Thiết kế bài giảng lớp 1 - Tuần 19 - Trường Tiểu học Hải Thuợng

I- Mục đích – yêu cầu:

II- Đồ dùng dạy – học:

 - Bộ ghép chữ , Tranh minh họa SGK.

II- Các hoạt động dạy – học:

 1. Kiểm tra bài cũ:

 - Viết bảng con: con sóc bác sĩ

 hạt thóc bản nhạc

 bóc lạc con vạc

 - 2 HS đọc từ ứng dụng, 2 HS đọc câu ứng dụng.

 - GV nhận xét ghi điểm.

 

doc 14 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 909Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài giảng lớp 1 - Tuần 19 - Trường Tiểu học Hải Thuợng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thöù hai ngaøy 12 thaùng 1 naêm 2009
Học vần
ĂC , ÂC
I- Mục đích – yêu cầu: 
II- Đồ dùng dạy – học:
 - Bộ ghép chữ , Tranh minh họa SGK.
II- Các hoạt động dạy – học:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 - Viết bảng con: con sóc bác sĩ 
 hạt thóc bản nhạc 
 bóc lạc con vạc 
 - 2 HS đọc từ ứng dụng, 2 HS đọc câu ứng dụng. 
 - GV nhận xét ghi điểm. 
 2. Dạy học bài mới :
Tiết 1
 2.1. Giới thiệu bài: 
 2.2. Dạy vần: 
 * ăc
 a) Nhận diện vần 
 - Phân tích vần ăc: ă và c
 - So sánh vần ăc và vần ăt: 
 Giống nhau: đều có âm bắt đầu bằng ă. 
 Khác nhau: vần ăc có âm kết thúc bằng c, vần ăt có âm kết thúc bằng t.
 - HS ghép vần: ăc, đọc đánh vần: á - cờ - ăc
 - Thêm âm m và dấu sắc để tạo thành tiếng mắc, HS ghép 
 - Phân tích tiếng mắc : m trước, vần ăc sau dấu sắc trên đầu con chữ ă .
 - HS đọc : mờ - ăc - măc - sắc - mắc 
 - HS đọc trơn : ăc, mắc, mắc áo.
 * âc (Tương tự)
 - So sánh ăc và âc:
 Giống nhau: đều có âm kết thúc bằng âm c.
 Khác nhau: vần âc có âm bắt đầu bằng â , vần ăc bắt đầu bằng ă.
 - HS ghép vần âc, Phân tích vần âc: gồm âm â và âm c.
 - HS đọc: ớ - cờ - âc 
 - Thêm âm g và dấu sắc tạo thành tiếng mới, HS ghép: gấc, phân tích tiếng gấc: g trước vần âc sau dấu sắc trên đầu con chữ â.
 - HS đọc trơn : âc, gấc, quả gấc 
 * Viết : GV viết mẫu , HS viết bảng con 
 * Đọc từ ứng dụng:
	- GV ghi bảng: HS đọc thầm, gạch chân tiếng chứa vần ăc, âc 
 HS đọc: cá nhân 
	- GV giải thích : - Màu sắc: Em biết những màu sắc gì ? 
 - Àn mặc : cách mặc quần áo, đi đứng.
 - Giấc ngủ : từ khi đi ngủ đến khi thức dậy gọi là giấc ngủ.
 - Nhấc chân : GV làm động tác.
	- GV đọc mẫu, HS đọc lại 
Tiết 2
 2.3. Luyện tập :
 * Đọc : - HS đọc bài trên bảng 
 - Đọc SGK. Quan sát tranh câu ứng dụng. Xem tranh vẽ gì ?
 - HS đọc: cá nhân, đồng thanh 
 - Tìm tiếng có vần vừa học 
 * Viết : HS viết vở TV :
 * Nói : HS đọc tên bài luyện nói : Ruộng bậc thang 
 + Ruộng bậc thang là ruộng như thế nào ? 
 +Tranh vẽ gì ? Chỉ ruộng bậc thang trong tranh .
 + Ruộng bậc thang thường có ở đâu ? Để làm gì ?
 + Xung quanh ruộng thường có gì ? 
 3. Củng cố - dặn dò :
	- Nhận xét giờ học 
	- Dặn đọc bài ở nhà . Xem trước bài sau .
 SINH HOẠT LỚP
I - Đánh giá tình hình hoạt động của lớp tuần qua:
 * Nề nếp:
 - Đi học chuyên cần, nghỉ học có giấy xin phép.
 - Vệ sinh trong và ngoài lớp cũng như vệ sinh thân thể sạch sẽ.
 - Xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc, ôn bài 15 phút đầu giờ tốt.
 * Học tập:
 - Học bài và viết bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 - Ý thức học tập sôi nổi, một số em tiến bộ rõ rệt như: Tuấn, Thọ.
 - Bên cạnh đó còn một số em lười học, ít phát biểu xây dựng bài.
 - Tuyên dương học sinh giỏi: Hóa, Hương, Duyên, Ngọc, Lộc, Thịnh,...
 - Nhắc nhở học sinh cần cố gắng như: Phong, Thọ, Tuấn.
 II - Kế hoạch:
 - Tiếp tục duy trì nề nếp. Thực hiện 15 phút đầu giờ có hiệu quả.
 - Đồng phục đúng quy định. Vệ sinh cá nhân sạch, đẹp, gọn gàng.
 - Tiếp tục rèn chữ giữ vở.
 - Bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp ở lớp cũng như ở nhà.
 - GV hướng dẫn học sinh kèm bạn yếu cùng học.
 - Mua sắm sách vở, dụng cụ học tập đầy đủ.
Chiều 
Toán
ÔN LUYỆN
I- Mục tiêu :
	- Củng cố và khắc sâu kiến thức số 11, 12.
	- Nắm được cấu tạo số, điền số theo thư tự.
II- Các hoạt động dạy – học :
 1. Ôn kiến thức đã học :
	- Gọi 1 số em đếm xuôi từ 0 đến 12 và ngược lại từ 12 đến 0 
 2. Thực hành vở bài tập Toán :
 Bài 1: Quan sát tranh điền số 
 Tranh1: Chùm nho mười trái : viết số 10 
 Tranh 2: Qủa bí : viết số 11
 Tranh3: Con lợn : viết số 12 
 Bài 2: Vẽ thêm chấm tròn vào hình vẽ 
 Bài 3: HS tô màu vào 11 ngôi sao và 12 quả táo 
 Bài 4: Điền số theo thứ thự vào ô trống .
	- Thu vở chấm . Nhận xét giờ học 
 Tiếng việt
ÔN : ĂC ÂC
I- Mục đích – yêu cầu :
 - HS đọc viết thành thạo vần tiếng từ có chứa vần ăc, âc.
 - Tìm được tiếng, từ mới.
 - Rèn chữ viết đúng, đẹp.
II- Các hoạt động dạy – học :
 1. Đọc bài SGK :
 - Gọi HS lần lượt đọc bài SGK, kết hợp phân tích tiếng: mắc, giấc, tấc, nhấc.
 2. Luyện viết bảng con : 
 Dãy 1 Dãy 2 Dãy 3
 mắc áo màu sắc ăn mặc 
 quả gấc giấc ngủ nhấc chân 
 3. Thực hành vở bài tập TV : 
 *Nối : HS đọc các cụm từ cần nối rồi mới nối .
 Cô gái của mẹ .
 Cấy lúa trên lắc vòng .
 Cái xắc mới ruộng bậc thang .
 * Điền : ăc hay âc ? 
 Quả g  , b thềm , đồng hồ quả l ., màu s , gi  ngủ .
 * Viết : Viết vở TV các từ sau : màu sắc , giấc ngủ 
 4. Luyện viết vở ô li :
	- HS viết vở ô li các vần và từ : ăc , âc , mắc áo , quả gấc 
 - Thu vở chấm .
 5. Trò chơi : Tìm tiếng có vần ăc , âc . Thi tiếp sức . Đội nào tìm được nhiều tiếng , từ đội đó thắng cuộc .
 6. Củng cố - dặn dò : 
 - Nhận xét giờ học 
 - Dặn đọc bài ở nhà. Xem trước bài sau.
Thöù ba ngaøy 13 thaùng 1 naêm 2009
Học vần
UC , ƯC
I- Mục đích – yêu cầu : Như SGV.
II- Đồ dùng dạy – học :
 - Bộ ghép chữ. 
 - Tranh minh họa SGK.
III- Các hoạt động dạy – học :
 1 . Kiểm tra bài cũ :
	- Viết bảng con : mắc áo quả gấc 
 nhấc chân quả lắc 
	- Đọc từ ứng dụng, câu ứng dụng.
 2. Dạy học bài mới :
Tiết 1
 2.1. Giới thiệu bài : GV đưa tranh giới thiệu từ : cần trục 
 + Từ cần trục gồm mấy tiếng ? (2 tiếng)
 + Tiếng nào các em đã học ? (cần). Vậy hôm nay chúng ta học tiếng: trục
 + Tiếng trục có phần đầu âm gì ? (tr). Vậy vần mới hôm nay chúng ta học là vần: uc, GV ghi bảng, HS đọc: uc 
 2.2. Dạy vần : 
 * UC : 
 * Phân tích vần : uc. Tạo bởi u và c
	- So sánh vần uc và vần ut : 
 Giống nhau : đều có âm bắt đầu bằng âm u.
 Khác nhau : vần uc có âm kết thúc bằng c, vần ut có âm kết thúc bằng t.
	- HS ghép vần : uc, đọc đánh vần : u - cờ - uc 
	- Thêm âm tr và dấu nặng để tạo thành tiếng : trục , HS ghép 
	- Phân tích tiếng: trục: Âm tr đứng trước, vần uc đứng sau, dấu nặng dưới con chữ u 
	- HS đọc: trờ - uc – truc – nặng – trục 
	- HS đọc toàn bộ bảng : uc, trục, cần trục. 
 * ƯC : (Tương tự) 
	- So sánh vần ưc và vần uc : 
	 Giống nhau : đều có âm kết thúc bằng âm c .
 Khác nhau : vần ưc có âm bắt đầu bằng âm u , vần uc có âm bắt đầu bằng u
	- HS ghép vần ưc 
	- Phân tích vần ưc : ư trước c sau.
	- Đọc đánh vần : ư – cờ – ưc 
	- Thêm âm l và dấu nặng để tạo thành tiếng lực , HS ghép .
	-Phân tích tiếng lực : âm l đứng trước vần ưc đứng sau dấu nặng dưới con chữ ư 
	- Đọc đánh vần : lờ – ưc – lưc – nặng – lực 
	- HS đọc: ưc, lực, lực sĩ 
 * Viết : GV viết mẫu, HS viết bảng con 
 * Đọc từ ngữ ứng dụng : 
	- GV ghi bảng, HS đọc thầm . Gạch chân tiếng có chứa vần uc, ưc.
	- GV giải thích : + Máy xúc : Máy cày đất bóc đất đá .
 + Cúc vạn thọ : Hoa màu vàng làm cảnh.
 + Lọ mực : Làm bằng nhựa hoặc thủy tinh đựng mực. 
 + Nóng nực : Nóng ngột ngạt, khó chịu.
	- GV đọc mẫu, HS đọc lại. 
Tiết 2
 2.3. Luyện tập : 
 * Đọc : - HS đọc vần , từ ứng dụng .
 + Tranh vẽ gì ?
 - Chúng ta cùng đọc đoạn thơ ứng dụng xem con gà trống như thế nào ?
 - HS luyện đọc : cá nhân , lớp .
 + Trong đoạn thơ có tiếng nào chứa vần đã học? (thức)
 * Viết : HS luyện viết vở tập viết 
 * Nói : HS đọc đề luyện nói : Ai thức dậy sớm nhất ?
 + Tranh vẽ gì ? Chỉ và giải thích người và từng vật trong tranh 
 + Trong tranh bác nông dân đang làm gì ? 
 + Con gà đang làm gì ? 
 + Đàn chim đang làm gì ? 
 + Mặt trời như thế nào ? 
 + Con gì đã báo hiệu cho mọi người thức dậy ?
 + Tranh vẽ cảnh nông thôn hay thành phố ?
 + Em thức dậy lúc mấy giờ ? Nhà em ai thức dậy sớm nhất ? 
 3. Củng cố - dặn dò : 
	- Nhận xét giờ học 
 	- Dặn đọc bài ở nhà. Xem trước bài sau.
Toán 
MƯỜI MỘT, MƯỜI HAI
I- Mục tiêu : 
- HS nhận biết : số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị .
 Số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị .
- Biết đọc và viết các số đó . Bước đầu nhận biết số có 2 chữ số .
II- Đồ dùng dạy – học : Bó chục que tính và que tính rời 
III- Các hoạt động dạy – học : 
 1. Giới thiệu số 11 :
	- HS lấy 1 bó chục que tính và 1 que rời . Được bao nhiêu que tính ?
	- Mười que tính thêm 1 que tính là 11 que tính 
	- GV ghi bảng : 11 . Đọc là : Mười một 
	- Số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị . Số 11 là số có 2 chữ số , viết liền nhau 
 2. Giới thiệu số 12 : 
	- GV lấy 1 chục que tính và 2 que tính rời . Được bao nhiêu que tính ? 
	- Mười que tính thêm 2 que tính là 12 que tính 
	- GV ghi bảng : 12 . Đọc là : mười hai 
	- Số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị . Số 12 có 2 chữ số chữ số 1 và chữ số 2 viết liền nhau : số 1 bên trái , số 2 bên phải 
	- HS viết bảng con : số 11 , 12 
 3. Thực hành : 
 Bài 1: HS đém số ngôi sao rồi điền số vào ô trống 10 , 11 , 12 
 Bài 2: Vẽ theo mẫu : Vẽ thêm 1 chấm tròn vào ô trống có ghi 1 đơn vị .
 Vẽ thêm 2 chấm tròn vào ô trống có ghi 2 đơn vị .
	- HS lên bảng vẽ 
 Bài 3 : Tô màu vào 11 hình tam giác và 12 hình vuông 
 Bài 4: Điền đủ số vào các vạch dưới tia số .
	 0 5 10 12
	- HS lên bảng điền . Đếm xuôi từ 0 đến 12 và ngược lại từ 12 đền 0 
 4. Củng cố - dặn dò : 
	- Nhận xét giờ học.
	- Tuyên dương 1 số em .
 Thöù tö ngaøy 14 thaùng 1 naêm 2009
Học vần 
ÔC , UÔC
I- Mục đích – yêu cầu : Như SGV Trang :
II- Đồ dùng dạy – học :
	- Bộ ghép vần 
	- Tranh SGK , vật thật : con ốc , ngọn đuốc 
III- Các hoạt động dạy – học :
 1. Kiểm tra bài cũ : 
	 - Viết bảng con : cần trục máy xúc chúc mừng 
 lọ mực lực sĩ thơm phức 
	 - 2 em đọc câu ứng dụng, 2 em đọc từ ứng dụng.
 2. D ạy h ọc bài mới : 
Tiết 1
Giới thiệu bài :
 + Bàn ghế em ngồi học do ai làm ? ( thợ mộc ). Rút từ : thợ mộc , GV ghi bảng .
 + Từ thợ mộc gồm mấy tiếng ? 
 + Tiếng nào các em đã học ? ( thợ ) . Hôm nay học tiếng mộc , GV ghi bảng .
 + Tiếng mộc có phần đầu âm gì ? ( m) . vần mới hôm nay học vần : ôc 
 b. Dạy vần : 
 ÔC :
 * Phân tích vần ôc: tạo bởi ô và c 
	 - So sánh ôc và ôt :
 Giống nhau : đều có âm bắt đầu bằng ô.
 Khác nhau : vần ôc có âm kết thúc bằng âm c, vần ôt có âm kết thúc bằng âm t
	 - HS ghép vần ôc, đọc đánh vần : ô – cờ - ôc 
	 - Thêm âm m trước vần ôc và dấu nặng để tạo thành tiếng mộc , HS ghép 
	 - Phân tích tiếng mộc : m trước vần ôc sau dấu nặng đưới con chữ ô 
	 - HS đọc : mờ - ôc – môc – nặng - mộc 
	 - HS đọc : ôc, mộc, thợ mộc. 
 UÔC : (Tương tự)
	 - So sánh vần uôc và vần ôc : 
 Giống nhau : đều có âm kết thúc bằng âm c.
 Khác nhau: vần uôc có âm bắt đầu nguyên âm đôi uô, vần ôc có âm bắt đầu bằng âm ô.
	 - Đọc đánh vần : uô – cờ – uôc 
	 - Thêm âm đ và dấu sắc để tạo thành tiếng mới , HS ghép 
	 - Phân tích tiếng đuốc : đ trước vần uôc sau dấu sắc trên đầu con chữ ô
	 - Đọc đánh vần : đờ - uôc – đuôc- sắc – đuốc . Rút từ ngọn đuốc 
 	- HS đọc : uôc , đuốc , ngọn đuốc 
 * Viết : GV viết mẫu , HS viết bảng con. 
 * Đọc từ ứng dụng :
 	- GV ghi bảng , HS đọc thầm , gạch chân tiếng có vần ôc, uôc.
	 - GV giải thích : Con ốc : đưa con ốc 
 Gốc cây : phần dưới cùng của cây.
 Đôi guốc : đồ dùng để đi khác với dép và giày.
 Thuộc bài : học kỹ, nhớ kỹ.
	 - GV đọc mẫu , HS đọc lại 
Tiết 2
 c.Luyện tập:
 * Đọc: - HS đọc bài bảng sgk
 - Quan sát tranh câu ứng dụng. Tranh vẽ gì: (con ốc và ngôi nhà) . Vậy con ốc như thế nào; ngôi nhà của bé như thế nào. Các em sẽ biết khi đọc đoạn thơ ứng dụng dưới tranh.
 - GV đọc mẫu – 3 em đọc lại
 * Viết: HS viết vỡ TV
 * Nói: Đọc đề : Tiêm chủng , uống thuốc.
 +Trong tranh vẽ những ai?
 +Bạn trai trong tranh đang làm gì?
 +Thái độ của bạn thế nào?
 +Em đã tiêm chủng, uống thuốc bao giờ chưa?
 +Khi tiêm chủng,em có khóc bao giờ chưa?
 3-Củng cố dặn dò:
 - HS đọc lại bài.
 - Dặn về nhà học bài. Xem trước bài sau.
Toán
MƯỜI BA, MƯỜI BỐN, MƯỜI LĂM
I - Mục tiêu: - Nhận xét: Số 13 gồm 1 chục 3 đv
	Số 14 gồm 1 chục 4 đv
	Số 15 gồm 1 chục 4 đv
 - Biết đọc, viết các số đó. Nhận xét số có hai chữ số.
II - Đồ dùng: Các bó chục que tính và que tính rời.
III - Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài củ:	
 - HS viết bảng con: 11, 12
	- Số 11 gồm mấy chục và mấy đv?
	- Số 12 gồm mấy chục và mấy đv?
	- Vài em đếm từ 0 đến 12.
 2. Dạy học bài mới:
 a. Giới thiệu số 13:
 - HS lấy 1 bó chục que tính và 3 que rời. Tất cả ? que tính
 - Mười que tính thêm 3 que tính là 13 que tính.
 - GV ghi bảng: 13	.	Đọc: Mười ba
 - Số 13 gồm 1 chục và 3 đv, số 13 gồm 2 chữ số là 1 và 3 viết liền nhau.
 b. Giới thiệu số 14, 15: ( Tương tự)
 - HS viết bảng con: 13, 14, 15.
 c. Thực hành:
	Bài 1:	a) HS viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn: 10, 11, 12, 13, 14
	b) Viết các số vào ô trống.
	Bài 2:	Điền số thích hợp vào ô trống: 13, 14, 15
	Bài 3:	GV treo tranh HS thi đua nối
	Bài 4:	Điền số vào tia số
3. Củng cố dặn dò:
 - HS đếm từ 0 đến 15, 15 đến 0
 - Dặn tìm tập hợp đồ vật có số lượng 13, 14, 15.
Thöù naêm ngaøy 13 thaùng 1 naêm 2009
Học vần
IÊC , ƯƠC 
I- Mục tiêu : 
 - Nhận biết vần iêc, ươc, xiếc, rước.
 - Phân biệt sự khác nhau giữa hai vần để đọc đúng, viết đúng.
 - Đọc đúng từ, câu ứng dụng SGK.
 - Nói chủ đề: Xiếc, múa rối, ca nhạc.
II- Đồ dùng dạy học : - Bộ đồ dùng TV 1.
 - Tranh minh họa SGK.
III- Các hoạt động dạy học: 
 1. Kiểm tra bài cũ :
	- HS viết bảng con: con ốc, gốc cây, đôi guốc, thuộc bài.
	- 2 HS đọc từ ứng dụng. 
	- 2 HS đọc thuộc câu ứng dụng.
 2. Dạy học bài mới: 
Tiết 1
 2.1. Giới thiệu bài: 
 - Hôm nay chúng ta học 2 vần có các âm đó, là vần iêc, ươc. 
 - GV ghi bảng . HS đọc theo GV. 
 2.2. Dạy vần:
 *iêc 
 a) Nhận diện vần
 - Phân tích vần iêc: iê và c. 
	- So sánh iêc và iêt:
 Giống nhau: đều có âm bắt đầu bằng iê.
 Khác nhau: âm cuối c và t.
	- HS ghép vần iêc. 
 b) Đánh vần : 
 - HS : iê - cờ - iêc
	- Thêm âm x và dấu sắc để tạo tiếng mắc. HS ghép. 
	- Phân tích tiếng xiếc: x trước iêc sau dấu sắc trên ê.
	- HS đọc đánh vần: xờ - iêc – xiếc - sắc - xiếc. 
	- Đọc trơn : iêc, xiếc, xem xiếc. 
 * ươc ( Tương tự ) 
	- Vần ươc được tạo nên ươ và c.
	- So sánh ươc và iêc: 
 Giống nhau: đều có âm kết thúc bằng c.
 Khác nhau: âm bắt đầu ươ và iê.
	- HS đọc : ươc, rước, rước đèn. 
 c) Viết : GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình viết.
	- HS viết bảng con: iêc, xem xiếc, ươc, rước đèn.
 d) Đọc từ ứng dụng :
	- GV ghi bảng, HS đọc, gọi HS lên bảng gạch chân tiếng chứa vần iêc, ươc.
	- GV giải thích : + Cá diếc: Cá gần giống cá chép nhưng nhỏ. 
 + Công việc: Việc cụ thể phải bỏ công sức ra để làm.
 + Cái lược: Vật bằng gỗ, sừng, nhựa có răng dùng để chải đầu.
 + Thước kẻ: Dùng để đo, vẽ.
 - GV đọc mẫu, HS đọc lại. 
Tiết 2
 2.3. Luyện tập : 
 a) Luyện đọc : - HS đọc lại phần vần. 
 - Đọc từ ứng dụng, câu ứng dụng:
Quê hương là con diều biếc
Chiều chiều con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông.
 b) Luyện viết : - HS viết vở tập viết. 
 - Thu vở chấm. 
 c) Luyện nói : HS đọc đề luyện nói: Xiếc, múa rối, ca nhạc.
 + Bức tranh vẽ gì ? 
 + Chú ý phần tranh vẽ cảnh diễn xiếc và giới thiệu.
 + Chỉ và giới thiệu phần biểu diễn ca nhạc.
 + Ruộng bậc thang thường có ở đâu ?Để làm gì? 
 + Xung quanh ruộng bậc thang còn có gì ? 
 3. Củng cố - dặn dò: 
	- HS đọc bài SGK. 
	- Trò chơi kết bạn.
	- Dặn đọc bài ở nhà. Xem trước bài sau.
Toán
MƯỜI SÁU, MƯ ỜI BẢY, 
MƯỜI TÁM, MƯỜI CHÍN
I - Mục tiêu: - Nhận biết: Số 16, 17, 18, 19 gồm 1 chục v à m ột s ố đ ơn v ị (6,7,8,9)	
 - Biết đọc, viết các số đó. Nhận xét số có hai chữ số.
II - Đồ dùng: Các bó chục que tính và que tính rời.
III - Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài củ:	
 - HS đọc số từ 0 đến 15, 1 HS viết bảng lớp.
 - GV chỉ HS đọc lại.
2. Dạy học bài mới:
 a. Giới thiệu số 16:
 - HS lấy 1 bó chục que tính và 6 que rời. Tất cả ? que tính.
 - Mười que tính thêm 6 que tính là 16 que tính.
 - GV ghi bảng: 16	Đọc: Mười s áu
 - Số 16 gồm 1 chục và 6 đv, số 16 gồm 2 chữ số là 1 và 6 viết liền nhau.
 b. Giới thiệu số 17, 18, 19: (Tương tự)
 - HS viết bảng con: 16, 17, 18, 19.
 c. Thực hành:
 Bài 1:	- HS đọc yêu cầu: Viết số.
	- GV hướng dẫn: Phần a đã cho sẵn cách đọc số và YC viết số theo thứ tự từ 
bé đến lớn. Còn phần b viết theo thứ tự tăng dần.
 - HS làm bài. Goi HS lên bảng làm.
 Bài 2: Điền số thích hợp vào ô trống.
 - Để điền chính xác ta phải làm gì? (Phải đếm số nấm có trong mỗi tranh)
 - HS làm bài. HS đọc bài làm của m ình.
 Bài 3: Nối mỗi bức tranh với một số thích hợp.
 - GV hướng dẫn: Đếm số con g à ở mỗi b ức tranh rồi vạch một nét nối với số 
thích hợp. Chú ý có 6 số nhưng chỉ có 4 tranh do vậy sẽ có 2 số không được nối với tranh 
nào. 
 - HS làm bài.
 Bài 4: Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số tia số.
 - HS làm, GV kẻ bảng và 1 HS lên bảng làm.
 3. Củng cố dặn dò:
 - HS đếm từ 0 đến 19, 19 đến 0. Kết hợp phân tích số.
 - Dặn tìm tập hợp đồ vật có số lượng 13, 14, 15.
 Chiều
Toán
ÔN LUYỆN
I- Mục tiêu :
 - Củng cố đọc, viết các số có 2 chữ số.
 - Nắm cấu tạo số. Thứ tự các số.
II- Các hoạt động dạy – học:
Tiết 1
 1. GV hướng dẫn HS giải toán ở vở bài tập toán.
 - Gọi 1 số em lên bảng làm. GV nhận xét đánh giá.
 2. Thực hành làm bài tập theo nhóm:
 Bài 1: Viết các số sau đây: Mười hai, mười bốn, mười một, hai mươi, mười lăm. 
 Bài 2: Các số sau đây gồm mấy chục và mấy đơn vị.
17, 12, 20, 15.
 Bài 3: - Số liền sau của số 19 là số nào?
 - Số liền trước của số 15 là số nào?
 - Số liền trước của số mười là số nào?
Tiết 2
 3. HS làm vở toán ô li.
 Bài 1: - Điền dấu > < = thích hợp vào chỗ chấm. 
 1719 1012
 1615 2010
 Bài 2: Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số. 
 - Nhận xét giờ học. 
Học vần
ÔN LUYỆN
I- Mục đích – yêu cầu :
 - HS đọc viết thành thạo vần, tiếng chứa vần kết thúc bằng c.
 - Tìm được tiếng từ có vần vừa học.
 - Rèn chữ viết cho HS.
II- Các hoạt động dạy - học:
 1. Luyện đọc bài SGK :
 - Gọi HS lần lượt đọc bài SGK, kết hợp phân tích tiếng mới.
 - Tìm tiếng có chứa vần vừa học: Lớp chia làm 3 đội, theo tổ. Thi tìm tiếng, từ có chứa vần ăc, âc, uc, ưc, ôc, uôc, iêc, ươc. Sau một thời gian đội nào tìm được nhiều tiếng, từ đội đó thắng. 
 - GV nhận xét , tuyên dương đội thắng cuộc, HS đọc lại. 
 2. Thực hành vở bài tập TV :
 - GV hướng dẫn HS làm bài, chữa bài, gọi đọc.
 - GV theo dõi HS viết, chú ý tư thế ngồi viết, cách cầm bút. 
 - Thu vở chấm. 
 3. Luyện viết vở ô li:
 - HS viết vở ô li: Quê hương là con diều biếc
 Chiều chiều con thả trên đồng
 Quê hương là con đò nhỏ
 Êm đềm khua nước ven sông.
 - Thu vở chấm.
 5. Củng cố - dặn dò :
 - Nhận xét giờ học.
 - Dặn đọc bài ở nhà. Xem trước bài sau.
Thöù saùu ngaøy 16 thaùng 1 naêm 2009
Tập viết
TUỐT LÚA, HẠT THÓC, MÀU SẮC,
 GIẤC NGỦ, MÁY XÚC
I- Mục đích – yêu cầu: 
 - HS viết đúng, đẹp các từ trên, viết liền nét.
 - Rèn luyện chữ viết cho HS.
II- Chuẩn bị: Chữ mẫu. 
III- Các hoạt động dạy – học:
 1. Giới thiệu bài : Ghi đề lên bảng:
 2. HS quan sát chữ mẫu và nhận xét:
 - Cỡ chữ, mẫu chữ.
 3. GV hướng dẫn viết: 
 - GV viết bảng vừa viết vừa nêu quy trình viết. chú ý viết liền nét:
 Th viết liền nét với vần oc.
 Tuốt: dấu sắc đặt đúng vị trí: trên đầu con chữ ô.
 - Gọi HS đọc lại các từ cần viết. 
 - Luyện viết bảng con các từ trên.
 4. HS luyện viết bài ở vở. GV theo dõi uốn nắn.
 - Thu bài chấm chữa. Nhận xét.
Tập viết
CON ỐC, ĐÔI GUỐC, RƯỚC ĐÈN,
 KÊNH RẠCH, VUI THÍCH, XE ĐẠP
I- Mục đích – yêu cầu: 
 - HS viết đúng, đẹp các từ trên, viết liền nét.
 - Rèn luyện chữ viết cho HS.
II- Chuẩn bị: Chữ mẫu. 
III- Các hoạt động dạy – học:
 1. Giới thiệu bài : Ghi đề lên bảng:
 2. HS quan sát chữ mẫu và nhận xét:
 - Cỡ chữ, mẫu chữ.
 3. GV hướng dẫn viết: 
 - GV viết bảng vừa viết vừa nêu quy trình viết. chú ý viết liền nét:
 - Gọi HS đọc lại các từ cần viết. 
 - Luyện viết bảng con các từ trên.
 4. HS luyện viết bài ở vở. GV theo dõi uốn nắn.
 - Thu bài chấm chữa. Nhận xét.
Toán 
HAI MƯƠI. HAI CHỤC
I- Mục tiêu : 
 - HS nhận biết số lượng 20, 20 còn gọi là hai chục.
 - Đọc và viết được số 20. 
II- Đồ dùng dạy – học :
 - Bộ học toán, que tính. 
III- Các hoạt động dạy – học :
Kiểm tra bài cũ :
 - Gọi 2 em lên bảng thực hiện 
 - Viết số: Từ 0 đến 10...
 Từ 11 đến 19...
 - GV kiểm tra phần đọc và phân tích số với HS dưới lớp.
 - Cả lớp nhận xét, ghi điểm.
 2. Dạy học bài mới :
 a.Giới thiệu bài:
 b. Giới thiệu số 20
 - GV yêu cầu HS lấy 1 bó que tính rồi lấy thêm 1 bó que tính nữa.
 - Hỏi: Được tất cả bao nhiêu que tính? (hai mươi que tính).
 Vì sao biết? (Vì 1 chục que t ính và 1 chục que tính l à 2 mươi que ính.
 vì 10 que tính và 10 que tính là 20 que tính.)
 - Để chỉ 20 que tính, viết số 20; viết số 2 rồi viết số o ở bên phải số 2, GV viết bảng. Số 20 đọc là: hai mươi. HS đọc.
 - Số 20 là số có 2 chữ số, s 2 chỉ 2 chục và số 0 chỉ 0 đơn v ị. HS nhắc l ại.
 - Vậy 20 gồm mấy chục và mấy đơn v ị?
 - 20 gồm 2 chục và 0 đơn v ị.
 - GV viết bảng.
 - Giới thiệu 20 còn gọi là 2 chục. HS nhắc lại.
 - Hỏi: 20 là số có mấy chữ số?
 - GV cho HS nhắc lại cách viết số 20.
 - HS viết bảng con.
 - HS đọc lại: Hai mươi. cá nhân, đồng thanh.
 3. Luy ện t ập:
 Bài 1: HS nêu yêu cầu: Viết số từ 10 đến 20, 20 đến 10 rồi đọc các số đó. 
 - Lưu ý: các số khi viết ngăn cách nhau b ởi dấu phẩy.
 - HS làm bài, chữa bài, 2 em ngồi cùng bàn kiểm tra lẫn nhau.
 Bài 2: HS nêu yêu cầu. Trả lời câu hỏi.
 - GV hướng dẫn. y êu c ầu HS l àm theo nh óm 2 em.
 - Các nhóm nêu kết quả. 
 Bài 3: - HS đọc yêu cầu: Đi ền số vào d ưới mỗi vạch của tia số rồi đọc các số đó. 
 - HS làm bài, gọi 2 em đọc kết quả bài làm của mình, cả lớp theo dõi. 
 Bài 4: - HS đọc yêu cầu bài toán: Trả lời câu hỏi.
	 - GV nêu câu hỏi HS trả lời. 	
3. Củng cố - dặn dò :
 - Hôm nay chúng ta học số mới nào?
 - Hai mươi còn gọi là gì?
 - Số 20 có mấy chữ số?
 - Phân tích số 20?
 - Nh ận xét giờ học.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1 tuan 19(12).doc