Tài liệu bồi dưỡng tổ chuyên môn trường tiểu học

NỘI DUNG BỒI DƯỠNG TỔ CHUYÊN MÔN

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của người Hiệu trưởng ( HT ) ở trường Tiểu học là chỉ đạo hoạt động chuyên môn của đội ngũ giáo viên mà “giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục đào tạo”. Người HT ngoài những phẩm chất cần có của một CBQL, còn phải thật giỏi về chuyên môn, phải tâm huyết với nghề, luôn trau dồi học tập, cập nhật kiến thức. Người HT muốn thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý của mình cần phải biết lựa chọn, sắp xếp, thiết lập được mạng lưới đội ngũ Tổ trưởng chuyên môn (TTCM) một cách hợp lý; những giáo viên được phân công làm TTCM phải là người có trình độ, chuyên môn giỏi, có năng lực, có uy tín trong tập thể sư phạm nhà trường. Đội ngũ TTCM ở các khối lớp, chính là chỗ dựa, là cánh tay vươn dài của hiệu trưởng, giúp cho hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động chuyên môn và các hoạt động giáo dục khác ở trong nhà trường một cách chặt chẽ, sâu sắc và kịp thời.

 Như vậy, vai trò của người TTCM trong nhà trường Tiểu học rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến kết quả giáo dục của nhà trường. Tuy vậy, trên thực tế, vẫn còn có một số hiệu trưởng các trường Tiểu học chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng đội ngũ TTCM. Việc bố trí TTCM ở một số trường có lúc còn tùy tiện, chủ quan, chưa thực sự xuất phát từ phẩm chất và năng lực để giao nhiệm vụ tổ trưởng. Một bất cập phổ biến hiện nay là đội ngũ TTCM không được bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ quản lý và vẫn chưa có một văn bản nào của Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT và Phòng giáo dục quy định cụ thể về nội dung hoạt động của các TTCM ở trường Tiểu học. Tất cả những vấn đề trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục đào tạo.

Từ thực tiễn công tác quản lý giáo dục Tiểu học ở Sở GD-ĐT, với mục đích góp phần xây dựng đội ngũ TTCM ở các trường Tiểu học trong địa bàn toàn Tỉnh có đủ phẩm chất và năng lực; đồng thời, bảo đảm cho công tác cán bộ quản lý đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng được nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, Phòng Giáo dục Tiểu học Sở GD-ĐT Lâm Đồng tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ cho TTCM để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2010-2011 và những năm tiếp theo.

 

doc 12 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 860Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng tổ chuyên môn trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ít khó khăn trong công tác chỉ đạo, lên kế hoạch hoạt động của TTCM.
	Một bộ phận TTCM chưa quyết tâm phấn đấu học tập, thiếu kiên trì, chịu khó, tìm tòi cập nhật tri thức mới. 
	Một số TTCM tuổi đời cao, làm công tác quản lý nhiều năm nên ngại đổi mới, thiếu nhạy bén trong công việc, đôi khi còn bảo thủ làm giảm hiệu quả công việc.
	Việc xây dựng đội ngũ TTCM của hiệu trưởng các trường Tiểu học gặp nhiều hạn chế do chưa có sự chỉ chỉ đạo thống nhất chung về phương thức hoạt động, điều hành tổ chuyên môn trong toàn ngành giáo dục. Vấn đề này đặt ra cho các cấp quản lý giáo dục là cần có văn bản hướng dẫn hoạt động tổ chuyên môn và quan tâm hơn đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ TTCM.
Nguyên nhân thực trạng trên
Công tác nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM chưa theo kịp với yêu cầu phát triển của sự nghiệp GD-ĐT địa phương. Công tác kiểm tra, đánh giá, bố trí TTCM đôi lúc còn lúng túng, nặng về cơ cấu, chưa mạnh dạn bố trí giáo viên trẻ có năng lực.
	Những hạn chế trên đây của đội ngũ TTCM trường Tiểu học đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục Tiểu học. Chính vì thế, hơn ai hết người CBQL các đơn vị trường học cần phải xác định được những khó khăn trước mắt và những thách thức lâu dài, những ưu điểm để tìm ra các biện pháp xây dựng đội ngũ TTCM trong giai đoạn hiện nay, nhằm đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH- HĐH đất nước. 
I. CÔNG TÁC TỔ CHỨC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN:
Khái niệm chuyên môn: “Chuyên môn là lĩnh vực riêng, những kiến thức riêng nói chung của một ngành khoa học, kĩ thuật ”. ( Từ điển Tiếng Việt – 1998 – trang 181)
Ở trường Tiểu học, giáo viên được tổ chức thành từng tổ chuyên môn theo khối lớp thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh theo quy định của Hiệu trưởng.
 	Cách chia ở trường Tiểu học là dựa vào khối lớp để chia. Đây là đặc điểm rất khác với tổ chuyên môn ở trường THPT và THCS, ở chỗ cách chia tổ chuyên môn ở trường THPT, THCS là dựa vào môn dạy của giáo viên, còn cách chia tổ chuyên môn ở trường Tiểu học là dựa vào lớp giáo viên phụ trách (giáo viên Tiểu học vừa làm công tác chủ nhiệm lớp vừa dạy 9 môn bắt buộc trong một lớp). Việc chọn tổ chuyên môn ở trường Tiểu học còn dựa vào tính chất chuyên môn của từng khối lớp hoặc liên khối lớp, hoặc căn cứ vào số lượng giáo viên trong từng khối. 
Chương II - Điều 15 ( điều lệ trường TH ) nêu rõ : Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục. Mỗi tổ có ít nhất 5 thành viên. Tổ chuyên môn có tổ trưởng, tổ phó.
Ở trường Tiểu học, giáo viên được tổ chức thành từng tổ chuyên môn theo khối lớp thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh theo quy định của Hiệu trưởng.
 	Cách chia ở trường Tiểu học là dựa vào khối lớp để chia. Đây là đặc điểm rất khác với tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông và trung học cơ sở, ở chổ, cách chia tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông, trung học cơ sở là dựa vào môn dạy của giáo viên, còn cách chia tổ chuyên môn ở trường Tiểu học là dựa vào lớp giáo viên phụ trách (giáo viên Tiểu học vừa làm công tác chủ nhiệm lớp vừa dạy 9 môn bắt buộc trong một lớp). Việc chọn tổ chuyên môn ở trường Tiểu học còn dựa vào tính chất chuyên môn của từng khối lớp hoặc liên khối lớp, hoặc căn cứ vào số lượng giáo viên trong từng khối.
 Có 3 cách phân tổ chuyên môn như sau:
 	- Cách 1: Mỗi khối lớp lập thành một tổ chuyên môn (có 5 tổ chuyên môn của 5 khối lớp). Cách thành lập tổ chuyên môn này áp dụng cho các trường có số lớp từ 18 lớp trở lên ( trường loại 1, loại 2)
 	- Cách 2: Dựa vào tính chất chuyên môn của liên khối lớp để thành lập tổ CM
+ Tổ chuyên môn khối lớp 1.
+ Tổ chuyên môn khối lớp 2-3.
+ Tổ chuyên môn khối lớp 4-5.
	Cách chia này thường thấy ở các trường từ 10 lớp trở lên.	
	 - Cách 3: Ở những trường có số lớp quá ít dưới 10 lớp, thông thường được bố trí thành 2 tổ chuyên môn. Tổ chuyên môn khối 1-2-3, tổ chuyên môn khối 4-5.
 	Cách chia thứ 3 ít diễn ra bởi vì nó không dựa vào các cơ sở khoa học về đặc điểm tâm sinh lý của độ tuổi và sự phù hợp về ND, chương trình của khối lớp 1-2-3 và khối 4-5.
II. VỊ TRÍ CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
 Ở trường Tiểu học, tổ chuyên môn là tổ chức cơ sở của bộ máy hành chính nhà trường trực tiếp quản lý giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ, về phẩm chất tư cách, về kế hoạch GD-ĐT cũng như về kết quả đào tạo học sinh. Tổ chuyên môn là một nút thông tin trong hệ thống thông tin trường học, đó là nơi tiếp nhận, xử lý đồng thời cũng là nơi truyền phát thông tin. Tổ chuyên môn có nhiệm vụ tổ chức một số hoạt động để nắm vững và thực hiện chương trình giảng dạy, giúp giáo viên chuẩn bị lên lớp, hiện thực hoá quá trình GD-ĐT. Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn đã được quy định và nâng cao chất lượng giảng dạy, tổ chuyên môn còn là nơi tổ chức những hoạt động khác như sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt ngoại khoá, viết tài liệu phổ biến SKKN, giải pháp hữu ích...
III. NHIỆM VỤ CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
Chương II - Điều 15 ( điều lệ trường TH ) nêu rõ : Tổ chuyên môn có nhiệm vụ sau đây:
 	- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động giáo dục khác. 
	- Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lý sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường.
 	- Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó.
 	- Tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ hai tuần một lần.
HỒ SƠ TỔ CHUYÊN MÔN:
1
Sổ kế hoạch tổ 
Theo yêu cầu của ĐL 
2
Sổ biên bản ghi nội dung các cuộc họp chuyên môn
Theo yêu cầu của ĐL 
3
Sổ kiểm tra
Theo yêu cầu quản lý
3
Hồ sơ lưu trữ các văn bản chỉ đạo các cấp 
Theo yêu cầu quản lý
4
Hồ sơ lưu trữ tư liệu chuyên môn, đề kiểm tra, thống kê chất lượng, theo dõi thực hiện chương trình, dạy thay, dạy bù  
Theo yêu cầu quản lý
* Veà xaây döïng keá hoaïch naêm hoïc:
- Caên cöù coâng vaên soá:../CVGD ngaøy.....thaùngnaêm. cuûa PGD v/v: Höôùng daãn thöïc hieän nhieän vuï naêm hoïc ..baäc tieåu học
- Caên cöù keá hoaïch soá: /KHGD ngaøy.....thaùngnaêm. cuûa tröôøng tieåu hoïc.v/v: Keá hoaïch thöïc hieän nhieäm vuï naêm hoïc tröôøng.naêm hoïc
- Caên cöù yeâu caàu, nhieäm vuï, chæ tieâu vaø tình hình thöïc teá cuûa toå khoái.., toå khoáitröôøng tieåu hoïcxaây döïng keá hoaïch nhö sau:
A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
* Khái quát chung: TS giáo viên, trình độ chuyên môn, trình độ chính trị, dân tộc, chất lượng các lớp học năm trước
* Thuận lợi
* Khoù khăn
B. NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP
I/ Nhieäm vuï troïng taâm: (Baùm saùt yeâu caàu cuûa ngaønh, cuûa tröôøng)
II/ Nhieäm vụï cuï theå:
1/ Thöïc hieän caùc cuoäc vaän ñoäng cuûa Bộ GD- ĐT; Sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT:
2/ Coâng taùc vaän ñoäng hoïc sinh ra lôùp, DTSSH :
3/ Giáo dục đạo đức học sinh
4/ Giáo dục văn hóa
5/ Thực hiện chuyên đề
6/ Bồi dưỡng, phụ đạo học sinh
III. Xây dựng đội ngũ
1/ Nâng cao phẩm chất chính trị , phẩm chất nhà giáo
2/ Đổi mới phương pháp dạy học 
3/ Bồi dưỡng giáo viên
4/ Công tác kiểm tra
IV. Đăng ký danh hiệu thi đua cá nhân , tổ chuyên môn
Phaàn keát cuûa keá hoaïch ( coù pheâ duyeät cuûa nhaø tröôøng)
* Về bồi dưỡng đội ngũ giáo viên :
	- Nội dung :
	+ Phải luôn cập nhật thông tin , diễn biến xung quanh để dạy học phù hợp.
	+ Bồi dưỡng đội ngũ về thực hiện quy chế chuyên môn , quy chế cơ quan
	+ Bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng ĐDDH , nâng cao tay nghề
chuyên môn nghiệp vụ. 
	+ Bồi dưỡng thực hiện các chuyên đề , thao giảng, hội giảng..
	+ Tham gia các chuyên đề do ngành , phòng, trường tổ chức.
	- Biện pháp:
	+ Toàn thể GV phải có nhiệm vụ tham gia học tập, nghiên cứu , tham gia các chuyên đề bồi dưỡng .
	+ Coi bồi dưỡng là nhiệm vụ quan trọng, XD tổ chuyên môn thành đơn vị tự học tự bồi dưỡng.
	+ XD kế hoạch bồi dưỡng trong tổ chuyên môn ( dự giờ, kiểm tra )
	+ Coi công tác tự kiểm tra, kiểm tra chéo, dự giờ giúp đỡ, tư vấn là biện pháp tối ưu. 
*Về công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên: 
1/ Kiểm tra là một hoạt động quan trọng trong công tác quản lý nhằm xem xét, đối chiếu việc thực hiện các nhiệm vụ so với yêu cầu, với chuẩn đã đề ra, trên cơ sở đó đánh giá, xếp loại, tư vấn, thúc đẩy. 
	Thanh tra: Làm cho trong sạch, nghiêng về chất lượng, rà soát lại thực trạng của chất lượng của một đơn vị, đối chiếu với 1 tiêu chuẩn cho trước. Thanh tra đươc tiến hành từ trên xuống, từ ngoài vào trong, bằng văn bản, có quyết định, kế hoạch thanh tra. Sản phẩm thanh tra là một biên bản. 
Kiểm tra: Kiểm : đếm, nghiêng về số lượng; đếm lại, rà soát lại dựa trên một danh mục. Kiểm tra thực hiện kiểm tra trong nội bộ 1 đơn vị với ra lệnh bằng miệng, tiến hành trong 1 thời gian ngắn, số lượng người tham gia ít. Sản phẩm kiểm tra là một biên bản.
Kiểm tra sự tuân thủ các qui định: so sánh đối tượng kiểm tra với chuẩn ( giờ dạy, HSSS, chất lượng), đo độ lệch giữa đối tượng kiểm tra với chuẩn tham chiếu. Chuẩn tham chiếu có thể là một định mức, một mô hình ( hình mẫu ) tùy theo qui định của từng đơn vị, một khuôn thước, nó có trước thao tác kiểm tra. Phải đảm bảo mọi người đều phải biết các định mức, mô hình, khuôn thước và chuẩn tham chiếu .
2/ Đánh giá: Thực chất là đánh giá công sức, tài năng, sự cần cù, kết quả của quá trình lao động của GV nên cần trân trọng. Đánh giá toàn diện không chỉ căn cứ từ một vài tiêu chí, một vài kết quả mà còn cần căn cứ vào hoàn cảnh gia đình, bản thân, điều kiện công tác, đối tượng dạy học  
Từ kiểm tra để đánh giá, qui ra các giá trị khối lượng vừa kiểm tra với các mức Tốt, khá, đạt yêu cầu, chưa đạt yêu cầu. Hình thức đánh giá dấu ấn cá nhân của người đánh giá. 
 Tóm lại : Kiểm tra + Đánh giá 
 -Sự tuân thủ các qui định về số lượng - Chất lượng công việc đã được thực hiện 
 -CB thanh tra có tư cách pháp nhân - CB thanh tra được thừa nhận nhờ những 
 vì đại diện cho nhà nước đóng góp thực hiện : tư vấn, thúc đẩy, 
 hỗ trợ sư phạm . 
3/ Tư vấn 
Đánh giá chính xác và khách quan là một biện pháp giúp đỡ GV nhưng để giúp đỡ có hiệu quả hơn thì không chỉ dừng lại ở việc đánh giá, mà cán bộ quản lý còn có nhiệm vụ tư vấn cho đối tượng, đưa ra những lời khuyên, chỉ ra cho họ các biện pháp để khắc phục những điểm yếu, cải thiện chất lượng giảng dạy, hoàn thiện hoạt động sư phạm của mình. Cần chỉ ra những gì đối tượng hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ trong nội dung giảng dạy, trong thực hiện nhiệm vụ của GV; chỉ ra những chỗ chưa hợp lý trong việc sử dụng những phương pháp dạy học và giáo dục, sự vận dụng phương pháp chưa sát với hoàn cảnh của lớp học và đưa ra những lời khuyên từ những kinh nghiệm của mình đã tích lũy được .
Tư vấn nhằm giúp đỡ giáo viên :
-Tự phân tích các hoạt động sư phạm của mình .
-Tự đánh giá được khoảng cách giữa yêu cầu đặt ra đối với bài dạy với kết quả đạt được, từ đó rút ra những bài học để cải thiện năng lực sư phạm.
-Phân tích trách nhiệm cá nhân và tập thể.
-Tăng khả năng tham gia vào sự phát triển sự nghiệp giáo dục.
Để đạt được kết quả, khi trao đổi phải trên tinh thần đồng nghiệp, chân tình.
Những nội dung tư vấn phải dựa trên thực tế đã quan sát được khi kiểm tra, phải trân trọng những thành tích, những sáng kiến của giáo viên, những nội dung góp ý để giải quyết những khó khăn tồn tại phải khả thi, không mang tính áp đặt, phù hợp với hoàn cảnh công tác của giáo viên, giải đáp được những băn khoăn của giáo viên.
	Sau đây là những vấn đề khó khăn, thiếu sót, yếu kém mà một số giáo viên thường gặp, cần quan tâm phát hiện và trao đổi khi tư vấn:
1/ Về nghiệp vụ sư phạm : 
1.1/ Trình độ nắm chương trình và nội dung giảng dạy .
- Không nắm vững yêu cầu của chương trình, không xác định đúng trọng tâm bài dạy; không hiểu rõ mục đích yêu cầu của bài dạy; xây dựng chưa đúng mức các kiến thức, kỹ năng: chỉ dừng lại như yêu cầu đối với học sinh lớp dưới hoặc dùng kiến thức các lớp trên để xây dựng cho học sinh .
- Kiến thức, kỹ năng không chính xác, không hiểu hết nội dung sách giáo khoa, rập khuôn cứng nhắc theo sách giáo khoa. Không có hệ thống, không hợp logic. Truyền thụ một cách áp đặt kiến thức cho học sinh.
- Kiến thức cuộc sống nghèo nàn, lệch lạc không thích hợp.
- Liên hệ thực tế, giáo dục tư tưởng tình cảm còn gượng ép, áp đặt. 
1.2/ Trình độ vận dụng phương pháp .
Có nhiều tình huống khác nhau, nhưng cần chú ý các vấn đề sau đây :
- Phân phối thời gian không hợp lý, ít tạo điều kiện thời gian cho HS được làm việc.
- Chọn ví dụ không thích hợp .
- Không quan tâm đến việc làm cho học sinh chủ động trong học tập, nghiên cứu, không biết dẫn dắt cho học sinh tự tìm tòi .
- Sử dụng các phương pháp không phù hợp đặc điểm học sinh và môn học .
- Ngôn ngữ thiếu trong sáng .
- Đặt vấn đề, lời chỉ dẫn, yêu cầu không rõ ràng.
- Trình bày bảng, trình bày thí nghiệm, đồ dùng dạy học chưa khoa học.
- Không chú ý rèn luyện phương pháp làm việc nói chung và phương pháp học tập môn học 
- Không quan tâm đến hiện tượng không đồng đều của HS trong nhịp độ làm việc trên lớp. Giảng dạy theo lối đồng nhất, không phân biệt mức độ yêu cầu đối với HS khá giỏi và học sinh yếu .
- Lúng túng trong việc tổ chức hoạt động theo nhóm.
 	- Không biết khai thác lỗi của học sinh để phân tích uốn nắn làm cho học sinh nắm chắc hơn kiến thức.
- Lúng túng trong việc điều khiển lớp học, không làm chủ các tình huống.
- Đánh giá kết quả của học sinh không chính xác.
- Hướng dẫn học sinh học ở nhà không rõ và không chu đáo.
2/ Việc thực hiện qui chế, qui định chuyên môn .
2.1/ Soạn giáo án : 
- Chưa nắm được yêu cầu của một giáo án, thường chỉ tóm tắt sách giáo khoa, chưa thể hiện được kế hoạch làm việc của thầy và trò trong tiết dạy .
-Chưa thể hiện rõ phương pháp và hình thức tổ chức dạy học .
2.2/ Chấm bài, chữa bài :
-Không chuẩn bị biểu điểm.
-Chấm tùy tiện nên không chính xác, không công bằng. 
-Xử lý, tổng hợp kiến thức kỹ năng cần bổ trợ cho học sinh chưa được quan tâm. 
2.3/ Thực hành, thí nghiệm .
 	-Thiếu kỹ năng biểu diễn thí nghiệm, lúng túng trong việc tổ chức cho HS thực hành 
-Thiếu sáng kiến trong việc sưu tầm, tự tạo đồ dùng dạy học .
2.4/ Tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng .
Chưa vận dụng những điều đã được bồi dưỡng vào giảng dạy và giáo dục. 
2.5/ Vi phạm có hệ thống đối với qui định về dạy thêm , học thêm . 
4/ Thúc đẩy:
Nhiệm vụ thúc đẩy nhằm giúp đỡ giáo viên phát huy nội lực, tạo điều kiện và định hướng cho đối tượng thanh tra, thể hiện trong các yêu cầu sau đây:
-Phát hiện và khẳng định những kinh nghiệm tốt của giáo viên, tạo sự tự tin, đồng thời tìm cách phổ biến cho giáo viên khác nhằm góp phần thúc đẩy hệ thống.
-Phát hiện những thiếu sót, yếu kém của giáo viên, đưa ra những kiến nghị với nhà trường tạo điều kiện cho họ làm tốt nhiệm vụ.
-Phát hiện những thiếu sót, chưa hợp lý trong chương trình, sách giáo khoa, và qui định quản lý để kiến nghị điều chỉnh, bổ sung nhằm thúc đẩy cả hệ thống .
 	Các kiến nghị đưa ra phải cụ thể, xuất phát từ thực tế đã quan sát được trong quá trình kiểm tra và trao đổi với giáo viên, không đưa ra những kiến nghị có tính chất phương hướng lâu dài. Kiến nghị phải khả thi sao cho những đối tượng được kiến nghị có thể thực hiện được sau một thời gian nhất định. Sau đây là những loại thiếu sót, khó khăn của giáo viên thường gặp cần chú ý phát hiện để đưa ra kiến nghị:
4.1/ Đối với giáo viên:
Để cải thiện năng lực chuyên môn :
-Nghiên cứu thêm những nội dung gì ?
-Trau dồi thêm những kỹ năng nào ( vẽ hình, trình bày bảng, thực hành thí nghiệm, đọc diễn cảm, phát âm chính xác  ) ?
-Cần rèn luyện thêm phương pháp giảng dạy nào ( hướng vào đổi mới phương pháp thích hợp với đối tượng học sinh và đặc điểm địa phương ) ?
Về thưc hiện qui chế chuyên môn:
-Dạy bù, thực hiện lại phần chương trình nào? 
-Soạn đầy đủ giáo án, cần sửa chữa cách soạn giáo án theo hướng nào? 
 -Kiểm tra HS bổ sung cho đủ qui định; chấm lại bài nào để bảo đảm công bằng ?
-Bố trí việc giúp đỡ những học sinh kém.
-Thực hiện chu đáo các hồ sơ chuyên môn.
-Bồi dưỡng những nội dung gì về chuyên môn, nghiệp vụ và bằng cách nào ?
 Về bồi dưỡng đội ngũ giáo viên :
	- Nội dung :
	+ Nâng cao cập nhật hóa và cập nhật diễn biến xung quanh để dạy học phù hợp .
	+ Bồi dưỡng đội ngũ về thực hiện quy chế chuyên môn, quy chế cơ quan
	+ Bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng ĐDDH , nâng cao tay nghề
chuyên môn nghiệp vụ. 
	+ Bồi dưỡng thực hiện các chuyên đề , thao giảng, hội giảng..
	+ Tham gia các chuyên đề do ngành, phòng, trường tổ chức.
	- Biện pháp:
	+ Toàn thể GV phải có nhiệm vụ tham gia học tập, nghiên cứu, tham gia các chuyên đề bồi dưỡng .
	+ Coi bồi dưỡng là nhiệm vụ quan trọng, xây dựng tổ chuyên môn thành đơn vị tự học tự bồi dưỡng; Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng trong tổ chuyên môn (dự giờ, kiểm tra )
	+ Coi công tác tự kiểm tra, kiểm tra chéo, dự giờ giúp đỡ, tư vấn là biện pháp tối ưu. 
4.2/ Đối với nhà trường:
-Sắp xếp phòng học, bố trí lại thời gian học.-Trang bị thêm đồ dùng dạy học ( bằng nhiều giải pháp khác nhau ).
-Thay đổi phân công GV hợp lý hơn trong đ/k cụ thể hiện có để bảo đảm chất lượng 
-Tăng cường kiểm tra, tổ chức giúp đỡ giáo viên về mặt nào ? 
4.3/ Đối với cơ quan chủ quản và cơ quan liên quan: 
-Cần tổ chức bồi dưỡng những nội dung gì cho GV có những khó khăn tương tự .
-Nghiên cứu điều chỉnh chương trình, nội dung sách giáo khoa cụ thể là phần nào, bài nào, chi tiết nào ?
-Bổ sung, điều chỉnh qui định về chuyên môn để bảo đảm quản lý chặt chẽ và giảm nhẹ công việc cho giáo viên.
III. VAI TRÒ CỦA TỔ TRƯỞNG TỔ CHUYÊN MÔN
 	TTCM là một giáo viên trong tổ chuyên môn được hiệu trưởng nhà trường chỉ định và giao nhiệm vụ; là người giúp hiệu trưởng điều hành, thực hiện nhiệm vụ dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. Tổ trưởng chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về các hoạt động giáo dục, giảng dạy trong tổ của mình phụ trách. Vai trò của TTCM được thể hiện trên các mặt sau:
 	- TTCM là người điều hành mọi hoạt động chuyên môn của tổ, trên cơ sở sự bố trí, phân công trách nhiệm của hiệu trưởng.
 	- Người TTCM phải là trung tâm đoàn kết của tổ. Muốn thực hiện được điều này, người TTCM phải luôn gần gũi, lắng nghe tâm tư tình cảm của những cộng sự của mình, biết cảm thông, chia sẻ với những niềm vui, nỗi buồn của họ. Chỉ có như thế, người tổ trưởng mới xây dựng tổ chuyên môn của mình phụ trách trở thành một tổ ấm thực sự, mọi người cùng đồng lòng, chung sức thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao.
IV. NHIỆM VỤ CỦA TỔ TRƯỞNG TỔ CHUYÊN MÔN
 	- Xây dựng kế hoạch dạy học và các hoạt động giáo dục từng năm học của môn học, giúp tổ viên xây dựng kế hoạch công tác chuyên môn, kiểm tra đôn đốc tổ viên thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra; thảo luận, nhận định tình hình và đánh giá kết quả giáo dục học sinh thuộc phạm vi của tổ mình phụ trách, bàn các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
 	- Tạo điều kiện để giáo viên trong tổ có ý thức rõ về vai trò, vị trí công việc của mình, tích cực tham gia vào các hoạt động sư phạm tập thể cũng như hoạt động của cá nhân, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
 - Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt chuyên môn để giáo viên trong tổ có điều kiện trao đổi kinh nghiệm, phương pháp dạy học; rèn luyện, trau dồi nghiệp vụ, cập nhật thông tin giáo dục mới.
 - Tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề về nội dung chương trình sách giáo khoa mới; đề xuất và thử nghiệm những phương pháp dạy học hiện đại; tổ chức cho giáo viên trong tổ dự giờ lẫn nhau nhằm rút kinh nghiệm, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn. Người giáo viên phải không ngừng học tập, nghiên cứu, nắm vững và sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm đưa lại hiệu quả cao ở mỗi bài dạy, tiết dạy, đồng thời phải biết sử dụng các trang thiết bị hiện đại, đây là điều kiện quan trọng để tổ chức thành công đổi mới phương pháp dạy học.
- TTCM có nhiệm vụ tham mưu cho hiệu trưởng tập hợp sức mạnh của các lực lượng xã hội, tăng cường nguồn lực, thiết bị hiện đại phục vụ giảng dạy và giáo dục trong nhà trường.
V. NHỮNG YÊU CẦU VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN TRƯỜNG TIỂU HỌC
 	Những phẩm chất và năng lực của người TTCM trường Tiểu học thể hiện trên 2 phương diện đức và tài. Đó là sự kết hợp những đặc điểm của con người Việt nam và yêu cầu của người TTCM trường Tiểu học trong giai đoạn mới.
	Trên cơ sở tiêu chuẩn quy định CBQL trường học và những yêu cầu của xã hội trong thời kỳ CNH-HĐH, đội ngũ TTCM cần có các phẩm chất nhân cách sau: 
1. Về phẩm chất
 	+ Phẩm chất chính trị: 
 	- Có quan điểm, lập trường, chính trị vững vàng, hiểu biết đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước.
 - Có trách nhiệm trong việc tuyên truyền, giáo dục thuyết phục cán bộ-giáo viên-nhân viên và cộng đồng chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
 - Có thái độ tích cực đối với cái mới, cái tiến bộ; kiên quyết đấu tranh chống lại những biểu hiện sai trái, tiêu cực, bảo vệ lẽ phải.
 - Có ý thức chấp hành kỷ luật lao động tốt.
 	+ Phẩm chất đạo đức:
 	 Người TTCM trường Tiểu học phải là người gương mẫu trong lối sống, thực sự là nhà giáo dục, xứng đáng với vai trò là người tham mưu tích cực cho hiệu trưởng, là cánh tay nối dài của hiệu trưởng đến với từng giáo viên trong nhà trường. Do đó, người TTCM cần phải có uy tín cao đối với tập thể sư phạm, đối với cấp trên, được cán bộ-giáo viên-nhân viên-học sinh và mọi người tôn trọng. Ngoài ra, người TTCM cần hiểu rõ hoàn cảnh của từng thành viên trong tập thể; luôn gần gũi, chăm lo về tinh thần, vật chất cho cấp dưới; biết lắng nghe, biết đồng cảm, xây dựng tốt mối quan hệ giữa nhà trường với môi trường giáo dục; Có phong cách lãnh đạo dân chủ, công bằng, trung thực trong báo cáo cấp trên, đánh giá cấp dưới.
 	+ Phẩm chất trí tuệ:
 	 Người TTCM trường Tiểu học phải có trình độ lý luận, nắm vững đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, có khả năng phân tích, tổng hợp, nhạy bén trong việc nắm bắt, đánh giá tình hình, xử lý thông tin một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác. Bên cạnh cái “tâm”, người TTCM còn phải có cái “tầm” để nhìn xa, trông rộng, tham mưu tốt cho hiệu trư

Tài liệu đính kèm:

  • docTai lieu boi duong to khoi truong.doc