Sáng kiến kinh nghiệm - Vài Kinh Nghiệm Giảng Dạy Môn Âm Nhạc Lớp 5 Đạt Hiệu Quả

Với sức ép về nhu cầu nhân lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội hiện nay. Giáo dục đảm đương trọng trách lớn lao của xã hội . Vì “ Đối tượng của giáo dục không phải là tạo ra máy móc mà tạo nên con người” (Paul Janet). Những con người hội tụ đầy đủ về “ đức, trí, thể, mỹ” để xây dựng đất nước hội nhập và phát triển. Vì thế, nâng cao chất lượng giáo dục đồng đều ở tất cả các môn học là mục tiêu của sự nghiệp giaó dục hiện nay. Do vậy nội dung đổi mới PPDH là một vấn đề được toàn ngành giáo dục quan tâm“ Phát huy tính tích cực của người học, tăng cường hoạt động, giảm lí tuyết tăng thực hành, tích hợp các nội dung liên quan, dạy học theo hướng tương tác giữa thầy với trò, trò và trò, GV giúp HS tự tìm tòi, khám phá để thu nhận kiến thức kĩ năng, tăng cường thiết bị dạy học, học theo nhóm.”(đổi mới PPDH)

 Bên cạnh các môn học truyền thống, âm nhạc là môn học tương đối mới mẽ và thời gian gần đây được sự quan tâm của ngành.

 Việc vận dụng PPDH mới vào giảng dạy môn âm nhạc là việc hết sức cần thiết, nghiêm túc.

 Bởi muốn nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn âm nhạc thì người thầy luôn luôn hoàn thiện về năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức. GV phải biết vận dụng, tìm tòi, tích luỹ những PPDH làm sao để HS lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng, tạo cho HS tinh thần “học vui, vui học”. Tạo hứng thú, nhẹ nhàng, thoải mái cho HS trong khi học.

 Học âm nhạc giúp HS phát triển trí tuệ, tình cảm, cảm xúc, đạo đức, nhận thức sâu sắc hơn về cái đẹp. Bước đầu hình thành nhân cách, Văn hoá âm nhạc ở HS.

 

doc 31 trang Người đăng honganh Lượt xem 1723Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm - Vài Kinh Nghiệm Giảng Dạy Môn Âm Nhạc Lớp 5 Đạt Hiệu Quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mẽ và thời gian gần đây được sự quan tâm của ngành.
 Việc vận dụng PPDH mới vào giảng dạy môn âm nhạc là việc hết sức cần thiết, nghiêm túc.
 Bởi muốn nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn âm nhạc thì người thầy luôn luôn hoàn thiện về năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức. GV phải biết vận dụng, tìm tòi, tích luỹ những PPDH làm sao để HS lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng, tạo cho HS tinh thần “học vui, vui học”. Tạo hứng thú, nhẹ nhàng, thoải mái cho HS trong khi học.
 Học âm nhạc giúp HS phát triển trí tuệ, tình cảm, cảm xúc, đạo đức, nhận thức sâu sắc hơn về cái đẹp. Bước đầu hình thành nhân cách, Văn hoá âm nhạc ở HS.
 Chẳng hạn khi học bài : Con chim vành khuyên (Trích) “.Chim gặp bác Chào Mào chào bác ! Chim gặp cô Sơn Ca chào cô! Chim gặp anh chích choè chào anh ! Chim gặp chị sáo nâu chào chị !...” Khi hát và nghe bài hát với sự giáo dục của giáo viên các em biết lễ phép với ông bà, cha mẹ, người lớn.
 Khi chất lượng cuộc sống vật chất ngày càng được nâng cao, con người sẽ ngày càng nghĩ đến những nhu cầu về tinh thần. Do vậy, các em có điều kiện tiếp xúc với âm nhạc nhiều hơn và khả năng phát triển âm nhạc một cách vượt bậc.
 Tóm lại, âm nhạc tác động đến cuộc sống tinh thần của các em rất mạnh mẽ và không thể thiếu âm nhạc trong cuộc sống của các em. Đa số HS tiểu học rất yêu thích bộ môn âm nhạc. Tuy vậy, cũng có vài trường hợp các em không có năng khiếu lại rất sợ hát cá nhân, các em chỉ hát hoà cùng tập thể hoặc hát không đúng nhịp với đàn.
 Qua những yếu tố vừa nêu trên, với suy nghĩ và nhận xét của bản thân, tôi xin trình bày ở đây vài kinh nghiệm nhỏ cho đồng nghiệp cùng tham khảo để chất lượng giảng dạy của chúng ta ngày càng nâng cao. 
 II. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN:
 Thuận lợi :
 Trường nằm trên địa bàn thị trấn Phước Vĩnh trung tâm kinh tế–xã hội huyện. Điều kiện kinh tế phát triển người dân có điều kiện quan tâm đến việc học của con em mình. 
 Trường được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của phòng GD huyện. BGH nhà trường, địa phương tạo điều kiện để GV có niềm tin, an tâm trong công tác.
 Trường đã hoàn thành xây dựng giai đoạn 2. Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ GV thuận lợi áp dụng PPDH mới vào giảng dạy.
 Được tham khảo tài liệu ở thư viện trường nâng cao hiểu biết ở mọi lĩnh vực .
 Được tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ, được học hỏi kinh nghiệm ở các tiết thao giảng cụm, được sự góp ý chân thành của đồng nghiệp.
 khó khăn:
 Là GV viên mới ra trường nên kinh nghiệm giảng dạy, trình độ chuyên môn ít nhiều còn hạn chế.
 Vài trường hợp phụ huynh, HS xem bộ môn âm nhạc là môn phụ không quan trọng nên chưa quan tâm đến việc học nhạc .
 Đặc trưng của bộ môn nhạc gắn liền với hoạt động phong trào của trường GV tham gia phong trào đồng thời tập luyện, khuyến khích HS tham gia các phong trào văn nghệ cuả trường, ngành, đội tổ chức. Do vậy, GV phải sắp xếp thời gian hợp lí để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
 II. NHỮNG LƯU Ý KHI GIẢNG DẠY ÂM NHẠC LỚP 5:
Giúp HS yêu thích bộ môn âm nhạc, tạo thói quen về nề nếp trong giờ học âm nhạc, hiểu tầm quan trọng của bộ môn âm nhạc:
Oâng bà ta có câu: “GV đứng trên bục giảng là nghệ sĩ thì GV âm nhạc càng nên là một nghệ sĩ khi đứng trên bục giảng”
Điều đầu tiên, GV phải vui tươi thái độ thân thiện, gần gũi với HS vì bộ môn âm nhạc là nghệ thuật là hướng đến cái đẹp, cái mỹ cảm của tâm hồn. Lời lẽ truyền đạt cho HS phải truyền cảm, sâu sắc, dứt khoát đôi khi là một khẩu hiệu quen thuộc đối với HS trong giờ học âm nhạc ( cách bắt nhịp, đếm nhịp, luyện thanh). 
Đối với HSTH trong các em mỗi GV điều là thần tượng của các em. Từng cử chỉ, việc làm của GV điều in sâu vào trí nhớ của HS. Do vậy, trong bất kỳ mọi tình huống GV phải thật chính xác, gương mẫu. Từ cách thể hiện bài hát không cần thật hay nhưng phải hát chuẩn, làm sao GV cất lên tiếng hát HS cảm nhận ngay được cái hay, cái tình cảm của bài hát. Cách trình bày bảng, cách viết nốt nhạc cũng phải thật đúng, thật đẹp.Tất ca ûphải thu hút được sự chú ý của HS nếu GV vô tình viết nốt móc đơn thiếu nét HS cố gắng viết nốt móc đơn thật giống nốt móc đơn cô đã viết trên bản. Vì giáo dục HS tiểu học tạo nền tảng cho các em tiếp tục lên các cấp cao hơn .
Như phần trình bày ở mục I, vài trường hợp HS còn chưa quan tâm đến bộ môn âm nhạc chẳng hạn đi học không mang sách, hát nhép trong khi lớp hát đồng ca. HS không thuộc bài cũ: Tôi hỏi tại sao không học bài ? Vài HS trả lời: “Mẹ em bảo; Môn âm nhạc không phải học bài !” Còn vài trường hợp HS cho rằng không đánh giá bằng điểm số nên không sao, không quan trọng. Tiết đầu tiên của chương trình là tiết ôn, tôi dành 15 phút để tro Øchuyện và nắm tình hình lớp xem hứng thú học tập bộ môn âm nhạc của HS như thế nào?
 Tôi kết luận: Ai trong cuộc sống cũng tìm đến âm nhạc ở bất cứ tâm trạng vui hay buồn, khi các em được học âm nhạc là điều hạnh phúc có được liều thuốc tinh thần quý báu chúng ta tự hào vì điều đó vì học âm nhạc sẽ giúp các em thư giãn đầu óc sau những giờ học tập căng thẳng, các em được biết được nhiều bài hát rất hay dành cho thiếu nhi, các em được tham gia phong trào văn nghệ, được biểu diễn bài hát mình yêu thích cho mọi người xem. Qua âm nhạc giúp các em phát triển trí tuệ, bằng chứng là những bé mẫu giáo được gia đình tạo điều kiện tiếp xúc với âm nhạc sớm sẽ rất thông minh, lanh lợi,ï hoạt bát. Nếu có năng khiếu âm nhạc, yêu âm nhạc các em cố gắng học tốt môn âm nhạc sau này các em sẽ trở thành nhạc sĩ, ca sĩ được mọi người yêu thích. Tuy vậy, âm nhạc làbộ môn năng khiếu, những bạn không có năng khiếu vẫn học tốt nếu các em có cố gắng học “ hát hay không bằng hay hát” và cô sẽ đánh giá cao dựa vào sự cố gắng của các em. Tuy nhiên những bạn có năng khiếu cũng phải thật cố gắng để phát huy hơn nữa tài năng của mình. Bằng lời lẽ xuất phát từ sự chân thành, nhiệt tình, gần gũi tạo cho đối tượng HS có được niềm tin khi học âm nhạc. 
 Bên cạnh đo,ù tôi tạo cho HS một nề nếp nhất định khi học âm nhạc từ khi các em còn học lớp 1. Để học tiếp lên lớp cao hơn các em sẽ thành một thói quen GV không cần mất nhiều thời gian để nhắc nhỡ HS trong quá trình lên lớp dạy. Làm sao tạo cho các em một quy cũ khi học âm nhạc; Đầu giờ hát phải luyện thanh, giai điệu của thang âm luyện thanh cô đếm nhịp mới bắt đầu hát, khi hát phải nghiêng đầu hoặc nhịp chân nhẹ để giữ nhịp, dù đứng hay ngồi điều phải thẳng lưng, mở to miệng mắt nhìn theo sự điều khiển của GV( GV đánh nhịp). Cô có khẩu hiệu gõ phách, nhịp.. mới đựơc gõ không gõ thanh phách tuỳ tiện không gây ồn ào. Cô thực hiện gõ phách, nhịp .. mẫu không thực hiện theo mà phải chú ý lắng nghe. Khi biểu diễn trước lớp đứng đúng tư thế tự nhiên, thoải mái phải nhún người kết hợp động tác minh hoạ cho bài hát. 
 Khoảng 4 tuần, hoặc giữa HK tôi cho HS làm bài kiểm tra trắc nghiệm ngắn khoảng 15 phút vào đầu giờ học. Nhằm mục đích cho HS chú tâm vào việc học bộ môn âm nhạc ôn lại kiến thức đã học để các em thấy tầm quan trọng của bộ môn này.
 Các đề bài kiểm tra có nội dung tương tự như sau:
 HÃY KHOANH TRÒN CÂU ĐÚNG 
 Câu 1: Qua nội dung bài hát “Hãy giữ cho em bầu trời xanh”. Em nhận thức được điều gì ?
 a) Yêu cuộc sống tự do, hoà bình.
 b) Đoàn kết giúp đỡ bạn bè trong lớp .
 c) Cả 2 ý trên
 Câu 2: Bài hát “ Reo vang bình minh” là :
Nhanh, vui, rộn ràng
Thiết tha, dịu dàng
Vừa phải trong sáng
Câu 3 : Chọn từ thích hợp trong câu hát của bài : Những bông hoa, những bài ca. “Lời hát ..bao bé em bước trên đường phố.”
Rộn ràng
Sôi động 
Ríu rít.
Câu 4: Trường độ của hình nốt móc đơn là:
1 phách 
2 phách 
 c) Nữa Phách 
Câu 5: Trường độ của hình nốt đen là:
 a) 1 phách 
 b) 3 phách
 c) 2 phách
 Câu 6 : Em đã được nghe âm thanh mô phỏng qua đàn organ, cũng như nhận biết sơ lược hình dáng của loại nhạc cụ nước ngoài nào sau đây?
 a) Sắc-xô - phôn
 b)Tờ -rum- pét
 c) Phơ - líp 
 d) Cờ - la -ri- nét 
 e) Cả 4 nhạc cụ trên.
 Tôi chấm bài kiểm tra của HS bằng điểm số tượng trưng khuyến khích tinh thần học tập của HS. Cho điểm HS thích thú hơn. Tôi sửa sai cụ thể ngay trong bài kiểm tra của HS các em thấy được lỗi của mình và rút kinh nghiệm. 
 2. Dạy hát:
 Gv chuẩn bị bài thật kĩ trước khi lên lớp, thuộc lời, tập đàn thành thạo bài hát trước khi lên lớp không chủ quan vì HS phải được nhìn thấy và thất sự cuốn hút bởi sự chính xác, chuẩn mực của GV khi hatù , đàn bài hát. 
 *Giới thiệu bài gợi tính tò mò, sinh động ở HS giúp HS hiểu từ khó nắm được nội dung của bài: 
 Ví dụ :
 Khi dạy bài: “Hãy giữ cho em bầu trời xanh” Nhạc Huy Trân 
 Tôi giới thiệu: Cô sẽ đàn cho các em nghe giai điệu một câu nhạc sau đây các em cho cô biết đó la câu hát trong bài hát có tựa là gì? 
 Tôi Đàn một câu của bài hát : “Bầu trời xanh”. Nhạc Văn Quỳ 
 Tôi khuyến khích HS xung phong hát bài : Bầu trời xanh
 Tôi đặt câu hỏi : 
 Bài hát bầu trời xanh có nội dung miêu tả về điều gì ? 
 HS trả lời : 
 Bài hát có nội dung miêu tả về hoà bình 
 Tôi giảng giải:
 Bài hát miêu tả về các bạn thiếu nhi yêu cuộc sống hoà bình và hôm nay, cô sẽ dạy các em hát bài hát mới rất hay cũng có nội dung về hoà bình. Chúng ta cúng bắt đầu bài học xem bài hát có giai điệu, tiết tấu hay như thế nào nhé! 
 Khi HS đọc lời ca tôi theo dõi sửa cách phát âm của HS. Tôi chú ý giải thích từ khó trong bài, từ nào mới không hiểu tôi tra từ điển nhằm đạt tới sự chính xác .
 Ví dụ:
 Khi dạy bài : “Hãy giữ cho em bầu trời xanh” Nhạc Huy Trân
 Tôi giải thích cho HS nghe các từ :
 Điên cuồng : Người có hành động dữ dội, tàn bạo.
 Hành tinh : Loài người trên trái đất
 Qua gợi ý và giải thích từ, HS hiểu nội dung bài hát .
 *Sử dụng đồ dùng trực quan sinh động, phù hợp với yêu cầu bài dạy:
 Khi cần những bức tranh sinh động minh hoạ cho tiết dạy, tôi lên mạng và copy những tranh, ảnh cần thiết, phù hợp cho tiết dạy. Sau đó in màu hoặc in thường minh hoạ cho tiết dạy thu hút HS và các em hiểu bài nhanh.
 Khi dạy bài hát mới, tôi viết biên bản bài hát lên bảng phụ, khuông nhạc tôi dùng bút chì màu đen để vẽ, còn nốt nhạc và lời ca tôi vẽ cùng màu xanh để HS thấy được sự tương quan giữa nốt nhạc và lời ca, tôi đánh dấu chổ ngắt hơi hoặc từ khó hát bằng bút đỏ để HS nhìn thấy dễ dàng.
 Khi hướng dẫn HS hát kết hợp minh hoạ cho bài hát tôi ghi động tác minh hoạ cho bài hát lên bảng phụ để HS nhìn thấy và thực hiện theo. Tuy nhiên tôi khuyến khích HS tự sáng tạo không lập khuông.
 Ví dụ :
 Khi dạy bài : Tre ngà bên lăng Bác
 Nhạc :Hàn Ngọc Bích
Tôi viết động tác minh hoạ như sau 
 Câu 1: 
 “Bên lăng Bác Hồ có đôi khóm tre ngà, đón gió đâu về mà đu đưa, đón nắng đâu về mà thêu hoa, thêu hoa.” 
 HS hát và múa : Đưa người nhịp nhàng theo nhịp, tay phải đưa lên chỉ lên cao như đón ánh mặt trời.
Câu 2:
 “ Rất trong là tiếng chim, tiếng chim chuyền ngây thơ. Rất xanh tiếng sáo diều, tiếng sáo trời ngân nga”.
 HS hát và múa: Tay trái đưa gần miệng làm động tác mô phỏng chú chim hót .
 Câu cuối: 
 “ Một khoảng trời quê hương thân yêu về bên Bác, cho em về ca hát dưới mái tóc tre ngà.”
 Hs hát và múa: Hai tay đưa ra trước ngực áp vào ngực , tay trái vuốt nhẹ tóc.
* Sử dụng phương tiện dạy học phù hợp, đạt hiệu qua û: 
 Khi dạy âm nhạc lớp 5, đàn organ là trợ thủ đắc lực cho GV, tôi dùng đàn yamaha 290 loại đàn này rất tiện lợi. GV thu 5 bài khác nhau vào đàn khi dạy xong có thể xoá để thu bài khác theo chương trình hoặc có thể sử dụng loại đàn có ổ đĩa thu bài hát vào đĩa, khi dạy mở đĩa cho HS hát theo nhưng loại đàn có đĩa rất nặng không thuận tiện duy chuyển.
 Khi dạy bài hát mới ngoài việc hát mẫu, tôi mở bài hát đã thu cho HS sinh nghe 1 lần, ( khi cho HS nghe, hát GV chọn đúng tông tầm cỡ giọng của HS) để giúp HS hình dung đuợc phần nào giai điệu, tiết tấu bài hát trước khi đàn từng câu cho HS hát theo lối móc xích. Trong quá trình HS hát, GV quan sát lớp kĩ hơn vì trong lúc GV đàn các em thừa dịp để làm việc riêng hoặc không chú ý hát cùng tập thể. D o vậy, GV phải thành thạo khi sử dụng đàn làm sao vừa đàn vừa có thể bao quát lớp phát hiện, chấn chỉnh HS kịp thời. GV luôn nhắc nhỡ HS ngồi thẳng lưng, hát mở khẩu hình, phát âm đúng.. GV chú ý không đòi hỏi HS quá cao như dạy HS cấp 2 thể hiện sự vừa sức ở HS . 
 - GV chú ý nhắc nhỡ HS ngắt hơi, lấy hơi đúng. Do vậy việc GV đánh dấu chổ lấy hơi rõ ràng là rất quan trọng. Bên cạnh đó GV đàn thật chính xác theo quy định chổ ngắt hơi của bài, chú ý ngắt ở dấu lặng HS hát theo như vậy mới thể hiện được tính chất, tình cảm của bài, thể hiện được ý đồ của tác giả bài hát muốn gửi gấm trong bài hát.
 ví dụ: Khi đàn từng câu cho HS hát bài : Con chim hay hót 
 Nhạc : Phan Huỳnh Điểu 
 GV đánh dấu chổ ngắt hơi và đàn theo tiết nhạc như sau:
 Con chim hay hót . Nó đứng nó hót cành đa/ Nó ra cành trúc nó rút nó rút cành tre/ Nó hót le te / nó hót la ta/ nó hót le te la ta/ mà nó bay vô nhà/ ấy nó ra ruộng lúa/Nó múa/ nó chơi/ ơi chim ơi/ Chim ơi là ới chim ơi/ chim ơi là ới chim ơi/ ơi chim ơi.
- Gv chỉ định HS tìm đọc tên các từ luyến trong quá trình đàn cho HS hát từng câu GV chú ý phân tích các từ luyến hướng dẫn HS đọc từ luyến sau đó mới đàn cho HS hát. 
Ví dụ : Khi dạy cho HS hát bài : Ước mơ 
 Nhạc Hoa 
 Lời Việt : An Hoà
 Tôi treo bảng phụ ghi từ luyến và hướng dẫn HS đọc:
 Dưới .ươi
 Xinh .inh
 Cành ành
 Mong.ong
 Tươi.ươi
 Đàn.àn
 Múa ..ua
 Muônuôn
 Khi HS đã đọc từ luyến tương đối tôi đàn cho HS hát theo .
 Nhiều trường hợp HS rất lẫn lộn, hát sai về cao độ của các cụm từ tương đối giống nhau .
 Ví dụ :
 Bài “Tre ngà bên lăng Bác” 
 Có 2 cụm từ HS dễ lẫn lộn:” Đu đưa, đu đưa( cao độ ở nốt pha thăng) và thêu hoa, thêu hoa (cao độ ở nốt la)”. Khi HS hát hay mắc lỗi hát 2cụmï từ này với cao độ bằng nhau. Do vậy GV đàn cho HS nghe hoặc GV ghi bảng phân tích qua hình vẽ cho HS quan sát, hình dung sự chênh lệch về cao độ của 2 cụm từ như sau:
 Thêu hoa, thêu hoa 
 Đu đưa, đu đưa
 Sau khi HS quan sát các em nhận biết được cụm từ “đu đưa, đu đưa có cao độ thấp hơn cụm từ “thêu hoa thêu hoa”. 
 Sau khi HS hát từng câu tôi mở nhạc đệm có giai điệu bài hát đã thu sẵn cho HS nghe 2 lần kết hợp nhẫm theo lời ca và nhịp chân. Sau đó GV mở đàn đứng trước đánh nhịp điều khiển HS hát, như vậy GV có thể bao quát lớp phát hiện HS hát nhép, làm việc riêng, không hát, GV chấn chỉnh, nhắc nhỡ lưu y.ù GV tổ chức cho HS hát theo nhóm nhỏ( 4 HS trở lại) vì nếu nhóm nhiều HS hát các em hoà giọng vào nhau GV khó phát hiện HS hát sai, không sửa kịp thời sẽ rất khó sửa cho các em khi các em đã quen với giai điệu của mình. 
 - GV chú ý Cách bắt nhịp 
 GV đàn một câu đúng tông với tầm cỡ giọng của HS sau đó tuỳ theo từng bài hát mà đếm nhịp chính xác, to rõ dứt khoát để những HS ngồi cuối lớp nghe rõ. Việc bắt nhịp rất quan trọng nếu chúng ta bắt nhịp sơ sài không rõ ràng, không to và dứt khoát HS hát sẽ không điều, không có khí thế dẫn đến tiết dạy không hiệu quả GV, HS điều uể oải, chán nản. 
 Hát kết hợp gõ đệm tuỳ theo từng bài lựa chọn cách gõ đệm phù hợp: 
 Lên lớp 5 HS đã biết phân biệt được sự khác biệt của gõ nhịp, phách, tiết tấu. Tuy vậy, cũng còn vài trường hợp HS chưa hiểu GV phải giúp HS phân biệt đâu là gõ nhịp, phách, tiết tấu.
 Chúng ta có 3 cách gõ đệm nhưng tuỳ theo từng bài mà chọn một trong 3 cách cách gõ đệm phù hợp.
 Ví dụ : 
 khi dạy bài : “M àu xanh quê hương” Bài hát có tiết tấu nhanh tôi chỉ cho HS gõ nhịp, phách không gõ tiết tấu .Vì tâm lí các em sợ sự trống rỗng, khi các em gõ tiết tấu sẽ bị dồn nhịp lúc đó không còn giữ được nhịp của bài.
 Ví dụ:
 Khi dạy bài hát : “Ước mơ” (Nhạc Hoa, Lời Việt: An Hòa) Bài : “hát mừng” Dân ca H’rê( Tây Nguyên). Hai bài hát này có tiết tấu nhanh tôi không cho HS gõ tiết tấu chỉ cho HS gõ phách, nhịp.
 Tôi hạn chế cho HS gõ nhịp những bài hát tiết tấu chậm( nhịp ¾, ¾ chậm) tính chất thiết tha, diệu dàng nếu gõ nhịp nghe rất buồn dẫn đến cảm giác HS chán nản, buồn ngủ, các em chỉ gõ phách, tiết tấu nghe vui tai nhưng vẫn giữ được tính chất bài hát. 
 Khi dạy bài hát ở nhịp ¾ tôi chỉ cho các em các em gõ phách, tiết tấu không cho HS gõ, nhịp. Theo tôi nhịp ¾ đối HSTH là thể loại nhịp tương đối khó vì còn vài trường hợp các em còn lúng túng khi gõ phách, vả lại, tính chất của nhịp này nhịp nhàng, thiết tha, nếu cho các em gõ nhịp, các em không đảm bảo đúng tính chất, tốc độ của bài. GV khuyến khích tinh thần học tập của HS bằng cách gọi cá nhân xung phong lên trước lớp gõ nhịp, tiết tấu để cả lớp theo dõi, GV tuyên dương đánh giáA+, A.
 Tuỳ theo từng bài hát mà chọn lựa kết hợp nhiều hình thức hát phong phu,ù sinh động gợi cho HS sự hứng thú trong học tập:
 GV không cho nhiều nhóm biểu diễn động tác minh hoạ trước lớp, HS sẽ nhàm chán . GV tổ chức cho HS hát với nhiều Hình thức khác nhau.
 * *Hát đối đáp: 
 Ví dụ: Khi hát bài : Ước mơ 
 Nhạc Hoa 
 Tôi chia câu và hướng dẫn HS hát như sau:
 Dãy 1 hát tiết nhạc 1 :
 “Gío vườn cánh hoa bay dưới trời, đàn bướm xinh dạo chơi.”
 Dãy 2 hát tiết nhạc thứ 2:
 “ Trên cành cây chim ca líu lo như hát lên bao lời mong chờ”
 Cả lớp hát :
 “Em khao khát ước mơ khắp nơi bình yên. Cuộc sống tươi đẹp thêm. Cho đàn em tung tăng múa ca, trong nắng xuân tô đẹp muôn nhà”
 ** Hình thức hát lĩnh xướng:
 Ví dụ : Khi dạy bài : “Những bông hoa, những bài ca”
 Nhạc và lời : Hoàng Hà
 Tôi chọn lớp phó văn nghệ đứng trước lớp hát câu 1, lời 1:
 “ Cùng nhau cầm tay đi đến thăm các thầy các cô, lời hát rộn rã bao bé em bước trên đường phố”
 Đoạn còn lại cả lớp hát: 
 “Náo nức tiếng cười, say sưa yêu đời . Những đó hoa tươi màu đẹp nhất chúng em xin tặng các thầy các cô”
 Lời 2 hát tương tự
 **Hình thức hát đối đáp kết hợp gõ tiết tấu, đọc theo thơ của lời bài hát.
 Ví dụ : Khi dạy bài: 
 “Con chim hay hót” 
 Dãy 1 hát :
 “Con chim hay hót. Nó đứng nó hót cành đa. Nó ra cành trúc. Nó rút cành tre.”
 Dãy 2 kết hợp gõtiết tấu, đọc theo thơ: 
 “Nó hót le te. Nó hót la ta.”
 Dãy 1 hát : 
 “Nó hót le te la ta mà nó bay vô nhà ấy nó ra ruộng lúa. Nó múa nó chơi.”
 Dãy 2 đọc theo thơ, gõ tiết tấu:
 “Ơi chim ơi, chim ơi là ới chim ơi, chim ơi là ới chim ơi, ơi chim ơi”
 Dù hát ở hình thức nào GV mở nhạc đệm, tay đánh nhịp, nhắc nhỡ HS hát đúng chính xác nhịp đàn.
 3. Dạy tập đọc nhạc:
 Phân môn Tập đọc nhạc vẫn còn vài trường hợp HS rất ngại đọc tên nốt hoặc nhận biết tên nốt rất chậm mặc dù đã học lớp 5. Đối với những trường hợp trên, GV phải dành thời gian để hướng dẫn cho HS nhận biết chính xác vị trí nốt nhạc trên khuông, đọc đúng tên nốt nhạc. Tôi giảng giải như sau: 
 Một khuông nhạc có 5 dòng kẽ tính từ dưới lên, 4 khe.Thang âm đô trưởng có 7 nốt :
 Nốt đầu tiên là nốt đồ nằm ở dòng kẽ phụ.
 Nốt rêânằm ở dưới dòng kẽ thứ nhất
 Nốt mi, nốt son, nốt si là 3 nốt giống nhau là sẽ nằm trên dòng kẽ( nốt mi nằm trên dòng kẽ thứ nhất, nốt son nằm trên dòng kẽ thứ 2, nốt si nằm trên dòng kẽ thứ 3 )
 Nốt pha và nốt la, nốt đố 3 nốt này sẽ nằm ở giữa khe, giữa 2 dòng kẽ nốt pha nằm ở giữa dòng kẽ thứ 1 và thứ 2, nốt la nằm giữa dòng kẽ thứ 2 và thứ 3, nốt đố nằm ở giữa dòng kẽ thứ 3 và thứ 4. 
 Mỗi HS phải có một quyển vở ghi chép nhạc có khuông nhạc kẽ sẵn hoặc vở trắng. Đầu tiên các em phải biết nhận biết vị trí nốt

Tài liệu đính kèm:

  • docKinh nghiem day mon nhac lop 5 hieu qua.doc