Thiết kế bài dạy lớp 1 - Trường Tiểu học Ninh Tiến - Năm học: 2009 - 2010 - Tuần 5

I. Mục tiêu:

 - HS đọc được u, ư, nụ, thư; từ và câu ứng dụng( HS khá, giỏi biết đọc trơn, bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh hoạ trongSGK).

 - Viết được: u, ư, nụ, thư ( HS tối thiểu viết được 1/2 số dòng quy định trong

vở tập viết 1, tập 1. HS khá, giỏi viết được đủ số dòng quy định.)

 - Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ chủ đề: thủ đô.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Tranh minh hoạ ( hoặc các mẫu vật) các từ khoá: nụ, thư.

 - Tranh minh hoạ câu ứng dụng: thứ tư, bé hà thi vẽ; phần luyện nói:thủ đô.

 - Sách Tiếng Việt 1, tập một, vở tập viết 1, tập một.

 - Vở BTTV1, tập một.

 

doc 34 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 916Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 1 - Trường Tiểu học Ninh Tiến - Năm học: 2009 - 2010 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	- GV viết lại hoặc tô lại chữ k đã viết sẵn trên bảng và nói: Chữ k in gồm: nét sổ thẳng, nét xiên phải và nét xiên trái.
 	* Phát âm và đánh vần tiếng:
 	- Phát âm: GV phát âm mẫu k. HS nhìn bảng, phát âm. GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
 	- Đánh vần: GV viết lên bảng kẻ và đọc kẻ. HS đọc kẻ.
 	- GV hỏi về vị trí của các chữ trong tiếng kẻ.
 	- GV hướng dẫn đánh vần: k - e - ke - hỏi - kẻ . HS đánh vần: lớp, nhóm, bàn, cá nhân. GV chỉnh sửa cách đánh vần cho HS.
 	+ Dạy chữ ghi âm kh ( qui trình tương tự)
 	* So sánh chữ k với kh : Giống nhau: chữ k. Khác nhau: chữ kh có thêm h.
 	 c) Hướng dẫn viết chữ :
	+ Chữ k, tiếng kẻ: 
	- GV viết mẫu trên bảng lớp chữ k theo khung ô li được phóng to. Vừa viết GV vừa hướng dẫn qui trình: đặt bút và kết bút. 
 - Hỏi: Chữ k gồm mấy nét? Đó là những nét nào?
 ? So sánh k với h ( Giống nhau: nét khuyết trên. Khác nhau: k có thêm nét thắt). 
 - HS viết vào bảng con chữ k . GV quan sát, giúp đỡ HS yếu. 
 - GV hướng dẫn HS viết vào bảng con: kẻ. Lưu ‏‎ ý : nối nét giữa k và e, vị trí của dấu sắc. GV nhận xét và chữa lỗi cho HS.
 	+ Chữ kh, tiếng khế ( qui trình tương tự)
 	d) Đọc tiếng ứng dụng:
 	- GV viết các tiếng ứng dụng lên bảng.
 	- 2 HS đọc cá nhân ( đánh vần, đọc trơn), sau đó đọc theo nhóm, lớp. GV có thể kết hợp giải nghĩa từ và phân tích tiếng. GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
 3. Củng cố - dặn dò
	- Chúng ta vừa học âm gì, tiếng gì? 
	- Yêu cầu HS đọc âm k, kh ; tiếng kẻ, khế.
Tiết 2
 1.ÔĐTC: Cả lớp hát một bài.
2.Luyện tập:
 * Luyện đọc: HS lần lượt phát âm âm k, tiếng kẻ và âm kh tiếng khế. Lưu ‏‎ý : HS vừa nhìn chữ trong sách hoặc trên bảng vừa phát âm.GV chỉnh sửa phát âm cho HS. HS đọc các tiếng, từ ứng dụng theo nhóm, cá nhân, cả lớp.
 	- Đọc câu ứng dụng: chị kha kẻ vở cho bé hà và bé lê.
 + HS thảo luận nhóm về tranh minh hoạ của câu ứng dụng.
 + GV nêu nhận xét chung và cho HS đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp.
 GV chỉnh sửa lỗi phát âm của HS khi đọc câu ứng dụng. 
 + GV đọc mẫu câu ứng dụng. HS đọc câu ứng dụng 2 – 3 HS.
 * Luyện viết: HS tập viết k, kẻ, kh, khế trong vở Tập viết 1, tập một.
* Luyện nói: 
 	- HS đọc tên bài Luyện nói: ù ù, vo vo, vù vù, ro ro, tu tu.
 	- GV hỏi: Trong tranh vẽ gì? Các vật, các con vật này có tiếng kêu như thế nào? Em còn biết tiếng kêu của các vật, con vật nào khác không? Có tiếng kêu nào mà khi nghe thấy người ta phải chạy vào nhà ngay? Có tiếng kêu nào khi nghe thấy người ta rất vui? Em thử bắt chước tiếng kêu của các con vật trong tranh hay ngoài thực tế?
 3. Củng cố - dặn dò: - GV chỉ bảng hoặc SGK cho HS theo dõi và đọc theo.
 - GV nhận xét chung giờ học, khen những em học tập tốt. Dặn HS về nhà học bài và làm bài tập, tự tìm các chữ, tiếng vừa học ; xem trước bài 21.
Toán ( tiết 19 )
Số 9
I. Mục tiêu: Biết 8 thêm 1 được 9, viết được số9; đọc, đếm được từ 1 đến 9; so sánh các số trong phạm vi 9; biết vị trí của số 8 trong dãy từ 1 đến 9.
II. Đồ dùng dạy học
	- GV: Nhóm các đồ vật có số lượng 9.
	- HS: Bộ đồ dùng học Toán
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. KTBC: 1 HS lên bảng làm lại bài tập 3.
2. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: Ghi tên bài lên bảng.
 b) Giảng bài:
 ** Giới thiệu số 9
 + Bước 1: Lập số 9 (Tiến hành tương tự như khi dạy số 8).
 + Bước 2: Giới thiệu chữ số 9 in và chữ số 9 viết.(Tiến hành tương tự như khi dạy số 8).
+ Bước 3: Nhận biết thứ tự của số 9 trong dãy từ 1 đến 9.(Tiến hành tương tự như khi dạy số 8.
 ** Thực hành
Bài 1: Viết số 9
 HS viết 1 dòng số 9, GV hướng dẫn viết theo đúng quy định.
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống
- HS viết số.
- GV gợi ý để HS nhận ra cấu tạo số 9 ( Tương tự số 8 ).
 Bài 3: Điền dấu thích hợp vào ô trống
- HS thực hành so sánh 2 số trong phạm vi 9.
- Gọi HS đọc kết quả theo cột.
 3. Củng cố - dặn dò: - Cho HS chơi trò chơi: Nhận biết thứ tự giữa các số
 trong phạm vi 9 ( GV sử dụng các tờ bìa có chấm tròn và các số ).
 - GV nhận xét giờ học, khen những em có ý thức học tốt.
Thể dục ( tiết 5 )
Đội hình đội ngũ - trò chơi vận động
I. Mục tiêu: 
 	- Biết cách tập hợp hàng dọc, dóng thẳng hàng dọc.
	- Biết cách đứng nghiêm, đứng nghỉ. 
	- Nhận biết đúng hướng để xoay người theo ( có thể còn chậm).
 	- Bước đầu làm quen với trò chơi: “ Đi qua đường lội”. Khi tham gia trò chơi, HS đi đúng theo các vạch hoặc ô đã kẻ sẵn là được.
II. Địa điểm, phương tiện: 
 	- Trên sân trường. Dọn vệ sinh nơi tập. 
 	- GV chuẩn bị 1 còi. Kẻ sân chuẩn bị cho trò chơi.
 III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
1.Phần mở đầu:
 	- GV nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu bài học: 1- 2 phút.
	- Đứng tại chỗ, vỗ tay, hát: 1 – 2 phút.
 	- Ôn trò chơi " Diệt các con vật có hại": 2 phút theo đội hình vòng tròn.
 2. Phần cơ bản:
 	- Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái: 2 - 3 lần. Lần 1, GV chỉ huy, sau cho HS giải tán; lần 2 - 3 để cán sự điều khiển, GV giúp đỡ thêm.
 	- Trò chơi “ Qua đường lội”: 5 - 6 phút. GV nêu tên trò chơi, sau đó cùng HS hình dung xem khi đi học từ nhà đến trường và từ trường về nhà nếu gặp phải đoạn đường lội, các em phải xử lí như thế nào. Tiếp theo, GV chỉ vào hình vẽ đã chuẩn bị để chỉ dẫn và giải thích cách chơi. GV làm mẫu, rồi cho các em lần lượt bước lên tảng đá sang bờ bên kia như khi đi từ nhà đến trường. Đi hết sang bờ bên kia, đi ngược trở lại như khi đi học xong, cần đi từ trường về nhà. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy không chen lấn, xô đẩy nhau.
 3.Phần kết thúc
	- Đứng vỗ tay và hát: 1 – 2 phút.
	- GV cùng HS hệ thống bài: 2 - 3 phút. 
	- GV nhận xét giờ học, giao bài tập về nhà: 1 phút.
	- GV kết thúc giờ học bằng cách hô: “ Giải tán!”, HS hô to: “ Khoẻ!”
Thứ sáu ngày 25 tháng 9 năm 2009
Học vần 
Bài 21: ôn tập
I. Mục tiêu: 
	- HS đọc được: u, ư, x, ch, s, r, k, kh các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 17 đến bài 21.
	- Viết được: u, ư, x, ch, s, r, k, kh các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 17 đến bài 21.
	- Nghe, hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể thỏ và sư tử( HS khá, giỏi kể được 2 - 3 đoạn truyện theo tranh).
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Bảng ôn ( tr. 44 SGK).
 	- Tranh minh hoạ câu ứng dụng; truyện kể thỏ và sư tử.
	- Sách Tiếng Việt 1, tập một, vở tập viết 1, tập một.
	- Vở BTTV1, tập một.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Tiết 1
1.ÔĐTC: Cả lớp hát một bài.
2.KTBC: - Cho 2 HS viết chữ k, kh ; các tiếng khóa kẻ, khế và đọc một số từ ứng dụng của bài 15.
 - Gọi 2 - 3 HS đọc câu ứng dụng chị kha kẻ vở cho bé hà và bé lê.
3.Bài mới:
	a) Giới thiệu bài: 
 	- GV hỏi: Tuần qua chúng ta đã được học những chữ ghi âm gì mới?
 	- HS trao đổi nhóm và phát biểu về các chữ ghi âm từ đã được học, những âm và chữ mới chưa được ôn.
 	- GV viết chữ ghi âm do HS đưa ra ở một góc bảng. Sau đó GV gắn Bảng ôn ( phóng to SGK tr. 44) lên bảng lớp để HS theo dõi xem đã đủ chưa. HS có thể phát biểu thêm.
	 b) Ôn tập
 * Các chữ và âm vừa học
 	- HS lên bảng chỉ các chữ vừa học trong tuần ở bảng ôn ( bảng 1).
 	- GV đọc âm, HS chỉ chữ.
 	- HS chỉ chữ và đọc âm.GV chỉnh sửa cách đọc cho HS.
 * Ghép chữ thành tiếng
 	- HS đọc các tiếng do các chữ ở cột dọc kết hợp với chữ ở dòng ngang trong bảng ôn ( bảng 1).
 	- HS đọc các tiếng ghép từ tiếng ở cột dọc kết hợp với các dấu thanh ở dòng ngang trong bảng ôn 2.
 	- GV chỉnh sửa phát âm của HS và nếu còn thời gian, có thể giải thích nhanh các từ đơn ở bảng 2.
 * Đọc từ ngữ ứng dụng.
 	- HS tự đọc các từ ngữ ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp.
 	- GV chỉnh sửa phát âm của HS và nếu còn thời gian, có thể giải thích thêm các từ ngữ nếu thấy cần thiết.
 * Tập viết từ ngữ ứng dụng:
 	- HS tập viết bảng con từ ngữ xe chỉ.
 	- GV chỉnh sửa chữ viết cho HS. GV lưu ý HS vị trí dấu thanh và các chỗ nối giữa các chữ trong từ vừa viết.
 - HS tập viết xe chỉ trong vở tập viết.
4. Củng cố – dặn dò
	- Chúng ta vừa học cái gì?
 	- Yêu cầu HS đọc lại toàn bài ôn trên bảng.
Tiết 2
1.ÔĐTC: Cả lớp hát một bài.
2.Luyện tập:
 * Luyện đọc: - HS lần lượt đọc các tiếng trong bảng ôn và các từ ngữ ứng dụng theo nhóm bàn, cá nhân,
 - GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
	 - GV giới thiệu câu đọc: xe ô tô chở khỉ và sư tử về sở thú.
 - HS thảo luận nhóm về tranh minh họa các con vật được chở về sở thú. GV có thể giải thích thêm về sở thú.
 - HS đọc câu ứng dụng theo nhóm, cả lớp, cá nhân. GV chỉnh sửa phát âm cho các em, hạn chế dần cách đọc ê a, vừa đánh vần vừa đọc, tăng tốc độ đọc và khuyến khích HS đọc trơn.
 * Luyện viết và làm bài tập ( Nếu có).
* Kể chuyện : thỏ và sư tử.
 	- GV kể lại chuyện một cách diễn cảm, có kèm theo tranh minh hoạ trong SGK.
	- HS lắng nghe, sau đó thảo luận nhóm và cử đại diện thi tài.
 	- GV đề nghị cuộc thi theo hình thức kể theo tranh: HS kể từng tranh, đại diện nhóm chỉ vào tranh và kể đúng tình huống mà tranh đã thể hiện. Nhóm nào có cả 4 lần kể đúng, nhóm ấy thắng.
 	- Đại diện các nhóm kể lại câu chuyện. Nhóm nào kể đủ tình tiết nhất nhóm ấy thắng.
 	- Tóm tắt và nêu ‏‎ý nghĩa câu chuyện: Những kẻ gian ác và kiêu căng bao giờ cũng bị trừng phạt.
 3. Củng cố - dặn dò: - GV chỉ bảng hoặc SGK cho HS theo dõi và đọc theo.
 - GV nhận xét chung giờ học, khen những em học tập tốt. Dặn HS về nhà học bài và làm bài tập, tự tìm các chữ, tiếng, từ vừa học ; xem trước bài 22.
Toán ( tiết 20 )
Số 0
I. Mục tiêu: Viết được số 0; đọc, đếm được từ 0 đến 9; biết so sánh số 0 với các số trong phạm vi 9; biết vị trí của số 0 trong dãy từ 0 đến 9.
II. Đồ dùng dạy học
	- GV: 4 que tính, 10 tờ bìa, trên từng tờ bìa có viết mỗi số từ 0 đến 9.
	- HS: Bộ đồ dùng học Toán
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. KTBC: 1 HS lên bảng làm lại bài tập 3.
2. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: Ghi tên bài lên bảng.
 b) Giảng bài:
 ** Giới thiệu số 0
 + Bước 1 : Hình thành số 0 
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy 4 que tính rồi lần lượt bớt đi 1 que tính ; mỗi lần như vậy lại hỏi : ‘‘Còn bao nhiêu que tính?’’cho đến lúc không còn que tính nào nữa.
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các tranh vẽ trong sách giáo khoa và lần lượt hỏi :
 “Lúc đầu trong bể có mấy con cá?”(3 con cá)
 “Lấy đi 1 con cá thì còn lại mấy con cá?”(2 con cá)
 “Lấy tiếp 1 con cá nữa thì còn mấy con cá?”(1 con cá)
 “Lấy nốt 1 con cá,trong bể còn mấy con cá?”(không còn con cá nào) 
 - GV nêu: Để chỉ không còn con cá nào hoặc không có con cá nào ta dùng số 0.
 + Bước 2: Giới thiệu chữ số 0 in và chữ số 0 viết
	- GV nêu: Số không được viết bằng chữ số 0
	- GV giới thiệu chữ số 0 in và chữ số 0 viết.
	- GV giơ tấm bìa có số 0, HS đọc “ Không”
 + Bước 3: Nhận biết vị trí của số 0 trong dãy số từ 0 đến 9.
	- Cho HS xem hình vẽ trong SGK, GV chỉ vào từng ô vuông(chữ nhật ) và hỏi: “ Có mấy chấm tròn?” ( 0, 1, 2, 3, , 9 )
	- GV hướng dẫn HS đọc các số theo thứ tự từ 0 đến 9 rồi theo thứ tự ngược lại từ 9 đến 0.
	- GV gợi ý để HS thấy được số 0 là số bé nhất trong tất cả các số đã học. Chẳng hạn, GV hỏi: “ 0 chấm tròn so với 1 chấm tròn thì nhiều hơn hay ít hơn? 
 GV ghi 0 < 1, rồi chỉ vào 0 < 1 , yêu cầu HS đọc: “ 0 bé hơn 1”
 ** Thực hành
	Bài 1: Viết số 0
	GV hướng dẫn HS viết vào bảng con rồi viết vào vở
	Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống:
	 GV hướng dẫn HS viết số thích hợp vào ô trống rồi đọc kết quả theo từng hàng.
	Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống
	GV giới thiệu HS làm quen với thuật ngữ “ số liền trước”.
 	- GV cho HS quan sát dãy số từ 0 đến 9 rồi nêu: “Số liền trước của 2 là 1, số liền trước của 1 là 0”
 	- Hướng dẫn HS xác định số liền trước của một số cho trước rồi viết vào ô trống.
Bài 4: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm.
 	- GV hướng dẫn HS thực hành so sánh 2 số trong phạm vi 9 , chủ yếu là so sánh số 0 với các số đã học ( Điền dấu >, < hoặc dấu = vào chỗ chấm )
 	- Sau khi HS làm bài, GV gọi HS đọc kết quả theo từng cột
 3. Củng cố - dặn dò: - Cho HS chơi trò chơi: " Xếp đúng thứ tự".
 + GV xếp các tờ bìa có ghi các số không theo thứ tự : 1, 0, 3, 5, 2, 6, 8, 7, 9, 4.
 + HS sắp xếp lại các tờ bìa đó cho đúng thứ tự các số từ bé đến lớn; từ lớn đến bé. 	 - GV nhận xét giờ học, khen những em có ý thức học tốt.
Thủ công( tiết 5)
Xé, dán hình vuông, hình tròn ( tiếp)
( Đã soạn vào thứ sáu ngày 18/ 9/ 2009)
Tuần 6
Thứ hai ngày 28 tháng 9 năm 2009
Học vần
Bài 22: p - ph nh
I. Mục tiêu: 
	- HS đọc được p - ph, nh, phố xá, nhà lá ; từ và câu ứng dụng( HS khá, giỏi biết đọc trơn, bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh hoạ trongSGK).
	- Viết được: p - ph, nh, phố xá, nhà lá ( HS tối thiểu viết được 1/2 số dòng quy định trong vở tập viết 1, tập 1. HS khá, giỏi viết được đủ số dòng quy định.)
	- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ chủ đề: chợ, phố, thị xã.
II. Đồ dùng dạy học: 
 	- Tranh minh hoạ ( hoặc các mẫu vật) các từ khoá: phố xá, nhà lá.
 	- Tranh minh hoạ câu ứng dụng:nhà dì na ở phố, nhà dì có chó xù; phần luyện nói: chợ, phố, thị xã.
	- Sách Tiếng Việt 1, tập một, vở tập viết 1, tập một.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Tiết 1
1.ÔĐTC: Cả lớp hát một bài.
2.KTBC: - Cho 2 - 3 HS đọc và viết : xe chỉ, củ sả, kẻ ô, rổ khế.
 - Gọi 1 HS đọc từ ứng dụng xe ô tô chở khỉ và sư tử về sở thú.
3.Bài mới:
 	 a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp và ghi tên bài p - ph, nh lên bảng; HS đọc theo GV : p - ph, nh .
 	b) Nhận diện chữ, phát âm và đánh vần
	+ Dạy chữ ghi âm p
 	* Nhận diện chữ:
 	- GV viết lại hoặc tô lại chữ p đã viết sẵn trên bảng và nói: Chữ p in gồm nét sổ thẳng, nét cong hở trái.
 	- GV đặt câu hỏi: So sánh p với b ?
 	* Phát âm:
 	 - Phát âm: GV phát âm mẫu p. HS phát âm. GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
 	+ Dạy chữ ghi âm ph
 	* Nhận diện chữ:
 	- GV viết lại hoặc tô lại chữ ph đã viết sẵn trên bảng và nói: Chữ ph là chữ ghép từ hai con chữ p và h.
 	- GV đặt câu hỏi: So sánh p với ph ?
 	* Phát âm:
 	- Phát âm: GV phát âm mẫu ph. HS nhìn bảng, phát âm. GV chỉnh sửa cho HS.
 	* Đánh vần tiếng khóa: GV viết lên bảng phố và đọc phố. HS đọc phố.
 	- GV hỏi về vị trí của ph và ô trong tiếng phố.
 	- GV hướng dẫn đánh vần: ph - ô - phô - sắc - phố . HS đánh vần: lớp, nhóm, bàn, cá nhân. GV chỉnh sửa cách đánh vần cho HS.
 	* Đọc trơn từ ngữ khóa: - HS đọc trơn: phố.
 	- HS đọc trơn: phố xá.
	+ Dạy chữ ghi âm nh ( qui trình tương tự như ph)
 	* So sánh chữ ph với nh: Giống nhau : đều có chữ h. Khác nhau ph có thêm p, nh có thêm n.
 	c) Hướng dẫn viết chữ :
	+ Chữ p, ph, tiếng phố:
 	- GV viết mẫu trên bảng lớp chữ p, ph theo khung ô li được phóng to. Vừa viết GV vừa hướng dẫn qui trình. Sau đó hỏi HS cấu tạo và độ cao của chữ.
 	- HS viết vào bảng con chữ p, ph. GV quan sát, giúp đỡ HS yếu. 
 	- GV hướng dẫn HS viết vào bảng con: phố. Lưu ‏‎ ý : nối nét giữa ph và ô, vị trí của dấu sắc. GV nhận xét và chữa lỗi cho HS.
	+ Chữ nh, tiếng nhà:( qui trình tương tự )
 	d) Đọc tiếng ứng dụng:
 	- GV viết các tiếng ứng dụng lên bảng.
 	- 2 HS đọc cá nhân ( đánh vần, đọc trơn), sau đó đọc theo nhóm, lớp. GV có thể kết hợp giải nghĩa từ và phân tích tiếng. GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
 3. Củng cố - dặn dò
	- Chúng ta vừa học âm gì, tiếng gì, từ gì? 
	- Yêu cầu HS đọc âm p - ph, nh; tiếng phố, nhà ; từ nhà lá, phố xá.
Tiết 2
1.ÔĐTC: Cả lớp hát một bài.
2.Luyện tập:
 * Luyện đọc: 
 	- Luyện đọc lại các âm tiếng ( từ ngữ): 
 +HS lần lượt phát âm âm p - ph, phố xá, nh, nhà, nhà lá.
 + HS đọc các từ ngữ ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp.
	- Đọc câu ứng dụng: nhà dì na ở phố, nhà dì có chó xù.
 + HS thảo luận nhóm về tranh minh hoạ của câu ứng dụng.
 + GV nêu nhận xét chung và cho HS đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp. GV chỉnh sửa lỗi phát âm của HS khi đọc câu ứng dụng. 
 + GV đọc mẫu câu ứng dụng. HS đọc câu ứng dụng 2 – 3 HS.
 * Luyện viết: HS tập viết p, ph, nh, phố xá, nhà lá trong vở Tập viết 1, tập một.
* Luyện nói: 
	- HS đọc tên bài Luyện nói: chợ, phố, thị xã.
 	- GV hỏi: Trong tranh vẽ những cảnh gì? Chợ có gần nhà em không? Chợ dùng để làm gì? Nhà em, ai hay đi chợ? ở phố nhà em có gì? Thành phố nơi em ở có tên là gì? Em đang sống ở đâu?
 3. Củng cố - dặn dò: - GV chỉ bảng hoặc SGK cho HS theo dõi và đọc theo.
 - GV nhận xét chung giờ học, khen những em học tập tốt. Dặn HS về nhà học bài và làm bài tập, tự tìm các chữ, tiếng vừa học ; xem trước bài 23.
Thứ ba ngày 29 tháng 9 năm 2009
Học vần 
Bài 23: g gh
I. Mục tiêu: 
	- HS đọc được g, gh, gà ri, ghế gỗ; từ và câu ứng dụng( HS khá, giỏi biết đọc trơn, bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh hoạ trong SGK).
	- Viết được: g, gh, gà ri, ghế gỗ ( HS tối thiểu viết được 1/2 số dòng quy định trong vở tập viết 1, tập 1. HS khá, giỏi viết được đủ số dòng quy định.)
	- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ chủ đề: gà ri, gà gô.
 I. Mục tiêu: 
	- HS đọc và viết được g, gh, gà ri, ghế gỗ.
	- Đọc được câu ứng dụng nhà bà có tủ gỗ, ghế gỗ.
	- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: gà ri, gà gô.
II. Đồ dùng dạy học: 
 	- Tranh minh hoạ ( hoặc các mẫu vật) các từ khoá: gà ri, ghế gỗ.
 	- Tranh minh hoạ câu ứng dụng: nhà bà có tủ gỗ, ghế gỗ; phần luyện nói:gà 
ri, gà gô.
	- Sách Tiếng Việt 1, tập một, vở tập viết 1, tập một.
	- Vở BTTV1, tập một.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Tiết 1
1.ÔĐTC: Cả lớp hát một bài.
2.KTBC: - Cho 2 - 3 HS đọc và viết : phở bò, phá cỗ, nho khô, nhổ cỏ
 - Gọi 1 HS đọc từ ứng dụng nhà dì na ở phố, nhà dì có chó xù.
3.Bài mới:
	a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp và ghi tên bài g, gh lên bảng; HS đọc theo GV : g, gh.
 	b) Nhận diện chữ, phát âm và đánh vần
	+ Dạy chữ ghi âm g
 	* Nhận diện chữ:
 	- GV viết lại hoặc tô lại chữ g đã viết sẵn trên bảng và nói: Chữ g in gồm nét cong kín và nét móc như hình móc câu.
 	* Phát âm và đánh vần:
 	- Phát âm: GV phát âm mẫu g. HS nhìn bảng, phát âm. GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
 	- Đánh vần tiếng khóa: GV viết lên bảng gà và đọc gà. HS đọc gà.
 	- GV hỏi về vị trí của g, a và dấu huyền trong tiếng gà.
 	 GV hướng dẫn đánh vần: g - a - ga - huyền - gà. HS đánh vần: lớp, nhóm,
 bàn, cá nhân. GV chỉnh sửa cách đánh vần cho HS.
 	- Đọc trơn từ ngữ khóa: HS đọc trơn: gà, gà ri.
	+ Dạy chữ ghi âm gh ( quy trình tương tự)
 	* So sánh chữ g với gh: Giống nhau : đều có chữ g. Khác nhau gh có thêm h.
 	 c) Hướng dẫn viết chữ :
	+ Chữ g, tiếng gà:
 	- GV viết mẫu trên bảng lớp chữ g theo khung ô li được phóng to. Vừa viết GV 
vừa hướng dẫn qui trình: đặt bút và kết bút. Sau đó yêu cầu HS nêu cấu tạo và độ 
cao của chữ.
 	- HS viết vào bảng con chữ g. GV quan sát, giúp đỡ HS yếu. 
 	- GV hướng dẫn HS viết vào bảng con: gà. Lưu ‏‎ ý : nối nét giữa g và a, vị trí của dấu huyền. GV nhận xét và chữa lỗi cho HS.
 	+ Chữ gh , tiếng ghế ( qui trình tương tự)
 	d) Đọc tiếng ứng dụng:
 	- GV viết các tiếng ứng dụng lên bảng.
 	- 2 HS đọc cá nhân ( đánh vần, đọc trơn), sau đó đọc theo nhóm, lớp. GV có thể kết hợp giải nghĩa từ và phân tích tiếng. GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
 3. Củng cố - dặn dò
	- Chúng ta vừa học âm gì, tiếng gì, từ gì? 
	- Yêu cầu HS đọc âm g, gh; tiếng gà, ghế ; từ gà ri, ghế gỗ.
Tiết 2
1.ÔĐTC: Cả lớp hát một bài.
2.Luyện tập:
 * Luyện đọc: 
 	- Luyện đọc lại các âm tiếng ( từ ngữ): 
 +HS lần lượt phát âm âm g, gà, gà ri và gh, ghế, ghế gỗ.
 + HS đọc các từ ngữ ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp.
	- Đọc câu ứng dụng: nhà bà có tủ gỗ, ghế gỗ.
 + HS thảo luận nhóm về tranh minh hoạ của câu ứng dụng.
 + GV nêu nhận xét chung và cho HS đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp. GV chỉnh sửa lỗi phát âm của HS khi đọc câu ứng dụng. 
 + GV đọc mẫu câu ứng dụng. HS đọc câu ứng dụng 2 – 3 HS.
 * Luyện viết: HS tập viết g, gh, gà ri, ghế gỗ trong vở Tập viết 1, tập một.
* Luyện nói: 
	- HS đọc tên bài Luyện nói: gà ri, gà gô.
 	- GV hỏi: Trong tranh vẽ những con vật nào? Gà gô thường sống ở đâu? Em đã trông thấy nó hay chỉ nghe kể? Em kể tên các loại gà mà em biết? Gà của nhà em là loại gà nào? Gà thường ăn gì? Con gà ri trong trang vẽ là gà trống hay gà mái? Tại sao em biết?
 3. Củng cố -dặn dò: - GV chỉ bảng hoặc SGK cho HS theo dõi và đọc theo.
 - GV nhận xét chung giờ học, khen những em học tập tốt.
 Dặn HS về nhà học bài và làm bài tập, tự tìm các chữ, tiếng vừa học ; xem trước bài 24.
Toán ( tiết 21 )
Số 10
I. Mục tiêu: Biết 9 thêm 1 được 10, viết được số 10; đọc, đếm được từ 1 đến10; so sánh các số trong phạm vi 10; biết vị trí của số 10 trong dãy từ 1 đến 10.
II. Đồ dùng dạy học
	- GV: Các nhóm có 10 đồ vật cùng loại.
 - HS: Bộ đồ dùng dạy học Toán 1.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
 1. KTBC: HS đọc, viết số 0, đếm xuôi từ 0 đến 9, đếm ngược từ 9 đến 0.
 2. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: Ghi tên bài lên bảng.
 b) Giảng bài:
 ** Giới thiệu số 10
	 + Bước 1: Lập số 10
 	- HS lấy 9 que tính rồi lấy thêm 1 que tính nữa là 10 que tính.
 	- GV hướng dẫn HS quan sát tranh SGK. HS nêu: 9 bạn thêm 1 bạn là 10 bạn. (Tiến hành tương tự với các tranh còn lại)
 	- GV: có 10 bạn, 10 chấm tròn, 10 con tính. Các nhóm này đều có số lượng là 10, ta dùng số 10 để chỉ số lượng của mỗi nhóm đồ vật đó.
	+ Bước 2: Giới thiệu cách ghi số 10.
 	- GV: Số 10 được viết bằng chữ số 1 và chữ số 0. Ta viết chữ số 1 trước rồi viết chữ số 0 vào bên phải chữ số 1.
 	- GV chỉ bảng cho HS đọc.
	+ Bước 3: Nhận biết vị trí của số 10 trong dãy số từ 0 đến 10.
 	- HS đọc các số theo thứ tự từ 0 đến 10, từ 10 đến 0.
 	- HS nhận ra số 10 đứng liền sau số 9.
 ** Thực hành
 Bài 1: GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn cách viết số 10.
 HS viết số 10.
 Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống.
 HS tự làm bài rồi đọc kết quả bài làm , GV và HS nhận xét.
 Bài 3: GV hướng dẫn HS nêu yêu cầu của bài.
	 HS tự làm bài và nhận ra cấu tạo số 10 .
 Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống.
	HS tự làm bài rồi đổi chéo vở để kiểm tra.
 Bài 5: GV nêu yêu cầu của bài. 3 HS lên bảng làm, dưới lớp làm bài vào vở. GVvà HS nhận xét. 
 3. Củng cố - dặn dò: - Cho HS chơi trò chơi: Nhận biết thứ tự giữa các số trong phạm vi 10 ( GV sử dụng các tờ bìa có chấm tròn và các số ).
 - GV nhận xét giờ học, khen những em có ý thức học tốt.
Thứ tư ngày 30 tháng 9 năm 2009
Học vần 
Bài 24: q - qu gi
I. Mục tiêu: 
	- HS đọc được q - qu, gi, chợ quê, cụ già; từ và câu ứng dụng( HS

Tài liệu đính kèm:

  • docGA1B1 T5-6.doc