Thiết kế bài dạy Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 - Chương trình cả năm - Bùi Thị Thúy Hằng

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Bài 4 : LÀM GÌ ĐỂ CƠ VÀ XƯƠNG PHÁT TRIỂN TỐT

I. MỤC TIÊU

- Biết được tập thể dục hằng ngày, lao động vừa sức, ngồi học đúng cách và ăn uống đầy đủ sẽ giúp cho hệ cơ và xương phát triển tốt

- Biết đi, đứng, ngồi đúng tư thế và mang vác vừa sức để phòng tránh cong vẹo cột sống. - Giải thích tại sao không nên mang vác vật quá nặng

II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Kỹ năng ra quyết định: nên và không nên làm gì để xương và cơ phát triển tốt.

- Kỹ năng làm chủ bản thân: đảm nhận trách nhiệm thực hiện các hoạt động để xương và cơ phát triển tốt.

III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

 -Các hình trong bài 4 . SGK trang 10,11 được phóng to.

V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Khởi động (

2. Bài cũ Hệ cơ

- Cơ có đặc điểm gì?

- Ta cần làm gì để giúp cơ phát triển và săn chắc?

- Nhận xét.

3. Bài mới

a/. Khám Phá :Trò chơi vật tay

-GV hướng dẫn cách chơi: 2 bạn cạnh nhau tì khuỷu tay lên bàn. 2 cánh tay đan chéo vào nhau, khi GV hô bắt đầu cả 2 cùng dùng sức ở cánh tay mình kéo cánh tay bạn.

-Tuyên dương.

-GV hỏi: Vì sao em có thể thắng bạn?

-GV nói: Các bạn có thể giữ tay chắc và giành chiến thắng trong trò chơi là do có cơ tay và xương phát triển mạnh. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết rèn luyện để cơ và xương phát triển tốt.

-GV ghi tựa bài lên bảng.

b/. KẾT NỐI

 Hoạt động 1: Làm thế nào để cơ và xương phát triển tốt

 Mục tiêu: Biết những việc nên làm để cơ và xương phát triển tốt.

*Bước 1: Giao việc

-Chia lớp thành 4 nhóm và mời đại diện nhóm lên bốc thăm.

*Bước 2: Họp nhóm

-Nhóm 1: Muốn cơ và xương phát triển tốt ta phải ăn uống thế nào? Hằng ngày em ăn uống những gì?

-Nhóm 2: Bạn HS ngồi học đúng hay sai tư thế? Theo em vì sao cần ngồi học đúng tư thế?

-Nhóm 3: Bơi có tác dụng gì? Chúng ta nên bơi ở đâu? Ngoài bơi, chúng ta có thể chơi các môn thể thao gì?

-GV lưu ý: Nên bơi ở hồ nước sạch có người hướng dẫn.

-Nhóm 4: Bạn nào sử dụng dụng cụ tưới cây vừa sức? Chúng ta có nên xách các vật nặng không? Vì sao?

*Bước 3: Hoạt động lớp.

-GV chốt ý: Muốn cơ và xương phát triển tốt chúng ta phải ăn uống đủ chất đạm, tinh bột, vitamin . . . ngoài ra chúng ta cần đi, đứng, ngồi đúng tư thế để tránh cong vẹo cột sống. Làm việc vừa sức cũng giúp cơ và xương phát triển tốt.

c/. THỰC HÀNH

 Hoạt động 2: Trò chơi: Nhấc 1 vật

 Mục tiêu: Biết cách nhấc 1 vật nặng

*Bước 1: Chuẩn bị

-GV chia lớp thành 4 nhóm, xếp thành 4 hàng dọc.

-Đặt ở vạch xuất phát của mỗi nhóm 1 chậu nước.

*Bước 2: Hướng dẫn cách chơi.

-Khi GV hô hiệu lệnh, từ em nhấc chậu nước đi nhanh về đích sau đó quay lại đặt chậu nước vào chỗ cũ và chạy về cuối hàng. Đội nào làm nhanh nhất thì thắng cuộc.

*Bước 3: GV làm mẫu và lưu ý HS cách nhấc 1 vật.

*Bước 4: GV tổ chức cho cả lớp chơi.

*Bước 5: Kết thúc trò chơi.

- GV nhận xét, tuyên dương

- GV mời 1 em làm đúng nhất lên làm cho cả lớp xem.

- GV sửa động tác sai cho HS.

4. Củng cố – Dặn dò

- Nhận xét tiết học

Chuẩn bị: Cơ quan tiêu hóa. - Hát

- Cả lớp chơi

- Em khỏe hơn, giữ tay chắc hơn

- HS lặp lại

 ĐDDH: tranh, SGK.

- Các nhóm trưởng nhận nhiệm vụ.

- Quan sát hình 1/SGK.

- Ăn đủ chất: Thịt, trứng, sữa, cơm, rau quả. . .

- Quan sát hình 2/SGK.

- Bạn ngồi học sai tư thế. Cần ngồi học đúng tư thế để không vẹo cột sống.

- Quan sát hình 3/SGK.

- Bơi giúp cơ săn chắc, xương phát triển tốt.

- Quan sát hình 4,5/SGK.

- Bạn ở tranh 4 sử dụng dụng cụ vừa sức. Bạn ở tranh 5 xách xô nước quá nặng.

- Chúng ta không nên xách các vật nặng làm ảnh hưởng xấu đến cột sống.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- HS xung phong nhắc lại

 ĐDDH: 4 chậu nước.

- Theo dõi

- Quan sát

- Cả lớp tham gia

- HS xung phong lên làm.

- HS nhắc lại bài học.

 

doc 80 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 728Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 - Chương trình cả năm - Bùi Thị Thúy Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g học, phòng làm việc, sân chơi, vườn trường của trường em.
Nói được ý nghĩa của tên trường em: tên trường là tên danh nhân hoặc tên của xã, phường, 
II. CHUẨN BỊ
GV: Các hình vẽ trong SGK. Liên hệ thực tế ngôi trường HS đang học.
HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động
2. Bài cũ Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.
+Hãy nêu những thứ có thể gây ngộ độc cho mọi người trong gia đình?
+Nêu những nguyên nhân thường bị ngộ độc?
-GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: Trường học
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Tham quan trường học.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp.
ò ĐDDH: Đi tham quan thực tế.
Yêu cầu HS nêu tên trường và ý nghĩa:
Trường của chúng ta có tên là gì?
Nêu địa chỉ của nhà trường.
Tên trường của chúng ta có ý nghĩa gì?
Các lớp học:
Trường ta có bao nhiêu lớp học? Kể ra có mấy khối? Mỗi khối có mấy lớp?
Cách sắp xếp các lớp học ntn?
Vị trí các lớp học của khối 2?
Các phòng khác.
Sân trường và vườn trường:
Nêu cảnh quan của trường.
Kết luận: Trường học thường có sân, vườn và nhiều phòng như: Phòng làm việc của Ban giám hiệu, phòng hội đồng, phòng truyền thống, phòng thư viện,  và các lớp học.
v Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thảo luận.
ò ĐDDH: Tranh
Yêu cầu HS quan sát tranh và TLCH: 
Cảnh của bức tranh thứ 1 diễn ra ở đâu?
Các bạn HS đang làm gì?
Cảnh ở bức tranh thứ 2 diễn ra ở đâu?
Tại sao em biết?
Các bạn HS đang làm gì?
Phòng truyền thống của trường ta có những gì?
Em thích phòng nào nhất? Vì sao?
Kết luận: Ở trường, HS học tập trong lớp học hay ngoài sân trường, vườn trường. Ngoài ra các em có thể đến thư viện để đọc và mượn sách, đến phòng y tế để khám bệnh khi cần thiết, 
v Hoạt động 3: Trò chơi hướng dẫn viên du lịch.
Ÿ Phương pháp: Thực hành.
ò ĐDDH: Tình huống.
GV phân vai và cho HS nhập vai.
1 HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch: giới thiệu về trường học của mình.
Giới thiệu hoạt động diễn ra ở thư viện.
Giới thiệu hoạt động diễn ra ở phòng y tế.
Giới thiệu hoạt động diễn ra ở phòng truyền thống.
4. Củng cố – Dặn dò 
Nhận xét tiết học. 
Tuyên dương những HS tích cực 
Chuẩn bị: Các thành viên trong nhà trường.
- Hát
- HS trả lời. Bạn nhận xét.
- HS trả lời. Bạn nhận xét.
- Đọc tên: THTT Càng Long C
- Địa chỉ: khóm 9 thị trấn Càng Long
- Nêu ý nghĩa.
- HS nêu.
- Gắn liền với khối. VD: Các lớp khối 2 thì nằm cạnh nhau.
- Nêu vị trí.
- Tham quan phòng làm việc của Ban giám hiệu, phòng hội đồng, thư viện, phòng truyền thống, phòng y tế, phòng để đồ dùng dạy học, 
- Quan sát sân trường, vườn trường và nhận xét chúng rộng hay hẹp, trồng cây gì, có những gì, 
- HS nói về cảnh quan của nhà trường.
- Ở trong lớp học.
- HS trả lời.
- Ở phòng truyền thống.
- Vì thấy trong phòng có treo cờ, tượng Bác Hồ 
- Đang quan sát mô hình (sản phẩm)
- HS nêu.
- HS trả lời.
- 1 HS đóng làm thư viện
- 1 HS đóng làm phòng y tế
- 1 HS đóng làm phòng truyền thống
- 1 số HS đóng vai là khách tham quan nhà trường: Hỏi 1 số câu hỏi.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 Tuần 16
Thứngàytháng.năm
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Bài 16 : CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU
- NÊU ĐƯỢC CÔNG VIỆC CỦA MỘT SỐ THÀNH VIÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN.
Kỹ năng tự nhận thức: tự nhận thức vị trí của mình trong nhà trường.
Kỹ năng làm chủ bản thân: đảm bảo trách nhiệm tham gia công việc trong trường phù hợp với lúa tuổi.
Phát triển kỷ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập.
III. CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
 Hình vẽ trong SGK trang 34, 35. Một số bộ gồm nhiều tấm bìa nhỏ (nhiều hơn 8) mỗi tấm ghi tên một thành viên trong nhà trường (hiệu trưởng, cô giáo, cô thư viện, . . .)
 SGK.
IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ Trường học.
-Nêu: Giới thiệu về trường em.
-Vị trí lớp em.
-GV nhận xét.
3.Bài mới 
a/ Khám phá
-GV nói: Ở bài trước chúng ta đã biết về cảnh quan ngôi trường thân yêu của mình. Vậy trong nhà trường, gồm những ai và họ đảm nhận công việc gì, thầy và các em sẽ tìm hiểu qua bài “Các thành viên trong nhà trường”.
- GV ghi lên bảng bằng phấn màu.
b/ Kết nối
v Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
ò ĐDDH: Tranh, tấm bìa, bút dạ.
*Bước 1:
-Chia nhóm (5 – 6 HS 1 nhóm), phát cho mỗi nhóm 1 bộ bìa.
-Treo tranh trang 34, 35
*Bước 2: Làm việc với cả lớp.
+Bức tranh thứ nhất vẽ ai? Người đó có vai trò gì?
+Bức tranh thứ hai vẽ ai? Nêu vai trò, công việc của người đó.
+Bức tranh thứ ba vẽ ai? Công việc, vai trò?
+Bức tranh thứ tư vẽ ai? Công việc của người đó? 
+Bức tranh thứ năm vẽ ai? Nêu vai trò và công việc của người đó?
+Bức tranh thứ sáu vẽ ai? Công việc và vai trò của cô?
-Kết luận: Trong trường tiểu học gồm có các thành viên: thầy (cô) hiệu trưởng, hiệu phó, thầy, cô giáo, HS và cán bộ công nhân viên khác. Thầy cô hiệu trưởng, hiệu phó là những người lãnh đạo, quản lý nhà trường, thầy cô giáo dạy HS. Bác bảo vệ trông coi, giữ gìn trường lớp. Bác lao công quét dọn nhà trường và chăm sóc cây cối.
v Hoạt động 2: Nói về các thành viên và công việc của họ trong trường mình.
ò ĐDDH: SGK.
*Bước 1:
-Đưa ra hệ thống câu hỏi để HS thảo luận nhóm:
+Trong trường mình có những thành viên nào?
+Tình cảm và thái độ của em dành cho những thành viên đó.
+Để thể hiện lòng kính trọng và yêu quý các thành viên trong nhà trường, chúng ta nên làm gì?
*Bước 2:
+Bổ sung thêm những thành viên trong nhà trường mà HS chưa biết.
-Kết luận: HS phải biết kính trọng và biết ơn tất cả các thành viên trong nhà trường, yêu quý và đoàn kết với các bạn trong trường.
c/ Thực hành
v Hoạt động 3: Trò chơi đó là ai?
ò ĐDDH: Tấm bìa, bút dạ.
Cách tiến hành: GV hướng dẫn HS cách chơi:
-Gọi HS A lên bảng, đứng quay lưng về phía mọi người. Sau đó lấy 1 tấm bìa gắn vào lưng của HS A (HS A không biết trên tấm bìa viết gì).
-Các HS sẽ được nói thông tin như: Thành viên đó thường làm gì? Ở đâu? Khi nào? Bạn làm gì để biết ơn họ? Phù hợp với chữ viết trên tấm bìa.
4. Củng cố – Dặn dò 
Nhận xét tiết học.
Hướng dẫn HS tiếp nối kể các thành viên trong nhà trường.
Chuẩn bị: Phòng tránh té ngã khi ở trường.
- Hát
- HS nêu. Bạn nhận xét.
- HS nhắc lại
- Các nhóm quan sát các hình ở trang 34, 35 và làm các việc:
+ Gắn tấm bìa vào từng hình cho phù hợp.
+ Nói về công việc của từng thành viên đó và vai trò của họ.
	- Đại diện một số nhóm lên trình bày trước lớp.
- Bức tranh thứ nhất vẽ hình cô hiệu trưởng, cô là người quản lý, lãnh đạo nhà trường.
- Bức tranh thứ hai vẽ hình cô giáo đang dạy học. Cô là người truyền đạt kiến thức. Trực tiếp dạy học.
- Vẽ bác bảo vệ, có nhiệm vụ trông coi, giữ gìn trường lớp, HS, bảo đảm an ninh và là người đánh trống của nhà trường.
- Vẽ cô y tá. Cô khám bệnh cho các bạn, chăm lo sức khoẻ cho tất cả HS.
- Vẽ bác lao công. Bác có nhiệm vụ quét dọn, làm cho trường học luôn sạch đẹp.
- HS hỏi và trả lời trong nhóm những câu hỏi GV đưa ra.
- HS nêu.
- HS tự nói.
- Xưng hô lễ phép, biết chào hỏi khi gặp, biết giúp đỡ khi cần thiết, cố gắng học thật tốt, . . .
- 2, 3 HS lên trình bày trước lớp.
- VD: Tấm bìa viết “Bác lao công” thì HS dưới lớp có thể nói:
- Đó là người làm cho trường học luôn sạch sẽ, cây cối xanh tốt.
- Thường làm ở sân trường hoặc vườn trường.
- Thường dọn vệ sinh trước hoặc mỗi buổi học.
- HS A phải đoán: Đó là bác lao công.
- Nếu 3 HS khác đưa ra thông tin mà HS A không đoán ra người đó là ai thì sẽ bị phạt: HS A phải hát 1 bài. Các HS khác nói thay không thì cũng sẽ bị phạt.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Tuần 17
Thứngàytháng.năm
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Bài 17 : PHÒNG TRÁNH TÉ NGÃ KHI Ở TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU
Kể tên những hoạt động dễ ngã, nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường.
Biết cách xử lí khi bản thân hoặc người khác bị ng.
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN
- Kỹ năng kiên định; từ chối không tham gia vào trò chơi nguy hiểm.
- Kỹ năng ra quyết định: nên và không nên làm gì để phòng té ngã.
- Phát tiển kỷ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập.
III . PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 Tranh, ảnh trong SGK trang 36, 37.
SGK. 
IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ Các thành viên trong nhà trường.
Nêu công việc của Cô Hiệu Trưởng?
Nêu công việc của GV?
Bác lao công thường làm gì?
GV nhận xét.
3. Bài mới 
a/ Khám phá
Giới thiêu bài Phòng tránh té ngã khi ở trường.
b/ Kết nối
v Hoạt động 1: Nhận biết các hoạt động nguy hiểm cần tránh.
Ÿ Phương pháp: Hỏi đáp, thảo luận.
ò ĐDDH: SGK.
*Bước 1: Động não.
-GV nêu câu hỏi, mỗi HS nói 1 câu:
+Kể tên những hoạt động dễ gây nguy hiểm ở trường?
-GV ghi lại các ý kiến lên bảng.
*Bước 2: Làm việc theo cặp.
-Treo tranh hình 1, 2, 3, 4 trang 36, 37, gợi ý HS quan sát.
*Bước 3: Làm việc cả lớp.
-Gọi 1 số HS trình bày.
+Những hoạt động ở bức tranh thứ nhất?
+Những hoạt động ở bức tranh thứ hai?
+Bức tranh thứ ba vẽ gì?
+Bức tranh thứ tư minh họa gì?
+Trong những hoạt trên, những hoạt động nào dễ gây nguy hiểm?
+Hậu quả xấu nào có thể xảy ra? Lấy VD cụ thể cho từng hoạt động.
+Nên học tập những hoạt động nào?
-Kết luận: Chạy đuổi nhau trong sân trường, chạy và xô đẩy nhau ở cầu thang, trèo cây, với cành qua cửa sổ là rất nguy hiểm không chỉ cho bản thân mà có khi nguy hiểm cho người khác.
v Hoạt động 2: Lựa chọn trò chơi bổ ích.
Ÿ Phương pháp: Thực hành, trò chơi.
ò ĐDDH: Chuẩn bị trò chơi.
*Bước 1: Làm việc theo nhóm.
-Mỗi HS tự chọn một trò chơi và tổ chức chơi theo nhóm (GV có thể cho HS ra sân chơi 10 phút)
*Bước 2: Làm việc cả lớp.
+Thảo luận theo các câu hỏi sau:
+Nhóm em chơi trò gì?
+Em cảm thấy thế nào khi chơi trò này?
+Theo em trò chơi này có gây tai nạn cho bản thân và các bạn khi chơi không?
+Em cần lưu ý điều gì trong khi chơi trò này để khỏi gây ra tai nạn?
c/ Thực hành
v Hoạt động 3: Làm phiếu bài tập.
Ÿ Phương pháp: Thi đua.
-GV chia lớp thành 4 nhóm và phát cho mỗi nhóm một phiếu bài tập .Yêu cầu các nhóm thi đua xem trong cùng một thời gian, nhóm nào viết được nhiều ý trong phiếu bài tập là nhóm đó thắng.
4.Củng cố – Dặn dò 
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Giữ trường học sạch đẹp.
- Hát
- HS trả lời. Bạn nhận xét.
- Đuổi bắt, chạy nhảy, đu quay,....
- HS quan sát tranh theo gợi ý. Chỉ nói hoạt động của các bạn trong từng hình. Hoạt động nào dễ gây nguy hiểm.
- Nhảy dây, đuổi bắt, trèo cây, chơi bi, 
- Nhoài người ra khỏi cửa sổ tầng hai, vịn cành để hái hoa.
- Một bạn trai đang đẩy một bạn khác trên cầu thang.
- Các bạn đi lên, xuống cầu thang theo hàng lối ngay ngắn.
- Đuổi bắt, trèo cây, nhoài người ra cửa sổ, xô đẩy ở cầu thang, 
- Đuổi bắt dẫn đến bị ngã làm bạn có thể bị thương,...
- Hoạt động vẽ ở bức tranh 4.
- HS chơi theo hướng dẫn 
- HS thảo luận trả lời
- HS thực hiện phiếu bài tập
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Tuần 18
Thứngàytháng.năm
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Bài 18 : THỰC HÀNH GIỮ TRƯỜNG HỌC SẠCH ĐẸP
I. MỤC TIÊU
Biết thực hiện một số hoạt động làm cho trường, lớp sạch, đẹp.
Nêu được cách tổ chức các bạn tham gia làm vệ sinh trường, lớp một cách an toàn.
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN.
-Kỹ năng tự nhận thức: tự nhận xét các hành vi của mình cĩ lin quan đến việc giữ gìn trường lớp.
-Kỹ năng làm chủ bản thân:đảm nhận trách nhiệm tham gia công việc để giữ trường học sạch đẹp 
-Kỹ năng ra quyết định nên và không nên làm gì để giử trường học sạch đẹp
-Phát triển kỷ năng hợp tác trong quá trình thục hiện cơng việc.
III.CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
 Tranh, ảnh trong SGK trang 38, 39. Một số dụng cụ như: Khẩu trang, chổi có cán, xẻng hót rác, gáo múc nước hoặc bình tưới. Quan sát sân trường và các khu vực xung quanh lớp học và nhận xét về tình trạng vệ sinh ở những nơi đó trước khi có tiết học.
 SGK. Vật dụng.
IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ Phòng tránh té ngã khi ở trường.
+Kể tên những hoạt động dễ gây nguy hiểm ở trường?
+Nên và không làm gì để phòng tránh tai nạn khi ở trường?
-GV nhận xét.
3. Bài mới 
a/ Khám phá
-Giữ trường học sạch đẹp.
b/ Kết nối
v Hoạt động 1: Nhận biết trường học sạch đẹp và biết giữ trường học sạch đẹp.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thảo luận.
ò ĐDDH: Tranh.
*Bước 1:
-Treo tranh ảnh trang 38, 39.
-Hướng dẫn HS quan sát tranh ảnh và trả lời câu hỏi:
-Tranh 1:
+Bức ảnh thứ nhất minh họa gì?
+Nêu rõ các bạn làm những gì?
+Dụng cụ các bạn sử dụng?
+Việc làm đó có tác dụng gì?
-Tranh 2:
+Bức tranh thứ 2 vẽ gì?
+Nói cụ thể các công việc các bạn đang làm?
+Tác dụng?
+Trường học sạch đẹp có tác dụng gì?
*Bước 2:
-Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+Trên sân trường và xung quanh trường, xung quanh các phòng học sạch hay bẩn?
+Xung quanh trường hoặc trên sân trường có nhiều cây xanh không? Cây có tốt không?
+Khu vệ sinh đặt ở đâu? Có sạch không? Có mùi hôi không?
+Trường học của em đã sạch chưa?
+Theo em làm thế nào để giữ trường học sạch đẹp?
-Kết luận: Nhấn mạnh tác dụng của trường học sạch đẹp.
-Nhắc lại và bổ sung những việc nên làm và nên tránh để giữ trường học sạch đẹp.
c/ Thưc hành
v Hoạt động 2: Thực hành làm vệ sinh trường, lớp học
ò ĐDDH: Vật dụng.
*Bước 1:
-Phân công việc cho mỗi nhóm.
-Phát cho mỗi nhóm một số dụng cụ phù hợp với từng công việc.
-Hướng dẫn HS biết cách sử dụng dụng cụ hợp lí để đảm bảo an toàn và giữ vệ sinh cơ thể. VD: Đeo khẩu trang, dùng chổi có cán dài, vẩy nước khi quét lớp, quét sân hoặc sau khi làm vệ sinh trường, lớp; nhổ cỏ  phải rửa tay bằng xà phòng.
*Bước 2:
Tổ chức cho các nhóm kiểm tra đánh giá.
Đánh giá kết quả làm việc.
Tuyên dương những nhóm và cá nhân làm tốt.
4.Củng cố – Dặn dò Sau bài học ngày hôm nay em rút ra được điều gì?
-Kết luận: Trường lớp sạch đẹp sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh và học tập tốt hơn.
-Chuẩn bị: Bài 19.
Hát
 - HS nêu, bạn nhận xét.
HS quan sát theo cặp các hình ở trang 38, 39 SGK và trả lời các câu hỏi.
Cảnh các bạn đang lao động vệ sinh sân trường.
Quét rác, xách nước, tưới cây
Chổi nan, xô nước, cuốc, xẻng
Sân trường sạch sẽ. Trường học sạch đẹp.
Vẽ cảnh các bạn đang chăm sóc cây hoa.
Tưới cây, hái lá khô già, bắt sâu
Cây mọc tốt hơn, làm đẹp ngôi trường.
Bảo vệ sức khoẻ cho mọi người, GV, HS học tập giảng dạy được tốt hơn.
Nhớ lại kết quả, quan sát và trả lời.
Không viết, vẽ bẩn lên bàn, lên tường.
Không vứt rác, không khạc nhổ bừa bãi.
Không trèo cây, bẻ cành, hái vứt hoa, dẫm lên cây.
Đại, tiểu tiện đúng nơi qui định
Tham gia vào các hoạt động làm vệ sinh trường lớp, tưới chăm sóc cây cối.
Làm vệ sinh theo nhóm.
Phân công nhóm trưởng.
Các nhóm tiến hành công việc:
+ Nhóm 1: Vệ sinh lớp.
+ Nhóm 2: Nhặt rác, quét sân trường
+ Nhóm 3: Tưới cây xanh ở sân trường
+ Nhóm 4: Nhổ cỏ, tưới hoa ở sân trường.
Nhóm trưởng báo cáo kết quả.
Các nhóm đi xem thành quả làm việc, nhận xét và đánh giá.
-Biết được thế nào là trường lớp sạch đẹp và các biện pháp để giữ gìn trường lớp sạch đẹp,
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
DUYỆT
.
Tuần 19
Thứngàytháng.năm
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Bài 19 : ĐƯỜNG GIAO THÔNG
I. MỤC TIÊU
Kể được tên các loại đường giao thông và một số phương tiện giao thông.
Nhận biết được một số biển báo giao thông.
Biết được sự cần thiết phải có một số biển báo giao thông trên đường.
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN.
Kỹ năng kiên định: từ chối hành vi sai luật lệ giao thông.
Kỹ năng ra quyết định : nên và không nên làm gì khi gặp một số biển báo giao thông.
Phát triển kỷ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập.
III .PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 Tranh ảnh trong SGK trang 40, 41. Năm bức tranh khổ A3 vẽ cảnh: Bầu trời trong xanh, sông, biển, đường sắt, một ngã tư đường phố, trong 5 bức tranh này chưa vẽ các phương tiện giao thông. Năm tấm bìa: 1 tấm ghi chữ đường bộ, 1 tấm ghi đường sắt, 2 tấm ghi đường thuỷ, 1 tấm ghi đường hàng không. Sưu tầm tranh ảnh các phương tiện giao thông.
- SGK, xem trước bài.
IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động
2. Bài cũ Giữ gìn trường học sạch đẹp.
+Trường học sạch đẹp có tác dụng gì?
+ Em cần làm gì để giữ gìn trường lớp sạch đẹp?
GV nhận xét.
3. Bài mới 
a/ Khám phá 
-Giới thiệu bài – ghi tựa : Đường giao thông
b/ Kết nối
v Hoạt động 1: Nhận biết các loại đường giao thông
 * ĐDDH: Tranh ảnh trong SGK trang 40, 41.
Bước 1:
Dán 5 bức tranh khổ A3 lên bảng.
Bức tranh thứ nhất vẽ gì?
Bức tranh thứ 2 vẽ gì?
Bức tranh thứ 3 vẽ gì?
Bức tranh thứ 4 vẽ gì?
Bức tranh thứ 5 vẽ gì?
Bước 2:
-Gọi 5 HS lên bảng, phát cho mỗi HS 1 tấm bìa (1 tấm ghi đường bộ, 1 tấm ghi đường sắt, 2 tấm ghi đường thủy, 1 tấm ghi đường hàng không). Yêu cầu: Gắn tấm bìa vào tranh cho phù hợp.
Bước 3:
-Kết luận: Trên đây là 4 loại đường giao thông. Đó là đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không. Trong đường thủy có đường sông và đường biển.
v Hoạt động 2: Nhận biết các phương tiện giao thông
* ĐDDH: Tranh. 
Làm việc theo cặp.
Bước 1:
- Treo ảnh trang 40 H1, H2
- Hướng dẫn HS quan sát ảnh và trả lời câu hỏi:
+Bức ảnh 1 chụp phương tiện gì?
+Ô tô là phương tiện dành cho loại đường nào?
+Bức ảnh 2: Hình gì?
+Phương tiện nào đi trên đường sắt?
Mở rộng:
+ Kể tên những phương tiện đi trên đường bộ.
+ Phương tiện đi trên đường không?
+Kể tên các loại tàu thuyền đi trên sông hay biển mà con biết?
- Kể tên các loại đường giao thông có ở địa phương.
- Kết luận: Đường bộ là đường dành cho người đi bộ, xe ngựa, xe đạp, xe máy, ô tô,  Đường sắt dành cho tàu hỏa. Đường thủy dành cho thuyền, phà, ca nô, tàu thủy Đường hàng không dành cho máy bay.
v Hoạt động 3: Nhận biết các biển báo giao thông.
* ĐDDH: Tranh.
Bước 1:
-Hướng dẫn HS quan sát 5 loại biển báo được giới thiệu trong SGK.
-Yêu cầu HS chỉ và nói tên từng loại biển báo. Hướng dẫn các em cách đặt câu hỏi để phân biệt các loại biển báo. Ví dụ:
+Biển báo này có hình gì? Màu gì?
+Đố bạn loại biển báo nào thường có màu xanh?
+Loại biển báo nào thường có màu đỏ?
+Bạn phải làm gì khi gặp biển báo này?
Bước 2: Liên hệ thực tế:
+Trên đường đi học em có nhìn thấy biển báo không? Nói tên những biển báo mà em đã nhìn thấy.
+Theo em, tại sao chúng ta cần phải nhận biết một số biển báo trên đường giao thông?
-Kết luận: Các biển báo được dựng lên ở các loại đường giao thông nhằm mục đích bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông. Có rất nhiều loại biển báo trên các loại đường giao thông khác nhau. Trong bài học chúng ta chỉ làm quen với một số biển báo thông thường.
c/ thưc hành
Hoạt động 4: Trò chơi: Đối đáp nhanh
-GV gọi 2 tổ lên bảng, xếp thành hàng, quay mặt vào nhau (số HS phải bằng nhau).
-HS chơi như vậy lần lượt đến hết hàng.
-Tổ nào có nhiều câu trả lời đúng thì tổ đó thắng.
-GV nhận xét. Tuyên dương.
4. Củng cố – Dặn dò 
Cho HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: 
Hát
HS nêu. Bạn nhận xét.
- HS nhắc lại
-Quan sát kĩ 5 bức tranh.
Trả lời câu hỏi:
Cảnh bầu trời trong xanh.
Vẽ 1 con sông.
Vẽ biển.
Vẽ đường ray.
Một ngã tư đường phố.
Gắn tấm bìa vào tranh cho phù hợp.
Nhận xét kết quả làm việc của bạn.
Quan sát ảnh.
Trả lời câu hỏi.
Ô tô.
Đường bộ.
Hình đường sắt.
Tàu hỏa.
Trao đổi theo cặp.
Ô tô, xe máy, xe đạp, xe buýt, đi bộ, xích lô, 
Máy bay, dù (nhảy dù), tên lửa, tàu vũ trụ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_tong_hop.doc