Sáng kiến kinh nghiệm Thủ thuật dạy tập đọc nhạc theo mô hình VNEN - Nguyễn Văn Thảo

Đề mục Trang

I. PHẦN MỞ ĐẦU.2

1. Lý do chọn đề tài.2

2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.3

3. Đối tượng nghiên cứu.3

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.3

5. Phương pháp nghiên cứu.3

II. PHẦN NỘI DUNG.4

1. Cơ sở lý luận.4

2. Thực trạng.4

2.1. Thuận lợi – khó khăn.4

2.2. Thành công – hạn chế.5 2.3. Mặt mạnh - mặt yếu.6

2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động.6 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra.7

3. Giải pháp, biện pháp.8

3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.8

3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.8

3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp.18

3.4. Mối quan hệ giữa giải pháp, biện pháp.19

3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.19

4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.20

III. PHẦN KẾT LUẬN.20

1. Kết luận.21

2. Kiến nghị.21

٭. Tài liệu tham khảo.23

 

doc 24 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 698Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thủ thuật dạy tập đọc nhạc theo mô hình VNEN - Nguyễn Văn Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phụ, chỉ từng nốt nhạc cụ thể cho các em thấy được nốt nằm ở vị trí đó là nốt gì để các em nắm được. Các em nắm được nốt rồi thì mới kết hợp cho nghe đàn và được nghe nhiều lần. Để giúp các em đọc được và thực hành tốt phải thực hiện một lúc cả 3 giác quan như: mắt nhìn - tai nghe - miệng đọc kết hợp gõ phách, qua đó giúp các em phát triển tai nghe và phát triển giọng. Vì vậy giáo viên phải có những phương pháp, kinh nghiệm tối ưu để truyền đạt, với tôi trên lớp tôi luôn dạy hết mình, luôn quan tâm, theo sát học sinh trong tiết dạy của mình, luôn áp dụng phương pháp nhẹ nhàng, thích hợp tùy vào từng đối tượng học sinh, cùng với mong muốn đưa Tập đọc nhạc thực sự gần gũi với các em đồng thời đem lại hiệu quả cao khi giảng dạy nội dung này. 
Tôi mong muốn được chia sẽ với tất cả đồng nghiệp nhằm học hỏi, trao đổi và rút kinh nghiệm để ngày càng có những phương pháp dạy tập đọc nhạc hiệu quả hơn nữa, thông qua đề tài: “Thủ thuật dạy Tập đọc nhạc theo mô hình VNEN”
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
- Học sinh hiểu bản chất của Tập đọc nhạc là quá trình khám phá ra giai điệu bản nhạc.
- Học sinh nắm vững tên nốt nhạc, có kĩ năng giải mã về cao độ và trường độ của nốt nhạc để đọc đúng giai điệu, biết đọc bài Tập đọc nhạc kết hợp gõ phách hoặc đánh nhịp.
- Giúp học sinh phát triển tai nghe, cảm thụ về âm thanh, tư duy sáng tạo, hỗ trợ việc học hát và phát triển năng khiếu âm nhạc của các em.
- Tạo tâm lý thoải mái, hứng thú, ý thức học tập tốt mỗi khi học Tập đọc nhạc, đồng thời kích thích tiềm năng nghệ thuật, kỹ năng sáng tạo, phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc. Giúp học sinh có kiến thức cơ bản, vững chắc về âm nhạc, làm nền tảng cho các em học tốt hơn chương trình âm nhạc ở các lớp sau.
3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh khối 4, khối 5 trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành, huyện CưKuin, tỉnh Đăk Lăk.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Phân môn Tập đọc nhạc của học sinh khối 4 và khối 5
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát sư phạm
- Phương pháp trải nghiệm thực tế
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp thực hành
- Khảo sát trình độ học sinh
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
 Hiện nay trên Thế Giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của âm nhạc đối với đời sống của con người và sự tác động của âm nhạc tới sự hình thành và phát triển nhân cách sống đăc biệt là lứa tuổi tiểu học.
 M. Gorki nhận xét: “Âm nhạc có tác động kì diệu đến tận đáy lòng, nó khám phá ra các phẩm chất cao quí của con người. Chính vì vậy, người lớn cần đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục âm nhạc cho trẻ càng sớm càng tốt”.
 Ở Việt Nam cũng có một số nhà sư phạm nghiên cứu về một số phương pháp giảng dạy âm nhạc trong các trường phổ thông. Như Giáo sư Dương Viết Á chuyên nghiên cứu các làn điệu dân ca để vào các trường học phổ thông,Nhạc sĩ Hoàng Long là chủ biên của sách nghệ thuật 1,2,3,NXB Giáo dục Hà Nội 2001-2003.Đồng thời cũng là chủ biên của cuốn sách Hỏi đáp về phương pháp dạy học 1,2,3 và Nghệ thuật 4,5NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004.
 Việc lựa chọn các phương pháp dạy học không còn là vấn đề mới mẻ,nhưng dạy như thế nào, phối hợp các phương pháp dạy học ra sao để học sinh học mà không bị nhàm chán, không bị gò bó hay ép buộc, làm cho học sinh cảm thấy thích thú, hào hứng, phấn khởi sau mỗi giờ học nhạc thì bản thân tôi qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy âm nhạc cũng đã ứng dụng một số phương pháp dạy học nhằm bồi dưỡng kỹ năng học Tập đọc nhạc cho học sinh. Từ đó giúp trẻ tự tin, mạnh dạn, hứng thú với các bài Tập đọc nhạc, đọc đúng cao độ, tiết tấu các nốt nhạc.
2. Thực trạng
2.1. Thuận lợi – khó khăn
* Thuận lợi
 - Cho đến nay các trường đã có giáo viên dạy Âm nhạc, phong trào học Âm nhạc ngày càng sôi nổi, hầu hết các em học sinh hào hứng học và môn học đã được chú ý. Tất cả mọi người đã hiểu được đây là một môn học nghệ thuật, môn học có đóng góp rất lớn đến việc giáo dục trẻ, môn học góp phần không nhỏ vào việc hình thành nhân cách và phát triển toàn diện cho học sinh. Vì vậy không ít giáo viên, học sinh, các bậc phụ huynh đã coi trọng và đầu tư cho môn học.
 Để giảng dạy môn Âm nhạc trong chương trình đào tạo được thành công, điều này phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như : Tài liệu, phương tiện, đồ dùng trực quan.
 Trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành được trang bị một số đồ dùng cần thiết cho việc giảng dạy Âm nhạc và học như : Bộ đồ dùng dạy học từ lớp 1 đến lớp 5, sách tham khảo, một số tranh ảnh, đàn Piano điện tử, đàn Organ, thanh phách, bảng phụ các bài Tập đọc nhạcphương tiện dạy học được nhà nước và các cấp lãnh đạo quan tâm, đầu tư nên việc dạy học ngày càng được cải thiện đem lại hiệu quả rõ rệt. 
 * Khó khăn
 Tuy nhiên việc vận dụng các dụng cụ hỗ trợ cho việc dạy và học của giáo viên chưa linh hoạt, một số đồ dùng được trang bị chưa hợp lí không sử dụng được. Bên cạnh đó do quan niệm của một số giáo viên, phụ huynh về môn học còn hạn chế, chưa coi trọng môn học, chưa quan tâm mua sắm đồ dùng học tập cho học sinh, ...
 Lứa tuổi các em còn quá nhỏ để hiểu rõ về nhịp, phách, tiết tấu, một số em gõ đệm chưa chuẩn, một số em chưa nhớ vị trí các nốt nhạc, nhiều em không có năng khiếu về nghe và cảm thụ âm nhạc. Đặc biệt là bản thân các em, nhiều em chưa nhớ hết các nốt nhạc, vì vậy giáo viên phải mất khá nhiều thời gian để dạy cái căn bản nhất về kiến thức lớp 3, đó là cho các em nắm được tên nốt và vị trí nốt ở trên khuông nhạc
2.2. Thành công – hạn chế
* Thành công
Đa số học sinh đều háo hức tham gia các hoạt động giáo dục âm nhạc và đã biết phân biệt rõ các hình nốt nhạc, trường độ các nốt, đọc tương đối đúng tên gọi và cao độ các nốt nhạc. Đọc tương đối tốt các bài Tập đọc nhạc có trong chương trình.
* Hạn chế
Ở độ tuổi này các em còn hiếu động nên chưa tập trung chú ý khi giáo viên hướng dẫn. Khi đọc bài Tập đọc nhạc trước lớp các em còn thiếu tự tin dẫn đến đọc chưa chính xác cao độ, đọc sai tên nốt nhạc
2.3. Mặt mạnh - mặt yếu
* Mặt mạnh
Đa số các em nắm chắc kiến thức môn học, kết quả học tập của học sinh khối 4 và khối 5 trong thời gian qua có nhiều chiều hướng tích cực, chất lượng nâng cao, tất cả các em đều hoàn thành môn học. Âm nhạc giúp các em có tinh thần thoải mái để hứng thú học các môn học khác.
* Mặt yếu
Khả năng ghi nhớ của các em chưa tốt, có khi tiết học này nhớ, tiết sau đã quên. Việc cảm nhận về cao độ, tiết tấu đối với học sinh tiểu học còn hạn chế
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
* Nguyên nhân của thành công
Trong quá trình vận dụng đề tài tôi đã thu được một số thành công nhất định . Đa số các em yêu thích môn học, các em đã biết đọc, viết đúng các bài Tập đọc nhạc. Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học.
* Nguyên nhân của hạn chế
Về CSVC của trường chưa thật đầy đủ, chưa có phòng chức năng riêng ở điểm trường phụ để học Âm nhạc nên trong giờ học còn nhiều hạn chế như : không sử dụng hết các nhạc cụ, chưa có không gian tham gia một số trò chơi âm nhạc...
Do môn học đòi hỏi phải có năng khiếu nên một số em còn đọc sai cao độ, chưa đọc đúng tên nốt nhạc, chưa biết gõ đệm chính xác theo nhịp, phách, tiết tấu. 
Điều kiện giảng dạy của giáo viên còn hạn chế, các tài liệu tham khảo, phục vụ dạy Tập đọc nhạc như tranh trò chơi âm nhạc còn ít, chưa phong phú.
Trường có một số em là học sinh đồng bào, các em tiếp thu chậm và còn rụt rè, nhút nhát.
Ý thức học tập và khả năng tiếp thu của một số học sinh chưa cao.
Một số phụ huynh chưa quan tâm, nhắc nhở con em mình học tập, cũng như chuẩn bị đồ dùng học tập môn Âm nhạc chưa đầy đủ.
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra
Đối với học sinh Tiểu học tâm lý các em chưa ổn định, trí tuệ các em phát triển chưa hoàn chỉnh nên các em học dễ thuộc nhưng nhanh quên, mỗi tiết học âm nhạc thời lượng chỉ có 35 đến 40 phút mà phân môn Tập đọc nhạc chỉ có thời gian khoảng 20 phút để học một bài Tập đọc nhạc nên ít có thời gian để kiểm tra, chỉnh sửa cho từng học sinh. Hơn nữa ở lớp 3 các em chỉ có hai tiết học để làm quen với các nốt nhạc nên lên lớp 4 các em chưa nhớ hết vị trí các nốt nhạc trên khuông. Vậy, làm thế nào để giúp học sinh đọc tốt các bài Tập đọc nhạc, nhớ vị trí, tên gọi, hình nốt, trường độ các nốt nhạc là điều trăn trở của tôi mỗi khi đến lớp.
Để các em học tập tốt hơn. Mỗi giáo viên cần có tâm với nghề, phải tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu các phương pháp dạy học phù hợp đối với từng nhóm đối tượng học sinh. Căn cứ vào tài liệu hướng dẫn môn học, vào chuẩn kiến thức kỹ năng để kết hợp nhiều phương pháp trong một tiết học, tổ chức các trò chơi âm nhạc giúp các em hứng thú học tập, giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn trước tập thể và trong quá trình học tập chắc chắn các em sẽ hứng thú học tập và đạt kết quả cao hơn.
3. Giải pháp, biện pháp
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Để thực hiện đề tài bản thân tôi xác định mục tiêu của đề tài này là giúp học sinh xác định đúng vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc, phân biệt đúng hình các nốt nhạc, ghi nhớ trường độ của mỗi hình nốt nhạc, đọc đúng cao độ các bài Tập đọc nhạc trong chương trình Tập đọc nhạc Tiểu học. 
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
a. Luyện tập cao độ
Đối với học sinh tiểu học, đây là một phần tương đối khó. Muốn vậy thì không phải chờ đến lớp 4 khi có phần tập đọc nhạc trong bài học mới vội vàng cho học sinh tập đọc cao độ của bài theo đàn. Điều đó không thể mang lại kết quả khả quan được. Với tôi, ngay từ lớp 1 tôi đã cho các em thường xuyên nghe giai điệu của bài hát, làm quen với chuỗi âm thanh đi lên, đi xuống, đi ngang qua các trò chơi như: Nghe giai điệu đoán tên bài hát, nhận biết chuỗi âm thanh đi lên, đi xuống, đi ngang giúp các em ý thức được phần giai điệu của các bài hát qua các trò chơi như: Hát thay lời ca bằng các nguyên âm a, o, i, e, u theo giai điệu một bài hát nào đó. Chính những trò chơi đã lôi cuốn các em vào tiết học và những âm thanh của giai điệu các bài hát đã thấm dần vào tâm hồn các em một cách từ từ nhưng chắc chắn. Tiếp tục đến lớp 2 và lớp 3 khả năng nghe và phân biệt âm thanh đối với các em đã trở thành kĩ năng hết sức thuần thục, nhuần nhuyễn. Và khi ấy, tôi cho các em làm quen với các tên nốt nhạc qua các câu truyện kể và qua trò chơi "gọi tên nốt", "bảy anh em nhà nốt nhạc", Sắp xếp tên nốt nhạc thành câu có nghĩa như “Đồ Mi Là Đồ Xí Xọn, Đồ Mi Là Đồ Mi Phá” Qua trò chơi tên nốt nhạc đã trở nên thân thiết, gần gũi với các em như những người bạn. Có những em sau khi tham gia trò chơi trong tiết học xong thì khi ra ngoài các em đã gọi đùa nhau bằng chính tên nốt nhạc mà em đó vừa đóng vai. Qua đó ta có thể thấy bài học qua trò chơi ấy đã được khắc sâu vào tâm trí của học sinh.
Khi tiến hành luyện cao độ cho những bài tập đọc nhạc cụ thể, tôi thay đổi hình thức của thang âm độ cao giúp học sinh hứng thú hơn khi luyện tập thay vì với hình thức truyền thống như: 
Thay bằng:
PHA
MI
RÊ
ĐÔ
SON
 LA
 SI
Hoặc:
 SI
 LA
SON
PHA
MI
RÊ
ĐÔ
ĐÔ
Bằng sự bồi dưỡng lâu dài và thường xuyên, học sinh đã được chuẩn bị kĩ năng đọc cao độ của nốt nhạc khá thuần thục và chuẩn xác. 
b. Luyện tập tiết tấu
Tuy phần tiết tấu tương đối đơn giản hơn phần luyện cao độ nhưng không phải vì vậy mà học sinh dễ dàng thực hiện. Bởi độ dài của các hình nốt nhạc không phải được đo bằng cm như trong toán học mà được tính bằng độ dài vang lên của âm thanh. Đối với học sinh tiểu học thì đó là sự trừu tượng khó nắm bắt. Vậy nên trong các trò chơi tôi đã lấy chính những mô hình nốt nhạc như hình nốt trắng, hình nốt đen, hình nốt móc đơn, hình nốt móc kép làm phần thưởng cho những nhóm hay những cá nhân vừa trả lời đúng. Chính những phần thưởng ý nghĩa đó đã kích thích các em tích cực, năng động tham gia vào tiết học và cũng qua đó các em dễ dàng nhớ tên các hình nốt nhạc để rồi sau đó việc nắm bắt độ dài của mỗi hình nốt trở nên đơn giản hơn.
Khi giới thiệu về độ dài hình nốt tôi mô hình hoá cho học sinh dễ nhận ra.
Ví dụ:
Tôi dùng đàn mô phỏng độ dài của âm thanh bằng các bước chân 
Ví dụ: Nốt trắng: hai bước
 Nốt đen: một bước
 Nốt móc đơn: Nửa bước chân
Với cách cụ thể hoá như trên sẽ giúp học sinh dễ dàng phân biệt được sự khác nhau về độ dài các hình nốt nhạc. Qua đó tôi tích cực giúp các em thực hành, luyện tập nhiều lần. Ngoài ra tôi còn cho các em luyện tập tiết tấu thông qua các trò chơi như: "Nghe tiết tấu đoán câu hát trong bài" hoặc "Nghe tiết tấu đoán tên bài hát". Trong chương trình âm nhạc của tiểu học có rất nhiều bài hát cùng chung tiết tấu giống nhau như bài: Em yêu hoà bình (Em yêu hòa bình yêu đất nước Việt Nam...) và Bầu trời xanh (La la lá la, la la lá là...); Bài: Múa vui và Hoa lá mùa xuân , thông qua trò chơi học sinh được thực hành, luyện tập một cách thường xuyên và qua đó học sinh sẽ nắm bắt, thực hành các bài tập tiết tấu một cách chính xác.
c. Đọc nốt nhạc trên khuông nhạc
Đây là phần khó nhất trong bài bởi vì chính phần này sẽ đánh giá kĩ năng thực hành của học sinh được tổng hợp từ hai phần trên. Ở lứa tuổi tiểu học sự kết hợp cùng lúc vừa nhớ tên nốt, độ cao, vị trí và hình tiết tấu của nốt nhạc đó là điều không hề đơn giản đối với các em. Nên tôi phải có sự chuẩn bị để rèn luyện cho các em từ những lớp dưới. Cũng thông qua trò chơi giúp các em nhớ nốt trên khuông như trò chơi: "Khuông nhạc bàn tay". Có thể có hai cách thực hiện trò chơi này như: 
- Tôi chỉ các vị trí nốt tương ứng trên bàn tay, học sinh nói tên nốt.
- Tôi nói tên nốt, học sinh chỉ trên bàn tay của mình. 
 Ngoài ra còn có thể tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi: "Gắn nốt nhạc trên khuông" 
VD: Tôi chọn 2 nhóm, mỗi nhóm 7 học sinh. Mỗi nhóm được rút thăm một đề bài và yêu cầu các nhóm nối tiếp nhau gắn các nốt nhạc có trong thăm lên khuông nhạc. Nhóm nào gắn nhanh, đúng thì được thưởng một nốt nhạc xinh. Ban giám khảo là đại diện một số học sinh của lớp
VD: Trò chơi “ Lời chào nốt nhạc”
Khi bước vào lớp Tôi chào học sinh: Rê, Pha, La, Đô 
( Hoặc: Đồ Rê Mi Pha Sol La Si Đố)
Học sinh sẽ chào lại: Đồ, Mi, Sol, Si
( Hoặc: Đố Si La Sol Pha Mi Rê Đồ)
Thông qua các trò chơi thì việc nhớ tên nốt đối với học sinh trở nên dễ dàng hơn, dễ khắc sâu vào trí nhớ của các em hơn. Đó cũng chính là sự thành công trong việc thực hiện phương châm: "Học mà chơi, chơi mà học"
Hay tạo điều kiện để các bạn học khá giỏi giúp đỡ các bạn yếu hơn ghi nhớ vị trí các nốt nhạc cũng là một biện pháp hiệu quả
d. Thực hành đọc bài tập đọc nhạc:
Với sự chuẩn bị chu đáo từ những lớp học dưới và với những kĩ năng đã được trang bị trong suốt ba năm học lớp 1, lớp 2 và lớp 3 thì đến khi trực tiếp thực hành bài tập đọc nhạc đầu tiên ở lớp 4 các em hào hứng tham gia và dễ dàng đọc chính xác bài tập đọc nhạc mà Tôi không cần phải vất vả hướng dẫn và làm mẫu. Tuy vậy nhiệm vụ của tôi lại trở nên khó khăn hơn bởi giáo viên không chỉ giúp học sinh thực hành bài tập đọc nhạc một cách nhuần nhuyễn, thuần thục mà còn phải duy trì hứng thú của học sinh trong khi tham gia tập đọc nhạc. Muốn vậy thì trong khi tổ chức cho học sinh tập đọc nhạc, Tôi lồng ghép các trò chơi thích hợp để giúp học sinh tích cực, chủ động khi tham gia giờ học như trò chơi: Em tập lái ô tô khi học bài tập đọc nhạc số 7 (chương trình lớp 5), trò chơi ghép hình ảnh phù hợp nội dung bài tập đọc nhạc khi cho học sinh học bài tập đọc nhạc số 5, số 7, số 8 (chương trình lớp 4) 
Dạy Tập đọc nhạc là dạy cách đọc (thông qua bài đọc) chứ không phải chỉ dạy bài đọc theo kiểu truyền khẩu, phải cho học sinh thực hiện 3 kĩ năng (Nhìn - nghe – đọc). 
Vì thế, dạy tập đọc nhạc buộc phải có bảng phụ bài tập đọc nhạc để các em được quan sát trực tiếp, Tôi chỉ từng nốt nhạc cụ thể cho các em thấy được nốt nằm ở vị trí đó là nốt gì để các em nắm được. Khi nắm được nốt rồi thì Tôi kết hợp cho các em nghe đàn để nghe cao độ chính xác và được nghe nhiều lần (được nhìn - được nghe). 
Bên cạnh đó Tôi dạy cách đọc sẽ giúp cho các em không chỉ đọc đúng một bài Tập đọc nhạc mà còn vận dụng để đọc các bài khác tương tự. 
Tôi luôn quan tâm, theo sát học sinh trong tiết dạy của mình, áp dụng phương pháp nhẹ nhàng, thích hợp tùy vào từng đối tượng học sinh giúp các em hiểu bài, nắm vũng kiến thức, thực hành được. 
Trên lớp tôi luôn dạy hết mình, xem em nào đọc chưa được thì dùng “Khuông nhạc bàn tay” để HS nhớ lại tên gọi và vị trí các nốt nhạc, và kiểm tra em đó ở các tiết kế tiếp đến khi em nắm được thì thôi .
Ngoài phương pháp và kinh nghiệm truyền đạt thì việc chuẩn bị bài trước khi lên lớp là vô cùng quan trọng, giúp Tôi tự tin, dạy tốt, tiết học đạt hiệu quả.
Để dạy một tiết tập đọc nhạc lớp 4 tôi chuẩn bị thật kĩ:
Thứ nhất: Sử dụng đàn phím điện tử 
Thứ 2: Đặt hợp âm cho bài TĐN. Đa số các bài đều viết ở giọng Đô trưởng
 Hợp âm Đô trưởng: C
 Hợp âm Pha trưởng: F
 Hợp âm Son bảy: G7
 Hợp âm Rê trưởng: D
 Hợp âm Mi thứ: Em
Thứ 3: Đàn thành thạo bài TĐN sau đó vừa đàn vừa xướng âm, rồi tập đánh nhịp vài lần.
Thứ 4: Đàn và đọc phần luyện tập cao độ (SGK)
Thứ 5: Đọc kết hợp gõ tiết tấu:
Ví dụ: Nốt móc đơn: Đọc là đơn (Gõ1 cái nhanh)
	 Nốt đen: Đọc là đen (Gõ 1 cái)
	 Nốt trắng: Đọc là trắng (Gõ 2 cái)
 Hoặc:
 Nốt móc đơn: Đọc là rinh (Gõ 1 cái nhanh)
 	 Nốt đen: Đọc là tùng (Gõ 1 cái)
 Nốt trắng: Đọc là tùng (Gõ 2 cái).
Thứ 6: Sử dụng bảng phụ TĐN, quan sát, đánh dấu chỗ chia câu, số ô nhịp cho hợp lý, để dạy các em đọc từng câu hoặc vài ô nhịp một, phân chia làm sao để các em dễ đọc.
 Thứ 7: Soạn bài đầy đủ, chính xác, chi tiết, phân bố thời gian các hoạt động sao cho hợp lý, cân đối 
Thứ 8: Chuẩn bị thêm trò chơi hoặc đố vui, để giờ học thêm sinh động, phát huy tích cực cho học sinh.
Thứ 9: Sưu tầm các bài hát có trong bài (Trích) TĐN để kết thúc phần đọc nhạc, giáo viên hát cho học sinh nghe một đoạn họăc cả bài hát đó, nếu học sinh thuộc thì cho học sinh hát. Hoặc chỉ định 1-2 học sinh thuộc bài hát đó hát cho cả lớp cùng nghe, làm cho tiết học sôi nổi hơn, thêm phần hiệu quả. Kích thích niềm say mê học tập đọc nhạc hơn, không chỉ học tập đọc nhạc mà các em biết về bài hát.
Chẳng hạn dạy bài: TĐN số 5: Hoa bé ngoan (tiết 20)
(Trích)
 Nhạc và lời: Hoàng Văn Yến 
 -Tôi chuẩn bị lời hai của bài tập đọc nhạc này là: 
Em được mẹ thương nhất, em được cô giáo yêu.
 Khi mà em ngoan nhất, sẽ là hoa bé ngoan.
Và tôi sưu tầm cả bài hát này rồi viết thêm hợp âm để đệm cho các em hát.
 Bài TĐN số 8: Bầu trời xanh (Trích )
 Nhạc và lời: Nguyễn Văn Quỳ
Tôi chuẩn bị 02 câu hát đầu bài hát Bầu trời xanh là:
 Và viết hợp âm cho bản nhạc để đệm cho học sinh hát và viết thêm các hợp âm cho 02 câu của bài tập đọc nhạc trên (5 hợp giống trên: Am- A7- Dm- G-C).
Thứ 10: Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
 -Đàn phím điện tử.
 - Một trong các nhạc cụ gõ như: 
Song loan.
Thanh phách.
 Mõ
e. Ghép lời ca
Phần ghép lời ca vào giai điệu bài tập đọc nhạc đã học luôn mang lại niềm vui thích cho học sinh khi tham gia giờ học có phần tập đọc nhạc. Đây cũng là phần hoàn thiện toàn bộ bài tập đọc nhạc nên khi hát lời ca có nhiều học sinh phấn khích nên đã hát với âm lượng lớn gần như gào thét. Như vậy sẽ mất đi sự hài hoà khi phối hợp tập đọc nhạc và hát lời ca. Tôi đã vận dụng sáng tạo các hình thức ghép lời ca như:
Nửa lớp đọc tên nốt, nửa lớp hát lời ca.
Các bạn nữ đọc tên nốt, các bạn nam hát lời ca và đổi ngược lại.
Nửa lớp hát lời ca, nửa lớp còn lại gõ đệm theo các cách đã học
Với các hình thức học như trên sẽ làm cho tiết học thêm sinh động, học sinh sẽ tích cực tham gia và kết quả giờ học sẽ cao hơn.
g.Giáo dục tình cảm thẩm mĩ 
 Qua mỗi giờ học nhạc học sinh không chỉ được trang bị những kiến thức, kĩ năng của một phân môn nghệ thuật mà thông qua mỗi bài học Tôi đã Giáo dục các em tính thẩm mĩ, năng động, tự tin, hòa nhã với bạn bè. Khơi gợi lên trong tâm hồn các em tình yêu quê hương, đất nước, yêu con người. Dạy các em biết yêu lao động, vâng lời cha mẹ, thầy cô. Hình thành cho trẻ một tâm hồn nhạy cảm, yêu cái đẹp. Giúp các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong âm nhạc và trong đời sống để qua đó giúp các em hoàn thiện nhân cách của mình.
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
Giáo viên phải nắm vững về chuyên môn, có kỹ năng sư phạm tốt, sáng tạo, đổi mới trong tổ chức các hoạt động học tập.
Chuẩn bị kỹ bài dạy trước khi đến lớp. Tìm hiểu và nắm được trình độ tiếp thu của từng học sinh để giao nhiệm vụ và có những hình thức, phương pháp dạy học phù hợp để đảm bảo tất cả học sinh đều tích cực tham gia học tập với ý thực tự giác, chủ động, tích cực.
Cơ sở vật chất phục vụ môn học phải tương đối đầy đủ như: phòng học rộng rãi để học sinh tham gia trò chơi, đàn organ, thanh phách, mõ, trống, các nốt nhạc đồ chơi.... tạo không khí vui tươi, sôi động khi học sinh thực hành.
 Có sự phối hợp của giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh, ý thức tự học của học sinh.
Giáo viên chuyển việc truyền thụ của học sinh thành việc hướng dẫn học sinh tự học. Lớp học diễn ra với nhiều hình thức như: Làm việc theo cặp, làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm...Học sinh được học trong môi trường thoải mái, không bị gò bó, luôn được gần gũi với thầy cô, bạn bè, được sự giúp đỡ của các bạn trong lớp, phù hợp với tâm sinh lý của các em. Tạo môi trường học thân thiện, an toàn.
3.4. Mối quan hệ giữa giải pháp, biện pháp
Các biện pháp định hướng cho những giải pháp tiến hành và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, luôn có sự hỗ trợ lẫn nhau, bám sát vào hoàn cảnh và mức độ tiếp thu bài của từng đối tượng học sinh. Bởi vậy trong quá trình giảng dạy giáo viên cần lựa chọn các phương pháp phù hợp để giảng dạy sao cho tiết học đạt kết quả cao nhất.
3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
Kết quả khảo nghiệm học sinh khối 4 và khối 5 học kì I năm học 2016-2017, sau khi tôi áp dụng các giải pháp trên như sau:
Mức độ đạt được của học sinh
Trước khi thực hiện
Sau khi thực hiện
Học sinh xác định đúng vị trí nốt nhạc trên khuông
48%
95%
Học sinh biết gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu
53%
97%
Học sinh đọc đúng các bài Tập đọc nhạc
43%
94%
Qua thực tiễn dạy học chương trình trường học mới VNEN, đối với môn Âm nhạc tôi nhận thấy các em đã mạnh dạn, tự tin, hứng thú trong khi học hát và đối với phần tập đọc nhạc các em đã thành công trong việc đọc chính xác cao độ, tiết tấu 

Tài liệu đính kèm:

  • docThu_thuat_day_tap_doc_nhac_theo_mo_hinh_VNEN.doc