Năm 2011 là một sự kiện trọng đại tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng.Trong buổi khai mạc Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã triển khai : “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục ” (trích báo Tuổi Trẻ ngày 13/01/2011) .Cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Dạy học là nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo”. Do đó người thầy Việt Nam không chỉ bằng lòng với vốn kiến thức đã có mà luôn vuơn tới đỉnh cao của kiến thức,của trí tuệ, để không những là thầy của học trò mình mà còn xứng đáng được nhân dân gọi bằng “Thầy”.
Muốn thay đổi phương pháp dạy học cần đổi mới phương pháp bồi dưỡng giáo viên. “Sự tồn tại của phương pháp dạy học luôn là cụ thể ”.Bởi thế mọi chủ trương,quan điểm, lý thuyết đổi mới phương pháp nó chỉ là màu xám nếu không được chuyển hóa thành ý thức về tình cảm,tri thức và kỹ năng của người giáo viên với tư cách là một nhà sư phạm cụ thể với một nhà trường cụ thể, giữa bối cảnh một giờ học trên lớp, một đối tượng học sinh
Hiện nay hầu hết các môn học ở lớp 2 đều có đồ dùng trực quan. Đó là điều cần thiết ở lứa tuổi này. Trẻ rất hiếu động thích tự do không muốn bị gò bó trong bất cứ công việc gì ngay cả trong học tập.
Đồ dùng trực quan vừa là phương tiện, vừa là điều kiện trong việc nâng cao chất lượng dạy và học.Dạy và học là hai hoạt động tương tác lẫn nhau. Cái này là điều kiện cho sự xuất hiện, vận động và phát triển của hoạt động kia, chúng bổ sung cho nhau cùng tồn tại .
Để giúp trẻ phát triển toàn diện mọi mặt đòi hỏi nhà trường phải có đồ dùng trực quan để phục vụ cho việc học tập của học sinh. Bên cạnh đó giáo viên phải tạo mọi điều kiện để làm đồ dùng dạy học bằng các vật liệu đơn giản để học sinh tiếp thu bài tốt hơn. Đồ dùng trực quan phải to,đẹp, có màu sắc phong phú, hấp dẫn, kích thích sự ham muốn học tập của học sinh. Đặc biệt phù hợp với từng bài giảng của giáo viên.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên kết hợp với tích lũy kinh nghiệm qua những năm giảng dạy, bản thân tôi đã nắm được đặc điểm tâm sinh lý của học sinh kết hợp với phương pháp dạy tôi có ý tưởng đưa ra sáng kiến áp dụng đồ dùng trực quan môn toán ở lớp 2.
ĐỀ TÀI TÌM HIỂU VIỆC ÁP DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN MÔN TOÁN Ở LỚP 2. A. ĐẶT VẤN ĐỀ : I. Lý do chọn đề tài: Năm 2011 là một sự kiện trọng đại tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng.Trong buổi khai mạc Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã triển khai : “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục ” (trích báo Tuổi Trẻ ngày 13/01/2011) .Cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Dạy học là nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo”. Do đó người thầy Việt Nam không chỉ bằng lòng với vốn kiến thức đã có mà luôn vuơn tới đỉnh cao của kiến thức,của trí tuệ, để không những là thầy của học trò mình mà còn xứng đáng được nhân dân gọi bằng “Thầy”. Muốn thay đổi phương pháp dạy học cần đổi mới phương pháp bồi dưỡng giáo viên. “Sự tồn tại của phương pháp dạy học luôn là cụ thể ”.Bởi thế mọi chủ trương,quan điểm, lý thuyết đổi mới phương pháp nó chỉ là màu xám nếu không được chuyển hóa thành ý thức về tình cảm,tri thức và kỹ năng của người giáo viên với tư cách là một nhà sư phạm cụ thể với một nhà trường cụ thể, giữa bối cảnh một giờ học trên lớp, một đối tượng học sinh Hiện nay hầu hết các môn học ở lớp 2 đều có đồ dùng trực quan. Đó là điều cần thiết ở lứa tuổi này. Trẻ rất hiếu động thích tự do không muốn bị gò bó trong bất cứ công việc gì ngay cả trong học tập. Đồ dùng trực quan vừa là phương tiện, vừa là điều kiện trong việc nâng cao chất lượng dạy và học.Dạy và học là hai hoạt động tương tác lẫn nhau. Cái này là điều kiện cho sự xuất hiện, vận động và phát triển của hoạt động kia, chúng bổ sung cho nhau cùng tồn tại . Để giúp trẻ phát triển toàn diện mọi mặt đòi hỏi nhà trường phải có đồ dùng trực quan để phục vụ cho việc học tập của học sinh. Bên cạnh đó giáo viên phải tạo mọi điều kiện để làm đồ dùng dạy học bằng các vật liệu đơn giản để học sinh tiếp thu bài tốt hơn. Đồ dùng trực quan phải to,đẹp, có màu sắc phong phú, hấp dẫn, kích thích sự ham muốn học tập của học sinh. Đặc biệt phù hợp với từng bài giảng của giáo viên. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên kết hợp với tích lũy kinh nghiệm qua những năm giảng dạy, bản thân tôi đã nắm được đặc điểm tâm sinh lý của học sinh kết hợp với phương pháp dạy tôi có ý tưởng đưa ra sáng kiến áp dụng đồ dùng trực quan môn toán ở lớp 2. I. Mục đích nghiên cứu : Tìm ra phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan tốt nhất để giúp học sinh trong quá trình học đạt hiệu quả cao. Tìm hiểu một số biện pháp mới trong việc sử dụng đồ dùng trực quan trong quá trình giảng dạy. Tìm hiểu sự hứng thú và hiệu quả khi áp dụng sử dụng đồ dùng trực quan vào học tập và giảng dạy ở lớp 2. II. Giải quyết vấn đề : 1.Làm rõ một số nội dung, khái niệm có liên quan đến đề tài. Nghiên cứu để nâng cao nhận thức, phải nắm rõ những thuận lợi, khó khăn trong việc sử dụng đồ dùng trực quan và cách thức tiến hành nhằm nâng cao việc học, tiếp thu nội dung bài ở học sinh . Tìm hiểu chắt lọc những phương pháp tối ưu để vận dụng vào bài dạy. Thấy rõ được ích lợi của việc sử dụng đồ dùng trực quan. Phân tích, so sánh, đối chiếu, kết luận rút ra bài học kinh nghiệm, áp dụng vào giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh. a. Thế nào là đồ dùng trực quan ? học sinh trực quan là đồ dùng có nội dung tri thức gắn với nội dung bài học giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để vận dụng vào bài học. Sử dụng đồ dùng trực quan giúp các em có tác dụng về mặt trí tuệ và khả năng tư duy sáng tạo của các em. b. Bản chất của đồ dùng trực quan : Khi thiết kế làm đồ dùng trực quan phải bảo đảm yêu cầu. Mỗi đồ dùng trực quan phải góp phần vào thực hiện mục tiêu dạy học. Phải được chuẩn bị chu đáo và phù hợp với học sinh. Phải tổ chức sao cho học sinh trong lớp đều quan sát nhận biết. Không nên để quan sát đồ dùng thời gian kéo dài, ảnh hưởng đến giờ học hoặc làm trẻ mất đi hứng thú .Luôn quan tâm ,khích lệ ,động viên ,tránh làm cho học sinh không hoàn thành nhiệm khi khai thác nội dung bài bằng đồ dùng trực quan . c. Một số điều kiện để học sinh đạt kết quả cao khi sự dụng đồ dùng trực quan . Đồ dùng trực quan phải rõ ràng ,giúp học sinh bổ sung củng cố được kiến thức nội dung bài . Đồ dùng phải được chuẩn bị tốt ,phải nắm vững yêu cầu mục đích giáo dục củng cố kiến thức bài học. Đồ dùng phải thu hút học sinh tham gia tự giác và tích cực, có ý thức, thái độ nhiệt tình, sôi nổi khai thác đồ dùng trực quan. II. Thực trạng : Năm học 2010-2011tôi được phân công dạy lớp 2.1 học sinh ở lớp phần nhiều là con nông dân cụ thể như sau : 3,2% con cán bộ công chức. 12,9% con nhà buôn bán. 35,5% con nhà làm nông. 48,8% con gia đình nghèo làm thuê và nơi khác chuyển đến. Qua số liệu trên phần lớn số học sinh của lớp là con em gia đình làm thuê, làm rẫy, làm nông nên vấn đề học tập của các em chưa được thực sự quan tâm của gia đình. Gia đình không chú trọng đến việc học của các em mà giao phó, khoán trắng cho giáo viên chủ nhiệm lớp. Qua mấy tuần giảng dạy, để tìm hiểu vấn đề này trong tiết sinh hoạt lớp tôi đưa ra câu hỏi và thu được kết quả như sau: Trong những môn học các em thích nhất môn nào?. Toán : 10%. Tiếng việt : 15%. Tự nhiên xã hội : 16%. Thủ công : 12%. Đạo đức : 10%. Mĩ thuật : 12%. Âm nhạc : 12%. Thể dục : 14%. Ngoài ra tôi còn sử dụng biểu mẫu câu hỏi mở : Câu hỏi Có Không Các em có thích được quan sát đồ dùng trong giờ học không ?. 98% 2% Các em có thường được quan sát ĐDDH trong giờ học không ?. 54% 46% Các em có thích tiết nào cũng được quan sát ĐDDH không ?. 98% 2% Các em có thích được quan sát sử dụng ĐD trong môn toán không ?. 97% 3% B.NỘI DUNG: I. Biện pháp thực hiện : Qua tìm hiểu trên tôi thấy sử dụng đồ dùng trực quan sẽ đem lại hiệu quả tốt cho học sinh. Tôi thực hiện soạn và dạy bài : Bài toán về nhiều hơn. Trong bài này tôi sử dụng đồ dùng trực quan : Quả cam. Để so sánh hứng thú và hiệu quả học tập của học sinh như thế nào?. Trình tự tiết dạy như sau: + Ổn định : + Bài cũ : + Bài mới : Giáo viên cho học sinh quan sát đồ dùng trực quan trên bảng. Mục đích : Cho học sinh quan sát,nhận biết và tính toán nhanh. Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bị một số quả cam ,bông hoa Tiến hành : Giáo viên cho học sinh quan sát đồ dùng trên bảng. Giáo viên đứng trên bảng và hỏi : Hàng trên cô có mấy quả cam ?. ( 5 ). Hàng dưới có nhiều hơn hàng trên là mấy quả cam ? . ( 2 ). Hỏi hàng dưới có mấy quả cam ? Từ đó học sinh quan sát và biết trả lời là hàng dưới có 7 quả cam . Luyện tập –thực hành. Giáo viên có thể cho học sinh quan sát ngôi sao, giáo viên đính trên bảng : Hòa có : Bình có nhiều hơn Hòa : Bình có : ..? ngôi sao. Sau đó giáo viên đặt câu hỏi : Hòa có mấy ngôi sao ? (4 ngôi sao). Bình có nhiều hơn Hòa mấy ngôi sao? ( 2 ngôi sao). Bài yêu cầu tìm gì ? ( Tìm số ngôi sao Bình có ). Qua phần quan sát và gợi ý trên tôi thấy các em rất hăng hái xung phong lên bảng làm bài. + Củng cố -dặn dò. Sau tiết học tôi thấy các em rất vui vẻ , phấn khởi nắm vững kiến thức nội dung bài dạy, làm nhanh, kết quả đúng . Sau tiết học đó, tôi hỏi các em : 1. Tiết học vừa rồi các em có thích không? 2. Vì sao các em thích? 3. Bài học hôm nay các em có dễ hiểu bài không? Qua tiết dạy trên cho thấy có kết quả tốt trong tiết dạy. Vì vậy tôi áp dụng sử dụng đồ dùng trực quan vào một số bài trong chưong trình toán ở lớp 2. Bài: Ki lô gam (SGK tr 32). Mục đích : Làm quen với cân và cách cân. Nhận biết về đợn vị : Ki lô gam. Chuẩn bị : Cân đĩa,các quả cân : 1kg, 2kg, 5kg. Tiến hành : Giáo viên giới thiệu bài đưa ra một vài ví dụ để học sinh nhận biết : muốn biết một vật nào đó nặng hay nhẹ ta phải dùng cân đĩa để cân các vật đó. Giáo viên làm mẫu cho học sinh quan sát sau đó gọi học sinh lên bảng thực hành. Để nhận biết được vật đó nặng hay nhẹ như thế nào ta phải dùng đơn vị đo là Ki lô gam. “ Ki lô gam viết tắt là kg.” Giáo viên giới thiệu cho học sinh biết các quả cân 1kg, 2kg, 5kg . Giáo viên cho học sinh lên bảng thực hành cân và nêu kết quả vừa cân. Học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét – tuyên dương. Bài :Ôn tập về hình học (SGK tr 85 ) Mục tiêu : Củng cố nhận dạng và nêu tên gọi các hình đã học. Chuẩn bị : Một số hình chữ nhật, tam giác, hình vuông, tứ giác, Tiến hành : Giáo viên đính sẵn một số hình- cho học sinh quan sát . Sau đó gọi học sinh lên bảng đính tên vào bất cứ hình nào mà giáo viên nêu tên. Học sinh phải nhân biết đó là hình gì ? Gọi đúng tên hình. Học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét – tuyên dương. Bài : Bảng chia 2 ( SGK tr 109 ). Mục tiêu : Lập và thực hành bảng chia 2. Chuẩn bị : Một số tấm bìa, mỗi tấm có 2 quả cam.Giáo viên gắn lên bảng 4 tấm bìa,mỗi tấm có 2 quả cam. Tiến hành : Giáo viên hỏi mỗi tấm bìa có 2 quả cam, vậy 4 tấm bìa có mấy quả cam?. Học sinh trả lời : Có tất cả 8 quả cam . Giáo viên ghi bảng : 2 x 4 = 8. Sau đó giáo viên nói : Trên tấm bìa có tất cả 8 quả cam ,mỗi tấm bìa có 2 quả cam. Hỏi có mấy tấm bìa ?. Học sinh trả lời : có 4 tấm bìa. Giáo viên ghi bảng : 8 :2 = 4 Tương tự như trên, giáo viên hướng dẫn để học sinh tự lập bảng. Học sinh nhận xét – sửa sai. Giáo viên nhận xét – tuyên dương. Bài :Luyện tập ( SGK tr 111 ). Mục tiêu : Rèn kỹ năng vận dụng bảng chia 2. Chuẩn bị : Một số bìa xốp cắt hình cành cây, một số con chim. Tiến hành : Giáo viên đính tranh lên bảng cho học sinh quan sát ,nhận xét và trả lời. a. b. c. Học sinh quan sát và trả lời : hình nào có 1/2 số con chim đang bay. Học sinh nhận xét – sửa sai. Giáo viên nhận xét – tuyên dương cho điểm. Bài :Thực hành xem đồng hồ ( SGK tr 126 ). Mục tiêu : Củng cố nhận biết về các đơn vị đo thời gian. Chuẩn bị : Mô hình đồng hồ. Tiến hành : Giáo viên cho học sinh quan sát đồng hồ và giới thiệu sơ qua để học sinh củng cố lại của bài trước. Giáo viên hỏi : 1 ngày có..? giờ. 1 giờ có? phút. Giáo viên giới thiệu cho học sinh về cấu tạo và vận hành của đồng hồ. Đồng hồ có kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút. Sau đó giáo viên cho học sinh quan sát vận hành tương ứng giờ trong SGK và gọi học sinh đọc. Giáo viên cho học sinh thực hành bài 3. Gọi học sinh lên thao tác thực hành chỉnh lại đồng hồ theo thời gian yêu cầu của bài. Học sinh theo dõi quan sát - nhận xét Giáo viên nhận xét – tuyên dương cho điểm. C. KẾT QUẢ : Trong các tiết học tôi thấy các em rất năng động, nhanh nhẹn, hăng hái xây dựng bài làm cho tiết học vui vẻ, thoải mái, tiếp thu bài tốt hơn với phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan sẽ giúp các em nhanh chóng hiểu bài đồng thời phát huy được tính sáng tạo, phát triển tư duy, tạo hứng thú cho học sinh. Ngày nay, nhìn chung các em rất thông minh, nhanh nhẹn trước cái mới. Khoa học xã hội ngày càng phát triển thì điều kiện, phương tiện học tập của các em ngày càng thuận lợi đa dạng, phong phú. Sự khô khan của môn toán sẽ được ghẹ. Kết quả cụ thể như sau : 1< 4 5 < 6 7 < 8 9 < 10 SL % SL % SL % SL % Đầu năm 4 13 5 16 7 23 15 48 Cuối HKI 1 3 3 10 11 35 16 52 D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM : Sử dụng đồ dùng dạy học trực quan là một phương pháp ý nghĩa trong việc góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học theo chuẩn kiến thức - kỹ năng nhằm phát huy tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh . Dạy toán ở Tiểu học nói chung và lớp 2 nói riêng nếu biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, đồ dùng trực quan sẽ có tác dụng tích cực, kích thích sự hứng thú học tập và tạo chất lượng cao cho bài học. Học sinh rất mong ở người thầy một giờ học vui ngay từ bài đầu giúp cho các em chiếm lĩnh tri thức vững chắc. Chính vì thế người thầy bên cạnh nắm vững nội dung, phương pháp thì cần tự bồi dưỡng nghiên cứu để nâng cao nghiệp vụ của mình, cần có đôi chút sáng tạo trong lao động của người Thầy. Mặc dù đã cố gắng nhưng trong sáng kiến của tôi không tránh khỏi những thiếu sót về lập luận, câu văn, từ ngữ. Kính mong hội đồng thi đua, BGH góp ý, bổ sung để bản thân tôi rút kinh nghiệm và vận dụng tốt vào công tác giảng dạy ngày một tốt hơn. Tân Hiệp, ngày 12 tháng 2 năm 2011 Người viết Phaïm Thò Hueä Ý kiến nhận xét của Hội đồng Sư Phạm :
Tài liệu đính kèm: