Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế trò chơi học Toán lớp 3

I - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

 ổi mới phương pháp dạy học là : “ Phát huy tính tích cực, chủ ộng và sáng tạo của học sinh trên cơ sở khai thác triệt để các đặc iểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học .” là phương hướng đổi mới phương pháp dạy và học môn toán ở bậc tiểu học . Một trong những biện pháp chủ yếu để đạt được mục đích trên là gây cho học sinh hứng thú học tập, tạo niềm tin ,niềm vui bằng cách lôi cuốn các em vào những trò chơi toán học hấp dẫn , phù hợp với trình độ nhận thức , đặc điểm lứa tuổi các em trong giờ học toán , đặc biệt là ở các lớp đầu cấp .

 Đã nhiều năm dạy học tôi cứ trăn trở mãi : làm thế nào để học sinh của mình năng động sáng tạo hơn , tạo được hứng thú trong học tập, giờ học bớt căng thẳng ,bớt áp lực ,học sinh được học mà chơi chơi mà học .

doc 44 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 1281Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế trò chơi học Toán lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bước :
 _ Giới thiệu tên trò chơi 
 _ Phổ biến luật chơi 
 _ Tiến hành chơi 
 _ Thảo luận rút ra kiến thức 
 _ Đánh giá kết luận .
 Chương II
 Thiết kế trò chơi học toán lớp 3
Trò chơi có nội dung số học và yếu tố đại số.
1 – Trò chơi thứ I : Xếp hàng thứ tự.
 * Mục đích chơi : Giúp học sinh củng cố cách so sánh và sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại .
 * Thời gian chơi : 5 phút 
 * Chuẩn bị chơi : Giáo viên – chuẩn bị 2 lá cờ hiệu ( Cờ giấy nhỏ, 2 lá có màu khác nhau )
 Học sinh – mỗi đội 5 mảnh bìa ( Có kích thước 10 x 15 cm ) trong mỗi mảnh bìa có ghi các số .
 Ví dụ : Tiết 1 : Đọc, viết và so sánh các số có 3 chữ số bài tập số 4,5 trang 3 sgk .
 Khi tổ chức trò chơi giáo viên có thể chuẩn bị nội dung ghi trong bìa : 537; 162; 573; 621;126.
 * Chọn đội chơi : Mỗi đội 5 Em; các em tự đặt tên cho đội mình ( Ví dụ : tên gọi tương ứng với màu sắc của cờ hiệu như đội Xanh, đội Đỏ )
 * Cách chơi : Hai đội trưởng lên nhận bìa của tổ và phát bìa cho mỗi bạn ở đội mình. Giáo viên yêu cầu hai đội quan sát, tự so sánh các số vùa nhận trong nhóm với nhau (trong 1, 2 phút )
 * Quy ước : Khi cô giáo hô hiệu lệnh và giơ 2 lá cờ trên 2 tay về hai phía( sang ngang ) yêu cầu các em nghe, giơ biển lên cao và xếp mỗi đội một hàng ngang, bắt đầu từ cô giáo. Khi cô đưa 2 lá cờ song song về phía trước các em tập hợp hàng dọc. 
 * Giáo viên bắt đầu hô các cách khác nhau như : “ Tập hợp theo thứ tự từ bé đến lớn ” ; “ Tập hợp theo thứ tự từ lớn đến bé ” sau hai ba lần thi thay đổi các biển giữa hai đội rồi tiếp tục chơi .
 * Ban thư ký ghi kết quả và tổng hợp điểm. Mỗi lần xếp hàng đúng thứ tự, nhanh, không ồn ào, xô lấn, làm lộn xộn, cho 10 điểm . Xếp chậm, không thẳng hàng, mất trật tự trừ 2 điểm . Đội nào xếp sai không ghi điểm. Sau 5 phút kết thúc trò chơi đội nào nhiều điểm sẽ thắng cuộc .
 Trò chơi có thể sử dụng ở các tiết : So sánh các số trong phạm vi 
10 000 bài tập số 2 trang 101 . So sánh các số trong phạm vi 100 000 bài tập số 4 trang 147 .
2 – Trò chơi thứ 2 : kết bạn
 * Mục dích yêu cầu : 
 - Rèn luyện, củng cố kỹ năng tính nhẩm nhanh các phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia ( số tròn chục, tròn trăm ).
- Luyện tác phong nhanh nhẹn, tinh mắt .
 * Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bị 10 đến 15 tấm bìa hình chữ nhật kích thước 10 x15 cm ; có dây đeo . Mỗi tấm đều ghi một phép tính hoặc kết quả tương ứng .
 Ví dụ : Tiết cộng trừ các số có 3 chữ số ( không nhớ ) bài tập số 1 trang 4.
Nội dung ghi trong thẻ như sau :
300 + 400
500 + 40
300
504
700 + 400
700
540
124
100 + 20 + 4
500 + 4
700-200-20
480
 * Thời gian: từ 5 đến 7 phút.
 * Cách chơi : học sinh xung phong lên rút thẻ của mình, sau đó tất cả đội tập hợp thành vòng tròn, các em đeo thẻ trước ngực, mỗi em tự quan sát số thẻ của mình đứng trước và sau số thẻ của bạn nào trong nhóm mình . Tự tính nhẩm kết quả hoặc phép tính tương ứng với kết quả hoặc phép tính ghi trên thẻ của mình.
 * Yêu cầu cả đội lặc cò cò, vừa hát vừa vỗ tay cùng cả lớp: “ Lặc cò cò cho cái giò nó khoẻ, đi xen kẽ cho nó khoẻ cái giò ” . Khi giáo viên hô “ Tìm bạn ! tìm bạn ! ” các em phải nhanh chóng tìm và chạy về với bạn đeo thẻ có kết quả hoặc phép tính tương ứng với thẻ của mình . Những ai tìm đúng, tìm nhanh bạn mình nhất thì ghi được 10 điểm . Bạn nào tìm sai thì phải tự nhẩm lại để tìm đúng bạn mình . Sau một lượt giáo viên đổi thẻ lẫn lộn , sau đó cho các em tiếp tục chơi hoặc nhóm khác chơi .
 Trò chơi có thể áp dụng cho tiết luyện tập bài số 2 trang 103 sgk , tiết luyện tập bài số 3 trang 148 sgk , tiết ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000 .
 3 – Trò chơi thứ 3 : Giành cờ chiến thắng
 * Mục đích chơi :- Củng cố khái niệm giảm đi một số lần và gấp lên một số lần .
 - Luyện cách xử lý linh hoạt .
 * Chuẩn bị chơi : Giáo viên chuẩn bị một số phiếu học tập có thể có nội dung như sau:
- Phiếu 1 :
 Thêm 20 giảm 6 lần
 Bớt 14
Gấp 5 lần gấp 9 lần 
- Phiếu 2 : 
 Gấp 4 lần giảm 8 lần gấp 7 lần 
 Bớt 14 thêm 4
 - Phiếu 3 :
 Gấp4lần Giảm 6 lần
 Bớt 27 gấp 3 lần giảm 9 lần
 Cách chơi : Giáo viên phát cho mỗi bàn một phiếu . Em ngồi đầu
dăy làm phép tính đầu tiên rồi viết kết quả vào hình tròn sau đó chuyển ngay phiếu cho bạn thứ 2 trong dăy để tính tiếp. Cứ như vậy cho đến học sinh cuối cùng của dăy. 
 Nếu nhóm nào về đích trước thì thắng cuộc, giành được cờ chiến thắng, nhận được phần thưởng bút chì, thước kẻ. 
 Trong trường hợp các đội cùng làm xong một lúc thì đội nào có kết quả đúng, trật tự khi chơi sẽ thắng cuộc.
 4 - Trò chơi thứ 4: Gieo xúc sắc
 * Mục đích chơi: Giúp học sinh nắm vững cấu tạo số tự nhiên có 4 chữ số
 * Chuẩn bị chơi: Giáo viên chuẩn bị 4 con xúc sắc bằng gỗ hình lập phương trên các mặt có ghi các số trong khoảng từ : 0- 9 
Học sinh chuẩn bị giấy nháp, bút chì và quan sát sẵn sàng.
 * Cách chơi: Chơi theo kiểu đồng đội, mỗi đội 4 em. Cả lớp quan sát, khuyến khích cổ vũ. Hai đội xếp thành 2 hàng, giáo viên đứng giữa và gieo đồng thời 4 con xúc sắc . Các em ở 2 đội sẽ bàn nhau
 viết tất cả các số có 4 chữ số đó và góp kết quả lại. Sau 2 phút thì tất cả dừng bút và nộp kết quả viết cho cô giáo.
 Trong một đội nếu kết quả trùng nhau thì chỉ tính điểm một lần . Giáo viên kiểm tra kết quả, mỗi kết quả đúng ghi 10 điểm . Nếu có đội nạp kết quả khi chưa hết giờ mà đúng thì được cộng thêm một điểm . 
 ( Trò chơi được sử dụng cho tiết các số có bốn chữ số trang 91 .)
 5 – Trò chơi thứ 5 : Phân tích số
 * Mục đích chơi :
- Giúp học sinh củng cố cách phân tích số có bốn chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại 
 - Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp ;
 - Rèn tác phong nhanh nhẹn .
 * Chuẩn bị chơi : Giáo viên chuẩn bị 2 bảng phụ hoặc 2 tờ giấy rô ki có nội dung ghi giống nhau . Một số mảnh giấy ghi kết quả tương ứng . 
 Ví dụ : Viết số thích hợp vào chỗ chấm .
..= 1000 + 900 +50 +2 7550 = .++..	 . =9000 + 900 +90 +9 7050 =.+.+
 ...= 9000 +100 + 50 +2 1095 =..++.
 8001 = 8000 +  
 8100 = 8000 + 
.. = 7000 + 500 9009 = 9000 + 
1952
9152
7000 + 50
700 + 500 + 50
9999
9
100
7500
1000 + 90 + 5
1
 - Học sinh chuẩn bị phấn ( hoặc bút dạ ) 
 * Thời gian chơi : 3 – 5 phút 
 * C ách chơi : Chơi theo kiểu đồng đội , chia lớp thành hai nhóm , mỗi nhóm chọn đội chơi (5-10 em ), các em còn lại cỗ vũ cho đội mình .
 Hai đội xếp thành hai hàng dọc. Đội trưởng lên nhận và phát cho mỗi bạn trong đội mình một mãnh giấy ghi kết quả tương ứng với nội dung ghi trên bảng . Các em đọc , quan sát ,so sánh tìm vị trí của mình cần điền (1-2 phút )
 Khi giáo viên có hiệu lệnh bắt đầu chơi , yêu cầu từng bạn trong đội lên điền kết quả của mình vào bảng phụ treo trên bảng lớp (phần bài của đội mình) . Bạn thứ nhất điền xong quay xuống nhanh chóng và vỗ vào tay bạn thứ hai, bạn thứ hai lên điền . Cứ thế tiếp tục cho điến hết . Học sinh dưới lớp và giáo viên đánh giá, thống kê điểm . Mỗi kết quả đúng ghi 10 điểm . Đội nào nhiều điểm sẽ thắng . Trong trường hợp cả hai đội đều điền đúng kết quả thì đội nào nhanh hơn , trình bầy đẹp hơn sẽ thắng .
 ( Trò chơi được sử dụng ở tiết các số có bốn chữ số (tiếp theo) bài tập 2 trang 96 , vận dụng ở tiết ôn tập các số đến 100 000 bài số 3 trang 169 sgk .) 
 6 Trò chơi thứ 6 : giải đáp nhanh
 * Mục đích chơi : - Luyện kỹ năng tính nhẩm các phép tính cộng, trừ 
( tròn chục ,tròn trăm , tròn nghìn ) , nhân chia trong bảng .
 - Rèn kỹ năng tính toán nhanh nhạy . 
 * Thời gian chơi : 5-7 phút 
 * Chuẩn bị : Chọn 2 đội chơi, mỗi đội tự đặt tên cho mình ( chẳng hạn thỏ Trắng - thỏ Nâu ).
 - Cử ban giám khảo , thư ký , các em còn lại cổ vũ cho đội mình .
 * Cách chơi : Chơi thi đua giũa hai nhóm . Đại diện 2 nhóm oản tù tì xem bên nào ra đề trước . Nhóm thứ nhất nêu tên một phép nhân , chia đã học hay một phép tính cộng trừ các số tròn chục , tròn trăm . nhóm thứ hai trả lời kết quả . Nếu nói sai thì khán giả (các em ở dưới ) được quyền trả lời .
 Sau khi trả lời , nhóm thứ hai nêu nhanh một phép tính khác yêu cầu nhóm thứ nhất trả lời. Tiến hành tương tự sau khoảng 5 phút thì dừng lại, ban thư ký tổng hợp xem hai nhóm có bao nhiêu kết quả đúng . Mỗi kết quả đúng ghi 10 điểm . Nhóm nào nhiều điểm sẽ thắng cuộc .
 Trò chơi này được sử dụng ở tiết bảng nhân , bảng chia 6,7,8,9 có bài tính nhẩm , sử dụng ở tiết luyện tập bài số 2 trang 103 SGH.
 7 - trò chơi thứ 7 : lắp hình 
 * Mục đích :- Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng nhân nhẩm với số tròn chục , tròn trăm , nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số ( không nhớ ) 
 - Phát triển năng lực tư duy sáng tạo, giúp các em có tinh thần đoàn kết .
 * Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bị một số tấm bìa nhỏ hình như sau: 
 * Hình vẽ :
 82
 105
21x5
 11x6 
 400x2
 34
62x4
17x2
 50 
 66
50x1 60
 248
 41x2
82
 500
 30x2
500x1
 * Cách chơi : Chơi thi đua giữa các nhóm .Chia lớp thành hai nhóm ( mỗi nhóm 9 em ) . Giáo viên phát cho mỗi nhóm 9 miếng bìa như hình vẽ trên. Các nhóm thi đua ghép các phép tính với kết quả để tạo thành hình vuông lớn . Nhóm nào ghép xong trước và đúng sẽ thắng .
( Nếu 2 nhóm ghép xong cùng một lúc thì nhóm nào giữ trật tự trong khi làm sẽ thắng ) .
 Trò chơi có thể sử dụng ở tiết ôn tập bảng nhân , nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ ) . Tuỳ trình độ ,đối tượng học sinh mà giáo viên có thể thay đổi nội dụng trong tấm bìa . 
 Trò chơi được sử dụng trong tiết ôn tập bảng nhân bài số 1 trang 9 , ôn tập bảng chia trang 10 SGK . 
8 - trò chơi số 8 : bác mặt nạ thông thái .
 * Mục đích chơi : - Giúp học sinh củng cố lại thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức .
Rèn luyện kỹ năng quan sát , khả năng diễn đạt thành thạo , tự tin . 
Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bị 4 biển hình mặt nạ , một bên có hình mặt cười một bên có hình mặt mếu, 4 bảng con . Chọn 3 đội chơi , mỗi đội chơi khoảng 3 em. Chọn ban thư ký, ban giám khảo , các em còn lại là cổ động viên .
* Cách chơi : Chơi thi đua giữa các đội 
- Giáo viên lần lượt xuất hiện từng bảng con . Trên mỗi bảng con có ghi cách thực hiện 1 biểu thức . 
96 : 4 x 2 96 : 4 x 2 12 + 38 : 2 12 + 38 : 2
= 96 : 8 = 24 x 2 = 50 : 2 = 12 + 19
= 12 = 48 = 25 = 31 
 Mỗi lần giáo viên xuất hiện một bảng con , các đội quan sát nội dung . Khi giáo viên có tiến hiệu nếu đội nào thấy thực hiện đúng thì giơ mặt cười nếu thấy là thực hiện sai thì giơ mặt mếu . Giáo viên có thể nêu câu hỏi chấp vấn thêm để các em nhớ lại thứ tự thực hiện phép tính trong một biểu thức như vì sao đội em cho là đúng ? Hoặc căn cứ vào đâu mà đội em cho là sai ? 
 - Giáo viên cũng đưa ra đáp án bằng cách quay mặt nạ .
 - Ban thư ký tổng hộp điểm sau một cuộc chơi : Mỗi lần trả lời đúng , quay mặt nạ đúng thì được 10 điểm , nếu quay mặt nạ đúng xong chưa trả lời được câu hỏi phụ của giáo viên thì bị trừ đi 1- 2 điểm . Đội nào nhiều điểm nhất đội đó sẽ thắng cuộc được thưởng bút chì , vở viết .
 Trò chơi được sử dụng ở tiết tínhgiá trị của biểu thức ( tiếp theo ) bài số 2 trang 80 , có thể sử dụng ở tiết luyện tập chung bài số 4 trang 83.
 9 – Trò chơi 9 : tìm ngôi sao sáng 
 * Mục đích : - Củng cố về nhận biết giá trị các số La Mã .
 - Tạo hứng thứ học tập , rèn luyện và phát triển năng lực tư duy .
 * Chuẩn bị : Học sinh chuẩn bị 5 que tính .
 * Thời gian chơi: Khoảng 3- 5 phút .
 * Cách chơi : Chơi thi đua giữa cá nhân .
 Các em đặt que tính lên bàn , khi giáo viên nêu lệnh học sinh thi nhau xếp xem ai làm nhanh nhất , đúng nhất .
 Ví dụ : Trò chơi được sử dụng trong tiết luyện tập bài số 4 trang 122 sgk . 
 Giáo viên nêu lệnh : Hãy dùng 5 que tính để xếp thành số mười bốn.
 Học sinh thi xếp . 
Giáo viên nêu tiếp nhấc một que tính để được số mười sáu .
Học sinh xếp : 
 Tiến hành tương tự xếp 5 que tính để được số mười sáu , nhấc một que tính để xếp lại thành số hai mốt . 
 Em nào làm xong trước sau mỗi lần thì có tín hiệu giơ tay hoặc vỗ tay. giáo viên quan sát, nhận xét và tổng hợp kết quả . Nếu em nào làm nhanh đúng và đẹp nhất trong số lần xếp số thì được phong bì “ ngôi sao sáng ” được thưởng một bó que tính .
 Trò chơi được sử dụng ở tiết làm quen với số La Mã , bài luyện tập bài số 4 trang 122 .
B : trò chơi có nội dung đại lượng và đo đại lượng – yếu tố thống kê
 1 - Trò chơi số 1 ; trổ tài mua sắm 
* Mục đích : - Giúp người chơi nắm vững kỹ năng tính toán 4 phép tính , nắm vững một số đơn vị tiền Việt Nam .
 - Biết ứng dụng để trao đổi hàng hoá khi cần thiết . Biết một vài nguyên tắc tối thiểu khi trao đổi .
 * Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bị cho hai đội , mỗi đội : 30 000 đồng gồm các loại tiền: 500 đồng 6 tờ , 1000 đồng 7 tờ , 2000 đồng 5 tờ , 5000 đồng 2 tờ .
 Chuẩn bị một số đồ dùng học tập như : Nhãn vở 500 đồng / 1 tờ gồm 10 cái , thước kẻ 1000 đồng / 1 cái , bảng đen 2500 đồng / 1 cái , vở viết 2 000 đồng / 1 quyển , bút bi 1 000 đồng / 1 cái , .
 Trong đó sẽ ghi sẵn giá vào giấy và dùng băng dính đính vào các đồ vật , bày tất cả vào hai bàn cho hai đội . Phát cho hai đội mỗi đội một giỏ mây để đựng hàng mua sắm .
 * Luật chơi : Khi giáo viên hô “bắt đầu ” và tính giờ thì hai bạn của hai đội sẽ vào “quầy ” chọn mua các đồ thích hợp , mua tới đâu bỏ tiền vào hộp tới đó . Nếu tiền chẵn cần cộng nhẩm cẩn thận , chọn đủ hàng rồi mới bỏ tiền vào hộp, nếu bỏ vào rồi không được lấy lại . Sau 4 phút giáo viên hô “ Đóng cửa ” thì hai bạn phải lập tức rời quầy , bàn giao số tiền còn lại cho hai bạn tiếp theo . Giáo viên lại hô “mở cửa ” và hai bạn vào mua hàng đến hết giờ . Các bạn phải nộp lại giỏ hàng cho các bạn kiểm tra .
 Nếu số mặt hàng mua đủ và vừa hết số tiền là người “ Khéo mua “, được thưởng một quyển truyện tranh . Nếu hết tiền mà mua không đủ hàng thì là người “ Vụng mua ” được thưởng một cây bút chì .Nếu tiền thừa mà không mua đủ hàng là người “ Keo kiệt ” chỉ được thưởng một nhãn vở. Nếu số tiền , hàng cộng lại hơn số có là người“ Tham “. Nếu số tiền cộng lại ít hơn số tiền đã mua là người “ Chậm tính toán ”, đều không được thưởng .
 (Chú ý : 4 người trong đội đều được thưởng như nhau )
Trò chơi được sử dụng trong tiết tiền Việt Nam bài số 3 trang 131 .
2 Trò chơi thứ 2 : tìm đường đi đúng
* Mục đích : Củng cố biểu tượng về thời gian
* Chuẩu bị : Phiếu học tập có vẽ mô hình đồng hồ và thời gian tương ứng 
 Ví dụ : Tiết xem đồng hồ bài số 3 trang 124.
Giáo viên chuẩn bị phiếu có nội dung như hình vẽ 
Bảng phụ có nội dung giống phiếu học tập 
* Cách chơi : Chia lớp thành các nhóm nhỏ ( Có thể mỗi bàn làm một nhóm ). Các nhóm tự bàn bạc, thảo luận và nối các hình với các đáp án có sẵn . Các nhóm thi đua nhóm nào nối đúng và nhanh nhất.
Sau 3 - 4 phút yêu cầu các nhóm dừng bút, giáo viên chữa bài trên bảng phụ.
Các nhóm đổi chéo bài cho nhau để chấm điểm . Nhóm nào được nhiều điểm sẽ thắng cuộc .
3 – trò chơi thứ 3 : ai cao ai thấp
* Mục đích chơi : Giúp học sinh củng cố cách đo, đọc và so sánh số đo độ dài .
- Bước đầu tập sắp xếp số liệu, lập bảng thống kê
- Rèn luyện khả năng quan sát, ước lượng .
* Chuẩn bị : - Học sinh : Mỗi nhóm 3 em chuẩn bị một thước mét, một
 e - ke vuông cỡ to, bút, giấy nháp .
 - Giáo viên : Chuẩn bị cho mỗi nhóm 1 tờ giấy có kẻ sẵn bảng như sau :
Đo chiều cao của các bạn trong nhóm và viết kết quả vào bảng theo thứ tự từ thấp đến cao .
Số thứ tự
Họ và tên
Chiều cao
1
2
3
* Thời gian chơi : 10 – 15 phút 
* Cách chơi : Các nhóm thi đua với nhau
Trước tiên các em dự đoán đo những bạn thấp trước rồi đến bạn cao, tiến hành đo từng thành viên trong nhóm và ghi vào giấy nháp . Sau đó kiểm tra lại kết quả đo đã đúng từ thấp đến cao chưa, nếu chưa đúng thì sắp xếp lại cho đúng yêu cầu của đề bài và ghi kết quả vào bảng thống kê.
Nhóm nào đo chính xác, lập bảng đúng số liệu yêu cầu, thực hiện nhanh trật tự ,thì nhóm đó thắng , được thưởng e – ke, thước kẻ.
Trò chơi này được sử dụng ở tiết thực hành đo độ dài bài tập số 2 trang 48 SGK . 
 c– Trò chơi: 
 củng cố nội dung hình học .
1 – Trò chơi thứ nhất : Hái hoa toán học 
 * Mục đích chơi : Giúp học sinh nhớ lâu các công thức tính chu vi , diện tích của hình chữ nhật, hình vuông . Từ đó vận dụng linh hoạt , kết hợp với kỹ năng tính nhẩm để tính chu vi, diện tích của hình với số đo cho trước 
 - Phát triển khả năng diễn đạt rõ ràng , mạch lạc .
 * Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bị một cây cảnh đặt lên bàn giáo viên làm cây hoa . Treo sẵn trên cây các bông hoa được cắt băng giấy màu trong có ghi nội dung câu hỏi .
(Tuỳ theo nội dung bài học để giáo viên chọn nội dung ghi trong hoa )
 Ví dụ : Khi dạy bài này cần : “ Ôn tập hình học “ ở cuối năm giáo viên có thể chọn nội dung :
 1 . Muốn tìm diện tích hình vuông 
 Một cạnh nhân bốn ra ngay khó gì ?
 Bạn hãy cho biết hai câu thơ trên đúng hay sai ? Hãy tính nhẩm nhanh diện tích hình vuông mà cạnh bằng 30 ( m )?
 Đáp án : câu thơ trên sai vì diện tích hình vuông bằng cạnh nhân với cạnh . Diện tích hình vuông có cạnh bằng 30 m là 900 (m 2 ) . 
 2 . Nêu quy tắc tính chu vi hình vuông ?
 3 . Đố bạn điền tiếp những từ thích hợp và chỗ trống trong bài thơ sau :
 Diện tích chữ nhật là gì ?
 Lấy dài..tức thì ra ngay.
 Chu vi chữ nhật dễ thay.
 Lấy nhân hai là thành . 
Đáp án : Diện tích chữ nhật là gì ?
 Lấy dài nhân rộng tức thì ra ngay .
 Chu vi chữ nhật dễ thay .
 Lấy dài cộng rộng nhân hai là thành . 
 4 . Một hình chữ nhật có số cạnh dài bằng 6m , cạnh rộng bằng 40 dm .
Bạn A nói : Diện tích hình chữ nhật bằng 24 mét vuông .
 Bạn B nói : Diện tích hình chữ nhật bằng 240 mét vuông . 
 8m
 Theo bạn ai nói đúng ? ai nói sai ? vì sao ? 
 Đáp án : Bạn A nói đúng , bạn B nói sai . 5m
 5 . Hình bên tên gọi là gì ? 
 Chu vi , diện tích em thì tính mau?
 Đáp án : hình bên là hình chữ nhật .
Chu vi = ( 8 + 5 ) x 2 = 26 ( m) .
Diện tích = 8 x 5 = 40 ( m2) 
6 . Hãy nêu cách tính chu vi , diện tích của hình chữ nhật .
 Đáp án : Chu vi = ( dài + rộng ) x 2 ; . 
Diện tích = dài x rộng ; 
 7 . Một hình vuông có cạnh bằng 4 m . Bạn Mai tính ra chu vi hình vuông bằng 16 m . Bạn Hà bảo rằng diện tích hình vuông này bằng 16 m .Vậy ai nói đúng ? ai nói sai ?
 Đáp án : Bạn Mai nói đúng , bạn Hà nói sai.
 Cách chơi : Chơi thi đua giữa cá nhân .
 Học sinh xung phong lên hái hoa phải đọc to, rõ ràng nội dung câu hỏi cho cả lớp cùng nghe sau đó mới trả lời kết quả . Nếu bạn hái hoa trả lời chính xác, diễn đạt trôi chảy, gọn gàng, các bạn ở dưới lớp vỗ tay thật to để cổ vũ cho bạn . 
 Nếu bạn trả lời đúng kết quả nhưng diễn đạt chưa mạch lạc, thì lớp vẫn vỗ tay khuyến khích bạn song nhỏ và ngắn hơn . Nếu bạn trả lời sai cô giáo gợi ý vẫn không trả lời được thì phải lặc cò cò về chỗ . 
 Giáo viên đánh giá, nhận xét có phần thưởng cho những bạn xuất sắc trong cuộc chơi.
2 – Trò chơi thứ hai : Ai nhanh , ai đúng 
* Mục đích chơi :
 - Củng cố cách xác định trung điểm đoạn thẳng cho trước .
 - Rèn luyện kỹ năng ước lượng , tính cẩn thận
 * Chuẩn bị : - Mỗi học sinh chuẩn bị 1 đoạn dây dài 20 cm .
 - Một tờ giấy hình chữ nhật .
 * Cách chơi : 
 Chơi thi đua giữa các cá nhân trong lớp . Học sinh thi nhau tìm trung điểm hai cạnh dài của tờ giấy bằng cách gấp đôi tờ giấy hình chữ nhật rồi đánh dấu trung điểm 2 cạnh dài của hình : 
 A B I B A I B 
	A
 D C K C D K	 C
 D
 (Đoạn thẳng AB trùng lên đoạn thẳng BC )
 Sau 1-2 phút học sinh nào xác định nhanh ,chính xác trung điểm ngay cạnh dài của hình chữ nhật thì thắng ,được tuyên dương .
Tiến hành tương tự khi yêu cầu học sinh tìm trung điểm của đoạn dây . 
Trò chơi này áp dụng cho tiết luyện tập bài tập số 2 trang 99 sgk.
 3 , Trò chơi thứ 3 : nhanh tay, nhanh mắt .
 a : Mục đích chơi : Giúp học sinh thực hành nhận biết góc vuông trên mô hình và từ đó có thể ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày . 
Phát triển trí tưởng tượng ,óc sáng tạo . Rèn tính cẩn thận , khéo léo 
 b: Chuẩn bị : Giáo viên gấp sẵn một số hình mẫu minh hoạ bằng giấy mầu để minh hoạ . - Một số mảnh bìa đánh số có hình dạng :
 - Hình vẽ 
 Cách chơi : Chia lớp thành các nhóm nhỏ ( nhóm cặp đôi ). 
Chơi thi đua giữa các nhóm .
 Các nhóm quan sát hình mẫu minh họa trên bảng , tưởng tượng , lựa chọn rồi ghép các miếng bìa có đánh số để được góc vuông như hình mẫu . Sau 5 - 7 phút nhóm nào ghép được nhiều hình có góc vuông nhất thì nhóm đó thắng cuộc .
 Trò chơi được sử dụng trong tiết thực hành nhận biết và vẽ góc vuông bằng ê - ke bài tập số 3 trang 43 – sgk .
 4 , Trò chơi số 4 : Nhận diện hình .
 a , Mục đích chơi : Giúp học sinh cũng cố kỹ năng nhận diện một số hình học cơ bản như hình vuông , hình chữ nhật .
 b , Chuẩn bị : 2 bảng phụ hoặc 2 tờ giấy rô ki có vẽ các hình hình học như hình chữ nhật hoặc hình vuông ở nhiều tư thế , vị trí khác nhau và một số hình khác có hình dạng dễ lẫn lộn với hình chữ nhật hoặc hình vuông .
Học sinh chuẩn bị phấn màu hay bút dạ . 
 Ví dụ : Tiết hình chữ nhật , bài tập số 1 trang 84 SGK .
Giáo viên chuẩn bị bảng phụ như sau : Hãy tô màu hình chữ nhật có trong các hình vẽ dưới đây
- Hình vẽ :
*Cách chơi : Chia lớp thành hai nhóm mỗi nhóm cử 4 bạn đại diện chơi . Các bạn cón lại làm cỗ động viên cho đội mình .
 Khi giáo viên hô: “ Bắt đầu ” thì bạn thứ nhất của nhóm lên nhận diện và tô mầu vào một hình chữ nhật sau đó chạy xuống chuyền phấn hoặc vỗ tay bạn thứ hai , bạn thứ hai lên chọn và tô màu vào hình thứ hai Sau 5 phút thì dừng lại . Học sinh ở dưới lớp và giáo viên đánh giá , thống kê điểm . Đội nào chọn và tô màu đúng 1 hình chữ nhật được 10 điểm . Nếu đội nào tô màu chưa đẹp trừ đi một điểm . Đội nào có số điểm nhiều hơn sẽ thắng cuộc . 
 5 : Trò chơi số 5 : Ghép hình
 a: Mục đích chơi: Rèn kỹ năng nhận diện hình , ghép hình .
Phát triển năng lực tư duy , trí tưởng tượng ,tính cẩn thận .
 b: Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bị một số hình tam giác vuông cân . Phát cho mỗi nhóm 4 hình tam giác vuông . 
 Hình vẽ :
c : Cách chơi : Chơi thi đua giữa các nhóm . Khi giáo viên hô bắt đầu thì các nhóm thi đua ghép hình như hình cho sẵn . Nhóm nào ghép đúng và xong trước sẽ thắng cuộc , được thưởng một tràng pháo tay . 
 Trò chơi này được sử dụng ở tiết luyện tập bài số 4 trang 4 SGK , sử dụng ở tiết luyện tập bài số 4 trang 11, sử dụng ở tiết số luyện tập bài số 5 trang 20 , sử dụng ở tiết luyện tập bài số 4 trang 62 , sử dụng ở bài số 4 tr

Tài liệu đính kèm:

  • docs k k n lop 3 tien.doc