Thiết kế bài giảng lớp 1 - Tuần 11 năm 2009

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Đọc được: ưu, ươu, trái lựu, hươu sao; từ và câu ứng dụng.

- Viết được: ưu, ươu, trái lựu, hươu sao

- Luyện nói 2 – 4 câu theo chủ đề: hổ, báo, gấu, hươu, nai, voi (HS khá nói đủ nội dung chủ đề).

- HS khá, giỏi đọc trơn toàn bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Sử dụng tranh SGK bài 42, vật thật: trái lựu

- Bộ thực hành Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

- HS đọc từ: yêu quý, buổi chiều, hiểu bài, già yếu (cá nhân).

- Cả lớp viết từ: yêu cầu

- GV nhận xét.

 

doc 42 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 1199Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng lớp 1 - Tuần 11 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh rồi viết kết quả vào sau dấu bằng.
Bài 4: >; <; =
- HS tự làm bài.GV quan sát giúp đỡ hs yếu.
- GV gọi một số HS chữa bài.
- GV củng cố cho HS tính kết quả rồi so sánh.
Bài 5: Viết phép tính thích hợp 
- GV treo tranh và yêu cầu HS quan sát và nêu tình huống bài toán, rồi viết phép tính phù hợp với bài toán vừa nêu.
- HS viết phép tính vào bảng con.
- GV cùng HS nhận xét và đánh giá.
Ví dụ: Có 4 con vịt trong lồng, chạy ra ngoài 1 con. Hỏi còn lại mấy con vịt?
 HS thực hiện : 4 - 1 = 3
 - HS khá giỏi làm và nêu được các tình huống khác nhau. 
3. Củng cố, dặn dò
- GV chốt lại nội dung bài học.
- Về chuẩn bị bài sau.
HỌC VÂN
VẦN: ân – ă - ăn 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Học sinh đọc và viết được ân, ăn, cái cân, con trăn.
- Đọc được từ và câu ứng dụng trong SGK: Bé chơi thân với bạn Lê. Bố bạn Lê là thợ lặn.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Nặn đồ chơi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Sử dụng tranh SGK bài 45, vật thật: cái cân
- Bộ thực hành Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ
- 3 HS đọc câu ứng dụng bài 44.
- Cả lớp viết từ: nhà sàn
2. Dạy học bài mới:
TIẾT 1
* Giới thiệu bài: HS quan sát tranh vẽ SGK và vật mẫu.GV hướng dẫn HS rút ra vần ân - ăn
- GV viết bảng và đọc, HS đọc theo.
* Dạy vần:
Vần ân
a. Nhận diện:
- GV yêu cầu HS quan sát - nhận xét cấu tạo vần ân trên bảng 
 + HS thực hành ghép vần ân.
GV giúp đỡ hs yếu ghép HS.
b. Phát âm, đánh vần:
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc vần này. GV nhận xét.
 + HS khá đọc lại ớ - nờ - ân/ ân 
 + HS đọc( cá nhân, nhóm, lớp). GV giúp đỡ hs yếu đọc.
- GV yêu cầu HS ghép tiếng, từ: cân, cái cân và suy nghĩ đánh vần rồi đọc trơn.
 + HS khá giỏi đọc trước. HS yếu đọc theo.
- HS khá đọc và hướng dẫn cách đọc cho bạn trong bàn chưa đọc được.
- Yêu cầu HS đọc lại ân – cân – cái cân
 + HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp)
- GV kết hợp hỏi HS phân tích âm, vần..
c. Viết:
Viết vần đứng riêng
- GV viết mẫu vần ân vừa viết vừa hướng dẫn quy trình, HS quan sát và viết trên không trung.
- HS viết vào bảng con. GV nhận xét chỉnh sửa.
Viết tiếng và từ
- GV viết mẫu tiếng cân, từ cái cân. 
- HS quan sát nhận xét, GV hướng dẫn HS viết liền nét giữa c và ân 
- HS yếu chỉ cần viết chữ cân.
- HS viết vào bảng con.GV nhận xét 
Vần ăn
(Quy trình dạy tương tự vần ân)
Lưu ý:
 Nhận diện:
- GV thay â bằng ă được ăn 
- HS đọc trơn và nhận xét ăn gồm 2 âm ă và n
Yêu cầu HS so sánh ăn và ân 
 	+giống nhau: âm n
	+ Khác nhau: âm â- ă
 Đánh vần:
- Học sinh khá giỏi tự đánh vần và đọc trơn.
- HS yếu: GV hướng dẫn cách đánh vần và đọc
 + HS đọc cá nhân (nối tiếp)
- Ghép tiếng, từ: trăn, con trăn
- HS đọc lại kết hợp phân tích âm, vần.
. Viết: 
- GV lưu ý cách viết các nét nối từ tr sang vần ăn 
d. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- GV yêu cầu HS đọc theo nhóm đôi các từ ngữ SGK, thảo luận và tìm tiếng mới.
- 3 HS đọc lại trên bảng lớp, 1 HS lên gạch chân tiếng mới.
- HS yếu đánh vần; HS khá giỏiđọc trơn.
- GV gợi ý tìm hiểu nghĩa các từ: bạn thân, gần gũi , khăn rằn, dặn dò (bằng lời)
- HS đọc toàn bài tiết 1(đồng thanh).
TIẾT 2
* Luyện tập:
a. Luyện đọc:
- Yêu cầu HS đọc trên bảng lớp và SGK tiết 1
 + HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp). GV giúp đỡ hs yếu.
 + GV nhận xét chỉnh sửa.
- Đọc câu ứng dụng: Bé chơi thân với bạn Lê. Bố bạn Lê là thợ lặn.
 + Yêu cầu HS quan sát tranh rút ra câu đọc.
 GV lưu ý: Đây là 2 câu văn có dấu chấm, yêu cầu HS khi đọc phải nghỉ hơi. 
 + HS khá đọc lại. GV chỉnh sửa cách đọc.
 + GV hướng dẫn cách đọc cho HS yếu.
 + GV gọi 1 số HS đọc lại.
 + Tìm tiếng có vần vừa học trong câu. HS phân tích thân, lặn.
 GV nhận xét.
b. Luyện viết:
- GV yêu cầu HS đọc lại các từ trong vở tập viết bài 45.
- HS viết bài vào vở tập viết.
- GV lưu ý HS viết đúng quy trình.GV giúp đỡ HS yếu. 
- Thu chấm bài và nhận xét.
c. Luyện đọc:
- Yêu cầu 2 HS đọc tên chủ đề luyện nói: Nặn đồ chơi
- GV cho cả lớp đọc lại.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh SGKvà thảo luận nhóm đôi (GV gợi ý 1 số câu hỏi )
- GV giúp đỡ các nhóm nói đúng chủ đề.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm cùng GV nhận xét, đánh giá.
- GV lưu ý cách diễn đạt của HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS đọc lại toàn bài.Tìm tiếng, từ ngoài bài có chứa vần ăn, ân vừa học.
- Chuẩn bị bài sau bài 46.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
GIA ĐÌNH
I.MỤC TIÊU
 Giúp HS biết:
- Gia đình là tổ ấm của em.
- Bố, mẹ, ông, bà, anh, chịlà những người thân yêu nhất của em.
- Em có quyền được sống với cha, mẹ và được cha mẹ yêu thương, chăm sóc.
- Kể được về những người trong gia đình mình với các bạn trong lớp.
- Yêu quý gia đình và những người thân trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Vở bài tập tự nhiên xã hội.
- Các hình SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 Giới thiệu bài: Cả lớp hát bài Cả nhà thương nhau
 Hoạt động 1: Quan sát theo nhóm nhỏ
- Mục tiêu: Gia đình là tổ ấm của em
- Cách tiến hành: 
 + Bước 1: GV yêu cầu hs quan sát tranh và thảo luận theo nhóm đôi trả lời câu hỏi trong SGK.
 + Bước 2: Đại diện các nhóm chỉ vào hình và kể về gia đình Lan, gia đình Minh.
 GV nêu kết luận: SGV.
 Hoạt động 2: Vẽ tranh về gia đình mình
- Mục tiêu: Từng em vẽ tranh về gia đình mình.
- Cách tiến hành:
+ HS vẽ vào giấy sau đó kể cho nhau nghe trong nhóm về người thân trong gia đình.
+ GV nêu kết luận: SGV
 Hoạt động 3: Kể về gia đình mình trước lớp
- Mục tiêu: Mọi người được kể và chia sẻ với các bạn trong lớp về gia đình mình.
- Cách tiến hành:
 + HS từng em lên kể trước lớp.
 H: Tranh vẽ những ai?
 Em muốn thể hiện điều gì trong tranh?
 + GV nêu kết luận: Mỗi người khi sinh ra đều có gia đình, nơi em được yêu thương chăm sóc và che chở. Em có quyền được sống chung với bố mẹ và người thân.
* Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
 Thứ sáu, ngày 2 tháng 11 năm 2007
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
 Giúp HS củng cố về:
- Phép cộng, phép trừ trong phạm vi các số đã học.
- Phép cộng một số với 0, phép trừ một số đi 0, phép trừ hai số bằng nhau.
- Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính thích hợp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Vở bài tập toán. Tranh vẽ bài 5( vở bài tập toán)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc từng phép tính, hs làm bảng con
VD: 5 – 3 – 1 =, 4 – 0 – 3 =
- GV nhận xét.
2. Dạy học bài mới
 GV hướng dẫn HS làm các bài tập vở bài tập toán.
Bài 1: Tính
- GV yêu cầu.
- HS làm bảng con từng phép tính GV đọc.GV lưu ý HS viết kết quả thẳng cột.
Ví dụ: 5 5
 - - 
 3 0
 2 5
- GV củng cố và chốt lại cách đặt tính.
Bài 2: Tính
- GV cho HS tự làm bài. GV quan sát giúp đỡ hs yếu.
- Gọi hs đọc chữa bài. GV, hs nhận xét.
- GV hướng dẫn hs quan sát từng cặp phép tính, nhận xét và rút ra kết luận: khi đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả không đổi.
Bài 3: Tính
- GV cho HS tự làm vào vở.
- Yêu cầu 3 HS chữa bài, GV kết hợp hỏi một số HS nêu cách làm.
- GV chốt lại: Dựa vào bảng cộng, trừ các số đã học các con nhẩm tính rồi viết kết quả vào sau dấu bằng.
Bài 4: >; <; =
- HS tự làm bài. GV giúp đỡ hs yếu.
 GV gọi một số HS chữa bài và nêu cách làm.
- GV, hs nhận xét.
Bài 5: Viết phép tính thích hợp 
- GV cho HS quan sát tranh và yêu cầu HS nêu tình huống bài toán, rồi viết phép tính phù hợp với bài toán vừa nêu.
- HS viết phép tính vào vở.
- GV cùng HS nhận xét và đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò
- GV chốt lại nội dung bài học.
- Về chuẩn bị bài sau.
Tập viết
 TẬP VIẾT TUẦN 9: 
 CÁI KÉO, TRÁI ĐÀO, SÁO SẬU, .
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Học sinh biết viết đúng mẫu các từ: Cái kéo, trái đào, sáo sậu, líu lo, hiểu bài, yêu cầu
- Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp, đảm bảo tốc độ.
- Giáo dục tính cẩn thận trong khi viết bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết các từ
- Bảng con, vở tập viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh viết bảng con từ: bể bơi
2. Dạy học bài mới:
* Giới thiệu bài: GV đưa bảng phụ để giới thiệu bài viết.
- Yêu cầu HS đọc to các từ trong vở tập viết hoặc trên bảng phụ.
* Hướng dẫn HS viết bảng con:
- HS quan sát chữ mẫu và nhận xét về độ cao, cách nối nét giữa các con chữ.
- GV hướng dẫn cấu tạo, quy trình viết từng chữ, từng từ.
Cái kéo, trái đào, sáo sậu, líu lo, hiểu bài, yêu cầu
- HS viết bảng con, giáo viên nhận xét (Lưu ý HS yếu)
* Hướng dẫn viết vào vở.
- HS đọc bài trong vở tập viết. GV lưu ý học sinh điểm đặt bút và điểm dừng bút và giúp đỡ HS yếu.
- GV thu chấm vở 1 số em.
- GV nhận xét, đánh giá bài viết của HS.
3. Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- HS viết vào vở ô li ở nhà.
Tập viết
TẬP VIẾT TUẦN 10
 CHÚ CỪU, RAU NON, THỢ HÀN, DẶN DÒ, 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Học sinh viết đúng mẫu các từ: chú cừu, rau non, thợ hàn, dặn dò, khôn lớn, cơn mưa.
- Rèn kĩ năng viết đẹp, đảm bảo tốc độ
- Giáo dục ý thức giữ gìn vở sạch
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ viết bài tập viết
Vở, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh viết bảng con: hiểu bài.
2. Dạy học bài mới:
* Giới thiệu bài viết: GV giới thiệu thông qua bảng phụ
- Yêu cầu HS đọc bài viết: chú cừu, rau non, thợ hàn, dặn dò, khôn lớn, cơn mưa.
* Hướng dẫn HS viết bảng con: 
- GV yêu cầu hs quan sát chữ mẫu và nhận xét về độ cao, cách nối nét giữa các con chữ.
- GV hướng dẫn quy trình viết các từ.
- Học sinh quan sát và viết vào bảng con
- GV nhận xét và chỉnh sửa cho hs. 
* HS viết vào vở:
- GV yêu cầu HS viết vào vở, HS yếu chỉ cần viết một nửa số dòng.
(GV theo dõi uốn nắn HS yếu)
- GV thu chấm bài và nhận xét, đánh giá bài viết.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV hướng dẫn HS viết lại 1 số chữ HS viết còn sai.
- Về viết bài vào vở ô li.
ÂM NHẠC
HỌC HÁT BÀI: ĐÀN GÀ CON (Lời Việt Anh)
GV nhạc dạy
TUẦN 14:
 Thứ hai, ngày 19 tháng 11 năm 2007
Học vần
VẦN: eng - iêng
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Học sinh đọc và viết được eng, iêng, lưỡi xẻng, trống, chiêng.
- Đọc được từ và câu ứng dụng trong SGK:
 Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. 
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ao, hồ, giếng
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Sử dụng tranh SGK bài 55
- Bộ thực hành Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ
- 3 HS đọc bài 54
- Cả lớp viết từ: vui mừng
2. Dạy học bài mới:
TIẾT 1
* Giới thiệu bài: Thông qua tranh vẽ SGK và vật thật.
- GV giới thiệu và hướng dẫn HS rút ra vần eng - iêng
- GV đọc HS đọc theo.
* Dạy vần:
Vần eng
a. Nhận diện:
- GV yêu cầu HS quan sát - nhận xét cấu tạo vần eng trên bảng cài
 + HS thực hành ghép vần eng
Lưu ý: HS yếu GV hỗ trợ thêm để ghép được.
b. Phát âm, đánh vần:
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc vần này? GV nhận xét.
 + HS yếu đọc lại: e - ngờ - eng/ eng.
 + HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- GV yêu cầu HS ghép tiếng xẻng từ lưỡi xẻng và suy nghĩ đánh vần rồi đọc trơn.
 + HS khá giỏi đọc trước. HS yếu đọc theo.
- HS khá đọc và hướng dẫn cách đọc cho bạn trong bàn chưa đọc được.
- Yêu cầu HS đọc lại: eng - xẻng - lưỡi xẻng
- HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp)
- GV kết hợp hỏi HS phân tích âm, vần..
c. Viết:
Viết vần đứng riêng
- GV viết mẫu vần eng vừa viết vừa hướng dẫn quy trình.
- Yêu cầu HS quan sát chữ viết và viết trên không trung.
- HS viết vào bảng con. GV nhận xét chỉnh sửa.
Viết tiếng và từ
- GV viết mẫu tiếng xẻng từ lưỡi xẻng. 
- HS quan sát nhận xét, GV hướng dẫn HS viết liền nét giữa x và eng đồng thời dấu thanh hỏi đặt đúng trên đầu chữ e viết đúng khoảng cách giữa lưỡi và xẻng.
 - HS yếu chỉ cần viết chữ xẻng
- HS viết vào bảng con.GV nhận xét 
Vần iêng
(Quy trình dạy tương tự vần eng)
Lưu ý:
 Nhận diện:
- GV thay e bằng iê được iêng
- HS đọc trơn và nhận xét iêng gồm 2 âm iê và ng
Yêu cầu HS so sánh iêng và eng để thấy sự giống và khác nhau. (giống nhau âm cuối vần, khác nhau âm đầu vần)
 Đánh vần:
- Học sinh khá giỏi tự đánh vần và đọc
- HS yếu: GV hướng dẫn cách đánh vần và đọc
 + HS đọc cá nhân (nối tiếp)
 + Đọc đồng thanh
- Ghép từ: trống, chiêng
- HS đọc lại kết hợp phân tích âm, vần.
. Viết: 
 + HS viết vào bảng con.
- GV lưu ý cách viết các nét nối từ âm iê sang ng và ch sang iêng 
d. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- GV yêu cầu HS đọc theo nhóm đôi các từ ngữ SGK, thảo luận và tìm tiếng mới.
- 3 HS đọc lại trên bảng lớp, HS lên gạch chân tiếng mới.
- HS đọc đánh vần (HS yếu); đọc trơn (HS giỏi).
- GV gợi ý tìm hiểu nghĩa các từ: cái kẻng, xà beng, củ riềng, bay liệng (bằng lời, bằng vật thật)
- HS đọc toàn bài tiết 1(đồng thanh).
TIẾT 2
* Luyện tập:
a. Luyện đọc:
- Yêu cầu HS đọc trên bảng lớp và SGK tiết 1
 + HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp)
 + GV nhận xét chỉnh sửa.
- Đọc câu ứng dụng: trang 113 SGK 
 - Yêu cầu HS quan sát tranh rút ra câu đọc.
 - GV lưu ý: Đây là 1câu thơ 6 – 8 các con lưu ý cách đọc. HS khá đọc lại.
 - GV chỉnh sửa cách đọc. Hướng dẫn cách đọc cho HS yếu.
 - GV gọi 1 số HS đọc lại.
 - Tìm tiếng có vần vừa học trong câu thơ. HS phân tích nghiêng, kiềng 
 - GV nhận xét.
b. Luyện viết:
- GV yêu cầu HS đọc lại các từ trong vở tập viết bài 55
- HS mở vở tập viết viết bài.
- GV lưu ý HS viết đúng quy trình.GV giúp đỡ HS yếu. 
- Thu chấm bài và nhận xét.
c. Luyện đọc:
- Yêu cầu 2 HS đọc tên chủ đề luyện nói: Ao, hồ, giếng.
- Cả lớp đọc lại.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh SGK.
- Thảo luận nhóm đôi (GV gợi ý 1 số câu hỏi )
- GV giúp các nhóm nói đúng chủ đề.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm cùng GV nhận xét, đánh giá.
- GV lưu ý cách diễn đạt của HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS đọc lại toàn bài.Tìm tiếng, từ có chứa vần eng, iêng vừa học có ngoài bài.
- Chuẩn bị bài sau bài 56
Đạo đức
ĐI HỌC ĐỀU VÀ ĐÚNG GIỜ (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU
- Học sinh biết được lợi ích của việc đi học đều và đúng giờ là giúp cho HS thực hiện tốt quyền được đi học, được học tập của mình.
- HS thực hiện việc đi học đều và đúng giờ.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 
- Tranh bài tập 1, 4
- Vở bài tập đạo đức 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động 1: Quan sát tranh bài tập 1 và thảo luận nhóm
- GV giới thiệu tranh bài tập 1, yêu cầu HS quan sát và nhận xét.
- HS làm việc theo nhóm đôi, GV giúp đỡ các nhóm yếu.
- HS các nhóm lên chỉ vào tranh và trình bày trước lớp.
- GV nêu câu hỏi: Qua câu chuyện con thấy bạn nào đáng khen? Vì sao?
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận SGV.
Hoạt động 2: Học sinh đóng vai theo tình huống : Trước giờ đi học
- HS quan sát tranh bài tập 2
- HS thảo luận rồi đóng vai.GV hướng dẫn các nhóm thảo luận rồi đóng vai trong nhóm.
- HS đóng vai trước lớp.
- GV khen các nhóm đóng vai tốt.
Hoạt động 3: Học sinh liên hệ thực tế
- GV nêu một số câu hỏi yêu cầu HS trả lời.
- GV cùng HS nhận xét đánh giá 
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận: Được đi học là quyền lợi của trẻ em. Đi học đúng giờ giúp các em thực hiện tốt quyền đi học của mình.
- Để đi học đúng giờ cần phải: Chuẩn bị quần áo sách vở đầy đủ.
Hoạt động nối tiếp: Về nhà chuẩn bị cho bài tiết sau.
Thủ công
GẤP CÁC ĐOẠN THẲNG CÁCH ĐỀU
I. MỤC TIÊU
- HS biết cách gấp và gấp được các đoạn thẳng cách đều.
- Giáo dục ý thức giữ vệ sinh lớp học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Mẫu gấp các nếp gấp cách đều và quy trình các nếp gấp.
- HS: Giấy màu có kẻ ô, vở thủ công.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
- GV cho HS quan sát mẫu gấp các đoạn thẳng cách đều.
- HS rút ra nhận xét.
 Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu cách gấp.
a. Gấp nếp thứ nhất
- GV gắn tờ giấy màu lên bảng.GV gấp mép giấy vào 1 ô theo đường dấu.
- HS quan sát nhận xét.
b.Gấp nếp thứ hai
- GV hướng dẫn cách gấp nếp thứ hai.
c. Gấp nếp thứ ba
- GV lật lại tờ giấy, gấp vào 1 ô tương tự như hai nếp gấp trước.
d. Gấp các nếp gấp tiếp theo
- Gấp các nếp gấp tiếp theo tương tự như các nếp gấp trước.
 Hoạt động 3: Thực hành
- GV nhắc lại cách gấp theo quy trình mẫu,sau đó cho HS thực hiện gấp từng nếp.
- GV nhắc HS gấp trên giấy nháp.
- HS gấp bằng giấy màu.
- GV cho HS dán vào vở thủ công.
IV. Nhận xét, dặn dò
- GV nhận xét tinh thần học tập của lớp.
- GV dặn dò HS chuẩn bị tiết sau.
 Thứ ba, ngày 20 tháng 11 năm 2007.
Toán
PH ÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 8
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS tiếp tục củng cố khái niệm phép trừ.
- Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 8.
- Biết làm tính trừ trong phạm vi 8.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bộ thực hành toán.
- Vớ bài tập toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi HS đọc lại bảng cộng trong phạm vi 8
- Cả lớp làm vào bảng con 5 + 3 =
- GV nhận xét.
2. Dạy học bài mới
 Hoạt động 1: Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 8.
a. GV hướng dẫn HS phép trừ 8 – 1 = ; 8 – 7 =
- GV hướng dẫn HS lấy que tính và thao tác trên que tính.
- Gv cho HS quan sát hình vẽ SGK để nhận ra 8 ngôi sao bớt 1 ngôi sao còn 7 ngôi sao.Ngược lại cho HS thấy 8 bớt 7 còn 1.
- Từ trực quan GV hướng dẫn HS rút ra phép tính trừ 8 – 1 = 7 ; 8 – 7 = 1
- GV cho HS đọc lại phép tính.
b. Tương tự với các phép tính 8 – 2 = 6 ; 8 – 6 = 2 ; 8 – 3 = 5 ; 8 – 5 = 3
 8 – 4 = 4
- GV cho HS thao tác tương tự với cách tiến hành phép tính 8 – 1 
- HS thảo luận rút ra công thức.
- GV nhận xét, đánh giá.
c. HS học thuộc lòng bảng trừ 
- GV cho HS đọc đồng thanh (GV xoá dần các công thức)
- HS đọc theo nhóm, lớp 
- GV cho HS thi đố về việc học thuộc bảng trừ.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hành làm tính trừ trong phạm vi 8
Bài 1: Tính
- HS nêu yêu cầu, GV lưu ý HS viết thẳng cột. HS làm vào vở bài tập toán.
Bài 2: Tính
- GV cho HS nêu miệng kết quả phép tính. GV yêu cầu HS nhận xét và rút ra mối quan hệ của phép cộng và phép trừ. 
Bài 3: Tính
- GV cho HS nhận xét các phép tính, rồi rút ra các phép tính trong cùng một cột có liên quan đến nhau.
 Ví dụ: 8 – 3 = 5 
 8 – 1 – 2 = 5
 8 – 2 – 1 = 5
Bài 4: Viết phép tính thích hợp
- GV yêu cầu HS tự quan sát tranh vẽ vở bài tập toán, nêu bài toán, viết phép tính phù hợp.
- GV gọi một số HS nêu phép tính rồi nêu tình huống. GV nhận xét đánh giá.
Bài 5: HS nêu yêu cầu 
- GV cho HS khá giỏi tự làm bài rồi chữa bài.
- HS có thể viết phép tính 8 – 2 = 6 hoặc 8 – 6 = 2
- Với từng phép tính GV yêu cầu HS đưa ra các tình huống cụ thể.
3. Củng cố dặn dò:
- Cả lớp khôi phục lại bảng trừ trong phạm vi 8.
- Về nhà làm thêm bài tập trong SGK.
Học vần
Vần uông - ương
.I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Học sinh đọc và viết được uông, ương, quả chuông, con đường.
- Đọc được từ và câu ứng dụng trong SGK: Nắng đã lên. Lúa trên nương chín vàng. Trai gái bản mường cùng vui vào hội.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Đồng ruộng
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Sử dụng tranh SGK bài 56
- Bộ thực hành Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ
- 3 HS đọc bài 55
- Cả lớp viết từ bay liệng
2. Dạy học bài mới:
TIẾT 1
* Giới thiệu bài: Thông qua tranh vẽ SGK 
- GV giới thiệu và hướng dẫn HS rút ra vần uông, ương
- GV đọc HS đọc theo.
* Dạy vần:
Vần uông
a. Nhận diện:
- GV yêu cầu HS quan sát - nhận xét cấu tạo vần uông trên bảng cài
 + HS thực hành ghép vần uông.
Lưu ý: HS yếu GV hỗ trợ thêm để ghép được.
b. Phát âm, đánh vần:
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc vần này? GV nhận xét.
 + HS yếu đọc lại uô - ngờ - uông/uông.
 + HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- GV yêu cầu HS ghép tiếng chuông từ quả chuông và suy nghĩ đánh vần rồi đọc trơn.
 + HS khá giỏi đọc trước. HS yếu đọc theo.
- HS khá đọc và hướng dẫn cách đọc cho bạn trong bàn chưa đọc được.
- Yêu cầu HS đọc lại uông – chuông - quả chuông. 
- HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp)
- GV kết hợp hỏi HS phân tích âm, vần..
c. Viết:
Viết vần đứng riêng
- GV viết mẫu vần uông vừa viết vừa hướng dẫn quy trình.
- Yêu cầu HS quan sát chữ viết và viết trên không trung.
- HS viết vào bảng con. GV nhận xét chỉnh sửa.
Viết tiếng và từ
- GV viết mẫu tiếng chuông, từ quả chuông. 
- HS quan sát nhận xét, GV hướng dẫn HS viết liền nét giữa ch và uông 
- HS yếu chỉ cần viết chữ chuông.
- HS viết vào bảng con.GV nhận xét 
Vần ương
(Quy trình dạy tương tự vần uông)
Lưu ý:
 Nhận diện:
- GV thay uô bằng ươ được ương
- HS đọc trơn và nhận xét ương gồm 2 âm ươ và ng
Yêu cầu HS so sánh ương và uông để thấy sự giống và khác nhau
 Đánh vần:
- Học sinh khá giỏi tự đánh vần và đọc
- HS yếu: GV hướng dẫn cách đánh vần và đọc
 + HS đọc cá nhân (nối tiếp)
 + Đọc đồng thanh
- Ghép từ: con đường
- HS đọc lại kết hợp phân tích âm, vần.
. Viết: 
 + HS viết vào bảng con.
- GV lưu ý cách viết các nét nối từ âm đ sang vần ương và dấu thanh huyền đặt trên đầu chữ ơ.
d. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- GV yêu cầu HS đọc theo nhóm đôi các từ ngữ SGK, thảo luận và tìm tiếng mới.
- 3 HS đọc lại trên bảng lớp, HS lên gạch chân tiếng mới.
- HS đọc đánh vần (HS yếu); đọc trơn (HS giỏi).
- GV gợi ý tìm hiểu nghĩa các từ rau muống, luống cày, nhà trường, nương rẫy. (bằng vật thật, bằng lời)
- HS đọc toàn bài tiết 1(đồng thanh).
TIẾT 2
* Luyện tập:
a. Luyện đọc:
- Yêu cầu HS đọc trên bảng lớp và SGK tiết 1
 + HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp)
 + GV nhận xét chỉnh sửa.
- Đọc câu ứng dụng trang 115.
 - Yêu cầu HS quan sát tranh rút ra câu đọc.
 - GV lưu ý: Đây là 1 câu văn có dấu chấm yêu cầu HS khi đọc phải nghỉ hơi. HS khá đọc lại.
 - GV chỉnh sửa cách đọc. Hướng dẫn cách đọc cho HS yếu.
 - GV gọi 1 số HS đọc lại.
 - Tìm tiếng có vần vừa học trong câu thơ. HS phân tích nương, mường
 - GV nhận xét.
b. Luyện viết:
- GV yêu cầu HS đọc lại các từ trong vở tập viết bài 56
- HS mở vở tập viết viết bài.
- GV lưu ý HS viết đúng quy trình.GV giúp đỡ HS yếu. 
- Thu chấm bài và nhận xét.
c. Luyện đọc:
- Yêu cầu 2 HS đọc tên chủ đề luyện nói: Đồng ruộng
- Cả lớp đọc lại.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh SGK.
- Thảo luận nhóm đôi (GV gợi ý 1 số câu hỏi )
- GV giúp các nhóm nói đúng chủ đề.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm cùng GV nhận xét, đánh giá.
- GV lưu ý cách diễn đạt của HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS đọc lại toàn bài.Tìm tiếng, từ có chứa vần uông, ương vừa học có ngoài bài.
- Chuẩn bị bài sau bài 57.
Mĩ thuật
VẼ MÀU VÀO CÁC HOẠ TIẾTỚ HÌNH VUÔNG
GV hoạ dạy
 Thứ tư, ngày 21 tháng 11 năm 2007
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
 Sau bài học giúp HS củng cố và khắc sâu về:
- Các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 8.
- Quan hệ thứ tự giữa các số tự nhiên trong phạm vi 8
- Tiếp tục biết biểu thị các tình huống trong tranh bằ

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1 tuan 11 2112009.doc