Thiết kế bài dạy lớp 1 - Tuần 25 đến tuần 30

A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1.HS đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các tiếng, từ ngữ khó

_Tiếng có vần: ai, ay, ương

_Từ ngữ: cô giáo, bè bạn, thân thiết, anh em, dạy em, điều hay, mái trường

2.Ôn các vần ai, ay: tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ai, ay

_Biết nghỉ hơi khi gặp các dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy (dấu chấm nghỉ dài hơn so với dấu phẩy)

3. Hiểu các từ ngữ trong bài: ngôi nhà thứ hai, thân thiết

_Nhắc lại được nội dung bài. Hiểu được sự thân thiết của ngôi trường với bạn học sinh. Bồi dưỡng tình cảm yêu mến của HS với mái trường

_Biết hỏi- đáp theo mẫu về trường, lớp của em

B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

_Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK _Bảng nam châm

 

doc 51 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 1048Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 1 - Tuần 25 đến tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g dân ra, bèn lân la đến gần, hỏi:
_Người kia, trí khôn đâu, cho ta xem.
 Bác nông dân đáp:
_Trí khôn ta để ở nhà.
 Hổ năn nỉ: 
_Hãy về lấy nó ra đây đi.
 Bác nông dân bảo:
_Ta về, Hổ ăn mất Trâu của ta thì sao? Nếu thuận cho ta trói lại, ta sẽ về lấy cho mà xem.
3. Hổ muốn xem trí khôn của bác nông dân quá nên chịu để bác trói. Trói xong, bác bảo: “ngươi sẽ được thấy trí khôn của ta”. Nói rồi, bác chất một đống rơm xung quanh Hổ, châm lửa đốt. Lửa cháy ngùn ngụt, Hổ khiếp sợ ra sức vùng vẫy. Dây trói cháy và đứt. Hổ thoát nạn, chạy thẳng một mạch vào rừng. Cũng từ đó mà bộ lông của Hổ có vằn đen.
* Chú ý kĩ thuật kể:
_Biết chuyển giọng kể linh hoạt từ lời người kể sang lời Hổ, Trâu, bác nông dân
+Lời người dẫn chuyện: vào chuyện kể với giọng chậm rãi
+Lời Hổ: tò mò, háo hức
+Lời Trâu: an phận, thật thà
+Lời bác nông dân: điềm tĩnh, khôn ngoan
_Biết ngừng nghỉ đúng lúc
3. Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:
_Tranh 1: GV hỏi
+Tranh vẽ cảnh gì ?
+Câu hỏi dưới tranh là gì?
+Cho các tổ thi kể
_Tranh 2, 3, 4 làm tương tự với tranh 1 
4. Hướng dẫn HS phân vai kể toàn truyện
_Cho HS kể lại toàn bộ câu chuyện
_Cho các nhóm thi kể lại toàn câu chuyện 
 GV cần tế nhị khi hướng dẫn HS kể chuyện. Nếu HS quên truyện, nên gợi ý để các em nhớ lại
5. Giúp HS hiểu ý nghĩa truyện:
_GV hỏi:
+Câu chuyện này cho em điều gì?
_Cuối cùng, cả lớp bình chọn HS kể hay nhất trong tiết học
4. Củng cố- dặn dò:
_Em thích nhân vật nào trong câu chuyện? Vì sao?
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: 
_4 HS tiếp nối nhau kể lại 4 đoạn câu chuyện
_Quan sát tranh 1, trả lời câu hỏi:
+Bác nông dân đang cày. Con Trâu rạp mình kéo cày. Hổ nhìn cảnh ấy vẻ mặt ngạc nhiên
+Hổ nhìn thấy gì?
+Mỗi tổ cử đại diện thi kể đoạn 1
Cả lớp lắng nghe, nhận xét
_1, 2 HS
_Mỗi nhóm 4 em đóng vai: Hổ, Trâu, bác nông dân, người dẫn chuyện
+Con Hổ to xác nhưng rất ngốc, không biết trí khôn là gì
+Con người nhỏ bé nhưng có trí khôn
+Con người thông minh, tài trí nên tuy nhỏ vẫn buộc những con vật to xác như Trâu phải vâng lời, Hổ phải sợ hãi, 
_Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân
_Chuẩn bị: Sư tử và Chuột Nhắt
Thứ NĂM ngày 22 tháng 3 năm 2007 
Tiết 17-18 : MƯU CHÚ SẺ
A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1.HS đọc trơn cả bài. Phát âm đúng: 
 _Các tiếng có phụ âm đầu n / l: nén (sợ), lễ (phép); v / x: vuốt (râu), xoa (mép); có phụ âm cuối: t (mặt, vuốt, vụt); c (tức)
_Các từ ngữ: chộp, hoảng lắm, sạch sẽ, tức giận 
_Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy
2.Ôn các vần uôn, uông: Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có các vần uôn, uông
3. Hiểu các từ ngữ trong bài thơ: chộp, lễ phép
 _Hiểu sự thông minh, nhanh trí của Sẻ đã khiến chú tự cứu được mình thoát nạn
B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:_Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
_Các thẻ từ- làm bằng bìa cứng để HS làm bài tập 3
C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I.Kiểm tra bài cũ:
_Đọc thuộc lòng bài “Ai dậy sớm” và trả lời câu hỏi:
+Khi dậy sớm, điều gì chờ đón em ở ngoài vườn?
+Trên cánh đồng?+Trên đồi?Nhận xét
II.Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
 2. Hướng dẫn HS luyện đọc:
a) GV đọc diễn cảm bài văn: Giọng tả chậm rãi, nhẹ nhàng
b) HS luyện đọc:* Luyện đọc tiếng, từ:
_Luyện đọc các tiếng từ khó hoặc dễ lẫn: hoảng lắm, nén sợ, lễ phép, sạch sẽ _GV ghi: hoảng lắm
_Cho HS đọc +Phân tích tiếng hoảng?
 GV dùng phấn gạch chân âm h vần oang
+Cho HS đánh vần và đọc- _Tương tự đối với các từ còn lại:
+nén sợ+lễ phép+sạch sẽ+chộp
*Luyện đọc câu:_Đọc nhẩm từng câu
_GV chỉ bảng từng chữ ở câu thứ nhất
+Cho HS đọc trơn _Tiếp tục với các câu còn lại
_Cuối cùng cho HS tiếp nối nhau đọc trơn từng câu theo cách: 1 HS đầu bàn đọc câu thứ nhất, các em khác tự đứng lên đọc các câu tiếp theo 
*Luyện đọc đoạn, bài: 
_Có thể chia bài ra làm 3 đoạn:
+Đoạn 1: Hai câu đầu
+Đoạn 2: Câu nói của Sẻ
+Đoạn 3: Phần còn lại
_Cho từng nhóm (3 HS) đọc theo đoạn_Đọc cả bài
3. Ôn các vần uôn, uông: (thực hiện các yêu cầu) trong SGK:
a) Tìm tiếng trong bài có vần uôn, uông:
 Vậy vần cần ôn là vần uôn, uông
_Cho HS đọc tiếng, từ chứa vần uôn, uông
b) Nhìn tranh, đọc mẫu trong SGK
_Cho HS đọc mẫu trong SGK
_Từng cá nhân thi nói nhanh những tiếng em tìm được
_Vần uôn: buồn bã, buôn bán, bánh cuốn, cuộn len, muộn, mong muốn, muôn năm, khuôn, thẳng đuỗn, tuôn rơi, suôn sẻ, 
_Vần uông: buông rèm, cuộng rau, cuống quýt, cái chuông, chuồng gà, ruộng lúa, rau muống, cái muỗng, xuồng ghe, xuống thuyền, 
c) Nói nhanh câu có chứa vần uôn, uông
_Cho HS nhìn tranh đọc mẫu trong SGK
_Cho HS đặt câu Lớp nhận xét
Tiết 2
4. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
a) Tìm hiểu bài đọc: 
_Cho HS đọc thầm đoạn 1 và 2 của bài văn, trả lời các câu hỏi sau:
+Khi Sẻ bị Mèo chộp được, Sẻ nói gì với Mèo? (Chọn ý đúng)
_Cho HS đọc thầm đoạn cuối, trả lời câu hỏi:
+Sẻ làm gì khi Mèo đặt Sẻ xuống đất?
_Cho HS đọc mẫu
+Xếp các ô chữ thành câu nói đúng về chú Sẻ
_Cho từng HS làm bài trong Vở bài tập
_GV đọc diễn cảm bài văn
b) Luyện nói:
_Cho HS kể lại toàn bộ câu chuyện
_Có thể cho HS dựng hoạt cảnh kể theo cách phân vai
5.Củng cố- dặn dò:_Nhận xét tiết học
+Khen những học sinh học tốt
+Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc câu chuyện
_Dặn dò: Chuẩn bị bài tập đọc: Mẹ và cô
_2, 3 HS đọc 
_Quan sát
_Nhẩm theo
_HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. 
_Thi đua đọc cả bài giữa các tổ
_Lớp nhận xét
_muộn
_chuồn chuồn, buồng chuối
_1 HS
1 HS đọc, lớp đọc thầm 
+Sao anh không rửa mặt
_1 HS đọc, lớp đọc thầm
+Sẻ vụt bay đi 
_Đọc kết quả bài làm (Sẻ thông minh)
_2, 3 HS đọc lại cả bài
Thứ sáu , ngày 23 tháng 3 năm 2007
Tiết 26: 	E, Ê, G
I.MỤC TIÊU: _Tô đúng và đẹp các chữ hoa E, Ê, G
 _Viết đúng và đẹp các vần ăm, ăp; các từ ngữ: chăm học, khắp vườn
 _Viết theo cỡ chữ thường, cỡ vừa, đúng mẫu chữ và đều nét
 _Giáo dục tính kiên nhẫn, cẩn thận
II.CHUẨN BỊ:_Bảng con được viết sẵn các chữ _Chữ hoa: E, Ê, G
 _Các vần ăm, ăp; các từ ngữ: chăm học, khắp vườn 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ:
_GV nhận xét chữ viết của HS, sau đó cho HS viết lại từ chưa đúng_Nhận xét
2.Bài mới:
a) Hoạt động 1: Giới thiệu bài
b) Hoạt động 2: Hướng dẫn tô chữ hoa
_GV gắn chữ mẫu viết hoa lên bảng và hỏi:
+Chữ hoa E gồm những nét nào?
-GV hướng dẫn quy trình viết 
-Cho HS so sánh chữ E và chữ Ê
-GV hướng dẫn quy trình viết
+Chữ hoa G gồm những nét nào?
-Cho HS viết bảng, GV sửa nếu HS viết sai
d) Hoạt động 4: Viết vào vở]
 3.Củng cố:_Chấm một số vở và nhận xét chữ viết của HS
4.Dặn dò:+Về nhà viết tiếp phần B+Chuẩn bị: H, I, K
_gánh đỡ, sạch sẽ
+Gồm 1 nét viết liền không nhấc bút
-Chữ Ê viết như chữ E có thêm dấu mũ
-Viết vào bảng con
+Gồm nét xoắn cong phải và nét khuyết trái
_Cho HS viết từng dòng vào vở- 
CHÍNH TẢ: CÂU ĐỐ
A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
_Chép lại chính xác, trình bày đúng câu đố về con ong
_Làm đúng các bài tập chính tả. Điền chữ tr / ch hoặc v/ d/ gi vào chỗ trống
B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:_Bảng phụ viết sẵn: +Nội dung câu đố
 +Nội dung các bài tập 2a hoặc 2b
C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ:
_Chấm vở của những HS về nhà phải chép lại bài “Nhà bà ngoại”
_Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập (1 em đọc, 2 em làm)
Nhận xét
2. Hướng dẫn HS tập chép:
_GV viết bảng nội dung Câu đố
_Cho HS đọc thầm
_GV chỉ cho HS đọc những tiếng các em dễ viết sai: chăm chỉ, suốt ngày, khắp, vườn cây
_Tập chép
 GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở, cách viết đề bài vào giữa trang
+Tên bài: Đếm vào 5 ô+Câu đố: Đếm vào 3 ô
+Đầu câu phải viết hoa_Chữa bài
+GV chỉ từng chữ trên bảng+Đánh vần những tiếng khó
+Chữa những lỗi sai phổ biến_GV chấm một số vở
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
a) Điền tr hoặc ch
_GV treo bảng phụ đã viết nội dung bài tập
_Cho HS lên bảng làm: thi làm nhanh 
_Từng HS đọc lại bài. GV sửa lỗi phát âm cho các em
_GV chốt lại trên bảng
_Bài giải: thi chạy, tranh bóng
b) Điền chữ: v/ d / gi
_Tiến hành tương tự như trên
_Bài giải: vỏ trứng, giỏ cá, cặp da
4. Củng cố- dặn dò: _Nhận xét tiết học
+Khen những học sinh học tốt, chép bài chính tả đúng, đẹp
_Dặn dò: Chuẩn bị bài chính tả: Mẹ và cô
_Điền vần ăm hay ăp
_Điền chữ c hay k
_2, 3 HS nhìn bảng đọc 
_Lớp giải câu đố
_HS tự nhẩm và viết vào bảng các tiếng dễ sai
_HS chép vào vở
_Dùng bút chì chữa bài
+Rà soát lại
+Ghi số lỗi ra đầu vở
+HS ghi lỗi ra lề
_Đổi vở kiểm tra
_Lớp đọc thầm yêu cầu của bài
_4 HS lên bảng: 2 em viết bên trái, 2 em viết bên phải bảng (lớp làm vào vở)
_2, 3 HS đọc lại kết quả
_Lớp nhận xét
_Về nhà chép lại đoạn văn đúng, sạch, đẹp; làm lại bài tập
TUẦN 28
Thứ hai ngày 26 tháng 3 năm 2007 
TẬP ĐỌC
Tiết 19-20 : 	 NGÔI NHÀ
A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1.HS đọc trơn cả bài. Phát âm đúng: 
 _Các từ ngữ: thơm phức, mộc mạc, ngõ, tiếng chim, xao xuyến, hàng xoan
2.Ôn các vần yêu, iêu: 
 _Phát âm đúng tiếng có các vần trên
 _Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có các vần trên
3. Hiểu các từ ngữ và câu thơ trong bài
 _Trả lời được các câu hỏi về hình ảnh ngôi nhà, âm thanh, hương vị bao quanh ngôi nhà . Hiểu được tình cảm với ngôi nhà của bạn nhỏ
 _Nói được tự nhiên, hồn nhiên về ngôi nhà em mơ ước
 _Học thuộc lòng 1 khổ thơ em thích
B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:_Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I.Kiểm tra bài cũ:
_Đọc bài “Quyển vở của em” và trả lời câu hỏi:
+Bạn nhỏ thấy gì khi mở quyển vở?
+Chữ đẹp thể hiện tính nết của ai? Nhận xét
II.Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS luyện đọc:
a) GV đọc diễn cảm bài văn:
 Giọng đọc chậm rãi, tha thiết, tình cảm
b) HS luyện đọc:
* Luyện đọc tiếng, từ:
_Luyện đọc các tiếng từ khó hoặc dễ lẫn: hàng xoan, xao xuyến nở, lảnh lót, thơm phức, ngõ
_GV ghi: hàng xoan_Cho HS đọc 
+Phân tích tiếng hàng/ xoan?
+Cho HS đánh vần và đọc
_Tương tự đối với các từ còn lại:
+xao xuyến nơ +lảnh lót
+thơm phức: Là mùi thơm rất mạnh, rất hấp dẫn 
+ngõ
*Luyện đọc câu:
_Cho HS tiếp nối nhau đọc trơn từng câu *Luyện đọc đoạn, bài: 
_Cho HS tiếp nối nhau đọc trơn từng khổ thơ_Đọc cả bài
3. Ôn các vần yêu, iêu: (thực hiện các yêu cầu) trong SGK:
a) Đọc những dòng thơ có tiếng yêu:
Vậy vần cần ôn là vần yêu, iêu
_Cho HS đọc những dòng thơ có tiếng yêu
b) Tìm (nhanh, đúng, nhiều) tiếng ngoài bài có vần yêu, iêu:
_Cho HS thi tìm
+Vần yêu: yếu đuối, ốm yếu, yêu mến, yêu quý, yêu thương, điểm yếu, 
+Vần iêu: buổi chiều, chiếu phim, chiêu đãi, cánh diều, điệu đà, điều hay, chim đà điểu, kiêu căng, kiêu hãnh, kiểu dáng, miếu thờ, miêu tả, hiếu thảo, hiểu bài, biếu, năng khiếu, tiếu lâm, tiều phu, chuối tiêu, chú tiểu, phiếu, thiếu sót, thiểu số, niêu cơm, 
c) Nói câu chứa tiếng có vần yêu, iêu
_Nhìn tranh, đọc mẫu trong SGK
_Từng cá nhân thi nói câu chứa tiếng có vần yêu, iêu
+Vần yêu: -Em rất yêu mến bạn bè
-Em gai em trông rất yếu ớt
+Vần iêu: -Cô giáo dạy rất dễ hiểu
-Bạn Hoa rất hiếu thảo với cha mẹ
-Bạn Hạnh rất có khiếu vẽ
-Trường học dạy em nhiều điều hay
Tiết 2
4. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
a) Tìm hiểu bài đọc: 
_Cho HS đọc 2 khổ thơ đầu, trả lời các câu hỏi sau:
+ Ở ngôi nhà mình, bạn nhỏ
-nhìn thấy gì?
-nghe thấy gì?
-ngửi thấy gì?
+Cho HS đọc những câu thơ nói về tình yêu ngôi nhà của bạn nhỏ gắn với tình yêu đất nước
_GV đọc diễn cảm bài thơ
b) Học thuộc lòng bài thơ:
 Thi đọc thuộc lòng 1 khổ thơ em thích
c) Luyện nói: (Nói về ngôi nhà em mơ ước)
_HS nêu yêu cầu của bài
_Cho HS thực hành nói về ngôi nhà em mơ ước
 Gợi ý:
 _Cho nhiều HS nói mơ ước của mình về ngôi nhà tương lai
5.Củng cố- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
+Khen những học sinh học tốt
+Yêu cầu HS về nhà học thuộc lòng bài thơ
_Dặn dò: Chuẩn bị bài tập đọc: “Quà của bố”
_2, 3 HS đọc 
_Quan sát
Nhẩm theo
_HS tiếp nối nhau đọc từng khổ
 Em yêu nhà em
 Em yêu tiếng chim
 Em yêu ngôi nhà
_Bé được phiếu bé ngoan
_Lớp nhận xét
_1, 2 HS đọc, lớp đọc thầm 
-Hàng xoan trước ngõ, hoa nở như mây từng chùm
-Tiếng chim đầu hồi lảnh lót
-Mùi rơm rạ lợp trên mái nhà, phơi trên sân thơm phức
+Em yêu ngôi nhà
Gỗ tre mộc mạc
Như yêu đất nước
Bốn mùa chim ca
_2, 3 HS đọc lại cả bài
_HS quan sát tranh minh hoạ 
_Lớp nhận xét, bình chọn người nói về ngôi nhà mơ ước hay nhất
Thứ ba ngày 27 tháng 3 năm 2007
TẬP ĐỌC 
Tiết 21-22 : Bài QUÀ CỦA BỐ
A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1.HS đọc trơn cả bài. Phát âm đúng: 
 _Các tiếng có âm đầu: l (lần nào, luôn luôn); và từ khó: về phép, vững vàng
2.Ôn các vần oan, oat: Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có các vần trên
3. Hiểu các từ ngữ (về phép, vững vàng) và câu thơ trong bài
 _Hiểu nội dung bài: Bố là bộ đội đảo xa. Bố rất yêu em
 _Biết hỏi đáp tự nhiên, hồn nhiên về nghề nghiệp của bố
 _Học thuộc lòng bài thơ
B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:_Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I.Kiểm tra bài cũ:
_Đọc thuộc lòng khổ thơ mà em thích trong bài “Ngôi nhà” và trả lời câu hỏi:
+ Ở ngôi nhà mình, bạn nhỏ:-nhìn thấy gì?-nghe thấy gì?
-ngửi thấy gì?
+Đọc những câu thơ nói về tình yêu ngôi nhà của bạn nhỏ gắn với tình yêu đất nước
_Viết bảng: Nhận xét
II.Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
 2. Hướng dẫn HS luyện đọc:
a) GV đọc diễn cảm bài văn:
 Giọng đọc chậm rãi, tình cảm
b) HS luyện đọc:
* Luyện đọc tiếng, từ:
_Luyện đọc các tiếng từ khó hoặc dễ lẫn: lần nào, về phép, luôn luôn, vững vàng
+Cho HS đánh vần và đọc+Giải thích
 -Vững vàng: là chắc chắn
 -Đảo xa: vùng đất ở giữa biển, xa đất liền
*Luyện đọc câu:
_Cho HS tiếp nối nhau đọc trơn từng dòng *Luyện đọc đoạn, bài: _Cho HS tiếp nối nhau đọc trơn từng khổ thơ
_Đọc cả bài
3. Ôn các vần oan, oat: (thực hiện các yêu cầu) trong SGK:
a) Tìm tiếng trong bài có vần oan:
Vậy vần cần ôn là vần oan, oat
b) Nói câu chứa tiếng có vần oan, oat
_Nhìn tranh, đọc mẫu trong SGK
_Từng cá nhân thi nói câu chứa tiếng có vần oan, oat
+Vần oan: 
-Chúng em đi cùng nhau một đoạn đường dài rồi mới chia tay
-Em học giỏi nhất môn Toán
-Quyển sách Toán này đẹp quá
+Vần oat:
-Bạn Hoa đoạt giải nhất cuộc thi cờ vua thiếu nhi
-Bác em làm nghề soát vé ô tô
-Chúng em được tham gia sinh hoạt Sao nhi đồng
-Trời nóng bé toát cả mồ hôi
Tiết 2
4. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
a) Tìm hiểu bài đọc: 
_Cho HS đọc khổ thơ 1, trả lời các câu hỏi sau:
+Bố bạn nhỏ là bộ đội ở đâu?
_Cho HS đọc khổ thơ 2, 3, trả lời câu hỏi:
+Bố gửi cho bạn những quà gì?
_GV đọc diễn cảm bài thơ
b) Học thuộc lòng bài thơ:
_HS tự nhẩm từng câu thơ. Thi em nào học thuộc bài nhanh
c) Luyện nói: (Hỏi nhau về nghề nghiệp của bố)
_HS nêu yêu cầu của bài
_Cho HS thực hành hỏi- đáp theo mẫu:
+H: Bố bạn làm nghề gì?
+Đ: Bố mình làm bác sĩ
(+H: Bố bạn có phải là thợ xây không? Lớn lên, bạn có thích theo nghề của bố không?)
5.Củng cố- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
+Khen những học sinh học tốt
+Yêu cầu HS về nhà học thuộc lòng bài thơ
_Dặn dò: Chuẩn bị bài tập đọc: “Vì bây giờ mẹ mới về”
_2, 3 HS đọc 
_Viết: xao xuyến, lảnh lót, thơm phức, trước ngon
_Quan sát
_Từng HS đọc
_HS tiếp nối nhau đọc từng khổ
_Thi đua đọc giữa các tổ
_Lớp nhận xét
_ngoan
_Chúng em vui liên hoan
 Chúng em thích hoạt động
_Lớp nhận xét
_1, 2 HS đọc, lớp đọc thầm 
+Ở ngoài đảo xa
_1, 2 HS đọc, lớp đọc thầm
+Nghìn cái nhớ, nghìn lời chúc, nghìn cái hôn
_2, 3 HS đọc lại cả bài
_HS quan sát tranh minh hoạ, nêu tên các nghề trong tranh 
_Nhiều cặp thực hành đóng vai
Thứ tư ngày 28 tháng 3 năm 2007
CHÍNH TẢ: 
 Tiết 7 Bài : NGÔI NHÀ
A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
_Chép lại chính xác, trình bày đúng khổ thơ 3 của bài Ngôi nhà
_Làm đúng các bài tập chính tả: điền vần iêu hoặc yêu, điền chữ c hoặc k 
_Nhớ quy tắc chính tả: k + i, ê, e
B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:_Bảng phụ viết sẵn: +Khổ thơ 3 bài “Ngôi nhà”
 	 +Nội dung các bài tập 2, 3
C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ:
_Chấm vở của những HS về nhà phải chép lại khổ thơ 3 bài “Quyển vở của em”
_Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập (1 em đọc, 2 em làm)
2. Hướng dẫn HS tập chép:
_GV viết bảng nội dung khổ thơ 3_Cho HS đọc thầm
_GV chỉ cho HS đọc những tiếng các em dễ viết sai: mộc mạc, nước, yêu
_Tập chép _Chữa bài
+GV chỉ từng chữ trên bảng
+Đánh vần những tiếng khó
+Chữa những lỗi sai phổ biến
_GV chấm một số vở
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
a) Điền vần iêu hoặc yêu?
_GV treo bảng phụ đã viết nội dung bài tập
_Cho HS lên bảng làm: thi làm nhanh 
_Bài giải: Hiếu chăm ngoan, học giỏi, có năng khiếu vẽ. Bố mẹ rất yêu quý Hiếu
b) Điền chữ: c hay k?
_Tiến hành tương tự như trên
_Bài giải: Ông trồng cây cảnh
Bà kể chuyện
Chị xâu kim
4. Củng cố- dặn dò:_Nhận xét tiết học
+Khen những học sinh học tốt, chép bài chính tả đúng, đẹp
_Dặn dò: _Chuẩn bị bài chính tả: Quà của bố
_Điền vần iêt hay uyêt
_Điền chữ ng hay ngh
_2, 3 HS nhìn bảng đọc 
_HS tự nhẩm và viết vào bảng các tiếng dễ sai
_HS chép vào vở
_Dùng bút chì chữa bài
+Rà soát lại
+Ghi số lỗi ra đầu vở
+HS ghi lỗi ra lề
_Đổi vở kiểm tra
_Lớp đọc thầm yêu cầu của bài
_4 HS lên bảng: 2 em viết bên trái, 2 em viết bên phải bảng (lớp làm vào vở)
_2, 3 HS đọc lại kết quả
_Lớp nhận xét
_Về nhà chép lại đoạn văn đúng, sạch, đẹp; làm lại bài tập
KỂ CHUYỆN: 
 Tiết 3 . Bài BÔNG HOA CÚC TRẮNG
A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
_HS dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, kể lại được từng đoạn câu chuyện
_Hiểu ý nghĩa của truyện: Ca ngợi tình yêu mẹ, lòng hiếu thảo của cô bé trong truyện đã làm cho trời đất cũng cảm động, giúp cô chữa khỏi bệnh cho mẹ.
B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:_Tranh minh họa truyện trong SGK - phóng to tranh 
_Một vài đồ dùng như khăn để đóng vai mẹ, gậy để đóng vai cụ già
_Bảng ghi gợi ý 4 đoạn của câu chuyện
C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ:
_Cho HS kể lại câu chuyện “Sư Tử và Chuột Nhắt” (dựa vào tranh và ý gợi ý dưới tranh)
2.Giới thiệu bài:
3. Giáo viên kể:
*Cho HS tự nhìn tranh và kể
 GV kể với giọng thật diễn cảm
_Kể lần 1: để HS biết câu chuyện
_Kể lần 2, 3 kết hợp với từng tranh minh hoạ- giúp HS nhớ câu chuyện
Nội dung:
 1.Ngày xưa, có hai mẹ con một cô bé sống trong một túp lều. Họ phải làm lụng vất vả lắm mới đủ ăn.
 Một hôm, người mẹ bị ốm nặng. Không có tiền, cô bé chỉ biết tận tụy ngày đêm chăm sóc mẹ.
 Một lần mẹ chợt tỉnh, nói với con:
_Mẹ thấy trong người mệt lắm. Con mời thầy thuốc về đây cho mẹ
2. Cô bé vội vã ra đi. Trên đường, cô gặp một cụ già râu tóc bạc phơ. Cụ hỏi:
_Cháu đi đâu mà vội vã thế?
_Thưa cụ, cháu đi tìm thầy thuốc. Mẹ cháu ốm đã lâu, bệnh mỗi ngày một nặng.
 Cụ già nhận là thầy thuốc. Cô bé dẫn cụ về xem bệnh cho mẹ. Xem xong cụ bảo:
_Bệnh mẹ cháu nặng lắm. Cháu hãy đi đến gốc đa đầu rừng, hái cho ta một bông hoa trắng thật đẹp về đây để ta làm thuốc
3. Bên ngoài trời rất lạnh, cô bé chỉ phong phanh một manh áo mỏng. Cô chạy thật nhanh trong gió rét. Đến gốc đa đầu rừng, quả có một bông hoa rất đẹp. Cô bé hái hoa. Bỗng

Tài liệu đính kèm:

  • docHV t25-30.doc