Thiết kế bài dạy lớp 1 - Tuần 14 đến tuần 18

I. MỤC TIÊU:

_ Tiếp tục ôn một số động tác Thể dục RLTTCB đã học.Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức độ chính xác hơn giờ trước.

 _Tiếp tục làm quen với trò chơi “ Chạy tiếp sức”.Yêu cầu biết tham gia vào trò chơi.

 II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN:

_ Trên sân trường. _ GV chuẩn bị 1 còi , 2-4 lá cờ và kẻ vẽ sân cho trò chơi “Chạy tiếp sức”

III. NỘI DUNG:

 

doc 19 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 1123Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 1 - Tuần 14 đến tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện các nhóm trình bày
_Cả lớp trao đổi, tranh luận.
_Bạn làm không đúng 
_Khuyên bạn không nên làm.
Nghe phổ biến cách thức tiến hành
Thứ ba ngày 25 tháng 12 năm 2007
THỦ CÔNG
Bài Gấp Cái quạt T2
I.MỤC TIÊU: _ Biết cách gấp cái quạt_ Gấp được cái quạt bằng giấy
II.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên: Quạt giấy mẫu,1 tờ giấy màu hình chữ nhật, 1 sợi chỉ len màu_ Bút chì, thước kẻ, hồ dán
 2.Học sinh:1 tờ giấy màu hình chữ nhật và 1 tờ giấy vở học sinh có kẻ ô 1 sợi chỉ hoặc len màu _ Bút chì, hồ dán _ Vở thủ công
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Học sinh thực hành:
_ GV nhắc lại qui trình gấp quạt theo 3 bước. 
_ GV nhắc nhở HS mỗi nếp gấp phải được miết kĩ và bôi hồ phải mỏng, đều, buộc dây đảm bảo chắc, đẹp.
_ Trong lúc HS thực hành, GV quan sát, giúp đỡ những em còn lúng túng 
_ Đánh giá sản phẩm: 
 + Tổ chức trình bày và sử dụng sản phẩm
 + Chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương.
2.Nhận xét- dặn dò:
_ Nhận xét tiết học: + Sự chuẩn bị của học sinh
 + Tinh thần học tập, Đánh giá sản phẩm
_ Dặn dò: Làm bài “Gấp cái ví”
_ Thực hành gấp các nếp gấp cách đều trên giấy vở HS có kẻ ô 
_ Quan sát
_ Thực hành gấp quạt theo các bước đúng qui trình
Chuẩn bị 1 tờ giấy vở HS, giấy màu.
Thứ tư ngày 26 tháng 12 năm 2007
TỰ NHIÊN XÃ HỘI 
Bài 16 HOẠT ĐỘNG Ở LỚP
 I. MỤC TIÊU: Giúp HS biết:_Các hoạt động học tập ở lớp học
_Mối quan hệ giữa GV và HS, HS và HS trong từng hoạt động học tập
_Có ý thức tham gia tích cực vào các hoạt động ở lớp học
_Hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ với các bạn trong lớp
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: GV : Các hình trong bài 16 SGK
	 HS : Vở BT TNXH 1
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Quan sát tranh.
_Mục tiêu: Biết các hoạt động học tập ở lớp và mối quan hệ giữa GV và HS, HS và HS trong từng hoạt động học tập.
* Bước 1:
_GV hướng dẫn HS quan sát và nói với bạn về các hoạt động được thể hiện ở từng hình trong bài 16 SGK.
*Bước 2: GV gọi một số HS trả lời trước lớp.
*Bước 3: GV nêu câu hỏi:
+ Trong các hoạt động vừa nêu, hoạt động nào được tổ chức trong lớp? Hoạt động nào được tổ chức ở ngoài sân trường?
+Trong từng hoạt động trên, GV làm gì? HS làm gì?
Kết luận:
 Ở lớp học có nhiều hoạt động học tập khác nhau. Trong đó có những hoạt động được tổ chức trong lớp học và có những hoạt động được tổ chức ở sân trường.
Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp.
_Mục tiêu: Giới thiệu các hoạt động ở lớp học của mình.
* Bước 1:_Cho HS thảo luận trong lớp
* Bước 2: GV gọi một số HS lên nói trước lớp.
Kết luận:
 Các em phải biết hợp tác, giúp đỡ và chia sẻ với các bạn trong các hoạt động học tập ở lớp.
2.Củng cố:
_Cho HS hát một bài 
3.Nhận xét- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Chuẩn bị bài 17 “Giữ gìn lớp học sạch đẹp”
_HS (theo cặp ) làm việc theo hướng dẫn của GV. 
_HS thảo luận
_HS nói với bạn bè về:
+ Các hoạt động ở lớp học của mình.
+Hoạt động mình thích nhất
+ Mình làm gì để giúp các bạn trong lớp học tập tốt.
_Cả lớp hát: “ Lớp chúng mình”.
Thứ NĂM ,ngày 27 tháng 12 năm 2007
THỂ DỤC
Bài 16: THỂ DỤC RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN
TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
I. MỤC TIÊU: Kiểm tra các động tác Thể dục RLTTCB .Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức cơ bản đúng. 
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN: 
 _ Trên sân trường..Vẽ 5 dấu chấm hoặc dấu nhân thành một hàng ngang cách vị trí đứng của lớp từ 2-3m, dấu nọ cách dấu kia từ 1-1.5m. Chuẩn bị cờ và kẻ sân cho trò chơi .
_ GV chuẩn bị cờ và kẻ vẽ sân cho trò chơi “Chạy tiếp sức” 
III. NỘI DUNG: 
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
TỔ CHỨC LUYỆN TẬP
1/ Phần mở đầu: 
-GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số.
-Khởi động: Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp.
-Trò chơi: “ Diệt các con vật có hại”
* Ôn: _ Nhịp 1: Đứng đưahai tay ra trước.
 _ Nhịp 2: Đưa hai tay dang ngang. 
 _ Nhịp 3: Đưa hai tay lên cao chếch hình chữ V.
 +Nhịp 4: Về TTĐCB.
* Ôn: 
 + Nhịp 1: Đứng hai tay chống hông, đưa chân trái ra trước. 
 +Nhịp 2: Thu chân về, đứng hai tay chống hông
 +Nhịp 3: Đưa chân phải ra trước, hai tay chống hông.
 +Nhịp 4: Về TTĐCB. 
2/ Phần cơ bản: 
a) Nội dung kiểm tra:
 Mỗi HS thực hiện 2 trong 10 động tác Thể dục RLTTCB đã học. 
- GV gọi tên những HS đến lượt kiểm tra lên đứng vào trong những dấu nhân (x) đã chuẩn bị, mặt quay về phía các bạn. GV nêu tên động tác trước khi hô nhịp cho HS thực hiện đồng loạt.
b) Cách đánh giá:
_ Những HS thực hiện được cả hai động tác ở mức cơ bản đúng: Đạt yêu cầu.
_ Những HS chỉ thực hiện được một hoặc 
không thực hiện được động tác nào, GV cho kiểm tra lại.
3/ Phần kết thúc:
_ Thả lỏng.
_ Củng cố.
_ Nhận xét.
1-2 phút
1-2 phút
1-2 lần
1-2 lần
6-8 phút
2 phút
1-2 phút
- Lớp tập hợp thành 4 hàng dọc.
-Các động tác Thể dục RLTTCB.
- Thực hiện 2 x 4 nhịp
- Thực hiện 2 x 4 nhịp
Đội hình 4 hàng ngang
- Kiểm tra theo nhiều đợt, mỗi đợt 3-5 HS.
O O O O O O O O
O O O O O O O O
O O O O O O O O
O O O O O O O O
 3
x x x x x
Đội hình hàng dọc (2-4 hàng)
- HS đi thường theo nhịp.
- Đứng vỗ tay và hát.
- GV cùng HS hệ thống bài.
MỸ THUẬT 
Bài 16:
 VẼ HOẶC XÉ DÁN LỌ HOA
 I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
_ Thấy được vẻ đẹp về hình dáng của một số lọ hoa
_Vẽ hoặc xé dán được một lọ hoa đơn giản
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: _ Sưu tầm tranh vẽ, ảnh chụp một vài kiểu dáng lọ hoa khác nhau
 _Một số lọ hoa có hình dáng, chất liệu khác nhau
 _Một số bài vẽ lọ hoa của HS
2. Học sinh: _Vở tập vẽ 1 _Bút chì đen, chì màu, sáp màu
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
5’
17’
2’
1’
1.Giới thiệu các kiểu dáng của lọ hoa:
_GV cho HS xem những đồ vật đã chuẩn bị để các em nhận biết các kiểu dáng lọ hoa:
+Lọ hoa có hình dáng thế nào?
2.Hướng dẫn HS cách vẽ, cách xé dán lọ hoa: 
 GV vừa hướng dẫn vừa làm mẫu
*Cách vẽ:_Vẽ miệng lọ_Vẽ nét cong của thân lọ_Vẽ màu
*Cách xé dán:_Gấp đôi tờ giấy màu
_Xé hình thân lọ
3.Thực hành:_Cho HS thực hành
_GV theo dõi để giúp HS
+Vẽ lọ hoa sao cho phù hợp với phần giấy trong Vở tập vẽ 1+Vẽ màu vào lọ+Chọn giấy, gấp giấy+Xé theo hình miệng thân lọ và dán cho phù hợp với khuông hình
*GV gợi ý HS:
 Có thể trang trí vào hình lọ hoa đã được vẽ hoặc xé dán
4. Nhận xét, đánh giá:
_Hướng dẫn HS nhận xét những bài vẽ đẹp về:
+Hình vẽ+Màu sắc
5.Dặn dò: 
 _Dặn HS về nhà:
_Quan sát và trả lời
+Dáng thấp, tròn+Dáng cao thon
+Cổ cao, thân phình to ở dưới
_Quan sát tranh
_HS thực hành:
+Vẽ lọ hoa
+Xé lọ hoa
_Chọn bài vẽ mà mình yêu thích
_Quan sát ngôi nhà của em
ÂM NHẠC
Tiết 16: Nghe QUỐC CA - Kể chuyện âm nhạc
 I.MỤC TIÊU:
 _ HS được nghe Quố ca và biết rằng khi chào cờ có hát Quốc ca. Trong lúc chào cờ và hát Quốc ca phải đứng nghiêm trang
 _ Qua một câu chuyện nhỏ để các em thấy được mối liên quan giữa âm nhạc với đời sống (Câu chuyện Nai Ngọc)
II.GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ: Bài Quốc ca, băng nhạc - Hiểu rõ nội dung Câu chuyện Nai Ngọc. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Nghe Quốc ca
_ Giới thiệu: Quốc ca là bài hát chung của cả nước. 
_ Nghe bài hát Quốc ca:
_ GV tập cho cả lớp đứng chào cờ, nghe Quốc ca.
Hoạt động 2: GV kể Câu chuyện Nai Ngọc.
_ GV kể câu chuyện Nai Ngọc.
_+ Tại sao các loài vật lại quên cả việc phá hoại nương rẫy, mùa màng? 
+ Tại sao đêm đã khuya mà dân làng không ai muốn về?
_ GV kết luận Tiếng hát Nai Ngọc đã có sức mạnh giúp dân làng xua đuổi được loài muông thú đến phá hoại nương rẫy lúa ngô. Mọi người đều yêu quí tiếng hát của em bé.
Hoạt động 3: Trò chơi:
* GV tổ chức cho HS thực hiện trò chơi “Tên tôi, tên bạn”, hướng dẫn
_ Em thứ 1 nói: Ví dụ “Tôi tên là Minh” các tiếng này phải đúng với tiết tấu “Sắp đến Tết rồi”
 Sau đó chỉ vào 1 bạn khác và hỏi:“Bạn tên là gì?”
_ Người được chỉ định lập tức đứng lên trả lời và nói theo tiết tấu đã xác định.
 Sau đó chỉ vào 1 bạn khác và hỏi “Bạn tên là gì?”
_ Trò chơi diễn ra liên tục. Các bạn trong lớp vỗ tay đều theo phách để cổ động cho bạn.
*Củng cố:
 _ Cho HS nhắc lại tư thế đứng khi chào cờ. Cho HS thực hành
*Dặn dò: _ Tập đứng đúng tư thế khi chào cờ
 _ Chuẩn bị: Tập biểu diễn các bài hát đã học.
_ Nghe băng - GV hát mẫu
_ Người thẳng, nghiêm trang, mắt hướng về Quốc kì.
+Do mãi nghe tiếng hát tuyệt vời của em bé.
+Vì tiếng hát của em bé Nai Ngọc vô cùng hấp dẫn.
_ Em thứ 1 nói: Tôi tên là .
Bạn tên là gì?
_Em thứ 2 nói: Tôi tên là .., Bạn tên là gì?
Thứ sáu ngày 28 tháng 12 năm 2007
HĐTT
Tiết Bài : KIỂM ĐIỂM CUỐI TUẦN 
1/ Kiểm điểm tuần :
+ Nề nếp: - Sinh hoạt giữa giờ chưa nghiêm túc
 + Học tập : Học bài và làm bài tương đối đầy đủ
 3) Phương hướng T.17 
 - Thực hiện đi học đúng giờ
 - Thi đua sinh hoạt giờ chơi nghiêm túc
 - Thi đua ra về thẳng hàng
- Thi đua tập thể dục đúng, nghiêm túc và nhanh
TUẦN 17
 Thứ HAI, ngày 31 tháng 12 năm 2007
ĐẠO ĐỨC
Bài TRẬT TỰ TRONG TRƯỜNG HỌC (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:- HS hiểu:_Cần phải giữ trật tự trong giờ học và khi ra vào lớp
_Giữ trật tự trong giờ học và khi ra, vào lớp là để thực hiện tốt quyền được học tập, quyền được bảo đảm an toàn của trẻ em - HS có ý thức giữ trật tự khi ra, vào lớp và khi ngồi học
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:_ HS :Vở bài tập Đạo đức
 GV :Tranh bài tập 3, bài tập phóng to 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
A. Bài cũ : Trật tự trong trường học (T1)
Việc gây mất trật tự trong lớp có tác hại gì ? ( gây ồn ào, vấp ngã) Trong giờ học và khi ra vào lớp em cần thực hiện như thế nào? ( giữ trật tự )
B. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Quan sát tranh bài tập 3 và thảo luận.
_Cho HS thảo luận theo câu hỏi sau:
+Các bạn trong tranh ngồi như thế nào?
GV kết luận: Học sinh cần trật tự khi nghe giảng, không đùa nghịch, nói truyện riêng, giơ tay xin phép khi muốn phát biểu.
Hoạt động 2: Tô màu tranh bài tập 4
+Vì sao em lại tô màu vào quần áo các bạn đó?
+Chúng ta có nên học tập các bạn đó không? Vì sao?
GV kết luận: Chúng ta nên học tập các bạn giữ trật tự trong giờ học.
Hoạt động 3: HS làm bài tập 5
_Cho HS thảo luận theo câu hỏi gợi ý:
+Việc làm của 2 bạn đó đúng hay sai? Vì sao?
+Mất trật tự trong lớp sẽ có hại gì?
GV kết luận:
_Hai bạn đã giằng nhau quyển truyện, gây mất trật tự trong giờ học.
_Tác hại của mất trật tự trong giờ học
+Bản thân không nghe được bài giảng, không hiểu bài.
+Làm mất thời gian của cô giáo. làm ảnh hưởng đến các bạn xung quanh.
_Cho HS đọc 2 câu thơ cuối bài
Kết luận chung:
_Khi ra, vào lớp cần xếp hàng trật tự, đi theo hàng, không chen lấn, xô đẩy, đùa nghịch.
_Trong giờ học cần chú ý lắng nghe cô giáo giảng, không đùa nghịch, không làm việc riêng. Giơ tay xin phép khi muốn phát biểu.
_Giữ trật tự khi ra, vào lớp và khi ngồi học. Giúp các em thực hiện tốt quyền được học tập của mình.
2.Nhận xét- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Chuẩn bị bài 9: “lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo”
_Học sinh quan sát tranh bài tập 3 và thảo luận:
_Đại diện các nhóm HS trình bày.
_Cả lớp trao đổi thảo luận.
_HS tô màu vào quần áo, các bạn giữ trật tự trong giờ học.
+Vì các bạn đó biết giữ trật tự trong giờ học.
_Cả lớp thảo luận.
+Sai. Vì hai bạn đã giành nhau quyển truyện 
+Bản thân không nghe được bài giảng, không hiểu bài. Làm mất thời gian của cô giáo. Làm ảnh hưởng đến các bạn xung quanh.
_HS đọc theo GV:
 “Trò ngoan vào lớp nhẹ nhàng,
Trật tự nghe giảng, em càng ngoan hơn”.
Thứ ba ngày 01 tháng 01 năm 2008
THỦ CÔNG
Bài 14: 	Gấp Cái Ví TIẾT 1
I.MỤC TIÊU: _ Biết cách gấp cái ví bằng giấy_ Gấp được cái ví bằng giấy
II.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên: Ví mẫu bằng giấy màu có kích thước lớn 1 tờ giấy màu hình chữ nhật để gấp ví
 2.Học sinh: 1 tờ giấy màu hình chữ nhật để gấp ví, 1 tờ giấy vở HS, Vở thủ công
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
_ Giới thiệu ví mẫu:
 Ví có 2 ngăn đựng và được gấp từ tờ giấy hình chữ nhật.
2. Giáo viên hướng dẫn mẫu: 
 GV thao tác gấp ví trên tờ giấy hình chữ nhật to
_ Bước 1: Lấy đường dấu giữa:
 Đặt tờ giấy màu hình chữ nhật trước mặt, để dọc giấy. Mặt màu ở dưới. Gấp đôi tờ giấy để lấy đường dấu giữa (h1). Sau khi lấy dấu xong, mở tờ giấy ra như ban đầu (h2)
 _ Bước 2: Gấp 2 mép ví:
+ Gấp mép 2 đầu tờ giấy vào khoảng 1 ô như hình 3 sẽ được hình 4
_ Bước 3: Gấp ví:
+ Gấp tiếp 2 phần ngoài (h5) vào trong (h6) sao cho 2 miệng ví sát vào đường dấu giữa để được hình 7
+ Lật hình 7 ra sau theo bề ngang giấy như hình 8. Gấp 2 phần ngoài vào trong sao cho cân đối giữa bề dài và bề ngang của ví (h9) được hình 10
+ Gấp đôi hình 10 theo đường dấu giữa (h11), cái ví đã hoàn chỉnh (h12)
_ Cho HS thực hành
Dặn dò: Chuẩn bị giấy màu, hồ, vở 
_ Quan sát mẫu 
Quan sát từng bước gấp
Thứ tư ,ngày 02 tháng 01 năm 2008
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
BÀI 17: GIỮ GÌN LỚP HỌC SẠCH,ĐẸP
I. MỤC TIÊU: Giúp HS biết:_Nhận biết được thế nào là lớp học sạch đẹp
_Tác dụng của việc giữ lớp học sạch, đẹp đối với sức khoẻ và học tập
_Làm một số công việc đơn giản để giữ lớp học sạch, đẹp như: Lau bảng, bàn, quét lớp; trang trí lớp học
_Có ý thức giữ lớp học sạch, đẹp và sẵn sàng tham gia vào những hoạt động làm cho lớp học của mình sạch, đẹp
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: HS : Vở BT TNXH
 GV : Một số đồ dùng và dụng cụ như: Chổi có cán, khẩu trang, khăn lau, hốt rác
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Bài cũ : Hoạt động nào được tổ chức trong lớp? ( thảo luận, viết, vẽ ) Hoạtđộng nào được tổ chức ngoài sân trường? ( TD,trò chơi,quan sát..)
Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Quan sát theo cặp.
_Mục tiêu: Biết giữ lớp học sạch, đẹp.
* Bước 1:
_GV hướng dẫn HS quan sát tranh ở trang 36 SGK và trả lời với các bạn câu hỏi :
+ Trong bức tranh thứ nhất, các bạn đang làm gì? Sử dụng dụng cụ gì?
+ Trong bức tranh thứ hai, các bạn đang làm gì? Sử dụng dụng cụ gì?
*Bước 2: GV gọi một số HS trả lời trước lớp.
* Bước 3:
_GV và HS thảo luận các câu hỏi:
+ Lớp học của em đã sạch, đẹp chưa?
+ Lớp em có những góc trang trí như trong tranh trang 37 SGK không?
+ Bàn ghế trong lớp có xếp ngay ngắn không?
+ Cặp, mũ, nón đã để đúng nơi quy định chưa?
+ Em có viết, vẽ bẩn lên bàn, ghế, bảng, tường không?
+ Em có vứt rác hay khạc nhổ bừa bãi ra lớp không?
+ Em nên làm gì để giữ cho lớp sạch, đẹp?
Kết luận:
 Để lớp học sạch, đẹp mỗi HS phải luôn có ý thức giữ lớp học sạch, đẹp và tham gia những hoạt động làm cho lớp học của mình sạch, đẹp.
Hoạt động 2: Thảo luận và thực hành theo nhóm.
_Mục tiêu: Biết cách sử dụng cụ (đồ dùng) để làm vệ sinh lớp học.
* Bước 1: _Chia nhóm theo tổ
_Phát cho mỗi tổ một, hai dụng cụ 
* Bước 2:_ GV nêu câu hỏi gợi ý:
+ Những dụng cụ đồ dùng này được dùng vào việc gì?
+ Cách sử dụng từng loại như thế nào? 
* Bước 3: GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày và thực hành.
Tổng kết bài học: 
 Lớp học sạch, đẹp sẽ giúp các em khỏe mạnh và học tập tốt hơn. Vì vậy, các em phải luôn có ý thức giữ cho lớp học sạch, đẹp.
2.Nhận xét- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Chuẩn bị bài 18, 19 “Cuộc sống xung quanh”
_ Giữ lớp học sạch và đẹp.
_HS làm việc theo hướng dẫn của GV.
Một số HS trả lời
_Chia thành 3 nhóm
_Mỗi tổ sẽ thảo luận theo các câu hỏi
Thứ năm ,ngày 03 tháng 01 năm 2008
THỂ DỤC
Bài 17: SƠ KẾT HỌC KÌ I.
I. MỤC TIÊU:
 Sơ kết học kì1 .Yêu cầu HS hệ thống những kiến thức, kĩ năng đã học, ưu khuyết điểm và hướng khắc phục
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN: _ Trên sân trường hoặc trong lớp 
III. NỘI DUNG: 
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
TỔ CHỨC LUYỆN TẬP
1/ Phần mở đầu: 
-GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số.
-Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học
-Khởi động
 +Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp.
 +Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên.
 +Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
- Ôn một số động tác Thể dục RLTTCB 
(hoặc trò chơi: “ Diệt các con vật có hại”)
2/ Phần cơ bản: 
a) Sơ kết học kì 1:
_ GV cùng HS nhắc lại những kiến thức, kĩ năng đã học về: Đội hình đội ngũ, Thể dục RLTTCB và trò chơi vận động.
_ Xen kẽ, GV gọi vài em lên làm mẫu các động tác.
_ GV đánh giá kết quả học tập của HS (cả lớp hoặc từng tổ). 
 b) Trò chơi: “Chạy tiếp sức”
 3/ Phần kết thúc:
_ Thả lỏng.
_ Nhận xét.
1-2 phút
1-2 phút
50-60m
1phút
2-3phút
10-15 phút
8-10 phút
2-3 phút
1-2 phút
- Lớp tập hợp thành 4 hàng dọc.
- Sơ kết lớp.
Đội hình vòng tròn
 Đội hình hàng dọc (2-4 hàng)
- HS đi thường theo nhịp và hát.
- Tập lại các động tác đã học.
ÂM NHẠC
Tiết 17 : HỌC HÁT “CẢ NHÀ THƯƠNG NHAU” ( Tự chọn)
TRÒ CHƠI ÂM NHẠC 
I.MỤC TIÊU : Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca- Hát đồng đều, rõ lời
 HS biết hát bài “Cả nhà thương nhau”
	 Qua trò chơi âm nhạc giúp cho các em phát triển khả năng nghe và nhạy cảm với tiết tấu trong âm nhạc.
 II. ĐDDH - GVBăng nhạc có bài hát “ Cả nhà thương nhau “	
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HỌAT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1: Dạy hát bài “Cả nhà thương nhau”
GT bài hát Cho HS nghe băng có bài hát – GV hát mẫu
GV hướng dẫn đọc lời ca
GV dạy hát từng câu
HĐ2 : Gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca.
GV làm mẫu gõ đệm theo phách
GV làm mẫu : gõ theo tiết tấu
HĐ3 : Trò chơi âm nhạc” Tiếng hát ở đâu” “Đoán tên và bao nhiêu người hát (SGV/41)”
. Củng cố-dặn dò GV hát mẫu lại bài hát”CNTN”
HS lắng nghe
HS đọc lời ca theo GV
HS hát từng câu
HS gõ theo phách
HS gõ theo tiết tấu
HS thực hành chơi
1 vài HS lên biểu diễn bài hát
Thứ sáu ngày 04 tháng 01 năm 2008
HĐTT:
 KIỂM ĐIỂM CUỐI TUẦN 
1/ Kiểm điểm tuần :
+ Nề nếp: - Sinh hoạt giữa giờ chưa nghiêm túc
 + Học tập : Học bài và làm bài tương đối đầy đủ
 3) Phương hướng T.17 
 - Thực hiện đi học đúng giờ
 - Thi đua sinh hoạt giờ chơi nghiêm túc
 - Thi đua ra về thẳng hàng
- Thi đua tập thể dục đúng, nghiêm túc và nhanh
TUẦN 18
Thứ HAI, ngày 7 tháng 01 năm 2008
ĐẠO ĐỨC Tiết 18 Thực hành kỹ năng cuối HK1 
-Cần phải làm gì để đi học đều và đúng giờ?
- Khi xếp hàng ra vào lớp em cần làm gì ?
- Mất trật tự trong giờ học có hại gì ?
3) Thực hành trò chơiGV mời 1 lượt 2 tổ lên thi đua
-Nghiêm trang khi chào cờ- Xếp hàng ra vào lớp trật tự 
-GV kết luận :
_HS chuẩn bị kể về một bạn biết lễ phép và vâng lời thầy giáo, cô giáo.
Thi đua giữa các tổ : Tổ 1+Tổ 3
Tổ 2 + Tổ 4
 Lớp nhận xét 
C. Củng cố dăïn dò : Thực hành tốt những điều đã học
Chuẩn bị : Lễ phép với thầy cô giáo
Thứ ba ngày 8 tháng 1 năm 2008
THỦ CÔNG
Gấp Cái Ví ( Tiết 2 )
I.MỤC TIÊU: _ Biết cách gấp cái ví bằng giấy_ Gấp được cái ví bằng giấy
II.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên:- Ví mẫu bằng giấy màu có kích thước lớn, 1 tờ giấy màu hình chữ nhật để gấp ví
 2.Học sinh:1 tờ giấy màu hình chữ nhật để gấp ví, 1 tờ giấy vở HS, Vở thủ công
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Học sinh thực hành gấp cái ví:
_ GV nhắc lại qui trình gấp ví theo 3 bước. 
+ Bước 1– Lấy đường dấu giữa
+ Bước 2 – Gấp 2 mép ví: 
+ Bước 3 – Gấp túi ví: 
_ Trong lúc HS thực hành, GV quan sát, giúp đỡ những em còn lúng túng
_ Trình bày sản phẩm:
 _ Đánh giá sản phẩm: 
 + Tổ chức trình bày và sử dụng sản phẩm
 + Chọn sản phẩm đẹp để tuyên d

Tài liệu đính kèm:

  • docCACMON T14-18diep.doc