Thiết kế bài dạy lớp 1 - Năm học 2007 - 2008 - Tuần 9

I- Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về

- Phép cộng một số với 0

- Bảng cộng và làm tính cộng

- Tính chất của phép cộng

II- Các hoạt động dạy học

1/ Kiểm tra bài cũ

- Gọi 3 em lên bảng làm bài

- Cả lớp làm bảng con

4+0=4 3+0=3 0+0=0

0+2=2 0+5=5 1+0=1

 

doc 25 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 917Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 1 - Năm học 2007 - 2008 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơn vần tiếng từ khoá:
- Giáo viên nhận xét và sửa sai
 Nghỉ giữa tiết hát vui
- â-y-ây/ây (cá nhân, tổ, cả lớp)
-hs: ghép tiếng: dây
+ âm d đứng trước vần ây đứng sau
 dờ- ây - dây/dây
- Cá nhân, tổ, cả lớp
- Học sinh: nhảy dây
- hs đọc từ nhay dây
Cá nhân, tổ, cả lớp
- â-ây-dây, nhảy dây
- Cá nhân, tổ, cả lớp
c) Viết
- Giáo viên viết mẫu lên bảng vừa viết vừa hướng dẫn quy trình
- Hướng dẫn học sinh viết vào bảng con
- Giáo viên nhận xét và sửa sai cho các em
- hs viết bảng con từng vần, từng từ.
d) Đọc từ ứng dụng
- Gv viết lên bảng từng từ ngữ, hd hs tìm tiếng có vần mới phân tích và đọc trơn các từ.
- Giáo viên giải thích các từ và đọc mẫu
* Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần vừa học
Cối xay vây cá
Ngày hội cây cối
- Hs đọc cá nhân, tổ, cả lớp
- 3 em khá đọc lại
hay, cày, mây, thấy, thầy, may, dạy...
 Tiết 2
4/ Luyện tập:
a) Luyện đọc:
+ Đọc bài tiết 1
+ Đọc câu ứng dụng: Gv treo tranh và hỏi:
- Tranh vẽ gì?
- Giáo viên viết câu ứng dụng lên bảng hướn dẫn hs tìm tiếng có vần mới
- Phân tích và đọc trơn cả câu
- Gv đọc mẫu câu ứng dụng
- hs đọc lại bài tiết 1
Cá nhân, tổ, cả lớp
- Vẽ các bạn nam đang chạy, bạn gái nhảy dây
giờ ra chơi, bé trai thi chạy, bé gái thi nhảy dây.
- hs đọc, cá nhân, tổ, cả lớp
- 4 em khá đọc lại
b) Luyện viết
- Hướng dẫn hs viết bài vào vở tập viết
- Giáo viên đi từng bàn uốn nắn sửa sai
- hs mở vở tập viết viết bài
c) Luyện nói
H: Chủ đề luyện nói hôm nay là gì?
- Giáo viên treo tranh vẽ và hỏi:
H: Trong tranh vẽ gì?
Gọi tên từng hoạt động trong tranh.
H: Hằng ngày em đến trường bằng phương tiện nào?
H: Chạy, bay, đi bộ, đi xe thì cách nào là đi nhanh nhất?
H: Đi xe hoặc đi bộ trên đường các em phải chú ý điều gì?
- hs đọc tên bài luyện nói
chạy, bay, đi bộ, đi xe
- bạn nam đang chạy, bạn gái đang đi học, bạn trai đang đạp xe, máy bay đang bay
- Bố chở em đến trường, em đi bộ đến trường...
- Đi máy bay
- Đi cẩn thận bên tay phải, không nô đùa trên đường
5/ Củng cố- Dặn dò:
* Trò chơi: Thi viết tiếng có vần mới
- Gọi 3 em lên thi viết, tổ nào viết được nhiều là thắng cuộc
- Giáo viên cho cả lớp mở SGK đọc lại toàn bài
- Tìm tiếng vừa học trong sách báo
- Về học bài, viết bài và làm vở BTTV
- Xem bài: 37 : Ôn tập
Tự nhiên - Xã hội (T9) Bài 9 : Hoạt động và nghỉ ngơi
I- Mục tiêu: Giúp học sinh biết
- Kể về những hoạt động mà em thích
- Nói về sự cần thiếu phải ghỉ ngơi, giải trí
- Biết đi, đứng, ngồi học đúng tư thế
- Có ý thức tự giác thực hiện những điều đã học vào cuộc sống hàng ngày
II- Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Các hình vẽ trong SGK
- Học sinh: Vở bài tập tự nhiên xã hội
III- Các hoạt động dạy học
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Tại sao chúng ta phải ăn uống hàng ngày?
(ăn uống hàng ngày giúp chúng ta mau lớn, khoẻ mạnh và học giỏi)
2/ Dạy bài mới
a/ Giới thiệu bài: Hoạt động và nghỉ ngơi
b) Hoạt động 1: Thảo luận theo cặp
* Mục tiêu: Nhận biết được các hoạt động hoặc trò chơi có lợi cho sức khoẻ
+ Bước 1: Kể tên các hoạt động hoặc trò chơi mà các em chơi hàng ngày
- Học sinh làm việc theo cặp 2 em
Hs1: Hàng ngày bạn chơi những trò chơi nào?
Hs2: Chơi ô quan, nhảy dây, đá bóng...
+ Bước 2: Giáo viên gọi một số em kể lại tên các trò chơi của nhóm mình
- Đại diện từng nhóm lên kể
- Giáo viên hỏi để cả lớp thảo luận:
H: Em nào hãy nói cho cả lớp biết những hoạt động vừa nêu có lợi hoặc có hại gì cho sức
Khoẻ?
- Hs: Đá bóng giúp cho chân khoẻ, nhanh nhẹn, khéo léo. Nếu đã bóng giữa trưa trời nắng sẽ bị ốm.
* Kết luận: Những hoạt động có lợi cho sức khoẻ các em nên chơi như: múa, hát nhảy dây, đá cầu, thi đi bộ... nhưng khi chơi các em phải chú ý giữ an toàn trong khi chơi.
C Hoạt động 2: Làm việc với SGK
* Mục tiêu: Hiểu được nghỉ ngơi là rất cần thiết cho sức khoẻ
+ Bước 1: Hãy quan sát các hình ở trang 20 và 21 SGK
- Giáo viên đánh số hình: 1, 2, 3, 4, 5, 6
- Giáo viên chỉ và nói tên các hoạt động trong từng hình.
Hình 1: Vẽ cảnh vui chơi múa hát, giúp cơ thẻ khoẻ mạnh vui tươi
Hình 2: Hoạt động nhảy dây, giúp cơ thể khoẻ mạnh
Hình 3: Hoạt động chạy, giúp cơ thể khoẻ mạnh
Hình 4: Hoạt động đá cầu, giúp chân khoẻ mạnh, nhanh nhẹn
Hình 5: Hoạt động bơi lội, là môn thể thao giúp tay chân khoẻ mạnh
Hình 6: Vẽ cảnh ghỉ ngơi thư giãn
- Học sinh trao đổi nhóm 2 em về các hoạt động trong từng hình và nêu tác hại của từng hoạt động.
+ Bước 2: Đại diện từng nhóm nêu tên các hoạt động trong hình và nêu tác dụng
* Kết luận:
- Khi làm việc nhiều hoặc hoạt động quá sức, cơ thể sẽ mệt mỏi, lúc đó cần phải nghỉ ngơi cho lại sức. Nếu không nghỉ ngơi đúng lúc sẽ có hại cho sức
- Có nhiều cách nghỉ ngơi như: Đi chơi hoặc thay đổi hình thức hoạt động là nghỉ ngơi tích cực. Nếu nghỉ ngơi thư giãn đúng cách sẽ mau lại sức và hoạt động tiếp đó sẽ tốt và có hiệu quả hơn.
 Nghỉ giữa tiết hát vui
d) Hoạt động 3: Quan sát theo nhóm nhỏ
Mục tiêu: Nhận biết các tư thế đúng va sai trong hoạt động hàng ngày
+ Bước 1: Giáo viên đánh số hình từng bạn: 1, 2, 3, 4, 5, 6
- Quan sát các tư thế: Đi, đứng, ngồi trong các hình ở trang 21
- Chỉ và nói bạn nào đi, đứng, ngồi đúng tư thế?
- Học sinh trao đổi nhóm 2 em và chỉ ra các bạn đí, đứng, ngồi đúng tư thế. ( các bạn ngồi, đứng, đi đúng tư thế là hình 1, 5, 6)
+ Bước 2: Đại diện từng nhóm phát biểu và nhận xét. Diễn tư thế của các bạn trong từng hình.
- Cả lớp cùng quan sát và nhận xét
- Giáo viên hỏi vac em diễn lại các tư thế: Khi thực hiện các tư thế đó em thấy thế nào? ( dễ chịu, khó chịu hay thoải mái)?
* Kết luận:
- Qua bài học các em phải thực hiện tốt việc ngồi học đúng tư thế , lúc đi đứng hàng ngày cũng phải thực hiện đúng, nếu các em thực hiện tốt sẽ tránh được các tật xấu như: Vẹo cột sống, cận thị.
III- Củng cố dặn dò
- Thực hiện tốt các hoạt động và nghỉ ngơi để cơ thể khoẻ mạnh.
- Thực hiện tốt các tư thế đi, đứng, ngồi đúng tư thế
- Giáo viên nhận xét tiết học và tuyên dương
- Về học bài và chuẩn bị bài tiết sau
Toán (T34) Luyện tập chung
I- Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về.
- Bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi các số đã học
- Phép công một số với 0
II- Đồ dùng dạy học
- Phiếu bài tập
- Bảng con, phấn
III- Các hoạt động dạy học
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bảng con
1+0= 0+5= 2+2=
2+3= 1+2= 4+1=
- Giáo viên nhận xét và sửa sai
2/ Dạy bài mới
a) Giới thiệu bài: Luyện tập chung
- Giáo viên ghi đề bài lên bảng
b) Hướng dẫn làm các bài tập
* Bài 1:Gọi hs nêu yêu cầu bài toán
- Tính phép tính theo cột dọc
- Gv cho hs làm vào phiếu bài tập
- Xong hs đổi chéo bài để kiểm tra
1. Tính:
2 4 1 3 1 0
3 0 2 2 4 5
5 4 3 5 5 5
* Bài 2: Giáo viên gọi hs nêu yêu cầu bài
H: Mỗi phép tính có 2 phép cộng ta làm thế nào? (tính từ trái sang phải)
Ví dụ: 2+1+2=
Lấy 2+1=3, 3+2=5 viết 5
- Gv nhận xét và ghi điểm
2. Tính:
Tổ 1: 2+1+2=5
Tổ 2: 3+1+1=5
Tổ 3: 2+0+2=4
- 3 hs lên bảng làm bài
- Cả lớp làm bảng con theo tổ
 Nghỉ giữa tiết hát vui
* Bài 3: Gọi hs đọc yêu cầu bài toán
- Muốn điền dấu trước hất ta phải làm gì?
- Gv cho hs làm vào phiếu bài tập
- Xong cho hs đổi bài để kiểm tra
- Gọi 3 em lên bảng chữa bài 
- Gv nhận xét và ghi điểm
3. , =
- Hs thực hiện phép cộng rồi so sánh hai số và diền dấu
3+2=5 2+2 >1+2
2+2 < 5 2+1 = 1+2
1+4 = 4+1 
5+0 = 2+3
* Bài 4: Giáo viên đính hình vẽ bài tập lên bảng.
- Gọi hs nêu bài toán và trả lời bài toán
H: Thêm vào ta làm phép tính gì?
- Gọi 2 em lên bảng làm bài
- Cả lớp làm vào phiếu bài tập
- Gv nhận xét và ghi điểm
4. Viết phép tính thích hợp
a. Có 2 con ngựa, thêm 1 con ngựa nữa
Hỏi tất cả có mấy con ngựa?
b. Có 4 con ngan, thêm 1 con ngan
Hỏi tất cả có mấy con ngan?
- Hs: Thêm vào ta làm phép tính cộng
a. 
b.
2
+
1
=
3
4
+
1
=
5
3/ Củng cố 
* Trò chơi: Đoán đúng kết quả
- Giáo viên giơ phép tính, hs đoán số cả lớp xung phong trả lời
- Gv nhận xét tuyên dương
1+1=2 2+2=4
3+2=5 1+3=4
0+4=4 4+1=5
4/ Dặn dò
- Về học thuộc bảng cộng trong phạm vi đã học
- Về xem bài cẩn thận để tiết sau kiểm tra
Ngày dạy, thứ tư ngày 1 tháng 11 năm 2006
Thể dục: Đội hình đội ngũ, thể dục rèn luyện tư thế cơ bản
I- Mục tiêu
- Ôn một số kĩ năng độ hình đội ngũ
- Ôn tư thế đứng cơ bản, đứng đưa hai tay ra trước
- Học đứng đưa hai tay dang ngang, đứng đưa hai tay lên cao chếch chữ V
II- Địa điểm - Phương tiện
- Trân sân trường
III- Nội dung và phương pháp
* Kiểm tra bài cũ
- Gọi 8 em tập tư thế chuẩn bị, đưa 2 tay ra trước
- Gv nhận xét đánh giá kết quả
* Dạy bài mới
1/ Phần mở đầu:
- Giáo viên phổ biến yêu cầu bài học
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát
- Đi thường theo một hàng dọc thành vòng tròn và hít thở sâu, sau đó đứng quay mặt vào trong.
* Trò chơi; Diệt các con vật có hại
2/ Phần cơ bản
+ Ôn tư thế đứng cơ bản 2 lần
+ Ôn đứng đưa 2 tay ra trước 3 lần
- Lớp trưởng điều khiển, gv nhận xét và sửa sai
- Học đứng đưa hai tay dang ngang 3 lần
- Tập phối hợp 3 lần
Nhịp 1: từ TTĐCB đưa 2 tay ra trước
Nhịp 2: Về TTĐCB
Nhịp 3: Đứng đưa 2 tay dang ngang (bàn tay sấp)
Nghịp 4: Về TTĐCB
+ Học đứng đưa 2 tay lên cao chếch chữ V 3 lần
- Tập phối hợp
Nhịp 1: Từ TTĐCB đưa 2 tay ra trước
Nhịp 2: Về TTĐCB
Nhịp 3: Đứng đưa 2 tay lên cao chếch chữ V
Nhịp 4: Về TTĐCB
+ Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, nghỉ 2 lần
3/ Phần kết hợp
- Đi thường theo nhịp 2-4
- Trò chơi hồi tĩnh: hát bài: lí cây xanh
- Giáo viên củng cố bài học
- Về ôn lại các động tác đã học, chơi trò chơi bổ ích.
Học vần (T79+80) Bài 37; Ôn tập
A- Mục đích - Yêu cầu
- Học sinh đọc, viết một cách chắc chắn các vần kết thúc bằng i và y
- Đọc đúng các từ ngữ và đoạn thơ ứng dụng
- Nghe, hiểu và kể lại theo tranh truyện kể: Cây khế
B- Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Bảng ôn, tranh minh hoạ đoạn thơ và truyện kể
- Học sinh: Bộ chữ học vần
C- Các hoạt động dạy học
I- Kiểm tra bài cũ
- Học sinh đọc và viết; ay, ây, cối xay, ngày hội, vây cá, cây cối
- Đọc SGK 2 em
II Dạy bài mới Tiết 1 a i a y
 ai ay
1/ Giới thiệu bài:
- Giáo viên khai thác khung đầu bài
H: Trong tuần các em đã học được những vần mới nào?
- Giáo viên viết các vấn học sinh vừa nêu lên 
- hs: ai, oi, ôi, ơi, ui, ưi, uôi, ươi, ay, ây
2/ Ôn tập
a) Ôn các vần đã học:
- Gv gọi hs lên chỉ và đọc các chữ đã học trên bảng ôn
- Gv gọi hs lên chỉ chữ và đọc âm trên bảng
b) Ghép các chữ thành vần
- Ghép chữ ở cột dọc với các chữ ở cột ngang để được vần
- Gv gọi hs ghép: a với i được ai, a với y được ay
- Gv: Các ô tô màu tức là không ghép được
 hs ghép và đọc ai, ay, ây, oi, ôi, ơi, ui, ưi, uôi, ươi
Cá nhân, tổ, cả lớp
c) Đọc từ ngữ ứng dụng
- Gv viết các từ ngữ lên bảng 
- Hướng dẫn học sinh đọc và phân tích một số tiếng có vần ôn
- Gv giải thích từ và đọc mẫu
- đôi đũa tuổi thơ máy bay
- hs đọc: cá nhân, tổ, cả lớp
- 3 em đọc lại các từ ngữ
d) Tập viết từ ứng dụng:
- Gv viết mẫu lên bảng các tư ngữ vừa viết vừa hd quy trình
- Hướng dẫn hs vieet vào bảng con
- Gv nhận xét và sửa sai
* Trò chơi: Thi đọc đúng vần vừa học
- hs viết vào bảng con, từng từ.
Ai, ây, ay, ui, uôi, ưi, oi, ươi, ôi, ơi
 Tiết 2
3/ Luyện tập.
a) Luyện đọc:
+ Đọc lại bài tiết 1
+ Đọc đoạn thơ ứng dụng
- Giáo viên treo tranh vẽ và hỏi
H: Trong tranh vẽ gì?
- Gv: Qua hình ảnh trong tranh ta thấy tình thương của mẹ dành cho con
- Gv gọi vài em đọc đoạn thơ
- Gv nhận xét và đọc mẫu
- hs đọc lại bài tiết 1
- hs đọc , cá nhân, tổ, cả lớp
- hs quan sát tranh và trả lời
- Vẽ mẹ đang quạt cho bé ngủ
Gió từ tay mẹ
Ru bé ngủ say
Thay cho gió trời
Giữa trưa oi ả.
- hs đọc, cá nhân, tổ, cả lớp
b) Luyện viết:
- Hướng dẫn hs viết bài vào vở tập viết
- Giáo viên đi từng bàn, uốn nắn tư thế ngồi viết
- hs mở vở vở tập viết và viết bài
c) Kể chuyện: Cây khế
- Giáo viên viết tên truyện lên bảng.
- Giáo viên kể chuyện có kèm theo tranh minh họa
- Hướng dẫn học sinh thi kể truyện theo tranh (mỗi nhóm kể 1 tranh)
- Hỏi: trong truyện có những nhân vật nào?
(- Học sinh: người em, người anh, chim đại bàng)
- Giáo viên gợi ý để học sinh tập kể theo tranh
+ Tranh 1: Người anh lấy vợ và ra ở riêng, chia cho em mỗi một cây khế ở góc vườn. Người em ra làm nhà cạnh cây khế và ngày ngày chăm sóc cây. Cây khế ra rất nhiều trái to và ngọt.
+ Tranh 2: Một hôm có 1 con đại bàng từ đâu bay tới, đại bàng ăn khế và hứa sẽ đưa người em ra một hòn đảo có rất nhiều vàng bạc châu báu.
+ Tranh 3: Người em theo Đại bàng bay tới một hòn đảo đó và nghe lời Đại bàng, chỉ nhặt ít vàng bạc. Trở về, người em trở nên giàu có.
+ Tranh 4: Người anh sau khi nghe chuyện của em, liền bắt em đổi cây khế lấy nhà cửa, ruộng vườn của mình. Rồi một hôm con đại bàng lại bay đến ăn khế.
+ Tranh 5: Nhưng khác với em, người anh lấy quá nhiều vàng bạc. Khi bay ngang qua biển Đại bàng đuối sức vì chở quá nặng. Nó xã cánh, người anh bị rơi xuống biển.
* ý nghĩa câu chuyện: Không nên quá tham lam
- Trò chơi: Thi kể chuyện
+ Ai kể nhanh đúng hay là thắng cuộc
III- Củng cố - Dặn dò
- Giáo viên cho học sinh đọc lại toàn bài
- Về tìm chữ vừa học trong sách báo
- Về học bài, viết bài và làm vở BTTV
- Xem bài 38: ao- eo
âm nhạc ( T9) Ôn bài hát
Lí cây xanh
Tập nói thơ theo tiết tấu
I- Mục tiêu
- Học sinh thuộc lời cá, hát đúng giai điệu
- Tập trình diễn bài hát kết hợp vận động phụ hoạ
- Tập nói thơ theo âm hình tiết tấu bài hát
II- Chuẩn bị
- Tranh phong cảnh Nam bộ
- Một số bài thơ 4 chữ
III- Các hoạt động dạy học
1/ Hoạt động 1: Ôn bài hát "Lí cây xanh"
- Cho hs quan sát tranh phong cảnh Nam Bộ
- Học sinh hát tập thể, hát theo tổ, hát cá nhân
- Hát kết hợp với vận động phụ hoạ
+ Tập trình diễn bài hát trước lớp
2/ Hoạt động 2: Tập nói thơ theo tiết tấu
- Giáo viên cho học sinh nói theo tiết tấu trên bằng chính lời ca của bài
Cái cây xanh xanh
Thì lá cũng xanh
Chịm đậu trên cành
Chim hót líu lo
- Từ cách nói trên giáo viên cho các em vận dụng đọc những câu thơ khác
Vừa đi vừa nhảy
Là anh sáo xinh
Hay nói linh tinh
Là cô liếu điếu
Hay nghịch hay tếu
Là cậu chìa vôi
Hay đớp chao mồi
Là chim chèo bẻo
 Thơ: Trần Đăng Khoa
* Giáo viên giảng: Đoạn thơ trên nói về các loài chim như: chim liếu điếu, chìa vôi, chèo bẻo, sáo.
- Giáo viên cho học sinh đọc đồng thanh đoạn thơ trên và kết hợp gõ theo âm hình tiết tấu:
- Hướng dẫn học sinh đọc thơ và gõ đệm theo nhịp 2
Vừa đi vừa nhảy là anh sáo xinh
Hay nói linh tinh là cô liếu điếu
- Hướng dẫn học sinh đọc tiếp các đoạn thơ.
Chú bé loắt choắt
Cái xác xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt 
Cái đầu nghênh nghênh
 Thơ: Tố Hữu
III- Củng cố - dặn dò
- Cả lớp hát lại bài: "Lí cây xanh" và gõ theo phách
- Về tập hát và múa phụ hoạ, tập đọc thơ 4 chữ
- Xem bài hát: Lí cây xanh và tìm bạn thân
Ngày dạy, thứ 5 ngày 2 tháng 11 năm 2006
Toán (T35) Kiểm tra định kì ( giữa kì 1)
Đề chung do BGH ra
Tập viết (T7) Xưa kia, mùa dưa, ngà voi (Tuần 7)
I- Mục tiêu:
- Viết đúng cấu tạo, hình dáng các chữ, biết lia bút nối nét giưã các con chữ, ghi dấu thanh đúng vị trí.
- Rèn cho học sinh tính cẩn thận khi viết bài
II- Chuẩn bị
- Giáo viên: Chữ mẫu
- Học sinh: Vở tập viết, bảng con
III- Các hoạt động dạy học
1/ Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 em lên bảng viết: nho khô, nghé ọ, chuý ý
- Cả lớp viết bảng con theo tổ
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm
2/ Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài viết:
- Giáo viên cho học sinh quan sát chữ mẫu giáo viên vừa viết lên bảng: xưa kia, mùa dưa, ngà voi, gà mái
- Giáo viên cho cả lớp đọc trơn các từ vừa viết lên bảng
- Giáo viên giải thích từ ngữ
- Giáo viên viết mẫu lên bảng các từ vừa hướng dẫn cách viết
- Khi viết chú ý nối nét giữa các chữ và khoảng cách giữa các con chữ
b) Hướng dẫn viết bảng con:
- Giáo viên nhận xét và sửa sai
 Nghỉ giữa tiết hát vui
c) Hướng dẫn viết vào vở tập viết
- Giáo viên cho học sinh mở vở tập viết tran 17 và viết bài
- Giáo viên đi từng bàn uốn nắn cách ngồi viết, để vở
- Xong giáo viên thu vở chấm và nhận xét, tuyên dương.
- Học sinh mở vở tập viết và viết bài
Xưa kia
Mùa dưa
Ngà voi
Gà mái
- Cả lớp đổi vở và chữa bài
IV- Củng cố - Dặn dò
* Trò chơi: Thi viết đúng, đẹp: cà chua, nô đùa, xưa kia
- Giáo viên và cả lớp quan sát, nhận xét sửa sai và tuyên dương
- Về học bài và viết lại 4 từ ra vở trắng
- Xem bài tiết sau: Đồ chơi, tươi cười, ngày hội....
Tập viết (T8) Đồ chơi, tươi cười, ngày hội...(Tuần 8)
I- Mục tiêu
- Học sinh viết đúng cấu tạo, hình dáng các chữ, biết nối nét các con chữ, ghi dấu thanh đúng vị trí
- Rèn các em viết đúng, đẹp và cẩn thận
II- Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Bảng phụ có kẻ ô li, chữ mẫu
- Học sinh: Vở tập viết, bảng con
III- Các hoạt động dạy học
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 em lên viết: xưa kia, mùa dưa, ngà voi
- Cả lớp viết bảng con: gà mái
2/ Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu bài viết
- Giáo viên viết mẫu lên bảng vừa viết vừa hướng dẫn quy trình, độ cao và khoảng cách giữa các chữ
- Giáo viên giải thích các từ ngữ 
- Gọi 4 em lên bảng viết bài
b) Hướng dẫn học sinh viết vào bảng con
- Hướng dẫn hs viết vào bảng con, mỗi lần viết một từ.
- Giáo viên nhận xét và sửa sai cho các em
 Nghỉ giữa tiết hát vui
c) Hướng dẫn viết vào vở tập viết
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết bài vào vở 
- Giáo viên đi từng bàn uốn nắn sửa sai cách ngồi viết, để vở của học sinh.
- Xong giáo viên thu vở chấm và nhận xét tuyên dương những em viết đúng đẹp.
-Học sinh ngồi ngay ngắn
- Hs đổi chéo vở để kiểm tra
IV- Củng cố - Dặn dò
* Trò chơi: Thi viết đúng đẹp, 3 học sinh thi viết: ngói mới, đồ chơi..
- Giáo viên nhận và tuyên dương
- Về học bài, tập viết vào vở trắng cho đẹp.
- Xem bài tiết sau.
Thủ công (T9) xé, dán hình cây đơn giản (2)
I- Mục tiêu:
- Học sinh biết cách xé, dán hình cây đơn giản
- Học sinh xé được hình tán cây, thân cây và dán phẳng
II- Chuẩn bị
- Giáo viên: Bài xé, dán cây đơn giản (mẫu)
- Học sinh: Giấy màu, bút chì, hồ dán, vở thủ công
III- Các hoạt động dạy học
1/ Kiểm tra bài cũ
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
H: Xé, dán hình cây đơn giản có mấy loại dán cây (2 loại)
2/ Dạy bài mới
a) Giới thiệu bài: Xé, dán hình cây đơn giản (t2)
- Giáo viên ghi đề bài lên bảng
b) Giáo viên cho hs quan sát hình mẫu
- Cây có tán tròn
- Cây có tán lá dài
c) Giáo viên hướng dẫn mẫu
+ Xé hình tán lá cây tròn
- Lấy giấy màu đánh dấu
xé một hình vuông 
- Xé 4 góc, chỉnh sửa tạo tán là tròn
+ Xé hình tán lá cây dài
- Lấy giấy màu đánh dấu vẽ và xé hình chữ nhật 
- Từ hình chữ nhật đó xé 4 góc và xé chỉnh sửa giống hình tán lá tròn
+ Xé hình thân cây:
- Lấy giấy màu đếm ô xé 1 hình chữ nhật có cạnh dài 6 ô, ngắn 1 ô.
Xé tiếp một hình chữ nhật có cạnh dài 4 ô, ngắn 1 ô.
+ Hướng dẫn dán hình:
- Khi xé xong hình tán là thân cây ta dán lần lượt: thân cây ngắn với tán lá tròn, thân cây dài với tán là dài
 Nghỉ giữa tiết hát vui
 "Lí cây xanh"
3/ Thực hành;
- Giáo viên yêu cầu học sinh lấy tờ giấy màu xanh và vàng, lần lượt đếm ô, vẽ và xé các hình.
- Giáo viên cho học sinh thực hành vẽ và xé dán các hình tán lá.
- Học sinh đi từng bàn, gợi ý và giúp đỡ các em vẽ và xé hình
- Khi xé không cần xé đều ở 4 góc và thân cây cũng có thể xé phần trên nhỏ, phần dưới to
- Trước khi dán cần sắp xếp vị trí 2 cây cho cân đối
+ Chú ý: Bôi hồ đều, dán cho phẳng vào vở thủ công
- Xong giáo viên thu vở và chấm, nhận xét
4/ Nhận xét, dặn dò
+ Nhận xét tiết học:
- Đa số các em chuẩn bị đồ dùng đầy đủ
- Nhiều em biết giữ gìn lớp học sạch sẽ
+ Đánh giá sản phẩm
- Tuyên dương những em có bài xé, dán đẹp
* Dặn dò:
- Về chuẩn bị bài tiết sau xé, dán hình con gà.
Ngày dạy, Thứ sáu ngày 3 tháng 11 năm 2006.
Học vần (T81+82) Bài 38: eo - ao
A- Mục đích - Yêu cầu
- Học sinh đọc và viết được : eo - ao, chú mèo, ngôi sao
- Đọc đoạn thơ ứng dụng:
Suối chảy rì rào
Gió reo lao xao
Bé ngồi thổi sáo
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: gió, mây, mưa, bão, lũ
B- Các hoạt động dạy học
- Giáo viên: Tranh minh hoạ từ khoá, chú mèo, ngôi sao
 Tranh minh hoạ câu ứng dụng và phần luyện nói
- Học sinh: Bộ chữ học vần
C- Các hoạt động dạy học
I- Kiểm tra bài cũ:
 Gọi 3 em đọc và viết: Đôi đũa, tuổi thơ, mây bay
- 2 em đọc SGK câu ứng dụng
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm
II- Dạy - Học bài mới Tiết 1
1/ Giới thiệu bài: Hôm nay cô sẽ dạy hai vần mới có kết thúc bằng o là: eo, ao.
- Giáo viên viết lên bảng và gọi vài em đọc lại.
 eo ao
Mèo sao
Chú mèo ngôi sao
-hs: eo ao
2/ Dạy vần eo
a) Nhận diện vần: Phân tích cho cô vần eo
- So sánh vần eo với e giống và khác nhau điểm nào?
- Hướng dẫn học sinh ghép vần mới: eo
-hs:âm e đứng trước âm o đứng sau
+ Giống nhau: Đều có chữ e
+ Khác nhau: eo có thêm o
- hs ghép eo.
b) Đánh vần
- Giáo viên đánh vần mẫu: eo
- Đọc trơn vần mới: eo
+ Tiếng và từ khoá:
- Hãy thêm âm m vào trước vần ay để có tiếng: mèo
- Phân tích cho cô tiếng: mèo
- Hãy đánh vần cho cô tiếng: mèo và đọc trơn tiếng: mèo
+ Giáo viên đưa tranh và hỏi: 
- Tranh vẽ gì?
- Gv rút ra từ khoá viết lên bảng và giảng từ
- Đọc trơn vần, tiếng-từ khoá
- Giáo viên nhận xét và sửa sai
Eo-o-eo (cá nhân, tổ, cả lớp)
Hs: eo cá nhân, tổ cả lớp
-hs: ghép tiếng: mèo
-Â m m đứng trước vần eo đứng sau
mờ-eo-meo-huyền-mèo/mèo
-hs: cá nhân, tổ, cả lớp
-hs: chú mèo
-hs: đọc cá nhân, tổ, cả lớp
eo-mèo, con mèo
- Cá nhân, tổ , cả lớp
3/ Dạy vần: ao Quy trình tương tự
a) Nhận diện vần: ao
- Phân tích vần
- So sánh vần eo với ao giống và khác nhau điểm nào?
- Hướng dẫn hs ghép vần: ao
- Â m a đứng trước âm o đứng sau
+ Giống nhau: Kết thúc bằng o
+Khác nhau: ao bắt đầu bằng a
- hs ghép vần: ao
b) Đánh vần: 
Giáo viên đánh vần mẫu: ao
+ Tiếng và từ khoá
- Đánh vần và đọc trơn toàn bài.
- Giáo viên nhận xét và sửa sai
 Nghỉ giữa tiết hát vui
- a-o-ao (cá nhân, tổ, cả lớp)
sờ-ao-sao/sao (cá nhân, tổ, cả lớp)
 ngôi sao
-ao-sao-ngôi sao
- Cá nhân, tổ, cả lớp
c) Viết
- Giáo viên viết mẫu lên bảng vừa viết vừa hướng dẫn quy trình
- Hướng dẫn học sinh viết vào bảng con
- Giáo viên nhận xét và sửa sai cho các em
- hs viết bảng con từng vần, từng từ.
d) Đọc từ ứng dụng
- Gv viết lên bảng từng từ ngữ, hd hs tìm tiếng có vần mới phân tích và đọc trơn các từ.
- Giáo viên giải thích cá

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan9.doc