1. Tên sáng giải pháp công tác chủ nhiệm
Ứng dụng một số giải pháp về công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh lớp 4A, trường Tiểu học Thị Trấn Thới Bình B.
2. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến (lý do nghiên cứu)
Muốn một lớp học có sự đoàn kết, luôn giúp đỡ nhau cùng tiến bộ thì đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải có năng lực, phẩm chất tốt, tâm huyết với nghề, yêu thương tận tụy với học sinh. Ngoài ra giáo viên chủ nhiệm phải làm tốt các nhiệm vụ như tìm hiểu và nắm vững hoàn cảnh từng cá nhân học sinh trong lớp; Kết hợp chặt chẽ với gia đình học sinh; Có sự phối hợp nhịp nhàng với giáo viên bộ môn, tổ chức Đội TNTP để giáo dục học sinh trong lớp mình chủ nhiệm. Công tác giáo dục học sinh, nhất là học sinh hạn chế và giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn đạt hiệu quả cao. Đặt biệt là việc đưa phong trào học tập của lớp đạt kết quả là nhiệm vụ hết sức khó khăn và đầy vất vả.
Công tác chủ nhiệm quyết định không nhỏ đến chất lượng dạy và học. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là giáo viên đã hoàn thành tốt việc tổ chức hoạt động học tập và giáo dục, rèn luyện năng lực, phẩm chất cho học sinh góp phần nâng cao chất lương học tập các môn học. Trong giai đoạn hiện nay, xã hội đang phát triển ngày càng cao nên yêu cầu của công tác chủ nhiệm lớp càng đòi hỏi sự dày công của người giáo viên. Do đó tôi đã thực hiện ứng dụng một số giải pháp trong công tác chủ nhiệm tạo ra sự hứng thú học tập, nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh lớp 4A, trường Tiểu học Thị Trấn Thới Bình B.
ian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày 24/8/2015 đến ngày 15/5/2017 I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Tên sáng giải pháp công tác chủ nhiệm Ứng dụng một số giải pháp về công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh lớp 4A, trường Tiểu học Thị Trấn Thới Bình B. 2. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến (lý do nghiên cứu) Muốn một lớp học có sự đoàn kết, luôn giúp đỡ nhau cùng tiến bộ thì đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải có năng lực, phẩm chất tốt, tâm huyết với nghề, yêu thương tận tụy với học sinh. Ngoài ra giáo viên chủ nhiệm phải làm tốt các nhiệm vụ như tìm hiểu và nắm vững hoàn cảnh từng cá nhân học sinh trong lớp; Kết hợp chặt chẽ với gia đình học sinh; Có sự phối hợp nhịp nhàng với giáo viên bộ môn, tổ chức Đội TNTP để giáo dục học sinh trong lớp mình chủ nhiệm. Công tác giáo dục học sinh, nhất là học sinh hạn chế và giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn đạt hiệu quả cao. Đặt biệt là việc đưa phong trào học tập của lớp đạt kết quả là nhiệm vụ hết sức khó khăn và đầy vất vả. Công tác chủ nhiệm quyết định không nhỏ đến chất lượng dạy và học. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là giáo viên đã hoàn thành tốt việc tổ chức hoạt động học tập và giáo dục, rèn luyện năng lực, phẩm chất cho học sinh góp phần nâng cao chất lương học tập các môn học. Trong giai đoạn hiện nay, xã hội đang phát triển ngày càng cao nên yêu cầu của công tác chủ nhiệm lớp càng đòi hỏi sự dày công của người giáo viên. Do đó tôi đã thực hiện ứng dụng một số giải pháp trong công tác chủ nhiệm tạo ra sự hứng thú học tập, nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh lớp 4A, trường Tiểu học Thị Trấn Thới Bình B. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN HOẶC ĐỀ TAI, ĐỀ ÁN, GIẢI PHÁP CÔNG TÁC, GIẢI PHÁP TÁC NGHIỆP: A. Thực trạng công tác chủ nhiệm các lớp trong nhà trường: Dựa trên kế hoạch của nhà trường trong năm học, giáo viên chủ nhiệm (GVCN) xây dựng kế hoạch hoạt động năm, các học kỳ, hàng tháng, hàng tuần, trên cơ sở vận dụng, cụ thể hóa vào tình hình của lớp chủ nhiệm. Quản lý toàn diện lớp học, nắm vững đặc điểm học sinh trong lớp học (hoàn cảnh gia đình, sức khỏe, trình độ nhận thức, sở trường, sở đoản, ) Làm cố vấn cho các tổ chức hoạt động tự quản của Hội đồng tự quản của lớp. Dựa trên tình hình hoạt động của lớp về các lĩnh vực báo cáo cho Ban Giám hiệu (BGH), Ban Chi hội cha mẹ học sinh (CMHS) và phụ huynh của từng em biết theo định kì hoặc đột xuất những vấn đề cần thiết để nhà trường, Chi hội CMHS và phụ huynh cùng phối hợp có hướng giải quyết kịp thời, đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn một số tồn tại là đôi lúc giáo viên sử dụng phương pháp giáo dục còn thiếu linh hoạt, hoặc quá trình phối kết hợp thiếu liên tục và thiếu sự nhiệt tình nên chất lượng giáo dục ở từng lớp có sự chênh lệch rõ rệt, đâu đó vẫn còn một số tập thể học sinh về chất lượng học tập; rèn luyện năng lực, phẩm chất chưa cao và không chú ý đến các phong trào thi đua của nhà trường phát động. B. Các giải pháp ứng dụng thực hiện: GVCN cần đảm bảo quyền lợi chính đáng, thưởng phạt phân minh, công bằng, kịp thời đối với tất cả học sinh. Không được phép trù dập, phân biệt đối xử với học sinh. Không có công thức nào chung nhất cho công tác chủ nhiệm, nhưng trước tiên cần phải có cái tâm, lòng nhiệt tình và phương pháp hợp lý thì sẽ đem lại thành công. Mỗi giáo viên thực sự là một tấm gương tự học và sáng tạo cho học sinh noi theo thể hiện qua tư tưởng, tác phong, ngôn ngữ, cách làm việc và ứng xử hàng ngày. Để đạt được hiệu quả cao trong công tác chủ nhiệm tôi thực hiện ứng dụng các giải pháp sau đây. Giải pháp 1: Tìm hiểu hoàn cảnh, khả năng học tập của học sinh để đưa ra những phương pháp giáo dục phù hợp. Bước 1: Tìm hiểu hoàn cảnh, khả năng học tập của học sinh. Tìm hiểu hoàn cảnh, khả năng học tập của học sinh trong lớp chủ nhiệm là hết sức quan trọng. Ngay đầu năm học, sau khi được phân công chủ nhiệm tôi tìm hiểu học sinh qua hồ sơ học bạ, qua bàn giao chất lượng của giáo viên chủ nhiệm cũ, qua học sinh trong lớp, qua phụ huynh và thông qua bản tự khai của các em. Mẫu bản tự khai TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN THỚI BÌNH B TỔ CHUYÊN MÔN KHỐI 4 BẢN TỰ KHAI HỌC SINH 1. Họ tên học sinh (chữ in hoa): .... 2. Sở thích: . 3. Năng khiếu: 4. Ước mơ: .............................................................................................................................. 5. Môn học yêu thích: ..................................................................................................... 6. Những người bạn thân nhất trong lớp: 7. Số điện thoại liên hệ khi cần thiết: ....... 8. Thành phần gia đình: - Số anh chị em: ; em là con thứ mấy: ... - Nếu có anh chị em đi học thì ghi rõ trường lớp: ..... ..... 9. Khoảng cách từ nhà đến trường: .. km. Phương tiện đi đến trường: ........................... 10. Hoàn cảnh gia đình: Có sổ nghèo: Cận nghèo: Khó khăn: Ngày . tháng năm 201.. Học sinh ký tên (Ghi rõ họ tên) Bước 2: Phân loại đối tượng học sinh. Ngay sau khi có đầy đủ thông tin tôi tiến hành phân loại đối tượng ghi vào sổ kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp, cụ thể: Năm học Số HS Hoàn cảnh Hạn chế học tập Hạn chế năng lực, phẩm chất Ghi chú Hộ nghèo Khó khăn 2015 - 2016 29 01 05 05 04 2016 - 2017 18 01 03 03 02 Tìm hiểu nguyên nhân vì sao gia đình các em gặp hoàn cảnh khó khăn, vì sao các em hạn chế gặp trong học tập (hạn chế những môn nào, mặt nào,), vì sao các em gặp hạn chế về năng lực, phẩm chất. Qua tìm hiểu có một số em cha mẹ ly hôn, mất đoàn kết giũa cha với mẹ, cha me đi làm ăn xa các em ở nhà với ông bà, cô dượng, gì dượng, chú thím, Gia đình các em đó không thường xuyên quan tâm đến việc học tập. Một vài em vì phải làm nhiều việc phụ giúp gia đình không có thời gian ôn bài ở nhà. Bị bạn bè, kẻ xấu lôi kéo. Có em bị hổng kiến thức nên cảm thấy chán nản bỏ bê việc học tập. Bước 3: Đưa ra các phương pháp giáo dục, giúp đỡ phù hợp. * Đối với những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn: Hướng dẫn cho các em thấy tầm quan trọng của việc học. Thường xuyên động viên giúp đỡ các bạn khó khăn bằng cách phát động các bạn tiết kiệm tiền ăn quà hàng ngày góp mua tặng bạn đôi dép, cái áo, Vận động các nguồn hỗ trợ mua bảo hiểm Y tế cho các em, ngay đầu năm học vận động các nhà hảo tâm vở cho các em. Dịp Tết trung thu, Tết nguyên đán, vận động tặng quà. Cắt tóc cho các em tạo sự gần gũi. Thường xuyên động viên, gơi dậy miền tin trong cuộc sống giúp các em vượt qua khó khăn, cố gắng học tập để sau này có thể thay đổi cuộc sống cho bản thân, góp phần xây dựng đất nước. - Năm học 2015 - 2016: 5 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn là: Nguyễn Thị Trúc Đào; Kim Hoàng Khang; Nguyễn Văn Lộc; Đặng Thị Thảo My; Lương Chí Nguyễn và em Phạm Ngọc Như (hộ nghèo). Vận động tặng 04 thẻ bảo hiểm Y tế cho các em Đào; Khang; My và Nguyễn. Một bộ đồ thể dục cho em Đào. Hai cái áo trắng cho em Lộc và Nguyễn. Một đôi dép cho em My. Vận động Chi hội CMHS mua tặng 06 bộ sách giáo khoa cho các em. - Năm học 2016 - 2017: 3 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn là: Lê Hải Hào; Trà Văn Nhựt; Ngô Huyền Trân và em Nguyễn Hoàng Phúc (hộ nghèo). Vận động tặng 02 thẻ bảo hiểm Y tế cho em Hào và em Nhựt. Vận động Chi hội CMHS mua tặng 04 bộ sách giáo khoa cho các em. Xin những bộ quần áo học sinh cũ cho em Hào. * Đối với học sinh hạn chế học tập: - Năm học 2015 - 2016: 5 em học sinh hạn chế về học tập là: Kim Hoàng Khang; Đặng Thị Thảo My; Lương Thị Trâm; Phạm Văn Trường; Nguyễn Thế Vinh. - Năm học 2016 - 2017: 3 em học sinh hạn chế về học tập là: Trà Văn Nhựt; Nguyễn Hoàng Phúc; Ngô Huyền Trân. - Giáo viên xây dựng kế hoạch giúp đỡ đối tượng bằng những việc cụ thể như sau: Một là, giúp các em nhận ra nguyên nhân hạn chế trong học tập của mình và tự khắc phục: Trong những ngày đầu, giáo viên phân tích dựa vào các sai sót trong các tiết học và giúp các em tìm ra nguyên nhân dẫn đến các sai sót đó. Việc hướng dẫn sửa chữa thiếu sót được giáo viên hỏi đến mỗi khi kiểm tra miệng và phân công cho các bạn hỗ trợ. Khi đã giúp học sinh khắc phục được lỗ hổng kiến thức phần nào, thì ngay lập tức giáo viên ra những bài tập tương ứng giúp học sinh phấn khởi và dần lấy lại sự tự tin. Hai là, giúp học sinh tự kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của bản thân: Khi xây dựng kĩ năng tự kiểm tra cho các em, giáo viên có thể ra các bài tập yêu cầu học sinh tìm ra những sai sót trong một bài làm mà giáo viên cố ý tạo ra nhiều lỗi hoặc tổ chức cho học sinh thực hành chữa bài cho bạn... Khi giúp học sinh khắc phục những lỗ hổng về kĩ năng xây dựng dàn bài, hay bài văn viết ở các bài tập làm văn thì tốt nhất là cho học sinh trao đổi trong nhóm khi đối chiếu dàn bài, bài văn chưa hoàn chỉnh với dàn bài, bài văn đã xây dựng tốt hay viết hay. Nếu các em chưa có khả năng tự khắc phục tình trạng hạn chế học tập qua việc tự học của bản thân thì giáo viên có thể phân công nhiều đối tượng học sinh cùng giúp đỡ lẫn nhau. Ba là, kiểm tra hoạt động học tập của học sinh hạn chế: Khi kiểm tra bài học, giáo viên không nên chỉ tập trung vào đối tượng hoàn thành và hoàn thành tốt; nên chú ý học sinh hạn chế, kiểm tra tất cả bài làm ở nhà, hướng dẫn học sinh chữa lỗi đầy đủ. Trong tiết học, cần hỏi miệng nhiều hơn kiểm tra viết. Phải động viên, tuyên dương, khen thưởng kịp thời những tiến bộ cho dù là rất nhỏ. Có như thế thì các em mới nỗ lực hơn nữa trong học tập để vươn lên bằng các bạn. Bốn là, thái độ của giáo viên khi giúp đỡ học sinh hạn chế góp phần tăng hiệu quả: Giáo viên cần tạo ra một bầu không khí gần gũi và tình cảm trong khi giúp các em, nói với các em bằng giọng đầy thiện chí, khích lệ những kết quả đầu tiên, khen ngợi những câu trả lời đạt, lắng nghe các em nói lên những khó khăn, những thắc mắc, những nguyện vọng của mình. Quan tâm mọi câu hỏi của học sinh dẫu rằng có ngờ nghệch và nhầm lẫn đến mức nào đi chăng nữa. Cần bình tĩnh, kiên nhẫn khi học sinh mãi vẫn chưa khắc phục được hạn chế. Thái độ đó làm cho thầy và trò thông cảm với nhau, khích lệ học sinh vượt qua những khó khăn mà vươn lên trong học tập. Năm là, tổ chức tổ nhóm học tập ngoài giờ lên lớp, tập trung vào những nội dung sau: - Hướng dẫn học sinh trau dồi kĩ năng nêu lên những khó khăn trong học tập một cách thường xuyên, liên tục. - Các em giúp đỡ lẫn nhau nắm vững phương pháp chung để giải bài tập, xây dựng cho được kĩ năng sử dụng các phương pháp chung đó vào việc giải bài tập. - Tạo cho các em có cơ hội được trình bày bài, nhận xét bài lẫn nhau, từ đó giúp cho các em dần hoàn thiện bản thân. * Đối với học sinh hạn chế năng lực, phẩm chất: - Năm học 2015 - 2016: 4 em học sinh hạn chế về năng lực, phẩm chất là: Nguyễn Văn Lộc; Lương Chí Nguyễn; Phạm Văn trường; Nguyễn Thế Vinh. - Năm học 2016 - 2017: 2 em học sinh hạn chế về năng lực, phẩm chất là: Nguyễn Văn Kha và Nguyễn Lê Huỳnh Tín. Trước tiên người GVCN gần gũi, quan tâm, tìm hiểu học sinh. Để tạo sự tin cậy từ đó các em có thể bộc bạch, sẻ chia, tâm sự những khó khăn, những nỗi niềm riêng tư thầm kín. Lúc này, GVCN trở thành người bạn lớn của các em. Luôn có ánh mắt bao dung, cảm thông, thấu hiểu các em. GVCN cần khơi dậy những nhân tố tích cực để làm thức tỉnh các em, khôi phục niềm tin cho các em để các em thấy rằng mình không phải là “đồ bỏ đi”, để các em có thể xóa đi sự tự ti, mặc cảm, chủ động hội nhập với các bạn và tập thể lớp. Tạo điều kiện giúp các em nhận ra lỗi lầm của mình và tạo cho các em cơ hội, thiện chí sửa chữa. Tin tưởng giao cho các em đó một chức vụ trong lớp để từng bước điều chỉnh mình. Để khơi dậy trong các em tinh thần trách nhiệm. GVCN phải điềm tĩnh, biết tự kiềm chế, không nóng vội, không quá khắt khe, không nhắc đi nhắc lại nhiều lần lỗi vi phạm của các em sẽ dễ dẫn đến sự chai lì không đáng có. Luôn có sự mềm dẻo linh hoạt trong giáo dục học sinh, nhưng lời nói thì phải đi đôi với việc làm. GVCN khi nhìn nhận vấn đề cần theo chiều hướng tích cực, hãy tạo cho các em một lối thoát, một cơ hội để sửa chữa. Hãy tin tưởng sự chuyển biến của các em. Trân trọng những tiến bộ của các em dù là nhỏ nhất vì đó là cả một sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của các em. Mạnh dạn biểu dương, khen ngợi các em trước tập thể lớp. Tóm lại dù với đối tượng nào, bản thân GVCN phải lưu ý dùng phương pháp tác động tình cảm, động viên khích lệ kịp thời, phối hợp với phụ huynh, giáo viên bộ môn, giáo viên tổng phụ trách và Ban Giám hiệu để cùng phối kết hợp giáo dục và đặc biệt xác định vấn đề giáo dục hành vi đạo đức là then chốt, là chìa khóa vạn năng để giúp các em tiến bộ. Biện pháp 2: Xây dựng đội ngũ Hội đồng tự quản giỏi quản lý, tổ chức, kiểm tra. Như chúng ta đã biết xây dựng một đội ngũ có Hội đồng tự quản (HĐTQ) giỏi là việc rất quan trọng mà người giáo viên làm công tác chủ nhiệm phải có kế hoạch xây dựng để thành lập. Hơn nữa, đội ngũ HĐTQ sẽ cùng giáo viên chủ nhiệm đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện nề nếp, học tập của các bạn là công việc cần thiết và có ích. - Trước hết, những học sinh được chọn làm trong HĐTQ bao giờ cũng phải gương mẫu trước các bạn về mọi mặt: Học tập, kỷ luật, tham gia các hoạt động, đối xử với bạn bè.... Dựa trên những yêu cầu về tiêu chuẩn của HĐTQ giáo viên yêu cầu các em lập danh sách tự ứng cử, đề cử để bỏ phiếu bầu. Ban kiểm phiếu được các em đề cử thành lập. Sau khi bỏ phiếu bầu cử giáo viên hướng dẫn ban kiểm phiếu tổng hợp số liệu. Ban kiểm phiếu công bố danh sách những học sinh trúng cử vào HĐTQ. HĐTQ tự bầu ra các chức danh Chủ tich, các phó chủ tịch. Chủ tịch và các phó chủ tịch ra mắt hứa hẹn. HĐTQ cùng giáo viên chủ nhiệm bàn bạc để quyết định thành lập các ban chuyên trách như: Học tập, sức khỏe, lao động, vệ sinh, quyền lợi học sinh, - HĐTQ xây dựng nội quy lớp học dựa trên gợi ý của GVCN, tập thể lớp biểu quyết thông qua và cùng thực hiện. - Sau đó hằng ngày, hàng tuần, HĐTQ bao gồm: Chủ tịch, 2 Phó chủ tịch, các ban chuyên trách sẽ tiến hành công việc của mình như sau: *Đầu giờ (15 phút đầu): Các ban kiểm tra những việc sau: Việc soạn sách vở theo đúng thời khóa biểu, mang đầy đủ đồ dùng học tập, có ý thức xem bài trước, đi học đúng giờ, đồng phục đúng quy định, không mang dép lê... rồi chấm điểm thi đua theo qui đinh như sau: (vi phạm 1 nội dung trừ: 2 điểm) *Trong giờ học: HĐTQ theo dõi các bạn trong lớp thái độ học tập, phát biểu xây dựng bài, đạt kết quả cao trong học tập thì cộng điểm thưởng như sau: Phát biểu xây dựng bài được nhận xét là đúng và được tuyên dương một môn thì cộng 2 điểm, có ý thức và thực hiện phát biểu xây dựng bài cộng 1điểm/môn. nói chuyện trong giờ học thì bị trừ 2 điểm/1lần. Giờ sinh hoạt hàng tuần HĐTQ sẽ tổng hợp, công bố danh sách những học sinh đạt kết quả tốt, chưa tốt theo chấm điểm thi đua. GVCN tuyên dương, khen thưởng động viên những em đạt kết quả tốt, nhắc nhở những em còn mắc khuyết điểm theo hướng khích lệ, động viên là chính. Tạo mọi điều kiện cho các em có biện pháp khắc phục. Biện pháp 3: Trang trí lớp học. Thời khóa biểu; Sơ đồ Hội đồng tự quản; Hộp thư nhịp cầu bè bạn; Hộp thư điều em muốn nói; Góc học tập; Nội quy lớp mình. Trang trí lớp học là hoạt động tập thể, tạo cho lớp học trở nên thân thiện, phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh, tạo cho các em nhận thức về cái đẹp và có ý thức gìn giữ trường lớp của mình sạch đẹp. Tôi xây dựng kế hoạch tổ chức trang trí theo các nhóm. Khi xây dựng kế hoạch mọi học sinh phải được trình bày ý kiến, lớp học phải sôi nổi thảo luận đi đến thống nhất chung. Thực hiện theo kế hoạch, tôi đã cùng với học sinh thực hiện trang trí lớp học. Tạo mọi cơ hội cho các em cùng tham gia thì công việc trang trí lớp học tạo thành một công việc tự giác và thích thú. Tôi đã hướng dẫn học sinh dùng các tờ giấy bìa để gấp các phong bì thư để cùng trang trí: Thời khóa biểu; Sơ đồ HĐTQ; Hộp thư nhịp cầu bè bạn; Hòm thư điều em muốn nói; Góc học tập; Nội quy lớp mình; Qua đó giúp các em tự tin hơn, có thêm kĩ năng phục vụ cho bản thân. Đây là một trong những kĩ năng sống rất cần thiết cho học sinh sau này. Đại đa số các em rất yêu thích hoạt động này vì nó đem lại cho các em nhiều điều bổ ích, như được bày tỏ những điều mình mong muốn, được trưng bày những sản phẩm mình làm ra Qua đó giúp học sinh sáng tạo, tự tin hơn, biết tự hào về bản thân và những gì mình đạt được qua những sản phẩm học tập được trưng bày trong lớp học. Những sản phầm trang trí của các em Biện pháp 4: Đẩy mạnh hoạt động của Ban Chi hội CMHS. * Đối vói Ban đại diện CMHS lớp: Từ đầu năm học, tôi đã định hướng bầu chọn Ban đại diện phụ huynh của lớp với các tiêu chuẩn sau: Phụ huynh có đời sống kinh tế ổn đinh. Có tâm huyết, nhiệt tình tất cả vì học sinh thân yêu. Am hiểu nhiều về lĩnh vực giáo dục. Có con em học tập tốt. * Ban Chi hội lớp gồm 3 thành viên: Trưởng ban, phó ban, thư ký * Nhiệm vụ Ban Chi hội lớp: - Kết hợp với GVCN lớp theo dõi, động viên quá trình học tập, sinh hoạt của học sinh. Đặc biệt quan tâm đến các phong trào hoạt động của lớp. - Nắm rõ được hoàn cảnh gia đình, chỗ ở của từng học sinh để kịp thời thăm hỏi lúc khó khăn, hoạn nạn. - Có kế hoạch khen thưởng kịp thời học sinh lớp tiến bộ theo từng tuần, tháng, theo các đợt kiểm tra định kỳ của nhà trường. *Đối với từng phụ huynh học sinh: Buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã đề ra yêu cầu để phụ huynh cùng GVCN rèn nề nếp học sinh như sau: Hằng ngày kiểm tra sách vở của con em mình. Nhắc nhở con em học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho con em theo thời khoá biểu hằng ngày. Giáo dục con ý thức gọn gàng, ngăn nắp khi học tập, vui chơi. Sinh hoạt điều độ, đúng thời khoá biểu, giờ nào việc nấy tránh tình trạng vừa học vừa chơi. Thường xuyên trao đổi với GVCN qua trò chuyện trực tiếp, điện thoại hoặc qua sổ liên lạc để kịp thời nhắc nhở, đôn đốc học sinh nề nếp học tập ở lớp cũng như ở nhà. Biện pháp 5: Nêu gương và khen thưởng Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi đã đề xuất với Ban Chi hội về việc khen thưởng học sinh trong lớp thực hiện tốt các phong trào học tập cũng như các phong trào khác như sau: Mỗi tuần tặng 1 cây bút cho mỗi học sinh đạt thành tích cao nhất lớp. Tặng một phần quà cho học sinh đạt giải trong các phong trào do nhà trường tổ chức. Được Ban Chi hội thống nhất, lớp tiến hành thực hiện như sau: - Sau mỗi tuần thi đua, Chủ tịch Hội đồng tự quản đánh giá chung các mặt hoạt động, tổ trưởng đánh giá cụ thể các mặt học tập cũng như hoạt động của từng thành viên trong tổ thông qua bảng điểm. Sau đó bầu chọn một học sinh tuyên dương trước lớp và nhận thưởng. - Để tránh trường hợp một em nhận liên tục nhiều lần, theo qui ước khi được nhận thưởng 02 lần liên tục rồi, thì sau đó 4 tuần mới được nhận thưởng lại (nếu em đó đạt kết quả nhất lớp thì chọn em đạt kết quả nhì lớp). - Đặc biệt chú ý đến học sinh hạn chế nhưng có sự tiến bộ dù là nhỏ nhất, GVCN sẽ gợi ý để các bạn đề nghị Hội đồng tự quản lớp tuyên dương và khen thưởng. Qua đó đã đẩy mạnh phong trào thi đua học tập, rèn luyện năng lực, phẩn chất của từng học sinh trong lớp. III. ĐÁNH GIÁ VỀ TÍNH MỚI, TÍNH HIỆU QUẢ VÀ KHẢ THI, PHẠM VỊ ÁP DỤNG: 1. Tính mới: Việc ứng dụng các biện pháp giúp đỡ học sinh trong công tác chủ nhiệm là một phần rất quan trọng. Nó giúp cho giáo viên chủ nhiệm làm tốt nhiệm vụ từ đó tạo sự gần gũi giữa giáo viên và học sinh giúp cho các em vươn lên, vượt qua khó khăn làm tót nhiệm vụ học tập của mình. Mỗi thầy giáo, cô giáo cần quan tâm đổi mới bản thân như ứng dụng các biệp pháp đổi mới, trau dồi kiến thức tạo mọi điều kiện giúp đỡ các em từ đó mới có thể giúp học sinh hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. 2. Tính hiệu quả và khả thi: Qua những năm được phân công làm chủ nhiệm, nhất là hai năm gần đây làm công tác chủ nhiệm, tôi đã áp dụng các biện pháp nêu trên tôi thấy đạt kết quả cao. Năm học 2015 - 2016: - Duy trì sĩ số 29/ 29 đạt 100%; Lên lớp 29/29 đạt 100%; - Vở sạch chữ đẹp đạt 89.7%; Học sinh được khen thưởng: 62.1 %. - Là lớp luôn dẫn đầu của khối 4 về các phong trào: Quyên qóp, ủng hộ, phong trào kế hoạch nhỏ. - Lớp đạt Chi đội mạnh Đặc biệt năm học 2016 - 2017 kết quả được thể hiện rất rõ như sau: - Duy trì sĩ số 18/18 đạt 100%; Lên lớp 18/18 đạt 100%; - Đạt hai giải ba vẽ tranh vòng trường; - Vở sạch chữ đẹp đạt 94.4% ; Học sinh được khen thưởng: 66.7 %. Trong quá trình thực hiện tôi đã trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp trong đơn vị và đã thu được kết quả rất khả quan. Có thể nhân rộng và áp dụng rộng rãi trong các nhà trường. 3. Phạm vi áp dụng: Các biện pháp này tôi đã ứng dụng và mang lại hiệu quả cao tại lớp 4A Trường Tiểu học Thị Trấn Thới Bình B - huyện Thới Bình - tỉnh Cà Mau từ năm học 2015 - 2016 đến nay. IV. KẾT LUẬN: Công tác chủ nhiệm lớp đa dạng và phong phú, không có khuôn mẫu nhất định. Người giáo viên cùng một lúc phải đóng rất nhiều vai như: người mẹ dịu dàng, người thầy nghiêm khắc, người bạn gần gũi, trọng tài phân minh. Thành công của công tác chủ nhiệm là làm cho học sinh tôn trọng, kính yêu, tin tưởng vào giáo viên, là xây dựng được một tập thể lớp đoàn kết, gắn bó, biết yêu thương lẫn nhau. Muốn đạt được điều đó, GVCN phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây: - Thầy cô là điểm sáng, là thần tượng của các em. Các em dễ tin, dễ nghe theo lời dạy bảo của thầy cô. - Nắm chắc được những thuận lợi, khó khăn, hiểu rõ thực tế trường, lớp mình, đề ra những biện pháp hữu hiệu. Luôn gần gũi, quan tâm tới hoàn cảnh sống của học sinh (nhất là học sinh có hoàn cảnh đặc biệt). - Có sự phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, Ban Chi hội CMHS của lớp, Ban Đại diện CMHS của trường, Ban Giám hiệu, các nhà hảo tâm vận động các lực lượng này có những hành động thiết thực hỗ trợ về vật chất, tinh thần, hoạt động học tập sẽ giúp cho hoạt động của lớp có hiệu quả hơn. - Thu hút các em vào các hoạt động tập thể do trường, lớp tổ chức. - Phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu về nghệ thuật (vẽ, hát, múa, làm hoa) sẽ tăng thêm sự tự tin vào khả năng của chính bản thân mỗi học sinh. - Dựa trên cơ sở định hướng của giáo viên và khả năng tín nhiệm của học sinh xây dựng đội ngũ Hội đồng tự quản làm nòng cốt. GVCN thiết kế hệ thống sổ sác
Tài liệu đính kèm: