Giáo viên cho từng cặp đóng vai theo tranh.

 Giáo viên chốt: Anh chị em trong gia đình phải thương yêu nhau và hoà thuận với nhau.

Hoạt động 2: (10’)Thảo luận tình huống tranh bài 3

- Học sinh mở sách trang 12 .

+ Tranh 1 vẽ gì ?

- Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý

a. Lan nhận quà và giữ tất cả lại cho mình .

b. Lan chia cho em quả bé, giữ lại quả to cho mình .

c. Lan chia cho em quả to, còn lại quả bé cho mình

d. Mỗi người 1 nửa quả bé và 1 nửa quả to.

e. Nhường cho em bé chọn trước .

+ Nếu em là Lan em chọn cách giải quyết như thế nào? Vì sao em chọn cách giải quyết đó?

- Giáo viên treo tranh 2 cho học sinh thảo luận và chọn cách giải quyết ở tổ?

a. Đưa cho em mượn và để mặc em tự chơi.

b. Cho em mượn và hướng dẫn cách chơi, cách giữ gìn đồ chơi khỏi hỏng.

+ Nếu em là bạn Hùng em chọn cách giải quyết nào? Vì sao?

- Giáo viên chốt:

+ TH 1: Phương án c và e là đúng.

+ TH 2: Phương án b là đúng.

4. CỦNG CỐ DẶN DÒ (3’)

+ Anh chị phải như thế nào với em bé ?

+ Là anh, chị trong gia đình phải ra sao?

- Về nhà: Thực hiện các điều đã học. CB bài cho tiết 2.

- Nhận xét tiết học.

- Học sinh tự nêu

- Học sinh thảo luận từng cặp.

- Anh cho em quả cam. Nét mặt vui vẻ

- Em cầm 2 tay và nói lời cảm ơn anh.

- Chị mặc đồ cho búp bê.

- Hoà thuận , vui vẻ

- Học sinh tự nêu

- Học sinh tự nêu cách giải quyết

- Học sinh nêu cách giải quyết

- Nhường nhịn em nhỏ

- Hoà thuận yêu thương nhau .

 

doc 27 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 683Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài học Lớp 1 - Tuần 9 - Năm học 2015-2016 - Bế Thị Kim Oanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àu sắc chính trong tranh.
- GDBVMT: giáo dục học sinh biết bảo vệ môi trường, phong cảnh nơi mình ở, nơi mình đi chơi hoặc du lịch.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 	- Tranh ảnh phong cảnh (Cảnh biển, cảnh đồng quê,)
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định: (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ: (2’)
- Kiểm tra bài cũ, đồ dùng học sinh
2. Bài mới:(30’)
 Giới thiệu bài:
Trong sáng tác nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật hội hoạ thì đề tài phong cảnh là một đề tài đem đến cho con người nhiều cảm xúc. Và để hiểu hơn về tranh phong cảnh, thấy được vẻ đẹp của tranh phong cảnh chúng ta tìm hiểu qua bài XEM TRANH PHONG CẢNH.
Hoạt động1- Giới thiệu tranh phong cảnh.
- GV cho HS xem tranh (Đã chuẩn bị trước) hoặc tranh trong vở tập vẽ lớp 1 để giới thiệu với HS:
- Tranh phong cảnh thường vẽ nhà, cây, đường, ao, hồ, thuyền biển,
- Tranh phong cảnh còn có thể vẽ thêm người, các con vật, cho tranh sinh động.
- Có thể vẽ tranh phong cảnh bằng chì màu, sáp màu, bút dạ và bột màu,..
2- Hướng dẫn HS xem tranh
a- Tranh 1: Đêm hội (Tranh màu nước của Võ Đức Hoàng Trương 10 tuổi)
- GV hướng dẫn HS xem tranh và trả lời các câu hỏi:
+ Tranh vẽ những gì?
+ Màu sắc của tranh như thế nào?
* Tranh có nhiều màu tươi sáng và đẹp: màu vàng, tím, xanh của pháo hoa, màu đỏ của mài ngói, màu xanh của lá cây. Bầu trời màu thẫm làm nổi bật màu của pháo hoa và mái nhà.
+ Em nhận xét gì về tranh đêm hội
- GV tóm tắt: Tranh đêm hội của bạn Hoàng Trương là tranh đẹp, màu sắc tươi vui, đúng là một đêm hội.
b- Tranh 2: Chiều về (Tranh bút dạ của bạn Hoàng Phong):
- GV đặt câu hỏi để HS trả lời:
+ Tranh của bạn Phong vẽ ban ngày hay đêm?
+ Tranh vẽ cảnh ở đâu? 
+ Vì sao bạn Hoàng Phong lại đặt tên “chiều về”? 
+ Màu sắc của tranh như thế nào? 
- GV gợi ý tranh của bạn Hoàng Phong là bức tranh đẹp có những hình ảnh đẹp, và hình ảnh quen thuộc, màu sắc rực rỡ, gợi nhớ đến buổi chiều hè ở nông thôn.
Hoạt động 2- GV tóm tắt:
- Tranh phong cảnh là tranh vẽ về cảnh vật. Có nhiều loại cảnh khác nhau:
+ Cảnh nông thôn (đường làng cánh đồng, nhà, ao, vườn,)
+ Cảnh thành phố (nhà, cây, xe cộ,)
+ Cảnh sông biển (núi, đồi, cây cối,).
+ Cảnh núi rừng (núi đồi, cây cối,).
- Có thể dùng màu thích hợp để vẽ cảnh buổi sáng, trưa, chiều, tối,..
- Hai bức tranh vừa xem là những bức tranh đẹp.
- GDBVMT: giáo dục học sinh biết bảo vệ môi trường, phong cảnh nơi mình ở, nơi mình đi chơi hoặc du lịch
Hoạt động3- Nhận xét, đánh giá:
- GV nhận xét tiết học:
- Tuyên dương, khuyến khích những HS hăng say phát biểu xây dựng bài.
3.Củng cố - Dặn dò:(2’)
- Quan sát cây và các con vật.
- Sưu tầm tranh phong cảnh.
- Về nhà chuẩn bị đồ dùng cho bài sau.
* Học sinh trả lời bài
* Lắng nghe
- Ngôi nhà, hàng cây, sông núi, bản làng ...
*Tranh vẽ những ngôi nhà cao thấp. Phía trước là cây. Có các chùm pháo hoa trên bầu trời.
- Tranh có nhiều màu tươi sáng và đẹp màu vàng, tím, xanh của pháo hoa, màu đỏ của mái ngói, màu xanh của lá cây. Bầu trời màu thẫm làm nổi bật màu của pháo hoa và mái nhà.
*Tranh đêm hội của bạn Hoàng Trương là tranh đẹp, màu sắc tươi vui.
* Vẽ ban ngày
*Vẽ cảnh nông thôn có nhà ngói, cây dừa, đàn trâu,
*Bầu trời về chiều được vẽ bằng màu cam, đàn trâu đang về chuồng.
*Màu sắc vui nhộn màu đỏ của mái ngói màu vàng của bức tường, màu xanh của lá cây.
HS lắng nghe.
*HS nhận xét với nhau.
*Cả lớp tuyên dương bạn HS hăng say phát biểu xây dựng bài.
HS ghi nhớ
---------------------–­—--------------------
Tiết 4 TOÁN: (Tiết 34) 
LUYỆN TẬP CHUNG
A. MỤC TIÊU:
 	- Làm được phép tính cộng các số trong phạm vi 5. Phép cộng với 0.
- Có thái độ yêu thích môn học.
- Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Que tính, phiếu BT.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (2’)
- Gọi 3 em lên bảng làm bài tập:
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
3. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Luyện tập chung
GV ghi đầu bài lên bảng
b. Luyện tập:
Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài tập 
Yêu cầu học sinh làm bài
GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: GV gọi HS đọc yêu cầu 
GV ghi phép tính lên bảng hỏi:
+ Đây là phép tính mấy số phải cộng? 
+ Ta phải thực hiện như thế nào? 
Gọi HS lên bảng làm bài, lớp làm phiếu BT.
GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 4: HS đọc yêu cầu bài 
GV hướng dẫn HS quan sát tranh rồi nêu bài toán
 GV nhận xét, tuyên dương.
4. CỦNG CỐ- DẶN DÒ: (2’)
Toán hôm nay em được học bài gì? 
GV hỏi nhanh: 2 + 3 = ? 2 + 0 = ? 
0 + 5 = ? ... 
Dặn về ôn tập chuẩn bị thi giữa kì 1.
Giáo viên nhận xét tiết học.
- 3 em lên làm, lớp làm bảng con
1 + 2 = 3
1 + 3 = 4
4 + 0 = 4
0 + 5 = 5
Bài 1: Tính
- 3 HS lên bảng làm, lớp làm bảng con
+
+
+
+
+
++
 2 4 1	 3	 1 0
 3 0 2	 2	 4 5
 5 4 3 5 5 5
Bài 2: Tính 
- Có 3 số phải cộng 
- Ta lấy số thứ nhất cộng với số thứ hai, sau đó lấy kết quả vừa tìm được cộng với số thứ ba
Học sinh làm bài
2 + 1 + 2 = 5
3 + 1 + 1 = 5
2 + 0 + 2 = 4
 Viết phép tính thích hợp 
HS quan sát tranh rồi nêu bài toán
a. Có 2 con ngựa, thêm 1 con ngựa nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu con ngựa?
b. Có 4 con vịt, thêm 1 con vịt. Hỏi có tất cả bao nhiêu con vịt ?
Gọi 2 em lên bảng chữa bài, lớp làm vào vở 
a) 2 + 1 = 3
b) 1 + 4 = 5
Luyện tập chung
HS nêu miệng
---------------------–­—--------------------
Thứ sáu ngày 30 tháng 10 năm 2015
Tiết 1+ 2+ 3 HỌC VẦN: (Tiết 115+116+117) 
BÀI 37: ÔN TẬP
A. MỤC TIÊU: 
 - HS đọc được các vần có kết thúc bằng âm i, y ; 
 - Đọc, viết được các vần, từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 32 đến bài 37
 - Nghe hiểu va có thể kể được một đoạn truyện theo tranh truyện: Cây khế
 - Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Kẻ bảng ôn ; SGK
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (2’)
- KTHS đọc: ay, ây, máy bay, nhảy dây
 cối xay, vây cá, ngày hội, cây cối
- KTHS viết: ay, ây, máy bay, nhảy dây
GV nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới: 
a) Giôùi thieäu baøi:(1’)
Gv giới thiệu, ghi đầu bài
b) Các hoạt động: 
Hoaït ñoäng 1: (15’) Ôn âm: 
- GV treo bảng ôn lên bảng
i
y
a
ai
ay
â
o
oi
ô
ôi
ơ
ơi
u
ui
ư
ưi
uô
uôi
ươ
ươi
Yêu cầu HS đọc các chữ đã học ở hàng ngang và hàng dọc (GV chỉ không theo thứ tự)
Hoạt động 2: Ghép chữ thành vần 
Hướng dẫn HS ghép chữ ở cột dọc với hàng ngang thành vần. Sau đó đọc to các vần 
Các ô trong bảng màu có ý nghĩa gì?
Nghỉ giải lao
TIẾT 2
Hoạt động1: Đọc từ ngữ ứng dụng (20’)
GV viết từ ứng dụng lên bảng: 
 đôi đũa tuổi thơ mây bay
HS nhẩm , tìm tiếng có vần vừa ôn
Gv đọc mẫu, gọi HS luyện đọc
- Chú ý sửa sai cho học sinh 
HOẠT ĐỘNG 4:(10’) Luyện viết bảng
Hướng dẫn học sinh viết bảng
 tuổi thơ mây bay 
Yêu cầu HS viết bảng con
Nhận xét bảng con, chỉnh sửa cho HS
Đọc lại bài tiết 1,2
TIẾT 3
4. LUYỆN TẬP:
Hoạt động 1: Luyện đọc(20’)
* Đọc bảng:
- Đọc lại bài của tiết 1, 2
- Gv nhận xét chỉnh sửa
+ Đọc câu ứng dụng:
- GV cho hs xem tranh, hỏi: 
+ Tranh vẽ gì?
Gv giôùi thieäu tranh veõ ruùt ra caâu öùng duïng vaø ghi baûng: Gió từ tay mẹ
 Ru bé ngủ say
 Thay cho gió trời
 Giữa trưa oi ả.
- Gv đọc mẫu, Hướng dẫn cách đọc. 
 - Gọi HS luyện đọc
Gv nhận xét, chỉnh sửa, tuyên dương HS
* Đọc SGK:
Gv đọc mẫu lần 1 ở SGK. Hướng dẫn cách đọc
Gọi HS luyện đọc.
Gv nhận xét , tuyên dương HS
Hoạt động 2: Luyện viết: (6’)
GV hướng dẫn quy trình viết 
Quan sát nhắc nhở hs ngồi viết đúng tư thế.
Thu một số vở chấm- nhận xét, tuyên dương
* giải lao:
Hoạt động 3: Kể chuyện (10’)
HS đọc tên câu chuyện.
GV kể diễn cảm có kèm theo tranh minh hoạ.(2 lần)
GV đặt câu hỏi cho HS trả lời theo tranh vẽ:
+Tranh thứ nhất muốn diễn tả nội dung gì?
+Tranh 2: truyện gì xảy ra với cây khế của người em?
+Tranh 3: Nội dung là gì?
+Nội dung tranh 4 là gì?
+ Tranh 5: Người anh ra đảo lấy vàng như thế nào?
GV: Người em vì hiền lành chăm chỉ nên có cuộc sống no đủ còn người anh vì tham lam nên cuối cùng đã bị trừng trị. Vậy câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
5. Củng cố, dặn dò: (3’)
- Cho HS đọc lại bài trên bảng.
- Dặn hs về nhà học bài , tự tìm tiếng có vần vùa ôn trong sách báo. Chuẩn bị bài 38: ao,eo
Nhận xét tiết học tuyên dương những em học tốt.
- Hát
- 3- 4 em đọc CN, lớp đọc ĐT
- Viết bảng con, bảng lớp
- HS đọc CN, lớp đọc ĐT
- HS quan sát
- Hs ghép vần. Đọc CN- ĐT
Là các ô trống không ghép được vần
- Các tiếng có vần vừa ôn là: đôi, tuổi, mây, bay. 
- HS đọc kết hợp nêu cấu tạo tiếng
- HS đọc CN - ĐT 
HS viết bảng con
- Hs đọc nhẩm, tìm tiếng có vần mới, tiếng được viết hoa. 
- Đọc CN- ĐT
- Hs đọc nhẩm, tìm tiếng có vần vừa ôn, tiếng được viết hoa. 
- Theo dõi
- Đọc CN- ĐT
- Theo dõi
- Đọc CN- ĐT
- Chú ý nét nối giữa các con chữ
- Hs viết vào vở
- Hs đọc tên chủ đề
- HS nghe
- HS kể chuyện theo tranh:
+ Kể về một gia đình cha mẹ mất sớm. Người anh tham lam khi lấy vợ đã giành hết gia tài chỉ để lại cho người em một cây khế và một túp lều. Người em chăm sóc cây đêm ngày, nên cây khế ra rất nhiều quả to và ngọt.
+ Một hôm có một con đại bàng từ đâu bay đến. Đại bàng ăn khế và hứa sẽ đưa người em ra một hòn đảo có rất nhiều vàng bạc châu báu.
+ Người em theo chim ra đảo lấy vàng. Nghe lời chim người em chỉ lấy một ít vàng bạc. Cuộc sống người em trở nên giàu có
+ Thấy em bỗng nhiên trở nên giàu có, người anh bèn hỏi chuyện. Khi đã hiểu rõ câu chuyện, người anh bắt em đổi cây khế lấy nhà cửa, ruộng vườn của mình. Và một con chim đại bàng lại bay đến ăn khế.
+ Người anh lấy nhiều vàng, khi đi qua biển, chim bị đuối nên nó đã mỏi cánh, lại gặp trận gió to nên người anh bị rơi xuống biển.
- Câu chuyện khuyên chúng ta không nên quá tham lam. 
- Lớp đọc đồng thanh 1 lần.
-------------------------—­—-------------------------
Tiết 4 THỦ CÔNG: (Tiết 9)
 THỰC HÀNH XÉ, DÁN HÌNH CÂY ĐƠN GIẢN (T2)
A. MỤC TIÊU:
- Biết xé, dán hình cây đơn giản. Hình xé có thể bị răng cưa; Hình dán tương đối phẳng, cân đối.
- Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc
- Giáo dục học sinh biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Bài mẫu xé, dán hình cây đơn giản.
-Giấy thủ công, hồ dán, khăn lau tay, giấy trắng làm nền.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (2’)
Kiểm tra dụng cụ học tập đặt dụng cụ học tập lên bàn	
Nhận xét chung	
3. BÀI MỚI: 
a. Giới thiệu bài: (1’)	
- GV giới thiệu, ghi đầu bài lên bảng.
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Quan sát mẫu (2’)
GV nhắc lại cách xé, dán hình cây đơn giản
Hoạt động 2: Xé hình cây(3’)
- Đính mẫu qui trình: 	
GV yêu cầu hs nêu qui trình xé tán lá hình tròn, dài
- HS nhắc lại cách xé thân cây
Hoạt động 3: Hướng dẫn dán hình: (2’)
- Yêu cầu HS nêu cách dán hình
+ Dán phần thân với tán lá tròn.
+ Dán phần thân dài với tán lá dài.
Hoạt động 4: Thực hành. (15’)
Cho HS lấy giấy màu thực hành
GV theo dõi giúp đỡ những em còn lúng túng.
Lưu ý: Nét xé phải thẳng, đường xé ít răng cưa. Nhận xét.
Hoạt động 5: Trình bày sản phẩm (4’)
- HS trưng bày sản phẩm - Gv nhận xét, tuyên dương.
- Giáo dục học sinh biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: (2’)
- Chuẩn bị dụng cụ để tiết sau thực hành.
- Nhận xét tiết học.
đặt dụng cụ học tập lên bàn	
- HS quan sát mẫu
- HS quan sát mẫu, nêu qui trình xé
- Hs thực hành
 ---------------------------—­–--------------------------
Tiết 5 TOÁN: (Tiết 35) 
ÔN TẬP
I/ MỤC TIÊU: 
- Thuộc bảng cộng và biết cộng trong phạm vi các số đã học.
- Có thái độ yêu thích môn học
- Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Phiếu bài tập, que tính
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (2’)
- Gọi 2 em lên bảng làm bài tập:
Gv nhận xét , tuyên dương HS
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:(1’) Ôn tập 
- GV ghi đầu bài lên bảng
b. Luyện tập: (35’)
Bài 1: Tính 
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Cho hs nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét, tuyên dương HS
Bài 2: Tính 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
- GV ghi phép tính lên bảng hỏi:
+ Ta phải thực hiện như thế nào? 
- Gọi HS lên bảng làm bài, lớp làm bảng con.
- GV nhận xét, tuyên dương HS
Bài 3: Điền dấu (>, <, =) vào chỗ chấm
- Gv ghi bài tập lên bảng:	
+ Muốn điền dấu trước hết ta phải làm gì? 
- GV phát phiếu BT
- GV nhận xét, tuyên dương HS
4. CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Toán hôm nay em được học bài gì? 
- GV hỏi nhanh: 2 + 2 = ? 3 + 0 = ? 1 + 4 = ? ... 
- Dặn về xem lại bài tập và chuẩn bị bài mới.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Hát
- 3 em lên làm
- Lớp làm bảng con
1 + 2 = 3
2 + 2 = 4
5 + 0 = 5
0 + 5 = 5
Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài tập 
HS làm miệng 
0+1=1 0+2=2 0+3=3 0+4=4
2+2=4 2+3=5 4+1=5 3+2=5
Bài 2: 
+
+
+
+
+
++
 2 1 1	 3	 1 1
 3 0 1	 2	 3 2
 5 1 2 5 4 3
Bài 3: HS nêu yêu cầu
- Thực hiện phép tính 
- HS làm bài vào phiếu BT và đọc kết quả
2 < 1 + 3 
5 = 5 + 0 
2+ 3 > 4 +0
5> 3 +1
0 +2 < 3
1+0 = 0 +1
- Ôn tập 
- HS nêu miệng
Tiết 6 Sinh hoạt lớp (Tiết 9)
 Nhận xét tuần 9
I.Mục tiêu :
 - Chăm ngoan, học giỏi, đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ bạn bè.
 - Có ý thức tự giác học tập.
 - Hăng hái phát biểu xây dựng bài
 - Tham gia chấp hành tốt luật lệ ATGT
 - Tăng cường tiếng Việt cho HS dân tộc.
II.Chuẩn bị: Hướng dẫn
+ HS: Các tổ trưởng, lớp trưởng CB báo cáo kết quả học tập, lao động trong tuần. 
+ GV: Nhận xét các hoạt động cuối tuần
 Phương hướng tuần tới 
III. Nội dung sinh hoạt:
 1. Nhận xét các hoạt động cuối tuần
 - GVHD các tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo kết quả học tập, lao động trong tuần qua.
 - GV chốt lại, nhận xét:
* Ưu điểm:
 - Chấp hành tốt nội quy trường lớp.
 - Đi học đều và đúng giờ
 - Ngoan ngõan, lễ phép vâng lời thầy cô và người lớn tuổi
 - Hăng hái phát biểu xây dựng bài
 - Biết giữ gìn đầu tóc, quần áo sạch sẽ, gọn gàng .
 - Vệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
* Tồn tại :
 - Một số em đi học chưa chuyên cần: 
 - Một số em còn đi học muộn: 
 - Vệ sinh cá nhân chưa tốt : 
2. Phương hướng tuần tới :
 - Đi học đều và đúng giờ
 - Ngoan ngoãn, lễ phép vâng lời thầy cô và người lớn tuổi
 - Học bài và làm bài trước khi đến lớp
 - Chấp hành tốt nội quy trường lớp.
 - Thực hiện tốt luật GTĐB.
 - Bảo vệ tốt cơ sở vật chất.
 - Vệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
-----------------------–¬—----------------------
 Thứ hai ngày 2 tháng 11 năm 2015
Tiết 1 + 2+3 HỌC VẦN: (Tiết 118+119+120) 
 BÀI 38: eo - ao
I/ MỤC TIÊU:
 - Đọc và viết được: vần, tiếng, từ ngữ bài 38. 
 - Đọc được từ ngữ và câu ứng dụng bài 38. 
 - Luyện nói từ 1-3 câu theo chủ đề: Gió, mây, mưa, bão, lũ 
 - Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Tranh minh hoạ ở sgk, bộ chữ.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (2’)
KTHS đọc bài trong sgk
KTHS viết: uôi, ươi, ay, ây, ui, ưi
GV nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới: 
a) Giôùi thieäu baøi:(1’)
Gv giới thiệu, ghi đầu bài
b) Các hoạt động: 
Hoaït ñoäng 1: (15’) Dạy vaàn: eo
Ghi bảng: eo
Yêu cầu HS nêu cấu tạo vần eo
- Ghép âm m trước vần eo thêm dấu huyền ta được tiếng gì?
- Yêu cầu HS ghép tiếng mèo 
- Nêu cấu tạo tiếng mèo
đánh vần: m - eo - meo - huyền - mèo 
+ Cho HS xem tranh giới thiệu từ khoá
- GV ghi lên bảng: chú mèo
- Luyện đọc tổng hợp: eo - mèo - chú mèo
Hoaït ñoäng 2: (15’) Dạy vaàn: ao
(Các bước tiến hành töông tö vần eo)
+ So sánh 2 vần:
 TIẾT 2
Hoaït ñoäng 1: Đọc từ ứng dụng(20’) 
- GV ghi từ ứng dụng lên bảng:
 cái kéo trái đào
 leo trèo chào cờ
- GV gạch chân những tiếng hs vừa tìm.
* GV giải thích từ:
+ Trái đào: quả có hình tim, ăn có vị chua chua, ngọt ngọt
+ Chào cờ: là động tác nghiêm trang, kính cẩn trước lá cờ Tổ quốc (ví dụ: Chào cờ vào thứ hai đầu tuần)
Gv đọc mẫu, gọi HS luyện đọc
- Chú ý sửa sai cho học sinh 
HOẠT ĐỘNG 4:(10’) Luyện viết bảng
Hướng dẫn học sinh viết bảng
eo ao chú mèo ngôi sao
Yêu cầu học sinh viết bảng con
 Giáo viên nhận xét sửa chữa cho học sinh
TIẾT 3
4. LUYỆN TẬP:
Hoạt động 1: Luyện đọc(20’)
* Đọc bảng:
- Đọc lại bài của tiết 1, 2
- Gv nhận xét chỉnh sửa
+ Đọc câu ứng dụng:
- GV cho hs xem tranh, hỏi: 
+ Tranh vẽ gì?
Gv giôùi thieäu tranh veõ ruùt ra caâu öùng duïng vaø ghi baûng: Suối chảy rì rào 
Gió reo lao xao
 Bé ngồi thổi sáo.
- Gv đọc mẫu, Hướng dẫn cách đọc. 
 - Gọi HS luyện đọc
Gv nhận xét, chỉnh sửa, tuyên dương HS
* Đọc SGK:
Gv đọc mẫu lần 1 ở SGK. Hướng dẫn cách đọc
Gọi HS luyện đọc.
Gv nhận xét , tuyên dương HS
Hoạt động 2: Luyện viết: (10’)
GV hướng dẫn quy trình viết 
Quan sát nhắc nhở hs ngồi viết đúng tư thế.
Thu một số vở chấm- nhận xét, tuyên dương
* giải lao:
Hoạt động 3: Luyện nói (6’)
+ Trong tranh vẽ những gì?
+ Em đã bao giờ được thả diều chưa, nếu muốn thả diều thì phải có diều và gì nữa?
+ Trước khi có mưa thì em thấy trên bầu trời thường xuất hiện những gì?
+ Nếu đi đâu đó gặp trời mưa thì em phải làm gì?
Nếu trời có bão thì sẽ có hậu quả gì xảy ra?
+ Em có biết gì về lũ không?
+ Em có biết chúng ta nên làm gì để tránh bão, lũ?
- Yêu cầu một số em đứng tại chỗ nói bức tranh dựa vào các câu hỏi vừa nêu.
5. Củng cố, dặn dò: (5’)
- Cho HS đọc lại bài trên bảng.
- Dặn hs về nhà học bài , tự tìm tiếng có vần eo, ao trong sách báo. Chuẩn bị bài 39: au -âu.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- 3-4 em đọc CN, lớp đọc ĐT
- 3 tổ viết bảng con
- Hs ghép vần. Đọc CN- ĐT
- Vần eo gồm có 2 âm: âm e đứng trước, âm o đứng sau.
- Ta được tiếng mèo
HS ghép tiếng. Đọc CN- ĐT 
Tiếng mèo có âm m đứng trước, vần eo đứng sau.
- Cá nhân, nhóm, lớp
HS ghép từ. Đọc CN- ĐT 
- Cá nhân, tổ, nhóm
+ Giống nhau: đều có âm o đứng sau
+ Khác nhau: a, e đứng trước
- Hs đọc nhẩm, tìm tiếng có vần mới
- Theo dõi
- Đọc CN- ĐT
- Chú ý nét nối giữa các con chữ
- Hs viết bảng con
- Đọc CN- ĐT
Vẽ một bạn nhỏ đang ngồi thổi sáo dưới gốc cây.
- Hs đọc nhẩm, tìm tiếng có vần mới, tiếng được viết hoa. 
- Theo dõi
- Đọc CN- ĐT
- Theo dõi
- Đọc CN- ĐT
Chú ý nét nối giữa các con chữ
HS viết vào vở
HS đọc tên chủ đề
Gió, mây, mưa, bão, lũ
- Có gió
- Những đám mây đen
- Mau chóng về nhà, hoặc phải trú mưa
- Gây thiệt hại cho con người
- HS tự trả lời 
Nên bảo vệ rừng đầu nguồn, 
- Lớp đọc đồng thanh 1 lần.
------------------------------—­–----------------------------
Tiết 4 ÂM NHẠC (Tiết 9) 
 ÔN TẬP : TÌM BẠN THÂN
I. YÊU CẦU: 
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca 
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản.
II. CHUẨN BỊ:
	- Nhạc cụ gõ ( song loan, thanh phách)
	- Sưu tầm một số bài thơ 4 chữ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: (1’)
Nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn
2. Kiểm tra bài cũ: (2’)
Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn hát
3. Bài mới:
*Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Lí cây xanh. (10’)
- Cho HS nghe giai điệu bài hát Lí cây xanh
- Hỏi HS tên bài hát vừa được nghe giai điệu, đó là dân ca miền nào.
- Hướng dẫn HS ôn lại bài hát bằng nhiều hình thức
+ Bắt giọng cho HS hát ( GV giữ nhịp bằng tay)
+ Cho HS hát và võ tay đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca.
- Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ họa (vỗ tay hoặc gõ đệm theo nhịp, chân nhún nhịp nhàng)
- Mời HS lên biểu diễn trước lớp
- Nhận xét
* Hoạt động 2: tập nói thơ theo tiết tấu (10)
- GV hướng dẫn HS tập vỗ tay hoặc gõ đệm theo âm hình tiết tấu.
- Sau khi HS đọc và vỗ tay nhuần nhuyễn âm hình tiết tấu của bài Lí cây xanh, GV cho HS nói theo âm hình tiết tấu bài Lí cây xanh
* Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò (3’)
- Kết thúc tiết học, GV cùng hát lại với HS bài hát Lí cây xanh 
- Nhận xét ( khen cá nhân tốt, nhắc nhở 
- Dặn HS về ôn lại bài hát Lí cây xanh. Tập vỗ tay đúng phách và đúng tiết tấu lời ca
- Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe 
chú ý nghe giai điệu bài hát
- Trả lời: Bài hát: Lí cây xanh
+ Dân ca Nam Bộ
- Hát theo hướng dẫn của GV
+ Hát không có nhạc
+ Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca.( HS luyện tập theo hình thức hát tập thể, nhóm, tổ)
- Hát kết hợp với vận động phụ họa theo hướng dẫn
- HS biểu diễn trước lớp
- Chú ý nghe và xem GV làm mẫu.
+ HS đọc kết hợp vỗ, gõ theo âm hình tiết tấu (nhiều lần để nhớ âm hình tiết tấu)
- HS đọc bài Lí cây xanh theo tiết tấu (kết hợp sử dụng nhạc cụ gõ, gõ theo tiết tấu)
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS lắng nghe, ghi nhớ
--------------------------–­—---------------------------
Tiết 5 TỰ NHIÊN XÃ HỘI: (Tiết 9 ) 
Bài: HOẠT ĐỘNG VÀ NGHỈ NGƠI
A. MỤC TIÊU
- Học sinh kể được các hoạt động, trò chơi mà em thích.
- Học sinh biết tư thế ngồi học,đi đứng có lợi cho sức khoẻ.
- Có ý thức tự giác thực hiện tốt để giữ gìn sức khoẻ .
- GDBVMT: Hình thành thói quen gữi vệ sinh thân thể; Vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường xung quanh. 
- Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Tranh minh hoạ SGK
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
+ Tiết học hôm trước cô dạy em bài gì?
+ Muốn cơ thể khỏe mạnh, mau lớn chúng ta phải ăn uống như thế nào?
+ Kể tên các loại thức ăn em thường ăn hằng ngày?
- GV nhận xét
3. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài: (3’)
- GV cho HS chơi một trò chơi, sau đó hỏi:
+ Các em có thích chơi trò chơi không?
- Ngoài những lúc học tập chúng ta cần nghỉ ngơi bằng các hình thức giải trí. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách nghỉ ngơi đúng cách.
- GV ghi đầu bài lên bảng: Hoạt động và nghỉ ngơi.
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (8’)
- Giáo viên cho Học sinh thảo luận từng đôi 
 + Hãy kể với bạn về hoạt động hoặc trò chơi mà em chơi hàng ngày .
- Giáo viên cho Học sinh đại diện trình bày .
+ Em hãy nói cho lớp biết những hoạt động nào có lợi hoạt động nào có hại cho sức khoẻ ?
- Giáo viên nhận xét, nhắc nhở HS phải giữ an toàn khi chơi.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK
- Giáo viên treo tranh 20 và hỏi:
+ Tranh vẽ các bạn đang làm gì?
+ Hình nào vẽ bạn đang vui chơi?
+ Hình nào vẽ bạn tập thể dục, thể thao?
+ Em thích hoạt động nào nhất? Tại sao?
- Giáo viên treo tranh 21 hỏi :
+ Tranh vẽ các bạn đang làm gì?
+ N

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 9.doc