Sáng kiến: Rèn kĩ năng nói trong giờ tập làm văn lớp 5

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

 Như chúng ta đã biết mục tiêu của Giaó dục Tiểu học đó là nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chũ nghĩa, bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở ( theo Điều 23 Luật Giaó dục 2009)

 Để đạt được mục tiêu trên trong chương trình Tiểu học, môn Tiếng việt chiếm vị trí rất quan trọng. Tiếng việt tạo điều kiện và cơ sở cho học sinh học tốt các bộ môn. Đặc biệt môn Tiếng việt lớp 5 và cụ thể là môn tập làm văn nói. Thực tế dạy học hiện nay cho thấy kỷ năng nói của HS đang ngày bị xem nhẹ và hình thức kiểm tra chủ yếu hiện nay là kiểm tra viết và giáo viên chỉ tập trung vào các kỹ năng : đọc, viết, tính toán trong nhà trường là việc có thật. Việc rèn luyên kỹ năng nói cho HS trong phân môn Tập làm văn lớp 5 hiện nay chưa làm nổi bật các đặc thù là rèn kỹ năng nói cho học sinh mà chủ yếu mới chỉ tập trung vào lập dàn bài để phục vụ cho giờ văn viết. Do đó, việc rèn luyện kỹ năng nói lưu loát trong cách diễn đạt cho học sinh là việc làm cần thiết của người giáo viên ở trên lớp, đây là cả một quá trình đòi hỏi giáo viên phải nỗ lực, cố gắng, tìm hiểu và quan tâm đến từng đối tượng học sinh ở trong lớp để có thể có biện pháp giúp đỡ các em có điều kiện luyện tập tùy theo cách nhìn nhận vấn đề của từng học sinh. Do đó việc cải tiến, đổi mới về phương pháp luyện nói cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng là vấn đề cần quan tâm, bởi vì khả năng diễn đạt vấn đề của học sinh hiện nay hầu hết còn rất nhiều hạn chế cần khắc phục.

 

doc 18 trang Người đăng phuquy Lượt xem 2204Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến: Rèn kĩ năng nói trong giờ tập làm văn lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Việt còn giúp cho các em cảm nhận, khám phá ra những nét đẹp tâm hồn, sự hiểu biết về thế giới xung quanh. Môn Tiếng Việt là cơ sở, là chỗ dựa cho học tốt các môn học khác.Vì muốn học môn nào cũng cần sử dụng kỹ năng nói, đọc, viết mà môn Tiếng Việt là môn bước đầu hình thành kỹ năng này. Trong Tiếng Việt thì phân môn: Tập làm văn lai là môn tổng hợp các kỹ năng và kiến thức của các phân môn: Luyện từ và câu, Chính tả, kể chuyện. Vì thế, Bậc Tiểu học cần rèn luyện cho các em có kỹ năng học tốt phân môn Tập làm văn để giúp các em nắm bắt được cái hay, cái đẹp, biết cảm thụ văn học và có tình yêu quê hương, đất nước và con người .
 Như ta đã biết dạy Tập làm văn là nhằm phát triển và hoàn thiện năng lực văn học cho học sinh trên bốn kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi, trong đó kỹ năng nói có vai trò quan trọng trong đời sống học sinh, nó giúp các em hình thành các kỹ năng học tập khác. Vì thế mục đích cao nhất của bài Tập làm văn là rèn kỹ năng nói cho học sinh giúp các em sử dụng Tiếng Việt một cách có hiệu quả trong hoc tập và giao tiếp trong gia đình, nhà trường và xã hội, tôi cũng mong muốn sẽ có môt bài học kinh nghiệm để có thể áp dụng vào thực tiễn dạy môn tập làm văn nói cho học sinh trong trường. Đối với học sinh lớp 5, các em đã có một số vốn kỹ năng nhất định ,đã biết môi quan hệ giữa người với người trong những mối quan hê khác nhau, để có thể sáng tạo bằng ngôn từ một cái gì đó của mình và thể hiện những khía cạnh của đời sống. Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ gợi đươc cảm xúc trực tiếp, người nói, người nghe có thể nắm bắt được những nội dung cần trao đổi và để đạt được mục đích của giao tiếp.
Qua ngôn ngữ nói ta dễ nhận thấy trí tuệ, tâm hồn của người nói bởi lời nói luôn mang phong cách riêng của mỗi người. Trong lời nói cần thể hiện tư duy, nếu tư duy tốt lời nói sẽ dễ dàng, gọn gàng, hấp dẫn được người nghe, ngược lại nếu nói ấp úng, không rõ ràng sẽ không thuyết phục được người nghe và đôi khi còn hiểu sai ý mình muốn nói. Vì thế mục đích của giao tiếp sẽ khó được thực hiện hoàn chỉnh. Để có những lời nói đẹp mỗi người cần phải rèn luyện trong một quá trình lâu dài. Những giờ Tập làm văn chính là giờ học hình thành cho học sinh những kỹ năng nói đầu tiên, ở lứa tuổi này các em đã có một sự thay đổi đáng kể đặc điểm tâm sinh lý. Các em đã tự thay đổi trong quá trình nhận thức, việc sử dụng các công cụ trực quan đã giảm bớt so với ở các lớp học trước và thay vào đó là học sinh có thể dùng lời để chứng minh một vấn đề. Vì vậy, lời nói cho phép diễn đạt dể dàng hơn rất nhiều về những vấn đề phức tạp hơn những tính chất bên trong những sự vận động lo-gic. Ở lớp 5 hoạt động yêu thích của trẻ em là sáng tạo văn học, nếu được học văn theo một chương trình đúng và có một phương pháp truyền thụ tốt thì trẻ em ở tuổi này rất thích học văn, dễ nói hết ra những điều mình suy nghĩ , đó là diều kiện thuận lợi nhất cho giáo viên trong việc rèn luyện kỹ năng nói cho từng học sinh, nhận ra những chỗ khiếm khuyết của từng học sinh để uốn nắn kịp thời . Theo quan điểm dạy học hiện nay, cần phải rèn cho học sinh kỹ năng diễn đạt mỗi vấn đề cụ thể một cách rõ ràng, mạch lạc. Vì vậy giờ Tập làm văn còn rèn cho học sinh kỹ năng nói, dạy các em biết tổng hợp kiến thức từ các phân môn như : Luyện từ và câu, Tập đọc và các kinh nghiệm cuộc sống mà học sinh có được . Cùng một vấn đề nhưng không phải học sinh nào cũng nói như nhau, do đó giáo viên phải luôn quan tâm tới đặc điểm riêng của từng học sinh để rèn luyện kỹ năng nói cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
III / GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI : 
 Nhằm đi sâu vào một vấn đề nên tôi chỉ giới hạn đề tài trong phạm vi nghiên cứu việc dạy học kiểu bài luyện nói cho học sinh lớp 5 với phạm vi nghiên cứu hẹp 
như vậy, tôi hi vọng sẽ thu được nhiều kết quả, góp phần thực hiện nhiệm vụ giáo dục của một nhà giáo trong giai đoạn mới . 
V/ CÁC GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU
 - Để thực hiện giải pháp trong việc nâng cao kỹ năng trình bày bằng lời nói trong giờ Tập làm văn ở lớp 5, bản thân tôi có dự kiến ban đầu về công viêc cần làm như sau : 
 - Thực hiện kết hợp gia đình với nhà trường, tuyên truyền vận động để tất cả các phụ huynh đều thấu hiểu về tầm quan trọng của môn Tiếng Việt lớp 5.
 - Giáo viên nghiên cứu tài liệu, đổi mới nội dung phương pháp dạy học để rèn luyện kỹ năng lời nói trong phân môn Tập làm văn lớp 5 .
 - Thường xuyên kiểm tra chất lượng học sinh, dự kiến giúp đỡ đến từng học sinh để các em trong lớp đều có thể có kỹ năng giao tiếp thông qua việc rèn luyện kỹ năng nói .
 - Thực hiện tốt việc luyện đọc đối với học sinh thông qua các giờ Tập làm văn, thông qua các văn bản đã học giúp học sinh có khả năng trình bày văn bản bằng lời nói . 
 - Tìm hiểu cụ thể thực trạng ban đầu về chất lượng môn Tiếng Việt của học sinh trong trường đặc biệt là chất lượng môn Tiếng Việt của học sinh lớp 5.
V/ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Tôi thực hiện kế hoạch từ năm học 2010-2011
B/ PHẦN NỘI DUNG
I/ THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG MÂU THUẪN
 Nhìn chung chất lượng các môn học đối với lớp do tôi chủ nhiệm khá đồng đều, nhưng riêng môn Tập làm văn của các em kết quả còn hạn chế, đó là khả năng trình bày bằng lời nói còn nhiều hạn chế, ngữ điệu trong khi trình bày chưa thể hiện được theo nội dung của văn bản. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, nhà trường còn gặp không ít khó khăn ảnh hưởng đến chất lượng chung. Do đây là vùng kinh tế mới ,một số học sinh ở xa khu địa bàn trung tâm, cuộc sống còn gặp 
nhiều khó khăn ,gia đình chưa thực sư quan tâm đến các em nên phần nào ảnh hưởng đến kết quả học tập. Thực tế trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi đã khảo 
sát trực tiếp lớp 5A1 trong năm học 2010 – 2011 và năm học khi trình bày bằng lời nói thông qua bài văn tả cảnh, kết quả thu được như sau :
TSHS
HS tham gia khảo sát
KẾT QUẢ
Trình bày lưu loát
Trình bày chưa lưu loát
Trình bày còn lúng túng
TS
%
TS
%
TS
%
28
28
3
10,7
11
39,3
14
50,0
 Việc học sinh còn lúng túng trong khi diễn đạt văn bản bằng lời nói làm cho việc tiếp cận các kiến thức khoa học kỹ thuật càng trở nên khó khăn hơn , làm cho các em mất lòng tin khi bước vào cuộc sống sau này. Nhìn bảng thống kê kết quả khảo sát việc diễn đạt bằng lời nói của học sinh ở trên, chúng ta có thể thấy việc đọc hiểu và trình bày lưu loát văn bản bằng lời nói làm cho người nghe có hứng thú khi nghe của học sinh còn rất nhiều hạn chế. Tỷ lệ học sinh còn lúng túng khi trình bày bài tập còn khá cao. Mà những học sinh này do vốn Tiếng Việt còn hạn chế, cho nên ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng học tập của các môn học khác.
 Nhận thức được rõ điều đó và trước thực trạng học môn luyện nói của học sinh thông qua phân môn Tập làm văn chương trình tiểu học mới của học sinh lớp 5 tôi đã tìm ra các biên pháp để nâng cao chất lượng trình bày bằng lời nói môn Tiếng Việt lớp 5. 
 II/ CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 Qua những năm tháng học tập, nghiên cứu phương pháp dạy học môn Tiếng Việt, bản thân tôi đã áp dụng những phương pháp để nâng cao chất lượng kỹ năng nói môn Tiếng Việt lớp 5 như sau :
II.1. Nghiên cứu tài liệu :
 Để nắm vững nội dung và phương pháp dạy học môn Tiếng Việt tiểu học ,tôi đã tiến hành nghiên cứu các tài liệu, chuẩn kiến thức và kỹ năng các môn học ở Tiểu học ; tài liệu dạy văn cho học sinh tiểu học – nhà xuất bản Giáo dục năm 1999 của tác giả Hoàng Hòa Bình. Dạy tập làm văn ở tiểu học. NXB: Giáo dục năm 2003 của tác giả Nguyễn Trí. Tập làm văn lớp 5 Biên soạn theo chương trình mới của NXB Tổng hợp TPHCM. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy các môn học lớp 5 NXB-GD năm 2006. Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở Tiểu học. NXB: giáo dục năm 2010- Tác giả Hoàng Hòa Bình, Lê Minh Châu,. Vì vậy chương trình phân môn Tập làm văn lớp 5 cũng nằm trong sự đổi mới đó là : Chương trình kế thừa ưu điểm của nội dung chương trình môn Tiếng Việt theo chương trình sách giáo khoa cũ, đồng thời phát triển những thành tựu có được của chương trình, khắc phục được tồn tại và bất cập của chương trình Tiếng Việt cải cách giáo dục. Bổ sung một số nội dung cần thiết phù hợp với thực tế cuộc sống và hội nhập cùng các nước trong khu vực và trên thế giới .
 Từ mục tiêu, nội dung chương trình trên đòi hỏi giáo viên phải cải cách đổi mới phương pháp dạy học .
II.2. Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với Gia đình : 
 Hằng năm nhà trường có tổ chức họp phụ huynh đầu năm nhân dịp này giáo viên trao đổi về tình hình hoc tập cũng như một số vấn đề có liên quan trong việc giáo dục học sinh. Ngoài ra, giáo viên cũng thống nhất với hội CMHS phối hợp chặt chẽ trong công tác giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với học sinh. Đặc biệt là đặt vấn đề về việc nâng cao kỹ năng nói, kỹ năng trình bày của học sinh thông qua cuộc sống giao tiếp hàng ngày ở gia đình, nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài ở nhà như lập dàn ý, dựa vào dàn ý học sinh tập nói để gia đình nghe nhận xét bổ sung đồng thời tạo tính tự tin, mạnh dạn để ngày mai nói trước lớp và để kịp thời uốn nắn khi học sinh chưa hoàn thành được mục tiêu của bài học. 
II.3.Thiết kế Giaó án : 
 Để nâng cao kỹ năng nói cho học sinh thông qua phân môn Tập làm văn lớp 5, và giờ học đạt hiêu quả cao đòi hỏi người giáo viên phải biết thiết kế giáo án trước khi lên lớp - đây là khâu quyết định 50% thành công của tiết dạy vì vậy trước khi lên lớp giáo viên cần đầu tư để soạn giáo án thực sự có chất lượng, thể hiện rỏ nội dung và phương pháp. Việc chuẩn bị bài học càng chu đáo bao nhiêu thì chất lượng dạy học sẽ càng đạt hiệu quả bấy nhiêu. Do vậy việc thiết kế kế hoạch bài học chi tiết, cụ thể sẽ giúp cho học sinh có điều kiện để tiếp thu kiến thức một cách chủ động hơn .
 Soạn bài thực chất là lập kế hoạch để tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động học tập cụ thể phân môn Tập làm văn .
 * Ví dụ : Mẫu thiết kế giáo án của một tiết TLV nói đươc thể hiện qua các nội dung chính sau : 
 A – Mục tiêu : - Kiến thức( tùy bài)
 - Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng nói cho học sinh thông qua yêu cầu đề ra ở môn Tập làm văn nói với từng thề loại, từng đề bài cụ thể ( từ mức độ thấp đến mức độ cao hơn)
- Rèn tư duy ngôn ngữ và phát triển vốn từ ngữ phong phú, sáng tạo cho học sinh trong quá trình tập nói.
 - Thái độ:( tùy bài)
 B – Đồ dùng dạy học : 
 	 - Thầy: tranh, ảnh( tùy bài) 
	 - Trò: dàn ý; ảnh( tùy bài) 
 C- Các hoạt động dạy học :
 I- Kiểm tra bài cũ
 II – Dạy học bài mới
 1/ Giới thiệu bài 
 2/ Dạy bài mới 
 + Hướng dẫn học sinh lập dàn bài 
 + Hướng dẫn học sinh tập nói 
 + Nhận xét, rút kinh nghiệm
 3/ Củng cố dặn dò
 Một giờ Tập làm văn thường được tiến hành theo các bước sau : 
 1. GV chọn đề và chép bài, hướng dẫn HS xác định yêu cầu của bài và kết hợp củng cố lý thuyết bài văn theo thể loại . 
 2. Hướng dẫn học sinh lập dàn bài hoặc hoàn thiện dàn bài đã chuẩn bị trước của học sinh có thể hướng dẫn cụ thể về cách tìm ý, triển khai phần trọng tâm, học sinh xem lại dàn bài đã lập của mình để bổ sung chuẩn bị bài nói .
 3.Hướng dẫn học sinh tập nói 
 4. Nhận xét ,rút kinh nghiệm.
Trong 4 bước trên, cần xác định rõ nhiệm vụ chính của tiết học tập trung ở bước 3 : hướng dẫn học sinh tập nói .
II.4/ Chuẩn bị đồ dùng (thiết bị dạy học ) 
 Trong các giờ dạy học ở trên lớp giáo viên đều phải sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học. Sử dụng thiết bị dạy học chính là tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học và hoạt động theo hướng tích cực hóa, cá thể hóa người học trong hoạt động học tập, rèn luyện. Vì vậy trước các tiết học, giáo viên phải dặn học sinh chuẩn bị trước ở nhà như: 
Ví dụ :Với bài : “Luyện tập tả cảnh”, “tà người” dặn HS quan sát ở nhà ngoài quan sát GV và HS chuẩn bị những tranh, ảnh: cảnh công viên, cảnh đường phố, cảnh cánh đồng, nương rẫy. Tranh, ảnh người thân, em bé, chú công an Vì quan sát chính xác về đối tượng là tìm được nhũng chi tiết tiêu biểu để không lẫn nó với đối tượng khác. 
Ví vụ: Tả một em bé ở tuổi tập nói tập đi thì phải quan sát như thế nào để không nhầm lẫn ở độ tuổi này với độ tuổi khác( vì những chi tiết kiểu: “lúc bé cười nở ra hai cái răng sún” ( khi mà bé mới nảy ra răng sữa), “bé chạy sà vào lòng mẹ ”( khi mà bé còn đang chập chững từng bước tập đi ), đồng thời để em bé được tả đúng là một em bé cụ thể chứ không phải một em bé chung chung, ước lệ. 
 Vì vậy trước các tiết học, giáo viên dặn các em quan sát trước ở nhà sưu các hình ảnh và giáo viên chuẩn đồ dùng và sử dụng triệt để các đồ dùng dạy học.
II.5/ Xây dựng nội dung nói.
 Phải hướng dẫn học sinh xây dựng nội dung nói, vì vậy khi ra đề, giáo viên phải móc nối mục đích của đề bài và đề bài phải hấp dẫn đối với các em, phải rộng rải mở ra nhiều khả năng cho học sinh lựa chọn, có như vậy mới hấp dẫn được các em, giúp các em hứng thú trong học tập.
	Phân tích để xác định trọng tâm vấn đề cần quan sát và tiếp thu, hướng dẫn học sinh quan sát bằng nhiều giác quan đễ tái hiện chân thực sự vật. Quan sát tỉ mỉ 
nhiều lượt đễ tìm được những nét riêng, nét tiêu biểu của sự vật và xác định rõ vị trí khởi điểm và trình tự quan sát, xác định rõ trọng tâm mà đề bài yêu cầu để vạch
ra hướng quan sát cho học sinh. Khi đã có đầy đủ những chi tiết, những điều cần nói về đề tài giúp cho các em lập dàn ý, sắp xếp các ý quan sát được cho hợp lo-gíc. Trong tiết tập làm văn này giáo viên cần rèn luyện cho học sinh tập nói theo các ý đã sắp xếp và học sinh không thể nói nếu không chuẩn bị kĩ nội dung nói, do đó việc giúp học sinh xây dựng nội dung nói là điều kiện đầu tiên đễ giờ tập làm văn thành công.
II.6/ Những điều cần chú ý trong lúc học sinh trình bày( nói)
 Như chúng ta đã biết trong 4 bước của một tiết tập làm văn thì nhiệm vụ chính của tiết học tập trung ở bước 3 : hướng dẫn học sinh tập nói. Để thực hiên tốt bước này, GV cần nắm vững những yêu cầu cơ bản và biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong từng tiết học với từng kiểu bài, từng đối tượng cụ thể. Nhìn chung, có thể tiến hành theo phương pháp sau cần:
 * Giaó viên cần chuẩn bị cho mình lời mở đầu sao cho có thể thu hút người nghe hoặc gây tác động kích thích không khí lớp học sôi nổi. Tôi thường gọi những em bạo dạn, có khả năng nói tốt để mở đầu, tránh gọi những em nhút nhát, khả năng nói còn yếu nói trước.
* Tạo nhu cầu, không khí tốt cho học sinh nói: Biết tạo nhu cầu nói cho học
sinh để học sinh có nhu cầu nói thì đề tài phải có vốn sống, vốn hiểu biết của các em đánh thức ở các em những gì các em đang có. Trước mỗi giờ học giáo viên phải tạo bầu không khí hào hứng, cách nêu vấn đề phải hấp dẫn để lôi cuốn học sinh vào học tập.
	Biết tạo hoàn cảnh nói tốt, ngoài việc tránh sự tác động ở bên ngoài, giáo viên còn phải biét thiết lập một quy tắc tế nhị trong hội thoại. Khi học nói ngoài việc nghe, giáo viên cũng cần chú ý đến hoạt động chung của cả lớp, chú ý đến tất cảnhững lời động viên, những ánh mắt nhìn bạn bè với người nói. Đặc biệt giáo viên phải vui vẻ, tuyệt đối không có những lời nói, những cử chỉ gay gắt với học sinh kể cả khi không vừa ý.
 * Tạo tính tự tin: Để HS tự tin khi nói giáo viên phải tạo được bầu không khí học tập thân mật cởi mở, giáo viên cần khéo léo khuyến khích ,động viên cho các em bộc lộ và phát huy khả năng, biết gợi ý đúng lúc khi các em lúng túng, không ngắt lời của học sinh để nhận xét làm cho các em hoang mang thiếu tự tin và hứng thú để nói tiếp.
 * Trong khi học sinh nói giáo viên tổ chức cho các học sinh khác lắng nghe và hạn chế các yếu tố gây nhiễu trong quá trình học sinh nói. Đồng thời giáo viên cần phải chú ý lắng nghe học sinh nói, biết tiếp sức cho học sinh đúng lúc, các em gặp khó khăn trong việc chọn từ để diễn đạt, phải giúp đở kịp thời nếu học sinh nói lan man, ý rời rạc không thể hiện rõ nội dung, giáo viên có thể khéo léo ngắt lời học sinh đễ các em điều chỉnh bằng cách tự đặt câu hỏi. Sử dụng câu hỏi gợi mở để dẫn dắt HS tìm ý hoặc gợi tìm từ ngữ diễn đạt mỗi khi lúng túng. Giáo viên cần kiên trì hướng dẫn HS tập nói theo dàn bài một cách tự nhiên, không gò ép. Khuyến khích HS nói nhiều cách khác nhau, khai thác sắp xếp ý theo cách riêng của mình miễn là bám sát theo yêu cầu chung :
 + Hướng dẫn HS tập nói từng ý, nói 2 đến 3 ý liên tục, nói một đoạn ,một phần bài và tiến tới nói toàn bài (nhất là học sinh khá giỏi), mỗi ý giáo viên thường cho 2-3 em học sinh tập nói. Đây là nhiệm vụ chính của tiết học. Tùy theo trình độ của học sinh mà giáo viên có thể yêu cầu các em nói từng ý, từng đoạn hay cả bài, yêu cầu học sinh khác lắng nghe và nhận xét kết quả trình bày của bạn về ý xem bạn đã đúng, đủ và cụ thể hay chưa về lời, về cách dùng từ đặt câu, diễn đạt có chính xác hay không, sau đó giáo viên tóm tắt những ý học sinh đã nói, chỉ rõ ưu, khuyết điểm và đặt biệt nếu học sinh trình bày tốt hoặc có nhiều cố gắng, giáo viên biểu dương và cho điểm, dẫn dắt hoặc gợi ý tìm từ ngữ diễn tả mỗi khi học sinh lúng túng. Hướng dẫn học sinh tập nói theo dàn bài giúp học sinh trình bày bài nói một cách tự nhiên, thoải mái. Yêu cầu học sinh còn lại nghe bạn trình bày đễ nhận xét, rút kinh ngiệm cho bản thân. GV giúp HS thấy rõ ưu, khuyết điểm để rút kinh nghiệm, Đồng thời khen ngợi ,động viên HS kịp thời.
 * Nâng dần mức độ nói từ thấp đến cao.( theo đối tượng HS )
Ví dụ : Với HS yếu, trung bình yếu GV gợi ý các em nói miệng mở bài trực tiếp (hoặc thân bài nói một phần nhỏ như tả ngoại hình ..), ví dụ : Với bài văn “Tả hình dáng và tính tình của bà em ” các em chỉ cần nói được như “ Trong gia đình người em yêu quý nhất đó là bà ”. 
Với HS khá giỏi các em nói kiểu mở bài gián tiếp (hoặc nói cả phần thân bài ,cả bài ) . Như “Chuông đồng hồ buông chín tiếng .Màn đêm yên ắng ,tĩnh mịch lạ thường . Chỉ còn âm thanh của gió khua xào xạc trong khu vườn trước ngõ.Em rời bàn học ra trước sân, vươn vai hít thở không khí trong lành để cố xua đi cơn buồn ngủ. Còn lại bài tập toán nữa ,phải cố làm cho hết. Từ giường lên có tiếng trở mình khe khẽ. Bà nội còn thức để chờ em .”
 Phần thân bài HS yếu, trung bình yếu Với bài văn “Tả hình dáng và tính tình của bà em ” HS chỉ cần nói được phần tả hình dáng.
 HS khá giỏi cả phần thân bài: Hình dáng và tính tình, tiến tới cả bài.
 * Sửa các em cách dùng từ, nếu các em dùng từ để tả chưa chính xác thì GV gọi bạn nhận xét với gợi ý các câu hỏi của GV.
Ví dụ: Với bài văn ”Tả một em bé đang tuổi tập nói, tập đi” trong giờ tập làm văn miệng có em nói “mái tóc của em bé mỏng manh như mảnh giấy được tạo bởi những sợi tơ ngắn”
- Để sửa các em dùng từ, GV gọi bạn nhận xét với gợi ý câu hỏi như: cách dùng từ để so sánh mái tóc em bé như vậy đã phù hợp chưa? HS nhận xét, GV hướng dẫn HS sửa như: “ mái tóc của em bé mềm mượt như tơ”
 * Mở rộng thêm ý văn bổ sung về cảm xúc cho các em. Nếu học sinh chưa sử dụng các biện pháp nghệ thuật thì giáo viên phải gợi mở đễ bổ sung ý văn và rèn tư duy ngôn ngữ cho các em.
Ví dụ: Với bài văn “ Tả hình dáng và tính tình của cô giáo ” một học sinh nêu: “Mái tóc đen nhánh ôm lấy khuôn mặt hồng hào của cô, thật dễ mến”
Một học sinh khác sửa lại: “Tả hình dáng và tính tình của cô giáo ” một học sinh nêu: “Mái tóc đen nhánh mượt mà như dòng suối ôm lấy khuôn mặt trái xoan hồng hào của cô, thật dễ mến ”
 + Với bài văn “ Tả hình dáng và tính tình của bà em” một học sinh nói: ”Bà em có đôi mắt ánh lên vẻ hiền từ và những nếp nhăn đã hằn sâu khuôn mặt phúc hậu của bà, tóc bà bạc trắng”
Đễ mở rộng thêm ý văn, cô giáo hỏi: Đứng nhìn ngắm bà gợi cho em cảm xúc gì? (Lòng xót thương vì bà đã vất vả nắng sương nên tóc bà bạt trắng, mắt mờ, lưng còng, em kính trọng bà và yêu thương bà đễ bà lúc nào cũng vui).
+ Trong bài văn tả cảnh sinh hoạt, có em nêu: “Từ các cửa lớp, học sinh ùa ra sân trường. Sân trường bỗng nên ồn ào. Những chiếc áo hoa, áo trắng, áo màu thật nhộn nhịp”
 Nội dung như thế là được. Câu văn gọn, rõ ý. Nhưng để sinh động hơn, HS có thể sửa lại: “Từ các cửa lớp, học sinh ùa ra như một đàn ong vỡ tổ. Sân trường bỗng nên ồn ào. Những chiếc áo hoa, áo trắng như những đàn bướm đủ màu sắc bay rập rờn”
* Mở rộng thêm ý văn bổ sung và rèn tư duy ngôn ngữ cho các em để bài văn sinh động, học sinh có hứng thú học tập. Học sinh đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật thì giáo viên có thể gợi mở thêm để từ một ý mà cảm nhận qua nhiều hình ảnh khác nhau.
- Ví dụ: Với bài văn “ Tả cảnh sông nước” có em nêu: “ Ngoài khơi, đoàn thuyền đánh cá trông như những cánh bướm bay dập dờn trên mặt biển” 
 Câu văn giàu hình ảnh có dùng biện pháp nghệ thuật như thế là tốt, nhưng để học sinh tránh lặp các hình ảnh so sánh giống nhau của em này với em kia thì giáo viên gợi mở để HS có nhiều hình ảnh so sánh khác nhau như: “ Ngoài khơi, đoàn thuyền đánh cá trông như những hộp đồ chơi của trẻ em”. 
 - “ Dọc dờ biển, hàng dừa như những chú Hải quân đang ngày đêm đứng canh giữ biển đảo”. hoặc “ Dọc dờ biển, hàng dừa đang nghiêng mình che mát cho khách du lịch”. hoặc “ Dọc dờ biển, hàng dừa đang nghiêng mình soi bóng xuống mặt biển”. 
 Như vậy mỗi tiết tập làm văn miệng có khoảng 50% số học sinh được nói, nghĩa là trong tổng số 28 học sinh của lớp 5A1 có khoảng 14 học sinh được nói trong giờ tập làm văn với cùng nội dung một câu chuyện giống nhau, mặc dù số lượng học sinh được nói chưa nhiều nhưng như vậy đã là sự cố gắng của giáo viên trực tiếp giảng dạy và qua đây chất lượng nói của học sinh cũng được nâng cao một cách rõ rệt.
III. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG:
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trên, học sinh mạnh dạn, tự tin hơn biết sử dụng từ, các biện pháp nghệ thuật, chất lượng của học sinh thông qua các giờ tập làm văn được nâng lên rõ rệt so với khi chưa áp dụng sáng kiến. Vì vậy hiệu quả của sáng kiến được nâng lên rõ rệt, kỹ năng trình bày vấn đề bằng lời nói được nâng lên, khắc phục được tình trạng trình bày vấn đề lúng túng của học sinh.
Kết quả cụ thể như sau:
Thời điểm đánh giá
TSHS
HS tham gia khảo sát
Kết quả
Trình bày lưu loát
Trình bày chưa lưu loát
Trình bày còn lúng túng
TS
%
TS
%
TS
%
Đầu năm
28
28
3
11,7
11
39,3
14
50.0
Cuối năm 
28
28
11
39.3
12
42,6
5
17,9
So sánh
=
=
+8
+27,6
+1
+3,3
9
32,1
 Qua số liệu khảo sát việc học sinh nói trong giờ tập làm văn lớp 5 như trên, so sánh với thống kê khả

Tài liệu đính kèm:

  • docREN KI NANG NOI TRONG GIO TAP LAM VAN LOP 5.doc