Thiết kế bài dạy lớp 1 - Tuần 1 - Trường TH số 2 Cát Trinh

 I / Chào cờ:

 - chào cờ đầu tuần

 - GV trực tuần nhắc nhở phát động thi đua đầu năm.

 - BGH dự chào cờ phát biểu.

 II/ Sinh hoạt:

 Tập hợp lớp ổn định sắp hàng, tập dóng hàng.

 

doc 40 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 1108Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 1 - Tuần 1 - Trường TH số 2 Cát Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh nghiệm: ..............................................................................................
Toán : 	
HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN
A- Mục tiêu: Giúp HS:
- 	Nhận và nêu đúng tên của hình vuông, hình tròn.
- Bước đầu nhận ra hình vuông, hình tròn từ các vật thật
- HS yêu thích học toán. 
B- Đồ dùng dạy học:
	GV: - Một số hình vuông, hình tròn bằng bìa, có kích thước màu sắc khác nhau
	 - một số vật thật có mặt là hình vuông, hình tròn
	HS: Sách Toán, Vở BT Toán, Đ D học toán	 
C- Các hoạt động dạy – học:
T/g
Hoạt động của Giáo viên (GV)
Hoạt động của học sinh (HS)
1’
5’
12’
15’
2’
I- Ổn định TC: 
II- Kiểm tra bài cũ:
GV đưa ra 4 bút chì, 5 quyển vở để lên bàn 
III- Dạy học bài mới :
 1. Giới thiệu bài: Hình vuông, hình tròn
 2. Giới thiệu hình vuông
- GV giơ 1 tấm bìa hình vuông lên nói: “ Đây là hình vuông” 
 GV đưa tiếp 1 hình vuông khác có màu sắc và kích thước khác hỏi: đây là hình gì?
Quan sát xung quanh lớp học có đồ vật nào có hình vuông
3. Giới thiệu hình tròn:
GV đưa tấm bìa hình tròn lên và nói: “Đây là hình tròn”
HS tìm và kể một số đồ vật có dạng hình tròn
IV- Luyện tập 
Bài 1 : GV nêu yêu cầu tô màu vào hình vuông
Bài2 : Tô màu vào hình tròn.
Bài 3 : Tô màu vào hình vuông, hình tròn khác nhau.
Bài 4 : Hỏi : Hai hình vẽ có phải hình vuông không ?
Vậy làm thế nào để có hình vuông ?
Trò chơi : Chia làm hai nhóm nêu tên các vật hình vuông, hình tròn ở trong lớp, ở nhà. 
V- Nhận xét- dặn dò
Nhận xét tiết học
Về nhà tìm các đồ vật có hình vuông, hình tròn
Hát
HS lên bảng ghép bút chì với vở
Số vở nhiều hơn bút chì
Số bút chì ít hơn vở
- Đọc đồng thanh đề bài 
HS quan sát hình vuông nhắc lại
“ hình vuông” ( CN- N –L )
- Hình vuông
Ô kính cửa sổ
HS nhắc lại hình tròn 
 ( CN- N – L )
Vành nón, bánh xe, cong đeo tay.
Mở vở BT toán tô màu
HS thực hành vở BT tô màu
HS tô màu
Không
Dùng bút chì vẽ hình vuông.
HS vẽ vào vở
2 nhóm thi nhau tìm
Rút kinh nghiệm: 
Thủ công:
GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI GIẤY BÌA 
VÀ DỤNG CỤ HỌC THỦ CÔNG
A- Mục tiêu:
HS biết một số loại giấy bìa và dụng cụ học thủ công
Biết cách sử dụng, bảo quản đồ dùng
B- Chuẩn bị: 
- GV: Các loại giấy màu,bìa và dụng cụ để học thủ công hồ dán, kéo,thước kẻ
C- Các hoạt động dạy – học 
1. Giới thiệu giấy màu : Cho HS xem vở, giấy màu có kẻ ô li ở mặt sau
2. Giớ thiệu dụng cụ học thủ công:
- Thước kẻ: GV đưa thước và giới thiệu thước dùng để đo chiều dài
- Bút chì: Dùng để kẻ đường thẳng
- Kéo : Dùng để cắt giấy,bìa. Khi sử dụnh kéo cần chú ‏‎ tránh gây đứt tay
- Hồ dán: Dùng để dán giấy, bìa thành sản phẩm vào vở.
D- Nhận xét – Dặn dò:
- Chuẩn bị giấy màu hồ dán để tiết sau học xé dán hình chữ nhật, hình tam giác.
* Rút kinh nghiệm:
Thứ Sáu, ngày 21 tháng 8 năm 2009
Học vần: DẤU SẮC ( / )
A- Mục tiêu: Sau bài học, HS :
- HS nhận biết được dấu và thanh sắc ( / ) 
- Biết ghép tiếng bé
- Biết được dấu và thanh sắc( / )ở tiếng chỉ các đồ vật, sự vật
- Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung : Các hoạt động khác nhau của trẻ em..
B- Đồ dùng dạy- học
	GV:- Sách Tiếng Việt , bộ ghép chữ GV, tranh minh họa tiếng , luyện nói 
 - Các vật tựa hình dấu sắc
	HS: Bảng con, phấn ,	bộ ghép chữ, SGK , vở bài tập, vở tập viết 
C- Các hoạt động dạy- học
T/g
Hoạt động của Giáo viên (GV)
Hoạt động của học sinh (HS)
1’
5’
30’
I- Ổn định TC: 
II- Kiểm tra bài cũ: 
Gv viết lên bảng chữ b, tiếng be
Viết chữ b vào bảng con, tiếng be
III- Dạy học bài mới :
Giới thiệu bài: GV treo tranh 
Hỏi:Bức tranh này vẽ những gì? 
GV giảng các tiếng đó giống nhau đều có dấu và thanh sắc 
GV viết trên bảng : Dấu sắc- đọc mẫu: “ Dấu sắc ”
2. Dạy chữ ghi âm:
a) Nhận diện dấu
- GV ghi bảng và nói dấu sắc là một nét xiên phải
- GV đưa dấu sắc hỏi giống cái gì?
- Tìm dấu sắc ghép vào bảng
b)Ghép chữ và phát âm: 
- Bài trước học tiếng be. Thêm dấu sắc vào ta được tiếng gì?
-GV viết bảng tiếng “ bé”
- Dấu sắc đặt ở đâu trong tiếng bé
GV phát âm mẫu tiếng bé
c) Hướng dẫn viết: 
 - GV viết mẫu dấu sắc lên bảng
-Hướng dẫn viết tiếng có dấu thanh vừa học
+ Viết tiếng bé vào bảng con
Hát
HS đọc
1 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con
- HS quan sát tranh
Vẽ bé, cá, chuối, khế, chó.
- HS đồng thanh : “ Dấu sắc ”.
HS nhắc lại
- HS quan sát : giống cái thước đặt nghiêng
- HS ghép vào bảng ghép
- Được tiếng bé
- Dấu sắc đặt trên đầu chữ e
- HS phát âm bé ( CN- N - L)
- HS quan sát 
- HS viết trên không
-Viết vào bảng con
HS viết tiếng be
HS viết vào bảng con rồi đọc lại
5’
25'
3’
2’
Tiết2
I- Kiểm tra bài cũ: 
- Tiết một học dấu gì ? tiếng gì?
- Phát âm tiếng bé
- Viết tiếng bé vào bảng con
II- Luyện tập:
1. Luyện đọc:
- Phát âm lại dấu sắc 
- Đọc bài trên bảng .
2. Luyện viết
GV viết mẫu lên bảng chữ be, tiếng bé
GV hướng dẫn HS tư thế ngồi viết, cách để vở, cách cầm viết 
3. Làm bài tập:
- Gọi tên tranh vẽ, nối tranh vẽ tên có dấu sắc nối với dấu sắc
- Gọi HS lên bảng nối 
4. Luyện nói: 
 GV treo tranh lên bảng 
Hỏi: Quan sát tranh các em thấy những gì?
- Các bức tranh khác nhau ở đâu?
- Em thích bức tranh nào nhất? Tại sao?
- Ngoài giờ học em thích làm gì nhất?
* Trò chơi: Thi tìm tiếng có dấu sắc
III- Củng cố:
* Đọc bài SGK: GV đọc mẫu bài trong SGK 
Hôm nay học dấu thanh gì?
:- GV chỉ vào /, be, bé
IV- Nhận xét- dặn dò: Nhận xét tiết học.
Về nhà viết lại dấu thanh /,và tiếng bé 
Dấu sắc, tiếng bé
- bờ- e – be- sắc- bé
- HS viết vào bảng
- HS đọc dấu sắc (CN-N-L )
- HS đọc bờ - e – be – sắc - bé
 ( CN- N -L)
HS quan sát - HS mở vở tập viết ra 
 - HS viết bài vào vở 
-HS mở vở BT 
- HS làm vào vở
- HS đọc bài làm ở vở
- HS quan sát tranh
- Có các bạn HS, 
- Khác hoạt động của các bạn
- HS tự nêu 
-Giúpbố mẹ. Thích đi chơi đá bóng
 - Cá, má, lá, đá...
- HS theo dõi SGK
-HS đọc ( CN - N - L )
Dấu thanh sắc
HS đọc ĐT
 Rút kinh nghiệm: ...................................................................................................
-----------------------------------
Mĩ thuật: Dạy chuyên
---------------------------
Toán:
 HÌNH TAM GIÁC
A- Mục tiêu: Giúp HS:
- 	Nhận ra và nêu đúng tên hình tam giác
- Bước đầu nhận ra hình tam giác từ các vật thật.
- HS yêu thích học toán, tự giác khi làm bài.
B- Đồ dùng dạy – học
	GV: - Một số hình tam giác bằng bìa, có kích thước, màu sắc khác nhau.
	 - một số vật thật có hình tam giác
	HS: Sách Toán, Vở BT Toán, Đ D học toán	 
C- Các hoạt động dạy- học
T/G
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
5’
12’
15’
2’
I- Ổn định TC: 
II- Kiểm tra bài cũ:
GV vẽ hình vuông, hình tròn lên bảng 
III- Dạy học bài mới :
1. Giới thiệu bài: Hình tam giác
2. Giới thiệu hình tam giác:
- GV giơ 1 tấm bìa hình tam giác lên nói:
“ Đây là hình tam giác” 
 - GV đưa tiếp 1 hình tam giác khác có màu sắc và kích thước khác hỏi: đây là hình gì?
- Hình tam giác có mấy cạnh?
Quan sát những đồ vật nào có hình tam giác
3. Thực hành xếp hình:
GV dùng các hình tam giác, hình vuông có màu sắc khác nhau hướng dẫn xếp hình.
IV- Luyện tập 
-Tô màu hình tam giác
* Trò chơi: 
Thi đua chọn nhanh các hình.
GV gắn hình vuông, hình tròn, hình tam giác có kích thước khác nhau.
V- Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Về nhà tìm các vật có hình tam giác
Hát
HS lên chỉ và nêu tên từng hình
- Đọc đồng thanh đề bài 
HS quan sát hình tam giác nhắc lại “ hình tam giác” ( CN- N –L )
- HS quan sát nêu “ hình tam giác”
- Hình tam giác có 3 cạnh.
- Khăn quàng đỏ
HS quan sát tập xếp hình 
Mở vở BT toán tô màu
HS thực hành vở BT tô màu
3 HS lên bảng
Thi đua chọn mỗi em một loại hình
Rút kinh nghiệm: ........................................................................................
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
I- Mục tiêu:
- Tập cho HS tự giác phê và tự phê
- Mạnh dạn phát biểu, phê bình
II- Nội dung sinh hoạt
Sinh hoạt lớp:
GVnhắc nhở HS bao bọc sách vở, mua đồ dùng học tập đầy đủ, bảo quản cẩn thận
Phân công các tổ trực tuần
Nhắc nhở HS “ Nói lời hay, làm việc tốt”. Gọi bạn xưng tôi
Nhắc HS đi học đúng giờ
Phương hướng tuần tới:
- Các tổ trưởng theo dõi các bạn trong tổ để tiết sinh hoạt tuần sau nhận xét
- Vệ sinh lớp học trước và sau khi ra về.
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
TUẦN 2 
(Từ ngày 24 đến 28 /8 / 2009)
Thứ
Tiết
Môn
Tên bài dạy
Ghi chú 
HAI
24/8
1
HĐTT
Chào cờ
2
HV
Dấu hỏi, dấu nặng ( T1)
3
HV
Dấu hỏi, dấu nặng ( T2)
4
ĐĐ
Em là học sinh lớp Một ( tiết 2 )
5
TN& XH
Chúng ta đang lớn
BA
25/8
1
Toán
Luyện tập
2
HV
Dấu huyền ( \ ), dấu ngã ( ~ )
3
HV
Dấu huyền, dấu ngã ( T2 )
4
TD
Dạy chuyên
TƯ
26/8
1
HV
Be- bè- bé - bẻ- bẽ - bẹ
2
HV
( Tiết 2)
3
ÂN
Dạy chuyên
4
Toán
Các số 1, 2, 3
NĂM
27/8
1
HV
Âm ê - v
2
HV
Âm ê- v ( T2 )
3
Toán
Luyện tập
4
Thủ công
Xé, dán hình chữ nhật, hình tam giác
SÁU
28/8
1
TV
Tô các nét cơ bản
2
TV
Tập tô e, b, bé
3
Toán
Các số 1, 2, 3, 4, 5
4
MT
Dạy chuyên
5
HĐTT
Sinh hoạt lớp
Thứ Hai, ngày 24 tháng 8 năm 2009
Hoạt động tập thể:
CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN 2
I/ Chào cờ đầu tuần:
Chào cờ
Đội cờ đỏ đọc điểm thi đua tuần 1.
GV trực tuần nhận xét dưới cờ. Phát động thi đua tuần 2.
BGH dự chào cờ nhận xét, nhắc nhở. 
II/ Sinh hoạt:
- Tập hợp lớp ổn định xếp hàng ra vào lớp.
-------------------------
Học vần:
DẤU HỎI ( ? ), DẤU NẶNG ( . )
A- Mục tiêu Sau bài học, HS :
- HS nhận biết được các dấu và thanh hỏi ( ? ), nặng ( . ) 
- Biết ghép được các tiếng bẻ, bẹ
- Biết được các dấu và thanh hỏi( ?), nặng ( . ) ở các tiếng chỉ các đồ vật, sự vật.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung : Hoạt động bẻ của bà, mẹ, bạn gái và các bác nông đân trong tranh
B- Đồ dùng dạy - học
	GV:- Sách Tiếng Việt , bộ ghép chữ GV, tranh minh họa tiếng , luyện nói 
 - Các vật tựa dấu hỏi, dấu nặng.
	 HS: Bảng con, phấn , bộ ghép chữ; SGK , vở bài tập, vở tập viết 
C- Các hoạt động dạy – học:
T/g
Hoạt động của Giáo viên (GV)
Hoạt động của học sinh (HS)
1’
5’
30’
I- Ổn định TC: 
II- Kiểm tra bài cũ: 
- Gv viết lên bảng dấu sắc ( / ), tiếng bé.
- GV đọc dấu sắc, tiếng bé
III- Dạy học bài mới :
Giới thiệu bài: Hôm nay học, dấu hỏi, dấu nặng
GV viết trên bảng : Đọc mẫu
2. Dạy dấu thanh
a) Nhận diện dấu thanh
* Dấu hỏi ( ? )
- GV ghi bảng và nói dấu hỏi là một nét móc
- Dấu hỏi giống cái gì? 
- Tìm dấu hỏi ghép vào bảng
* Dấu nặng ( . )
Dấu nặng là một chấm
GV đưa dấu chấm ( . ) hỏi giống cái gì?
Tìm dấu nặng trong bộ chữ ghép vào bảng
b)Ghép dấu và đọc tiếng
*Dấu ?
- Tiếng be thêm dấu hỏi ta được tiếng gì? 
- Ghép tiếng bẻ
- Dấu hỏi đặt ở đâu trong tiếng bẻ
GV phát âm mẫu tiếng bẻ
*Dấu .
- Tiếng be thêm dấu nặng ta được tiếng gì? 
- Ghép tiếng bẹ
- Dấu nặng đặt ở đâu trong tiếng bẹ
GV phát âm mẫu tiếng bẹ
- So sánh tiếng bẻ và bẹ có gì giống nhau và khác nhau
c) Hướng dẫn viết: 
 - GV viết mẫu dấu hỏi, tiếng bẻ lên bảng hướng dẫn cách viết
- GV viết mẫu hướng dẫn viết dấu ., tiếng bẹ
GV nhận xét và sửa lỗi
Hát
HS đọc
1 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con
- HS đồng thanh : đề bài
HS nhắc lại
- Giống móc câu đặt ngược, giống nét móc xuôi, giống câu liêm.
- HS ghép vào bảng ghép
- HS nhắc lại
- Giống hòn bi
- HS ghép vào bảng
-be thêm dấu hỏi được tiếng bé
- HS ghép vào bảng tiếng bẻ
- Nằm trên chữ e
- HS phát âm ( CN- N- L )
be thêm dấu nặng được tiếng bẹ
- HS ghép vào bảng tiếng bẹ
- Nằm dưới chữ e
- HS phát âm ( CN- N- L )
- Giống: Đều có tiếng be
- Khác: Dấu ? nằm trên chữ e, dấu nặng nằm dưới chữ e
HS viết dấu ?, tiếng bẻ. trên không
HS viết vào bảng con 
HS viết vào bảng con
5’
30’
3’
2’
Tiết2
I- Kiểm tra bài cũ: 
- Tiết một học dấu gì ? tiếng gì?
- Viết tiếng bẻ, bẹ vào bảng con
II- Luyện tập:
1. Luyện đọc:
- Phát âm lại dấu hỏi, nặng; Tiếng bẻ, bẹ 
- Đọc bài trên bảng 
2. Luyện viết
GV viết mẫu lên bảng chữ bẻ, tiếng bẹ
GV hướng dẫn HS tư thế ngồi viết, cách để vở, cách cầm viết 
- GV chấm bài một số vở
3. Làm bài tập:
- Gọi tên tranh vẽ, nối tranh vẽ tên có dấu hỏi, dấu nặng nối với dấu hỏi, dấu nặng.
- Gọi HS lên bảng nối 
4. Luyện nói: 
 GV treo tranh lên bảng 
Hỏi: Trong tranh vẽ gì?
- Các bức tranh này có gì giống, khác nhau?
* Trò chơi: Thi tìm tiếng có dấu hỏi, dấu nặng.
III- Củng cố:
* Đọc bài SGK: GV đọc mẫu bài trong SGK
Hôm nay học dấu thanh gì?
:- GV chỉ vào ?, . bẻ, bẹ
IV- Nhận xét- dặn dò:
 Nhận xét tiết học tuyên dương HS học tốt
 Về Về nhà học bài và viết lại dấu thanh ?, . và tiếng bẻ, bẹ vào bảng con..
Dấu hỏi, dấu nặng, tiếng bẻ, bẹ
- HS viết vào bảng
- HS đọc (CN-N-L )
- HS đọc ( CN- N -L)
HS quan sát
- HS mở vở tập viết ra 
 - HS viết bài vào vở 
-HS mở vở BT 
- HS làm vào vở
- HS đọc bài làm ở vở
- HS quan sát tranh
- Mẹ đang bẻ cổ áo cho bé 
- Bác nông dân bẻ ngô
- Bạn gái bẻ bánh đa chia cho bạn 
- Giống: Đều có hoạt động bẻ
 - Khác: Các người trong tranh
- HS tìm ghép vào bảng
- HS theo dõi SGK
Dấu thanh hỏi, nặng
-HS đọc ( CN - N - L )
Rút kinh nghiệm: ...................................................................................................
Đạo đức:
EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT (Tiết 2)
A- Mục tiêu: Như tiết 1
B- Đồ dùng dạy- học: Như tiết 1	
C- Các hoạt động dạy- học:
T/g
Hoạt động của Giáo viên (GV)
Hoạt động của học sinh (HS)
1’
5’
25’
4’
I- Ổn định TC: 
II- Kiểm tra bài cũ: 
 Bài trước các em học bài gì?
III- Dạy học bài mới :
1. Giới thiệu bài: Em là học sinh lớp Một (T2 )
2. Hoạt động 1: Kể về kết quả học tập
- Các em học được những gì sau 1 tuần đi học? 
- Cô giáo đã cho em điểm gì? 
- Các em có thích đi học không? Vì sao?
Kết luận: Sau hơn một tuần đi học các em đã biết viết chữ, tô màu, tập vẽ Nhiều bạn trong lớp đã được điểm 9, 10 được cô giáo khen. Các em sẽ học tốt và chăm ngoan
3. Hoạt động 2: Kể chuyện theo tranh bài tập 4
- Chia nhóm kể chuyện theo tranh
- GV treo tranh lên bảng
- Gọi đại diện trong nhóm lên kể
Kết luận: Trước khi đi học các em được mọi người trong nhà quan tâm chuẩn bị sách vở đồ dùng học tập
4.Hoạt động 3: Hát bài: “ đi tới trường”
5. Hoạt động 4: Đọc thơ – GV đọc mẫu
“ Năm nay em lớn lên rồi
Không còn nhỏ xíu như hồi lên năm”
IV- Nhận xét- dặn dò:
Về nhà xem trước bài “ Gọn gàng, sạch sẽ” 
Hát
- Em là học sinh lớp Một
- Đọc đồng thanh đề bài 
 - Học đọc, học viết, học làm toán
- Điểm 10, 9, 8, 7 
- Thích. Vì được gặp thầy, gặp bạn
- Chia 3 nhóm
- Các nhóm thảo luận kể chuyện 
-Tranh 1: Bạn vào lớp Một cả nhà đang vui vẻ chuẩn bịcho bạn đi học
 - Tranh 2: Mẹ đưa đến trường, cô giáo tươi cười đón vào lớp
 - Tranh 3: Ở lớp cô giáo dạy bao điều mới lạ
 - Tranh 4: Có thêm nhiều bạn mới
 - Tranh 5: Bạn về kể với bố mẹ trường lớp mới. 
Cả lớp cùng hát
Cả lớp cùng đọc
* Rút kinh nghiệm:..
--------------------------------------------
Tự nhiên-xã hội : 
CHÚNG TA ĐANG LỚN
A- Mục tiêu: Giúp HS biết
- Biết sự lớn lên của cơ thể được thể hiện ở chiều cao, cân nặng, và sự hiểu biết 
- Biết so sánh sự lớn lên của bản thân với các bạn cùng lớp
- Hiểu được sự lớn lên của mọi người là không hoàn toàn giống nhau, có người cao hơn, có người thấp hơn, người béo hơn, người gầy hơn đó là điều bình thường.
B - Đồ dùng dạy học:
	GV: Tranh trong SGK bài 2 phóng to
	HS: Sách Tự nhiên – Xã hội
C- Cáchoạt động dạy – học
T/g
Hoạt động của Giáo viên (GV)
Hoạt động của học sinh
1’
5’
25’
4’
I- Ổn định TC: 
II- Kiểm tra bài cũ: 
 Cơ thể chúng ta gồm mấy phần
III- Dạy học bài mới :
Giới thiệu bài: Chúng ta đang lớn
Hoạt động 1: Quan sát tranh 
Mục tiêu: Biết sự lớn lên của cơ thể, thể hiện ở chiều cao, cân nặng, và sự hiểu biết.
Cách tiến hành: 
B1: Làm việc theo cặp
B2: Kiểm tra kết quả hoạt động
-Từ lúc nằm ngửa đến lúc biết đi thể hiện điều gì?
 GV chỉ vào hình 2 hỏi:
- Hai bạn nhỏ trong hình muốn nói điều gì?
- Các bạn đó còn muốn biết điều gì nữa?
 Kết luận: Trẻ em sau khi ra đời sẽ lớn lên hằng ngày, hằng tháng về cân nặng, chiều cao, về các hoạt động như lẫy, bò, đi Về sự hiểu biết như nói, đọc, biết học. Các em cũng vậy mỗi năm cao hơn, học được nhiều điều hơn.
3.Hoạt động 2: Thực hành đo 
Mục đích: Xác định được sự lớn lên của mỗi người là không giống nhau.
Cách tiến hành: 
Bước 1: Chia làm nhiều nhóm
- Lần lượt từng cặp hai em một trong nhóm quan sát để biết bạn nào cao hơn, bạn nào béo hơn
Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động
H: Cơ thể chúng ta lớn lên có giống nhau không? 
H: Điều đó có đáng lo không?
Kết luận: Sự lớn lên của các em là không giống nhau, cần chú ‏‎ ăn uống điều độ, tập thể dục thường xuyên, không ốm đau thì sẽ chóng lớn khỏe mạnh
4. Hoạt động 3: Làm thế nào để khỏe mạnh
Mục tiêu: HS biết làm một số việc để cơ thể mau lớn và khỏe mạnh 
Cách tiến hành: 
H: Để có cơ thể khỏe mạnh mau lớn hằng ngày các em cần làm gì?
IV- Nhận xét- dặn dò:
 Về nhà xem trước bài: “Nhận biết các vật xung quanh”
Hát
- Có 3 phần đầu, mình và tay, chân.
- Đọc đồng thanh đề bài 
- 2 em cùng quan sát trao đổi với nhau. 
- Hoạt động theo lớp
- Thể hiện em bé đang lớn lên
- Các bạn muốn biết chiều cao và cân nặng của mình.
- Muốn biết đếm.
 - Nhóm 4 em
 HS thực hành đo trong nhóm của mình.
- Không giống nhau.
- Đáng lo.
- Tập thể dục, giữ gìn vệ sinh thân thể, ăn uống điều độ
Rút kinh nghiệm: 
Thứ Ba, ngày 25 tháng 8 năm 2009
Toán:
Cô Kỳ dạy
-----------------------------
Học vần:
DẤU HUYỀN ( \ ), DẤU NGÃ ( ~ )
A- Mục tiêu Sau bài học, HS :
- HS nhận biết được các dấu và thanh huyền ( \ ), ngã ( ~ ) 
- Biết ghép được các tiếng bè, bẽ
- Biết được các dấu và thanh huyền( \), ngã( ~ ) ở các tiếng chỉ các đồ vật, sự vật.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung : Nói về bè ( bè gỗ, bè tre ) và tác dụng của nó
B- Đồ dùng dạy - học
	GV:- Sách Tiếng Việt , bộ ghép chữ GV, tranh minh họa tiếng , luyện nói 
 - Các vật tựa dấu huyền, dấu ngã
	 HS: Bảng con, phấn , bộ ghép chữ; SGK , vở bài tập, vở tập viết 
C- Các hoạt động dạy – học:
T/g
Hoạt động của Giáo viên (GV)
Hoạt động của học sinh (HS)
1’
5’
30’
I- Ổn định TC: 
II- Kiểm tra bài cũ: 
- GV viết lên bảng dấu sắc ( ? ), ( . ) tiếng bẻ, bẹ.
- GV đọc, tiếng bẻ, bẹ
III- Dạy học bài mới :
Giới thiệu bài: Hôm nay học, dấu huyền, dấu ngã
GV viết trên bảng : Đọc mẫu
2. Dạy dấu thanh
a) Nhận diện dấu thanh
* Dấu huyền ( \ )
- GV ghi bảng và nói dấu huyền là một nét xiên trái
- So sánh dấu huyền và dấu sắc có gì giống khác nhau
- Tìm dấu huyền ghép vào bảng
* Dấu ngã ( ~ )
Dấu ~ là một nét móc nằm ngang có đuôi đi lên
Tìm dấu ngã trong bộ chữ ghép vào bảng
b)Ghép dấu và đọc tiếng
*Dấu \
- Tiếng be thêm dấu huyền ta được tiếng gì? 
- Ghép tiếng bè
- Dấu huyền đặt ở đâu trong tiếng be
GV phát âm mẫu tiếng bè
*Dấu ~ 
- Tiếng be thêm dấu ngã ta được tiếng gì? 
- Ghép tiếng bẽ
- Dấu ngã đặt ở đâu trong tiếng be?
GV phát âm mẫu tiếng bẽ
- So sánh tiếng bè và bẽ có gì giống nhau và khác nhau
c) Hướng dẫn viết: 
 - GV viết mẫu dấu huyền, tiếng bèlên bảng hướng dẫn cách viết
- GV viết mẫu hướng dẫn viết dấu ~, tiếng bẽ
GV nhận xét và sửa lỗi
Hát
HS đọc
1 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con
- HS đồng thanh : đề bài
HS nhắc lại
- Giống: Dấu huyền và dấu sắc đều có một nét xiên
- Khác:Dấu \ xiên trái, dấu / xiên phải
- HS ghép vào bảng ghép
- HS nhắc lại
- HS ghép vào bảng
-be thêm dấu \ được tiếng bè
- HS ghép vào bảng tiếng bè
- Nằm trên chữ e
- HS phát âm ( CN- N- L )
be thêm dấu ~ được tiếng bẽ
- HS ghép vào bảng tiếng bẽ
- Trên chữ e
- HS phát âm ( CN- N- L )
- Giống: Đều có tiếng be
- Khác: Dấu \ nằm trên chữ e, dấu ~ nằm dưới chữ e
HS viết dấu \, tiếng bè trên không
HS viết vào bảng con 
5’
30’
3’
2’
Tiết2
I- Kiểm tra bài cũ: 
- Tiết một học dấu gì ? tiếng gì?
- Viết tiếng bè, bẽ vào bảng con
II- Luyện tập:
1. Luyện đọc:
- Phát âm lại dấu huyền, ngã; tiếng bè, bẽ
- Đọc bài trên bảng 
2. Luyện viết
GV viết mẫu lên bảng chữ bè, bẽ
GV hướng dẫn HS tư thế ngồi viết, cách để vở, cách cầm viết 
- GV chấm bài một số vở
3. Làm bài tập:
- GV treo tranh bài tập lên bảng
- Bức tranh vẽ gì?
- Gọi HS lên bảng nối tranh vẽ có tên có dấu vừa học
- GV kiểm tra một số vở BT
4. Luyện nói: 
 GV treo tranh lên bảng 
Hỏi: Trong tranh vẽ gì?
- Bè đi trên cạn hay dưới nước?
- Những người trong tranh đang làm gì
* Trò chơi: Thi tìm tiếng có dấu huyền, dấu ngã 
III- Củng cố:
* Đọc bài SGK: GV đọc mẫu bài trong SGK 
Hôm nay học dấu thanh gì? 
IV- Nhận xét- dặn dò:
 N Nhận xét tiết học.Về nhà học bài,xem trước bài 6
Dấu \, dấu ~, tiếng bè, bẽ 
HS viết vào bảng
Đọc lại dấu, tiếng vừa viết
- HS đọc (CN-N-L )
- HS đọc ( CN- N -L)
- HS mở vở tập viết ra 
HS quan sát
- HS viết bài vào vở 
-HS mở vở BT 
- HS quan sát tranh
- Bé ngủ, con gà, cây dừa, rễ, đỗ, thuyền
- HS làm vào vở
- HS đọc bài làm ở vở
- HS quan sát tranh
- Vẽ bè 
- Bè đi dưới nước
- Đẩy cho bè trôi
- HS tìm nêu
- HS theo dõi, đọc ( CN - N - L )
Dấu thanh huyền, ngã 
Rút kinh nghiệm: ...................................................................................................................
------------------------------
Thể dục:	 Dạy chuyên
Toán:
LUYỆN TẬP
A- Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- 	Khắc sâu, củng cố cho HS biểu tượng về hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
- Biết dùng hình vuông, hình tam giác ghép được các hình khác.
- HS yêu thích học toán, tự giác khi làm bài 
B- Đồ dùng dạy – học
	GV: - Bảng phụ vẽ sẵn một số hình vuông, hình tam giác,hình tròn.
 HS: - Bộ đồ dùng học toán 	 
C- Các hoạt động dạy- học
T/g
Hoạt động của Giáo viên (GV)
Hoạt động của học sinh (HS)
1’
5’
25’
4’
I- Ổn định TC: 
II- Kiểm tra bài cũ:- 
GV vẽ hình vuông, hình tròn, hình tam giác lên bảng 
III- Dạy học bài mới :
1. Giới thiệu bài: Luyện tập
2. Luyện tập:
Bài 1: GV đọc yêu cầu bài: Cùng hình tô cùng màu
Bài 2: Thực hành ghép hình
- GV hướng dẫn HS dùng 1 hình vuông và 2 hình tam giác để ghép thành một hình mới.
3. Trò chơi:
- GV chia lớp làm 2 nhóm lên thi đua ghép hình, nhóm nào ghép đúng, nhanh nhóm đó thắng
V-Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Vè nhà dùng hình tam giác, hình vuông để tập ghép hình
Hát
HS lên bảng chỉ và nêu đúng tên từng hình
- Đọc đồng thanh đề

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1(249).doc