Thiết kế bài dạy lớp 1 - Trường tiểu học Ngọc Liên – Năm học 2008 – 2009 - Tuần 28

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Mục đích chung:

1- Học sinh đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các tiếng, từ khó: hàng xoan, xao xuyến.

Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ (bằng khoảng cách phát âm một tiếng như là sau dấu chấm).

2- Ôn các vần iêu, yêu: Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần iêu, yêu

3- Hiểu các từ ngữ và câu thơ trong bài.

- Trả lời được các câu hỏi về hình ảnh ngôi nhà, âm thanh, hương vị bao quanh ngôi nhà. Hiểu được tình cảm với ngôi nhà của bạn nhỏ.

- Nói được tự nhiên, hồn nhiên về ngôi nhà em mơ ước.

- Học thuộc lòng khổ thơ em thích.

Mục tiêu riêng:

- Khôi, Sinh có khả năng nhận biết được chữ n, g, h trong bài.

- Quan sát nói được một số chi tiết trong tranh minh hoạ.

- Đọc theo cô và các bạn bài ngôi nhà.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.

- Bảng phụ ghi bài đọc.

 

doc 21 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 891Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 1 - Trường tiểu học Ngọc Liên – Năm học 2008 – 2009 - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c nhở cho HS yếu.
+ GV có thể hỏi thêm: muốn biết nhà An còn lại mấy con gà, ta làm thế nào? HS nêu, GV nhận xét và đánh giá, chỉnh sửa chốt lời giải và phép tính đúng.
+ GV có thể cho HS xem tranh vẽ để kiểm tra lại kết quả rồi nêu lại câu trả lời trên.
+ GV yêu cầu HS nêu Bài giải gồm những gì? (Bài giải gồm câu lời giải, phép tính, đáp số).
- Khôi, Sinh quan sát tranh đếm xem có tất cả bao nhiêu con gà.
Hoạt động 2: Thực hành 
GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong vở bài tập toán trang 40
Bài 1: An có 7 viên bi, An cho Bảo 3 viên bi. Hỏi An còn lại mấy viên bi?
- GV yêu cầu HS đọc lại bài toán, rồi tóm tắt bài toán 
- HS làm vào vở bài tập. Gọi một HS lên bảng làm. GV theo dõi giúp đỡ HS yếu làm bài.
- Lớp nhận xét chữa bài.
Bài giải
An còn lại số viên bi là:
7 – 3 = 4 (viên bi)
Đáp số: 4 viên bi
Bài 2: GV cho HS đọc lại bài toán và tự giải bài toán. Gọi 1 HS lên bảng làm. GV cho cả lớp nhận xét và đánh giá.
- GV củng cố chốt lại.
Bài 3: GV hướng dẫn HS làm bài tương tự như bài 1, 2
Bài 4: Giải bài toán theo tóm tắt sau:
Có: 8 quả bóng
Cho bạn: 3 quả bóng
Còn lại: quả bóng?
- HS đọc tóm tắt
- GV yêu cầu HS tự giải bài toán.
- GV chốt bài giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV củng cố về cách giải bài toán có lời văn với phép tính trừ. 
- Chuẩn bị bài sau.
 Thứ ba ngày 17 tháng 3 năm 2009
Tập viết
TÔ CHỮ HOA H, K, I
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Mục đích chung:
- HS biết tô chữ hoa H, I, K.
- Viết đúng các vần uôi, ươi, iêt, uyêt, iên, uyên, từ ngữ: nải chuối, tưới cây, viết đẹp, duyệt binh, hiếu thảo, yêu mến. chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu; đều nét; đưa bút theo đúng quy trình viết; dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu chữ trong vở tập viết lớp 1 tập 2.
- Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp.
Mục tiêu riêng:
- Khôi, Sinh biết tô chữ hoa H, I, K.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- Bảng phụ viết bài tập viết, chữ hoa mẫu: H, I, K
- Vở tập viết l tập 2.Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1* Kiểm tra bài cũ:
- GV yêu cầu HS viết từ ngát hương vào bảng con.
2* Dạy học bài mới
- Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp.
HĐ1: Hướng dẫn tô chữ hoa
- Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
 + GV cho HS quan sát và nhận xét chữ H hoa trên bảng lớp. Chữ H hoa gồm nét lượn xuống, nét lượn khuyết trái,khuyết phải và nét sổ thẳng. GV cho HS theo dõi quy trình viết và yêu cầu HS viết chữ hoa trên không trung.
 + GV cho HS quan sát chữ I hoa mẫu trên bảng. GV yêu cầu HS nhận xét số nét, kiểu nét. Chữ I hoa gồm 2 nét nét lượn xuống và nét lượn cong trái.GV nêu quy trình viết, GV vừa nói vừa tô chữ trong khung chữ. GV cho HS tập tô khan trên không trung.
 + GV cho HS quan sát và nhận xét chữ K hoa gồm mấy nét? (Chữ K có 3 nét nét lượn xuống, nét cong trái và nét thắt giữa.)
 Quy trình viết như thế nào? GV hướng dẫn HS cách tô.
- HS viết vào bảng con các chữ H, I, K. GV nhận xét và chỉnh sửa.
HĐ2: Hướng dẫn viết vần và từ ngữ ứng dụng
- GV cho HS đọc các vần và từ ngữ ứng dụng : vần uôi, ươi, iêt, uyêt, iên, uyên từ ngữ: nải chuối, tưới cây, viết đẹp, duyệt binh, hiếu thảo, yêu mến. 
- HS quan sát và nhận xét các vần và từ ngữ ứng dụng.GV chỉ cần hướng dẫn HS viết một số vần và từ HS còn khó viết.
- HS tập viết trên bảng con. GV giúp đỡ HS yếu.
- GV cùng HS nhận xét và chỉnh sửa.
HĐ3: Hướng dẫn HS tập tô, tập viết vào vở
- HS tập tô các chữ hoa H, I, K (GV lưu ý tô đúng nét không bị mạc lại)
- HS tập viết các vần từ ứng dụng. GV lưu ý cho HS viết đúng quy trình và ngồi đúng tư thế.
- GV hướng dẫn HS còn yếu chỉ cần viết một nửa số dòng.
- GV chấm và chữa bài cho HS.
- Khôi,Sinh chỉ cần tô các chữ hoa H, I , k.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS viết đẹp.
- Dặn dò: Về viết bài phần B và viết vào vở ô li.
Chính tả
NGÔI NHÀ
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Môc ®Ých chung:
- HS chép lại chính xác, đúng, chữ đẹp khổ thơ thứ ba của bài Ngôi nhà. 
- Làm đúng các bài tập chính tả: Điền vần iêu, hay yêu, điền chữ c hay k.
- Nhớ quy tắc chính tả:
 + Chữ c đứng trước các nguyên âm: a, â, ă, u, ư, ô, ơ, o, ua, ưa, uô, ươ. 
 + Chữ K đứng trước các nguyên âm i, e, ê, ia, iê. 
Mục tiêu riêng:
- Khôi Sinh viết các chữ: e, m, n, y.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ viết khổ thơ 3.
- Bảng phụ viết bài tập chính tả.
- Bảng con, vở bài tập TV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1* Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra bài viết ở nhà của một số HS.
2* Dạy bài mới:
 Giới thiệu bài: GV giới thiệu ngắn gọn.
HĐ1: Hướng dẫn HS tập chép
- GV treo bảng phụ viết khổ thơ thứ ba bài Ngôi nhà.
- GV yêu cầu 2- 3 HS đọc lại khổ thơ. 
- Cả lớp đọc thầm và tìm những tiếng dễ viết sai.
- GV gạch chân những chữ HS dễ viết sai : tre, đất nước, yêu.
- HS tự nhẩm đánh vần từng tiếng và viết vào bảng con. GV nhận xét và chỉnh sửa.
- HS tập chép khổ thơ vào vở. 
- Khi viết GV theo dõi nhắc nhở HS cách cầm bút, tư thế ngồi viết, đặt vở, cách viết đề bài. GV nhắc HS chữ đầu mỗi dòng thơ phải viết hoa. 
- GV hướng dẫn HS cầm bút chì để chuẩn bị cho việc soát lỗi. GV đọc thong thả chỉ lại từng chữ trên bảng để HS soát lại. Hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa bên lề vở.
- GV chữa trên bảng những lỗi phổ biến. GV hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề.
- HS đổi vở để soát lỗi cho nhau. GV thu chấm một nửa số quyển tại lớp.
- Khôi, Sinh viết các chữ n, m, e, y vào vở ô li.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
a. Điền vần iêu hoặc yêu?
- GV cho HS đọc yêu cầu của bài trong vở bài tập tiếng việt.
- GV hướng dẫn HS cách làm bài.
- Gọi 1 số HS thi làm bài nhanh.(HS điền:Hiếu, khiếu, yêu quý)
- GV cho 2, 3 HS đọc lại kết quả làm bài GV chốt lại kết quả đúng. 
- HS đọc lại đoạn văn vừa điền.
b. Điền chữ c hoặc k?
- GV cho cả lớp đọc thầm yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu HS cả lớp quan sát tranh SGK và trả lời câu hỏi: Các bức tranh này vẽ cảnh gì?
- GV cho HS suy nghĩ rồi tự làm bài. GV cùng HS nhận xét và đánh giá.
- Lời giải: Ông trồng cây cảnh. Bà kể chuyện. Chị xâu kim. 
c. Quy tắc chính tả: 
- Từ bài tập trên, GV hướng dẫn HS quy tắc chính tả: k + i, e, ê; c + a, o, ô, ơ, u, ư, 
- Gọi vài HS nhắc lại, nêu ví dụ.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS chép bài đúng và đẹp.
- Chuẩn bị bài tiết sau.
 ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Toán
LUYỆN TẬP
I, MỤC TIÊU
Mục tiêu chung:
 Giúp HS rèn luyện kĩ năng :
- Giải bài toán.
- Thực hiện phép cộng, phép trừ các số đến 20.
Mục tiêu riêng:
- Khôi và Simh làm được các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 5.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Vở bài tập toán, bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS thực hiện phép tính: 15 + 3 – 2 =
 19 – 6 + 4 =
- Khôi, Sinh thực hiện phép tính 1 + 2 = 
- GV cùng HS nhận xét và đánh giá.
2. Dạy học bài mới:
GV hướng dẫn HS tự làm các bài tập trong vở bài tập toán.
Bài 1: HS tự nêu bài toán.
- GV yêu cầu HS tự tóm tắt bài toán, rồi viết vào chỗ chấm.
 Tóm tắt
 Có: 15 quả cam
 Đã ăn: 4 quả cam
 Còn lại: quả cam?
- HS tự giải bài toán. Gọi 1 HS lên bảng giải.
- GV giúp đỡ HS yếu.
- Lớp nhận xét chữa bài.
- Khôi, Sinh làm vào vở ô li 1 + 4 = 2 + 3 = 5 – 2 = 5 – 4 =
Bài 2: GV hướng dẫn HS cách tiến hành tương tự bài 1.
- Lưu ý HS cách trừ hai số tròn chục.
Bài 3: Số? + 3 - 5
 16 
- GV yêu cầu HS dựa vào việc tính nhẩm để HS làm bài.
- Lưu ý HS phải tính chính xác ngay từ bước đầu để các kết quả ô trống tiếp theo không bị sai.
Bài 4: GV yêu cầu HS đọc đề toán và tóm tắt bài toán.
 5 cm ? cm
 8 cm
- HS tự giải bài toán, GV củng cố chốt lại cách giải bài toán có lời văn có liên quan đến đơn vị đo độ dài.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV củng cố về nội dung bài ôn luyện.
- Chuẩn bị bài sau.
 ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 Thứ tư, ngày 18 tháng 3 năm 2009
Tập đọc
QUÀ CỦA BÔ
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
mục đích chung:
1- Học sinh đọc trơn toàn bài thơ. Phát âm đúng các từ ngữ: về phép, vững vàng. chiến trường, tay súng. Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ (bằng khoảng thời gian phát âm một tiếng, như sau dấu chấm).
2- Ôn các vần: oan, oat.Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần oan, oat.
3- Hiểu các từ ngữ trong bài: về phép, vững vàng và các câu trong bài.
- Hiểu được nội dung bài: Bố là bộ đội ở đảo xa. Bố rất yêu em.
- Biết hỏi - đáp tự nhiên, hồn nhiên về nghề nghiệp của bố.
- Học thuộc lòng bài thơ.
Mục tiêu riêng:
- Khôi, Sinh tìm được các chữ u, q, b trong bài. Quan sát nói được một số chi tiết trong tranh.
- Đọc theo cô và các bạn một số câu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
- Bảng phụ ghi bài đọc. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
TIẾT 1
1* Kiểm tra bài cũ.
- GV gọi 3 – 4 HS đọc bài Ngôi nhà và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK.
2* Dạy bài mới 
- Giới thiệu bài: GV giới thiệu chuyển tiếp từ bài Bàn tay mẹ. 
HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc
a. GV đọc mẫu toàn bài : Giọng chậm rãi, tình cảm, nhấn giọng ở khổ thơ 2 khi đọc các từ ngữ: nghìn cái nhớ, nghìn cái thương, nghìn lời chúc, nghìn cái hôn.
b. HS luyện đọc
- Luyện đọc tiếng, từ ngữ
+ GV yêu cầu HS đọc các tiếng ở mục T cuối bài tập đọc và các từ HS dể phát âm sai.GV ghi bảng các từ đó: lần nào, về phép, chiến trường, vững vàng.tay súng.
+ GV cho HS đọc kết hợp phân tích âm vần. HS đọc đồng thanh lại từ, GV kết hợp chỉnh sửa lỗi phát âm.
+ GV kết hợp giải nghĩa từ khó: vững vàng: là chắc chắn. Đảo xa: Vùng đất ở giữa biển, xa với đất liền.
- Khôi, Sinh tìm đọc các chữ u, q, b.
- Luyện đọc câu:
+ GV yêu cầu HS đọc trơn nối tiếp từng dòng thơ theo cách: em đầu bàn đọc, các em khác tiếp nối nhau đọc cho đến hết 3 lượt.
+ GV lưu ý (Đối với HS yếu GV hướng dẫn tỉ mỉ hơn)
- Luyện đọc đoạn, bài.
+ GV cho từng nhóm 3 em đọc nối tiếp trong nhóm mỗi em đọc 1 khổ thơ, rồi đổi cho nhau. GV giúp đỡ các nhóm chưa đọc được.
+ GV gọi cá nhân thi đọc cả bài, HS đọc đồng thanh theo bàn, nhóm, lớp.
+ GV lưu ý cho HS đọc đúng rõ ràng và to.
+ Cả lớp đọc đồng thanh 1 lần.
- Khôi,Sinh đọc theo các bạn.
HĐ2: Ôn các vần: oan, oat
a. GV nêu yêu cầu 1 SGK. Hướng dẫn HS nêu lại yêu cầu: Tìm tiếng trong bài có vần oan.
- HS thi đua nhau nêu lên. GV nhận xét, chỉnh sửa. HS phân tích và đọc lại tiếng ngoan.
- GV Vần cần ôn là vần oan, oat .
b. HS đọc yêu cầu 2 SGK: Nói câu chứa tiếng có vần oan và vần oat.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh SGK và nói 2 câu mẫu.
 + Chúng em vui liên hoan.
 + Chúng em thích hoạt động.
- GV cho HS dựa vào câu mẫu các em có thể thi tìm và nói được nhiều câu khác có tiếng chứa vần oan, oat.
- GV cùng HS nhận xét và đánh giá.
- GV lưu ý HS yếu: Nói thành câu là nói trọn nghĩa cho người khác hiểu.
TIẾT 2
3.Tìm hiểu bài đọc và luyện nói
HĐ1: Tìm hiểu bài thơ (Kí hiệu ? trong SGK)
- GV yêu cầu 3 – 4 HS đọc khổ thơ 1, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi SGK: (Bố bạn nhỏ là bộ đội ở đảo xa).
- GV gọi 3 - 4 HS đọc khổ thơ 2 và 3 và trả lời câu hỏi: Bố bạn nhỏ gửi cho bạn nhỏ những quà gì? (nghìn cái nhớ, nghìn cái thương, nghìn lời chúc, nghìn cái hôn).
- GV hỏi qua bài thơ cho em tháy bố bạn nhỏ làm gì? Ở đâu? Tình cảm của bố với con như thế nào?
- HS trả lời, GV củng cố và chốt lại nội dung bài: Bố là bộ đội ở đảo xa. Bố rất yêu em.
- GV cho HS liên hệ thực tế.
- GV đọc diễn cảm bài thơ.
- GV gọi 3 - 5 HS đọc lại bài.
HĐ2: Học thuộc lòng bài thơ 
- GV cho HS nhẩm đọc từng câu thơ.
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ ngay tại lớp theo phương pháp xoá dần chỉ để lại chữ đầu dòng.
- HS đọc đồng thanh, GV cho 1 số học sinh thi đọc thuộc tại lớp.
HĐ3: Luyện nói (Hỏi nhau về nghề nghiệp của bố)
- GV nêu yêu cầu bài luyện nói, HS nêu lại yêu cầu bài luyện nói. 
- HS quan sát tranh vẽ SGK và yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi. 
- GV gợi ý cho HS một số câu hỏi. 
- 2 HS thực hành hỏi và đáp theo mẫu trong SGK: 
 + Bố bạn làm nghề gì?
 + Bố mình là bác sĩ.
- GV gọi HS các nhóm thi nhau nói trước lớp. GV cùng HS nhận xét và đánh giá xem nhóm nào tìm và nói tốt.
4. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- HS chuẩn bị bài sau: Vì bây giờ mẹ mới về. 
 ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU 
Mục tiêu chung:
 Giúp HS rèn luyện kĩ năng tự giải toán có lời văn.
- HS biết giải toán có lời văn thành thạo.
Mục tiêu riêng:
- Khôi, Sinh thực hiện các phép tính 2 + 3 = 4 + 1 = 1 + 4 = 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Vở bài tập toán.bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS làm bài tập: 17 -7 + 3 = 
 12 + 6 – 4 =
- GV cùng HS nhận xét và đánh giá.
2. Dạy học bài mới:
 GV hướng dẫn HS tự giải các bài tập trong vở bài tập toán
Bài 1: Hà vẽ vẽ được 7 hình vuông, đã tô màu được 4 hình vuông. Hỏi còn lại mấy hình vuông chưa tô màu?
- HS nêu yêu cầu rồi làm bài vào vở bài tập. Gọi một HS lên bảng làm.
- GV cho HS trong bàn đổi vở cho nhau kiểm tra.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá. GV lưu ý HS câu lời giải.
Bài 2: HS đọc yêu cầu đề bài, HS tự suy nghĩ và làm bài.
- GV theo dõi nhắc nhở HS tóm tắt rồi làm bài đúng các bước
Bài giải
Tổ em có số bạn trai là:
10 – 6 = 4 (bạn)
Đáp số: 4 bạn
- Gọi 1 HS lên bảng làm. Lớp nhận xét chữa bài.
Bài 3: GV cho HS tự đọc đề bài và giải bài toán tương tự các bài trên. GV giúp đỡ HS yếu.
GV củng cố chốt lại cách giải toán có lời văn.
Bài 4: Giải bài toán theo tóm tắt (bằng hình vẽ) như sau:
 ? cm 3 cm
 M .P .N
 10 cm 
- GV yêu cầu HS dựa theo tóm tắt rồi đọc đề toán.
- HS tự giải bài toán, GV lưu ý HS đơn vị đo độ dài. 
3. Củng cố dặn dò: 
- Nhấn mạnh nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài sau.
 Thứ năm, ngày 19 tháng 3 năm 2009
Chính tả
QUÀ CỦA BỐ
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Mục đích chung:
- HS chép lại chính xác, trình bày đúng, đẹp khổ thơ 2 của bài Quà của bố.
- Làm đúng các bài tập chính tả: Điền chữ s hay chữ x, điền vần im hay iêm.
Mục đích riêng:
- Khôi, Sinh viết các chữ: c, u, b, q. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ viết sẵn khổ thơ 2 của bài Quà của bố.
- Bài tập chính tả.Bảng con.vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1*Kiểm tra bài cũ: GV yêu cầu HS viết lại từ: gỗ tre, mộc mạc.
- HS nhắc lại quy tắc chính tả: k + i, e, ê
- Khôi và Sinh viết chữ n vào bảng con.
2* Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu ngắn gọn bài viết: Quà của bố.
2. Hướng dẫn HS tập viết chính tả
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn đoạn thơ.
- GV yêu cầu 3 – 4 HS đọc lại.
- Cả lớp đọc thầm lại và tìm những chữ khó viết.
- GV cho HS vừa nhẩm vừa đánh vần và viết bảng con: gửi, nghìn, thương, 
- GV nhận xét và chỉnh sửa.
- GV cho HS chép bài vào vở. GV theo dõi nhắc nhở HS khi viết cách cầm bút, tư thế ngồi viết. GV nhắc HS những chữ cái đầu dòng của bài viết phải viết hoa (không đòi hỏi phải viết đúng đẹp).
- Khôi và Sinh viết các chữ q, u, c, b vào vở.
- GV hướng dẫn HS cầm bút chì để chuẩn bị cho việc chữa bài. GV đọc thong thả từng chữ để HS soát lại. Hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa bên lề vở.
- GV chữa trên bảng những lỗi phổ biến. GV hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề phía trên bài viết.
- HS đổi vở sửa lỗi cho nhau. GV thu chấm một số vở tại lớp, và mang về nhà chấm số còn lại.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
a. Điền chữ x hay s?
- GV treo bảng phụ HS đọc yêu cầu đề bài. Cả lớp làm bài, GV theo dõi nhắc nhở HS yếu. Gọi HS đọc bài làm của mình.
- GV cùng HS cả lớp nhận xét và đánh giá.
- Lời giải: xe lu, dòng sông 
b. Điền vần im hay iêm?
- GV cho 2 HS đọc yêu cầu của bài trong vở bài tập Tiếng Việt.
- GV hướng dẫn cho HS cách làm bài. 
- HS tiếp tục suy nghĩ để làm bài: trái tim, kim tiêm 
- GV cho 2, 3 HS đọc lại kết quả làm bài GV nhận xét và chỉnh sửa .
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS viết đúng và đẹp.
- Chuẩn bị bài tiết sau.
 –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
Mục tiêu chung:
 Giúp HS rèn luyện kĩ năng tập luyện lập đề bài toán rồi tự giải và viết bài giải của bài toán.
Mục tiêu riêng:
- Khôi và Sinh có khả năng thực hiện các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 5.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Vở bài tập toán, tranh vẽ trong vở bài tập. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Kiểm tra bài cũ:
- GV cho HS trình bày bài giải bài toán sau: 
 Có : 10 con chim
Đã bay : 4 con chim
 Còn lại: con chim?
- GV cùng HS nhận xét bài làm.
2. Dạy học bài mới:
 GV hướng dẫn HS dựa vào tranh vẽ, tự nêu bài toán, rồi giải bài toán.
Bài 1: Nhìn tranh viết tiếp vào chỗ chám để có bài toán, rồi giải bài toán đó.
a. GV cho HS nêu bài toán dựa vào tranh vẽ, sau đó yêu cầu HS tóm tắt bài toán, rồi tự giải bài toán.
Ví dụ: 
Bài giải:
Có tất cả số bông hoa là:
5 + 3 = 8 (bông hoa)
Đáp số: 8 bông hoa.
b. GV cho HS thực hiện tương tự phần a.
- HS làm bài và GV hướng dẫn HS chữa bài.
- GV củng cố chốt lại cách lập đề toán và giải bài toán.
Bài 2: Trong vườn có 16 cây chanh và cây cam, trong đó có 4 cây cam. Hỏi trong vườn có bao nhiêu cây chanh? 
- GV cho HS tự đọc đề và gọi 2 em đọc to trước lớp.
- GV yêu cầu HS tự tóm tắt và giải bài toán.
- HS làm bài rồi chữa bài. GV cùng HS nhận xét và đánh giá. Lưu ý HS bài giải bằng phép tính trừ.
- Củng cố giải toán có lời văn.
3. Củng cố, dặn dò: Nhấn mạnh nội dung tiết học.
 Chuẩn bị bài tiết sau.
 –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 Đạo đức
CHÀO HỎI VÀ TẠM BIỆT
I. MỤC TIÊU ( tiết 1)
1. HS biết:
- Cần phải chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay.
- Cách chào hỏi, tạm biệt.
- Ý nghĩa của lời chào hỏi, tạm biệt.
- Quyền được tôn trọng, không bị phân biệt đối xử của trẻ em. 
2. Học sinh có thái độ:
- Tôn trọng,lễ độ với mọi người.
- Quý trọng, những bạn biết chào hỏi, tạm biệt đúng.
3. HS có kĩ năng, hành vi:
- Biết phân biệt hành vi chào hỏi, tạm biệt đúng với chào hỏi, tạm biệt chưa đúng.
- Biết chào hỏi và tạm biệt trong các tình huống giao tiếp hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Vở bài tập đạo đức. Chuẩn bị bài hát “ Con chim vành khuyên”
- Tranh vẽ bài chào hỏi và tạm biệt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Vòng tròn chào hỏi”(Bài tập 4)
1. GV nêu yêu cầu bài tập: Hướng dẫn HS chơi.
Cách tiến hành: 
- HS đứng thành 2 vòng tròn đồng tâm có số người bằng nhau quay mặt vào nhau làm thành từng đôi một.
- Người điều khiển đứng ở giữa 2 vòng tròn nêu các tình huống để HS đóng vai chào hỏi , tạm biệt.
VD: - Hai người bạn gặp nhau.
 - HS gặp thầy giáo, cô giáo ở đường.
 - Em đến nhà bạn chơi gặp bố mẹ bạn.
2.GV cho học sinh đóng vai chào hỏi trong mỗi tình huống xong. người điều khiển hô “chuyển dịch” vòng tròn trong đứng im vòng tròn ngoài bước sang bên phải 1 bước làm thành đôi mới. HS tiếp tục đóng vai.
3. GV yêu cầu đại diện từng nhóm thực hành.
4. Cả lớp nhận xét, bổ sung. 
5. Giáo viên kết luận:
Hoạt động 2: Thảo luận ở lớp
- GV nêu một số câu hỏi: 
- Cách chào hỏi ở mỗi tình huống giống hay khác nhau? Khác nhau như thế nào? HS nêu lên, GV cùng các em trong lớp nhận xét và đánh giá.
- Em cảm thấy thế nào khi được người khác chào hỏi? Em chào họ và được đáp lại? Chào họ nhưng họ không đáp lại?
- HS từng ý kiến nêu lên.
- Giáo viên nhận xét và kết luận:
 + Cần chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay.
 + Chào hỏi, tạm biệt thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau. 
GV cho học sinh đọc câu tục ngữ: “Lời chào cao hơn mâm cỗ” 
- GV hướng dẫn HS liên hệ thực tế.
3. Củng cố, dặn dò: Chuẩn bị bài tiết sau.
 ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 Tự nhiên và xã hội 
 CON MUỖI
I. MỤC TIÊU
 Sau giờ học, HS biết:
- Tên các bộ phận bên ngoài của con muôĩ.
- Nơi thường sinh sống của muỗi.
- Một số tác hại của muỗi và một số cách diệt trừ muỗi.
- Có ý thức tham gia diệt muỗi và thực hiện các biện pháp phòng tránh muỗi đốt.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các hình SGK.
- Tranh ảnh về con muỗi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy cho biết ích lợi của việc nuôi mèo? Cơ thể mèo gồm có những bộ phận nào?
2. Dạy học bài mới
* Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp. 
Khởi động: - GV hô ( muỗi bay, muỗi bay) 
- HS hô vo ve, vo ve.
- GV hô muỗi đậu vào má em , đập cho nó một cái.
- HS thực hiện theo lời của GV.
Hoạt động 1: Quan sát con muôĩ
- Mục đích: HS nói được tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi. 
- Cách tiến hành: 
+ Bước 1: GV nêu yêu cầu và giao nhiệm vụ cho từng cặp HS thực hiện 
- Hãy quan sát tranh vẽ và trả lời câu hỏi:
- Con muỗi to hay nhỏ? Khi đập em thấy cơ thể nó cứng hay mềm? 
- chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi.
- Con muỗi dùng vòi để làm gì? Nó di chuyển như thế nào?
+ Bước 2: GV yêu cầu HS trả lời trước lớp.
- GV cho HS nhận xét và bổ sung.
- GV kết luận: Muỗi là loại sâu bọ bé hơn ruồi. Nó có đầu, mình, chân và cánh. Nó bay bằng cánh, đậu bằng chân. Muỗi dùng vòi để hút máu người và động vật để sống. Muỗi truyền bệnh qua đường hút máu. 
Hoạt động 2: GV cho HS thảo luận theo nhóm
- Mục đích: HS biết được nơi sống, tác hại do muỗi đốt và một số cách diệt muỗi. 
- Cách tiến hành:
+ Bước 1: 
- GV chia lớp thành 5 nhóm giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Nhóm 1 và nhóm 2 thảo luận các câu hỏi:
+ Muỗi thường sống ở đâu? Vào lúc nào em hay nghe tiếng muỗi vo ve và hay bị muỗi đốt nhất?
Nhóm 3 và nhóm 4 thảo luận câu hỏi:
Bị muỗi đốt có hại gì? Kể tên một số bệnh do muỗi truyền mà em bết?
- Nhóm 5 thảo luận câu hỏi:
- Người ta diệt muỗi bằng những cách nào? Em còn biết cách nào khác?
+ Bước 2: HS các nhóm trả lời câu hỏi. GV cùng HS nhận xét và đánh giá.
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận: SGV
- GV cho HS liên hệ thực tế về việc phòng tránh muỗi đốt.
Hoạt động 3: Hỏi – Đáp về cách phòng chống muỗi khi ngủ
- Mục đích: HS biết cách tránh muỗi khi ngủ.
- Các bước tiến hành: 
 + GV nêu yêu cầu trước khi ngủ, bạn cần làm gì để không bị muỗi đốt? 
 + HS cả lớp thảo luận và trả lời, GV cùng HS nhận xét và rút ra kết luận: Khi đi nhủ phải mắc màn cẩn thận để tránh bị muỗi đốt.
3. Củng cố, dặn dò
- Cho HS liên hệ cách phòng chống, diệt muỗi ở địa phương.
- GV nhấn mạnh nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài sau.
 Thứ sáu, ngày 20 tháng 3 năm 2009
Tập đọc
VÌ BÂY GIỜ MẸ MỚI VỀ
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Mục đích chung:
1- Học sinh đọc trơn cả bài: Vì bây giờ mẹ mới về.
- Phát âm đúng các tiếng, từ ngữ khó: khóc oà, hoảng hốt, sao thế,
- Biết nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, biết đọc các câu có dấu chấm hỏi (cao giọng, vẻ

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 1 TUAN 28(9).doc