Thiết kế bài dạy lớp 1 - Tuần 33 năm học 2007

 I. MỤC TIÊU:_HS thuộc 2 bài hát

- Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, đệm theo nhịp hoặc theo tiết tấu lời ca. Các em biết

phân biệt 3 cách gõ đệm

 II. GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ:_Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 14 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 1027Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 1 - Tuần 33 năm học 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 bài hát vừa ôn
*Dặn dò:
_Chuẩn bị: Ôn tập học kì II – Kiểm tra cuối năm
_Cả lớp
_Cá nhân, tổ, nhóm, lớp 
_Cả lớp
_Cá nhân, tổ, nhóm, lớp
Thứ năm ,ngày tháng năm 2007
ÂM NHẠC
Tiết 34: ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II
1. GV cần giúp các em thuộc tất cả những bài hát đã học trong năm.
2. GV giúp các em phân biệt ba cách vỗ tay (hoặc gõ đệm) đã được tập luyện qua các bài hát: đệm theo tiết tấu lời ca, đệm theo phách, đệm theo nhịp (nhịp 2/4)
3. GV đánh giá và khen ngợi những em học sinh hát đạt yêu cầu. GV nhắc nhở nhẹ nhàng và động viên những em hát chưa đạt yêu cầu cần phải cố gắn hơn
Thứ năm ,ngày tháng năm 2007
ÂM NHẠC
Tiết 35: KIỂM TRA HỌC KÌ II
1. GV cần giúp các em thuộc tất cả những bài hát đã học trong năm.
 2. GV giúp các em phân biệt ba cách vỗ tay (hoặc gõ đệm) đã được tập luyện qua các bài hát: đệm theo tiết tấu lời ca, đệm theo phách, đệm theo nhịp (nhịp 2/4)
 3. GV đánh giá và khen ngợi những em học sinh hát đạt yêu cầu. GV nhắc nhở nhẹ nhàng và động viên những em hát chưa đạt yêu cầu cần phải cố gắn hơn. GV tổng hợp kết quả học tập cụ thể của HS: những em đạt yêu cầu, những em chưa đạt yêu cầu, tính tỉ lệ chung. Đối với các em HS lớp 1, việc động viên các em nhiệt tình tham gia học hát và mạnh dạn tập biểu diễn là mục tiêu quan trọng nhất. Việc hát tốt, chưa tốt, hát đúng hay còn những sai sót sẽ tiếp tục giúp các em khắc phục trong những năm học sau
---------------------------------------------------------
Thứ ,ngày tháng năm 200
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Bài 33: TRỜI NÓNG, TRỜI RÉT
I.MỤC TIÊU: Giúp HS biết:
 _Nhận biết trời nóng hay trời rét
 _HS biết sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả cảm giác khi trời nóng hoặc trời rét 
_Có ý thức ăn mặc phù hợp với thời tiết 
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
_Các hình ảnh trong bài 33 SGK 
_GV và HS sưu tầm thêm các tranh ảnh về trời nóng, trời rét 
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Làm việc với các tranh, ảnh sưu tập được
*Bước 1: _Chia nhóm
_GV yêu cầu HS các nhóm phân loại những tranh, ảnh các em sưu tầm mang đến lớp để riêng những tranh, ảnh về trời nóng, những tranh, ảnh về trời rét 
*Bước 2: 
_GV yêu cầu đại diện vài nhóm đem những tranh, ảnh về trời nóng đã sưu tầm được lên giới thiệu trước lớp.
_GV cho HS cả lớp thảo luận câu hỏi: 
+Hãy nêu cảm giác của em trong những ngày trời nóng (hoặc trời rét). 
+Kể tên những đồ dùng cần thiết mà em biết để giúp ta bớt nóng (hoặc bớt rét). 
 GV Kết luận
Hoạt động 2: Trò chơi “ Trời nóng, trời rét” 
_ -Cách chơi: 
+Cử một bạn hô “Trời nóng”. Các bạn tham gia sẽ nhanh chóng cầm các tấm bìa có vẽ (hoặc viết tên) trang phục và các đồ dùng phù hợp với trời nóng 
+ Cũng tương tự như thế với trời rét  
+ Ai nhanh sẽ thắng cuộc. 
Kết luận:
-Trang phục sẽ bảo vệ dược cơ thể phòng chống được một số bệnh như cảm nắng hoặc cảm lạnh, sổ mũi, nhức đầu, viêm phổi  
2.Củng cố:
 GV yêu cầu HS giở SGK tìm bài 33 “Trời nóng, trời rét” và gọi một số HS đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK để củng cố bài
3.Nhận xét- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Chuẩn bị bài 34 “Thời tiết”
_Chia HS trong lớp thành 3 đến 4 nhóm
_HS phân loại tranh, ảnh trời nóng, trời rét
_Lần lượt mỗi HS (trong nhóm) nêu lên một dấu hiệu của trời nóng (vừa nói, vừa chỉ vào những tranh, ảnh mô tả trời nóng mà nhóm đã xếp riêng)
_Mỗi HS nêu lên một dấu hiệu của trời rét (vừa nói, vừa chỉ vào những tranh, ảnh mô tả trời rét) 
_HS thảo luận
_HS chơi theo nhóm
_HS thảo luận câu hỏi:
+Tại sao chúng ta cần mặc phù hợp với thời tiết nóng, rét? 
_Một số HS đọc và trả lời câu hỏi
Thứ ,ngày tháng năm 200
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
BÀI 34: THỜI TIẾT 	 
I.MỤC TIÊU: HS biết: _Thời tiết luôn luôn thay đổi
_Sử dụng vốn từ riêng của mình để nói về sự thay đổi của thay đổi của thời tiết
_Có ý thức ăn mặc phù hợp với thời tiết để giữ gìn sức khoẻ
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: _Các hình ảnh trong bài 34 SGK 
__Giấy khổ to và băng dính đủ dùng cho các nhóm 
_Các tấm bìa có vẽ hoặc viết tên một số đồ dùng cần thiết cho trò chơi dự báo thời tiết: mũ, nón, áo đi mưa, khăn quàng, quần áo mùa hè và mùa đông 
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu bài:
+Các hiện tượng về thời tiết đã học: nắng, mưa, gió, nóng, rét 
+Các hiện tượng khác của thời tiết mà HS quan sát được trong thực tế: bão, sấm, chớp  
Hoạt động 1: 
*Bước 1: 
_GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Sắp xếp các tranh, ảnh mô tả các hiện tượng của thời tiết một cách sáng tạo làm nổi bật nội dung thời tiết luôn luôn thay đổi.
_HS bàn với nhau về cách sắp xếp những tranh, ảnh các em sưu tầm và dán vào giấy khổ to để thể hiện thời tiết luôn luôn thay đổi. Ví dụ: trời lúc nắng, lúc mưa; trời lặng gió, có gió 
*Bước 2 :
 GV yêu cầu đại diện vài nhóm đem những sản phẩm của nhóm lên giới thiệu trước lớp và trình bày lí do tại sao nhóm mình lại sắp xếp như vậy.
Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp
+GV nêu câu hỏi:
-Vì sao em biết ngày mai sẽ nắng (hoặc mưa, rét ) ?
-Em mặc như thế nào khi trời nóng, khi trời rét?
 GV gợi ý cho các em trả lời và kết luận:
-Chúng ta biết được thời tiết ngày mai sẽ như thế nào là do có các bản tin dự báo thời tiết được phát thanh trên đài hoặc được phát sóng trên tivi.
-Phải ăn mặc phù hợp thời tiết để bảo vệ cơ thể khoẻ mạnh.
2.Củng cố:
3.Nhận xét- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Chuẩn bị bài 35 “Ôn tập: Tự nhiên”
_Kể tên một số hiện tượng của thời tiết
_Chia nhóm
_Xếp tranh mô tả các hiện tượng của thời tiết
_Các nhóm trình bày sản phẩm
+HS trả lời 
Thứ ,ngày tháng năm 200
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
BÀI 35: ÔN TẬP: TỰ NHIÊN
I.MỤC TIÊU: Giúp HS biết:
_Hệ thống lại những kiến thức đã học về tự nhiên
_Quan sát, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi về cảnh quan tự nhiên ở khu vực xung quanh trường
_Yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ tự nhiên
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Tất cả những tranh, ảnh GV và Hs đã sưu tầm được về chủ đề tự nhiên
III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu bài: “Ôn tập: tự nhiên”
- Tổ chức trưng bày các tranh, ảnh về cây cối, con vật, thời tiết theo nhóm.
Bước 1:
_GV chia nhóm và giao nhiện vụ như sau:
+Nhóm thứ nhất: nhận đề tài về thực vật.
 -Nhiệm vụ thu thập tất cả những tranh, ảnh về cây cối và sắp xếp lại một cách hệ thống 
+Nhóm thứ 2: Nhận đề tài về động vật.
 -Nhiệm vụ thu thập tất cả những tranh, ảnh về các con vật và sắp xếp lại một cách có hệ thống 
+Nhóm thứ ba: nhận đề tài về thời tiết.
 Cách làm tương tự như hai nhóm trên.
*Bước 2:
*Bước 3:
_Lần lượt những bạn được phân công của các nhóm lên trình bày trước lớp phần việc nhóm mình phụ trách.
2.Củng cố:
_Cho HS mở sách
_Đọc và trả lời câu hỏi
3.Nhận xét -dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: “Ôn tập cuối năm”
+Một số HS nhắc lại tên các chủ đề đã học.
_HS đứng thành vòng tròn từng đôi một hỏi và trả lời
_Chia lớp thành ba nhóm lớn
_HS làm việc trong nhóm theo sự phân công trên.
_Đại diện nhóm lên trình bày
_Các HS khác trong nhóm có thể bổ sung.
Thứ ,ngày tháng năm 200
THỂ DỤC
Bài 33: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ - TRÒ CHƠI. 
I. MỤC TIÊU:
_ Ôn một số kĩ năng đội hình đội ngũ.Yêu cầu thực hiện được ở mức cơ bản đúng, nhanh, trật tự, không xô đẩy nhau.
 _ Tiếp tục ôn “Tâng cầu”.Yêu cầu nâng cao thành tích
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN: 
_ Trên sân trường._ GV chuẩn bị 1 còi và quả cầu đủ cho HS tập luyện .
III. NỘI DUNG: 
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
TỔ CHỨC LUYỆN TẬP
1/ Phần mở đầu: 
-GV nhận lớp.
-Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học
- Đứng vỗ tay và hát.
-Khởi động: 
 + Xoay các khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay, đầu gối, hông
 + Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc 
 + Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
2/ Phần cơ bản: 
a) Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số; đứng nghiêm, đứng nghỉ; quay phải, quay trái
_ Lần 1: Do GV điều khiển.
_ Lần 2: Do cán sự điều khiển, 
b) Chuyền theo nhóm 2 người:
_ Chia tổ tập luyện dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
 GV quan sát giúp đỡ và uốn nắn động tác sai.
* GV có thể tổ chức cho HS tập dưới hình thức thi đấu.
 3/ Phần kết thúc:
_ Thả lỏng. + Đi thường theo nhịp.
_ Trò chơi hồi tĩnh.
_ Củng cố.
_ Nhận xét giờ học.
1-2 phút
1 phút
1-2 phút
1-2 phút
60-80 m
1 phút
2 lần
10-12 phút
2-3 phút
1-2 phút
1-2 phút
1-2 phút
- Cán sự lớp điều khiển lớp báo cáo sĩ số.
- Ôn một số kĩ năng về “đội hình đôi ngũ”bài thể dục và trò chơi “Tâng cầu”.
- Tập hợp hàng dọc.
- Từ 1 hàng dọc chạy thành hình vòng tròn.
- Đội hình hàng ngang.
Đội hình hàng dọc (2-4 hàng)
- Do GV chọn
- Ôn đội hình đội ngũ tập chơi “ tâng cầu”
Thứ ,ngày tháng năm 200
THỂ DỤC
Bài 34: BÀI THỂ DỤC - TRÒ CHƠI. 
I. MỤC TIÊU:
_ Tiếp tục ôn bài thể dục.Yêu cầu thuộc bài.
 _ Tiếp tục ôn “Tâng cầu”.Yêu cầu nâng cao thành tích.
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN: 
_ Trên sân trường.._ GV chuẩn bị 1 còi và quả cầu đủ cho HS tập luyện 
III. NỘI DUNG: 
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
TỔ CHỨC LUYỆN TẬP
1/ Phần mở đầu: 
-GV nhận lớp.
-Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học
- Đứng vỗ tay và hát
-Khởi động: + Xoay các khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay, đầu gối, hông
+ Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc 
+ Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
2/ Phần cơ bản: 
a) Ôn bài thể dục phát triển chung:
_ Lần 1: Cho HS ôn tập chung cả lớp dưới sự điều khiển của GV.
_ Lần 2: Từng tổ lên trình diễn, báo cáo kết quả học tập.
b) Chuyền cầu theo nhóm 2 người:
_ Chia tổ để HS tự tập luyện dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
 GV quan sát giúp đỡ và uốn nắn động tác sai.
 3/ Phần kết thúc:
_ Thả lỏng. + Đi thường theo nhịp và hát.
_ Củng cố.
_ Nhận xét giờ học.
_ Dặn dò.
1 phút
1-2 phút
1-2 phút
60-80 m
1 phút
2 lần
8-10 phút
2-3 phút
1-2 phút
1-2 phút
- Cán sự lớp điều khiển lớp báo cáo sĩ số.
- Ôn bài thể dục và trò chơi “Tâng cầu”.
- Tập hợp hàng dọc.
- Từ 1 hàng dọc chạy thành hình vòng tròn.
- Đội hình hàng ngang.
- Mỗi động tác 2 x 8 nhịp
Đội hình hàng dọc (2-4 hàng)
- GV cùng HS hệ thống bài học.
-- Ôn bài thể dục và tập chơi “ tâng cầu”
- Giờ sau học ở trong lớp để tổng kết lớp.
Thứ ,ngày tháng năm 200
THỂ DỤC
Bài 35: TỔNG KẾT MÔN HỌC.
I. MỤC TIÊU:
Tổng kết môn học.Yêu cầu hệ thống được những kiến thức, kĩ năng cơ bản đã học. Đánh giá kết quả học tập để phát huy và khắc phục trong năm học tiếp theo.
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN: 
 Học ở trong lớp . GV kẻ một bảng để chuẩn bị hệ thống các nội dung học (bằng phấn trên bảng hoặc bằng mực trên giấy khổ lớn. 
III. NỘI DUNG: 
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
TỔ CHỨC LUYỆN TẬP
1/ Phần mở đầu: 
-GV nhận lớp.
-Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học
-Ngồi hoặc đứng vỗ tay và hát.-Trò chơi
2/ Phần cơ bản: 
a) GV cùng HS hệ thống những kiền thức, kĩ năng đã học trong năm:
 Tóm tắt theo từng chương 
 Xen kẽ để một vài HS lên minh họa.
b) GV đánh giá kết quả học tập và tinh thần, thái độ của HS so với yêu cầu của chương trình:
_ Những nội dung nào HS học tốt: 
_ Nội dung nào học chưa tốt. 
c) Tuyên dương một số cá nhân, tổ học tốt: 
 3/ Phần kết thúc:
_ Ngồi hoặc đứng vỗ tay và hát
_ Dặn dò.
_ Trò chơi
1-2 phút
1 phút
2-3 phút
3-4 phút
2 lần
2-3 phút
- Cán sự lớp điều khiển lớp báo cáo sĩ số.
- Tổng kết môn học.
- Diệt các con vật có hại. 
.
- HS tự ôn tập trong dịp hè. 
- Do GV chọn
Thứ , ngày tháng năm 200
THỦ CÔNG
Bài 23: CẮT, DÁN VÀ TRANG TRÍ NGÔI NHÀ
(2 tiết)
I.MỤC TIÊU:
_HS vận dụng được kiến thức đã học vào bài “ Cắt, dán và trang trí ngôi nhà”
_Cắt, dán được ngôi nhà mà em yêu thích
II.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:_Bài mẫu một ngôi nhà có trang trí
 _Giấy các màu, bút chì, thước kẻ, hồ dán
 _1 tờ giấy trắng làm nền
2.Học sinh:_Giấy thủ công nhiều màu, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán, bút màu (nếu có)
 _1 tờ giấy trắng làm nền_Vở thủ công
III.CÁC HOẠT ĐỘNG – DẠY HỌC CHỦ YẾU: TIẾT 1
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét:
_GV định hướng sự chú ý của HS vào các bộ phận của ngôi nhà và nêu các câu hỏi: 
+Thân nhà, mái nhà, cửûa ra vào, cửa sổ là hình gì? Cách vẽ, cắt các hình đó ra sao?
2.Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành:
a) GV hướng dẫn kẻ, cắt ngôi nhà:
 Nội dung bài này chủ yếu là vận dụng kĩ năng của các bài trước, vì vậy khi GV hướng dẫn, HS thực hành kẻ, cắt ngay.
*Kẻ cắt thân nhà:
_Trong những bài trước HS đã học vẽ, cắt các hình, GV chỉ cần gợi ý để HS tự vẽ lên mặt trái của tờ giấy màu một hình chữ nhật có cạnh dài 8 ô, cạnh ngắn 5 ô (H1). Cắt rời hình chữ nhật đó khỏi tờ giấy màu (H2).
*Cắt, kẻ mái nhà:
_GV gợi ý để HS vẽ lên mặt trái của tờ giấy 1 hình chữ nhật có cạnh dài 10 ô và cạnh ngắn 3 ô và kẻ 2 đường xiên 2 bên như hình 3. Sau đó được hình mái nhà.
*Kẻ, cắt cửa ra vào, cửa sổ:
_GV hướng dẫn HS kẻ lên mặt trái của tờ giấy màu xanh, hoặc tím, hoặc nâu v.v 
1 hình chữ nhật có cạnh dài 4 ô, cạnh ngắn 2 ô làm cửûa ra vào và kẻ 1 hình vuông có cạnh 2 ô để làm cửa sổ (H5). 
_Cắt cửa ra vào, cửa sổ rời khỏi tờ giấy màu (H6).
TIẾT 2
3.Kẻ, cắt hàng rào, hoa, lá, mặt trời
_Vẽ và cắt hàng rào (đã học ở bài 22 )
_Phát huy tính sáng tạo của HS, GV gợi ý cho HS tự vẽ và cắt hoặc xé những bông hoa có lá, có cành, Mặt Trời, mây, chim v.v bằng nhiều màu giấy (đã học ở chương xé, dán giấy) để trang trí thêm cho đẹp.
4.Học sinh thực hành dán ngôi nhà và trang trí trên tờ giấy nền: 
_GV lưu ý đây là chủ đề tự do. Tuy nhiên GV phải nêu trình tự dán, trang trí.
+Dán thân nhà trước, dán mái nhà sau (H7).
_Tiếp theo dán cửa ra vào, đến cửa sổ (H8).
_Dán hàng rào hai bên nhà (tuỳ ý).
_Trước nhà dán cây, hoa lá, nhiều màu.
_Trên cao dán ông Mặt Trời, mây, chim v.v
_X a xa dán những hình tam giác nhỏ liên tiếp làm dãy núi cho bức tranh thêm sinh động (H9).
_GV gợi ý cho HS dán trang trí xung quanh nhà.
+Hàng rào, cây, cỏ, hoa, lá, Mặt Trời, mây, chim, núi  tuỳ theo ý thích của HS.
+Nếu HS nào thích cắt dán các hình khác, thì GV hướng dẫn thêm về phối hợp màu sắc để sản phẩm thêm sinh động 
_Khi HS thực hành xong, GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm, GV chọn môt vài sản phẩm đẹp để tuyên dương.
5.Nhận xét- dặn dò:
_Nhận xét thái độ học tập của HS về sự chuẩn bị cho bài học về kĩ năng cắt, dán hình của HS.
_Nhắc HS: Chuẩn bị bài” Kiểm tra chương 3 – kĩ năng cắt, dán giấy”. 
_HS quan sát bài mẫu ngôi nhà được cắt, dán phối hợp từ những bài đã học bằng giấy màu.
_HS quan sát GV hướng dẫn và thực hành
_Vẽ và cắt hình chữ nhật có cạnh dài 8 ô, cạnh ngắn 5 ô
_Vẽ và cắt mái nhà 
(đỏ)
_Vẽ và cắt cửa ra vào và cửa sổ
(xanh hay tím) 
_HS tự vẽ lên mặt trái của tờ giấy màu những đường thẳng cách đều và cắt thành những nan giấy để làm hàng rào 
_Tự cắt thêm hoặc xé: những bông hoa có lá, có cành, Mặt Trời, mây, chim 
_Thực hiện theo hướng dẫn của GV
_Ôn tập chương 3, chuẩn bị giấy màu, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán
MỸ THUẬT
Bài 24: KIỂM TRA CHƯƠNG 3 – KĨ NĂNG CẮT
 DÁN GIẤY
 I.MỤC TIÊU:_HS biết cách và cắt được một trong những hình đã học 
 _Sản phẩm cân đối, đường cắt thẳng, đẹp
II.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: 
_Một số mẫu cắt, dán đã học (hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác) trong chương
2.Học sinh:
_Chuẩn bị giấy màu có kẻ ô, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán, bút màu, giấy trắng làm nền
III.NỘI DUNG KIỂM TRA:
_Đề bài kiểm tra: “Em hãy cắt, dán một trong những hình mà em đã học”.
_HS nắm đựơc mục đích, yêu cầu bài kiểm tra
_Yêu cầu thực hiện đúng quy trình: đường kẻ cắt thẳng, dán cân đối, phẳng đẹp
_GV khuyến khích những em khá kẻ, cắt và dán một số hình tạo thành những hoạ tiết đơn giản nhưng đẹp mắt
_GV quan sát HS làm bài, gợi ý giúp đỡ HS còn lúng túng hoàn thành bài kiểm tra
IV.ĐÁNH GIÁ – NHẬN XÉT:
_Đánh giá sản phẩm theo 2 mức độ:
+Hoàn thành: Thực hiện đúng quy trình kĩ thuật, đường cắt thẳng, dán hình phẳng đẹp 
Tuyên dương, khích lệ những em có bài làm sáng tạo
+Chưa hoàn thành: Thực hiên quy trình không đúng, đường cắt không thẳng, dán hình không phẳng, có nếp nhăn
_GV nhận xét tinh thần thái độ làm bài, sự chuẩn bị đồ dùng học tập, nguyên liệu của HS
Thứ ,ngày tháng năm 200
MỸ THUẬT	
Bài 33: VẼ TRANH BÉ VÀ HOA
I.MỤC TIÊU: Giúp HS:_Nhận biết đề tài bé và hoa
 _Cảm nhận được vẻ đẹp của con người, thiên nhiên
 _Vẽ được bức tranh về đề tài Bé và hoa
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1.GV chuẩn bị:_Sưu tầm một số tranh, ảnh về đề tài Bé và hoa
 _Tranh minh hoạ trong Vở Tập vẽ 1
2.HS chuẩn bị:_Vở Tập vẽ 1_Bút chì, tẩy, màu vẽ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
1’
1.Giới thiệu đề tài:
_GV giới thiệu tranh, ảnh để HS thấy:
+Bé và hoa là bài vẽ mà các em sẽ rất hứng thú. Đề tài này gần gũi với sinh hoạt, vui chơi của các em. Tranh vẽ thể hiện được vẻ đẹp hồn nhiên, thơ ngây của các em qua hình vẽ và màu sắc.
+Trong tranh chỉ cần vẽ hình em bé với một bông hoa hoặc có thể vẽ nhiều em bé với nhiều hoa ở trong vườn, vườn hoa ở công viên hay ở của hàng bách hoá, chợ hoa 
2.Hướng dẫn HS cách vẽ:
_GV gợi ý cho HS nhớ lại hình dáng, trang phục của các em bé và đặc điểm màu sắc, các bộ phận của một số loại hoa mà HS sẽ chọn để vẽ vào tranh của minh. Ví dụ:
+Màu sắc và kiểu quần áo của em bé.
+Em bé đang làm gì ?
+Hình dáng các loại hoa.
+Màu sắc của hoa.
+Tự chọn loại hoa mà em thích.
_GV hướng dẫn HS cách vẽ tranh. Bài này có thể vẽ:
+Em bé là hình ảnh chính của tranh, xung quanh là hoa và cảnh vật khác.
+Bé trai và bé gái mặc quần áo đẹp ở trong vườn hoa.
+Vẽ thêm các hình ảnh khác như cây, lối đi, chim, bướm, 
+Vẽ màu theo ý thích.
3.Thực hành:
_GV theo dõi, gợi ý HS vẽ hình và vẽ màu như đã hướng dẫn. 
4.Nhận xét, đánh giá:
_GV giới thiệu một số bài vẽ của HS và hướng dẫn các em nhận xét về:
+Cách thể hiện đề tài (đúng hay chưa rõ đề tài).
+Cách sắp xếp hình ảnh trong tranh (bố cục hợp lí hay rời rạc).
+Hình dáng (ngộ nghĩnh, vui,).
+Màu sắc của tranh (rực rỡ, tươi sáng).
_GV yêu cầu HS tìm các bài vẽ mình thích.
5.Dặn dò HS: 
_Chuẩn bị cho bài sau: “Vẽ tự do” (xem các bài vẽ ở Vở Tập 1). 
_HS quan sát
_HS thực hành vẽ hình với khổ giấy ở Vở Tập vẽ 1, màu sắc tươi sáng.
_HS quan sát tranh vẽ của bạn và nhận xét
 ,
MỸ THUẬT
Bài 34:
VẼ TỰ DO
I.MỤC TIÊU:
Giúp HS:_Tự chọn được đề tài để vẽ tranh
 _Vẽ được tranh theo ý thích
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1.GV chuẩn bị:_Một số tranh của hoạ sĩ, của HS về phong cảnh, chân dung, tĩnh vật, sinh hoạt,  với các vật liệu như chì màu, bút dạ, màu bột, màu nước.
2.HS chuẩn bị:_Vở Tập vẽ 1_Bút chì, màu vẽ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
 Đây là bài kiểm tra cuối năm, vì thế cần dành thời gian cho HS làm bài. Cố gắng vẽ xong bài ở lớp. Bài này nên tiến hành như sau:
1.Giáo viên:
_Giới thiệu một số tranh cho HS xem để các em biết các loại hình phong cảnh, tĩnh vật, sinh hoạt, chân dung.
_Nêu lên yêu cầu của bài vẽ để HS chọn đề tài theo ý thíchcủa mình.
_Gợi ý một số đề tài. Ví dụ:
+ Gia đình
-Chân dung: ông bà, cha mẹ, anh chị em hay chân dung mình.
-Cảnh sinh hoạt gia đình: Bữa cơm gia đình; Đi chơi ở công viên; Cho gà ăn
+Trư

Tài liệu đính kèm:

  • doccacmon1 t33-35.doc