Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện nề nếp tự quản

 Một trong những vấn đề cơ bản mà nhà trường đang lo giải quyết là việc nâng cao chất lượng toàn diện. Nhằm đạt yêu cầu đó, việc đưa HS vào nề nếp tự quản là một vấn đề cần thiết tạo điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục Học sinh.

Trong công tác giảng dạy của người giáo viên nói chung và người giáo viên tiểu học nói riêng thì việc dạy học có hiệu quả là vấn đề quan trọng nhằm đào tạo những con người mới theo sự phát triển đii lên của xã hội. Song bên cacnhj đó việc xây dựng nề nếp lớp học cũng là một vấn đề quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. Trên thực tế tôi thấy rằng: nếu đồng chí chủ nhiệm nào có kinh nghiệm xây dựng nề nếp lớp học tốt thì lớp đó có kết quả học tập khá cao. Do đó muốn xây dựng được nề nếp lớp học tốt thì trước hết mỗi giáo viên chúng ta phải xác định xem “ nề nếp lớp học” có vị trí quan trọng như thế nào? Nói đến nề nếp lớp học thì nó bao gồm nhiều mặt: Từ việc xếp hàng ra vào lớ đến ý thức trong học tập, đi học chuyên cần.tất cả những yếu tố đó là cơ sở để xây dựng cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp đó là tính kỉ luật, tính tập thể.

Đối với học sinh tiểu học nề nếp là một cvấn đề hết sức quan trọng. Là một giáo viên nhưng tôi thấy: Muốn nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh thì không chỉ dạy - học tốt mà còn rèn luyện đạo đức, tác phong, nề nếp cho các em. Xuất phát từ tình trạng đó, tôi chọn đề tài “ Rèn luyện nề nếp tự quản” để trình bày những sáng kiến kinh nghiệm của mình, đồng thời qua đây tôi tìm hiểu ở đồng nghiệp những phương pháp kinh nghiệm trong việc rèn luyện nề nếp tự quản

 

doc 4 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 2316Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện nề nếp tự quản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Một trong những vấn đề cơ bản mà nhà trường đang lo giải quyết là việc nâng cao chất lượng toàn diện. Nhằm đạt yêu cầu đó, việc đưa HS vào nề nếp tự quản là một vấn đề cần thiết tạo điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục Học sinh.
Trong công tác giảng dạy của người giáo viên nói chung và người giáo viên tiểu học nói riêng thì việc dạy học có hiệu quả là vấn đề quan trọng nhằm đào tạo những con người mới theo sự phát triển đii lên của xã hội. Song bên cacnhj đó việc xây dựng nề nếp lớp học cũng là một vấn đề quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. Trên thực tế tôi thấy rằng: nếu đồng chí chủ nhiệm nào có kinh nghiệm xây dựng nề nếp lớp học tốt thì lớp đó có kết quả học tập khá cao. Do đó muốn xây dựng được nề nếp lớp học tốt thì trước hết mỗi giáo viên chúng ta phải xác định xem “ nề nếp lớp học” có vị trí quan trọng như thế nào? Nói đến nề nếp lớp học thì nó bao gồm nhiều mặt: Từ việc xếp hàng ra vào lớ đến ý thức trong học tập, đi học chuyên cần...tất cả những yếu tố đó là cơ sở để xây dựng cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp đó là tính kỉ luật, tính tập thể...
Đối với học sinh tiểu học nề nếp là một cvấn đề hết sức quan trọng. Là một giáo viên nhưng tôi thấy: Muốn nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh thì không chỉ dạy - học tốt mà còn rèn luyện đạo đức, tác phong, nề nếp cho các em. Xuất phát từ tình trạng đó, tôi chọn đề tài “ Rèn luyện nề nếp tự quản” để trình bày những sáng kiến kinh nghiệm của mình, đồng thời qua đây tôi tìm hiểu ở đồng nghiệp những phương pháp kinh nghiệm trong việc rèn luyện nề nếp tự quản.
II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Để tiến hành đề tài này tôi trực tiếp nghiên cứu và rút kinh nghiệm từ lớp do tôi chủ nhiệm cụ thể là lớp 1A trường tiểu học Hải Dương với tổng số là 24 học sinh.
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
Muốn có nề nếp tự quản tốt, giáo viên cần phải có những biện pháp thực hiện sau đây:
1. Ổn định tổ chức:
- Sắp xếp chỗ ngồi học sinh: Giáo viên có thể chia lớp làm 3 hoặc 4 tổ tuỳ theo tình hình địa dư, các tổ bố trí ngồi cùng một số bàn gần nhau, học sinh nhỏ ngồi trước và ngồi giữa lối đi giữa 2 dãy bàn (để cả lớp đều nhìn rõ chữ trên bảng lớp và giáo viên cũng dễ quản lí học sinh).
- Bầu ban cán sự lớp: Căn cứ vào năng lực ở các lớp dưới, giáo viên cho ra một lớp trưởng, lớp phó...Các cán bộ lớp phải học khá, gương mẫu trong mọi sinh hoạt, cá ý thức tự giác cao, có tinh thần trách nhiệm.
2. Rèn luyện đội ngũ cán bộ lớp:
Giáo viên cần thường xuyên rèn luyện đội ngũ cán bộ lớp về cách quản lí lớp, điều hành học sinh trong việc thực hiện mọi nề nếp trong tháng đầu, qua thời gian thử thách rèn luyện nếu thấy rèn luyện nếu thấy em nào không đủ khả năng giáo viên cho thay ngay ( không nên để kéo dài qua tháng sau).
3. Các nề nếp lần lượt rèn luyện:
Việc thực hiện nề nếp tự quản không phải cùng một lúc mà thực hiện được nên giáo viên cần rèn luyện theo thứ tự sau đây:
a, Nề nếp ra vào lớp:
Muốn thực hiện tốt nề nếp này, giáo viên cần nghiêm túc, phái có mặt ở lpứo trước 5 phút để xem xét mọi vấn đề. Khi xếp hàng vào lớp giáo viên cần nhắc nhở cán bộ lớp điều chỉnh đội hình đội ngủ. các tổ trưởng báo cáo sĩ số lên lớp trưởng, lớp trưởng báo cáo lên giáo viên. Vào lớp,lpứo trưởng điều khiển học sinyh theo hiệu lệnh trống của đơn vị trực “Đọc 5 điều Bác Hồ dạy và hát đầu giờ”.Học sinh ổn định xong, giáo viên mới bước vào lớp, lớp trưởng điều khiển lớp chào giáo viên.
Vào giờ chơi trước khi ra và vào phải có hát.Khi ra về, lớp trưởng cho lớp sắp hàng ngay ngắn theo lệnh của lớp trưởng,học sinh lần lượt từng tổ đi theo hàng một ra cổng, tổ trưởng phải đi cuối tổ, lớp trưởng phải đi cuối lớp, sau cùng là giáo viên, để tiện việc quản lí học sinh.
Lúc về trên đường đi, cán bộ lớp phải chắc nhở các em đi về bên phải, không gây bậy đánh lộn (nếu có vấn đề gì xảy ra cán bộ lớp sáng hôm sau phải báo cáo lại cho giáo viên.)
b, Nề nếp học tập ở lớp:
Trong khi giảng bài giáo viên luôn luôn động viên khuyến khích học sinh phát biểu ý kiến ( sai hay đúng giáo viên không nên cau có) làm như thế để tạo cho học sinh nề nếp hăng say phát triển xây dựng bài tránh tình trạng nói chuyện riêng trong giờ giảng. Lúc học sinh làm bài, giáo viên phải đi quanh lớp để phát hiện các sai sót về cách ngồi viết, về trình bày vở có thói quen tốt.
c, Nề nếp thể dục, vệ sinh:
+ Về thể dục giữa giờ:
Giáo viên phải rèn luyện cho Học sinh có thói quen quân sự hoá ( sắp hàng nhanh nhẹn, thẳng, nghiêm túc trong lúc tập). Giáo viên cần bám sát học sinh của mình trong lúc tập.Tập xong, giáo viên hướng dẫn học sinh đi hàng một vào lớp để tạo thói quen trật tự.
+ Về vệ sinh chung:
Giáo viên hướng dẫn cho cán bộ lớp cách trực cụ thể, kiểm tra trước giờ vào học.
+ Về về sinh cá nhân:
Giáo viên rèn luyện cho học sinh có thói quen giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh áo quần, có nón, mũ, dép trong lúc tới lớp.
d, Nề nếp học tập ở nhà:
Giáo viên phải tuỳ địa dư mà phân tổ học tập ở nhà (mỗi tổ 3 – 5 em, mỗi tổ có đặt ra một tổ trưởng, thời gian học tập 2 buổi trong tuần. Các tổ trưởng tự quản tổ của mình. Giáo viên kiểm tra qua báo cáo của tổ trưởng, thỉnh thoảng giáo viên phải về tổ để kiểm tra.) Đây là dịp để giáo viên thăm hỏi, trao đổi với phụ huynh học sinh. Vở học nở nhà, giáo viên phải thường xuyên kiểm tra và xử lí kịp thời các em biếng học.
IV. KẾT LUẬN:
Chính từ vấn đề nề nếp ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập của các em còn rất thấp.Vì thế vấn đề nề nếp lớp học giao cho các em tự quản là rất khó nhưng giáo viên chủ nhiệm lúc nào cũng kèm cặp học sinh thì không có điều kiện.Vậy muốn duy trì được nề nếp tự quản lớp học tốt thì trước hết giáo viên kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để giáo dục, đồng thời luôn có kế hoạch, biện pháp để học sinh thực hiện.Bên cạnh đó phải giáo dục các em bằng tính kỉ kuật của nhà trường và bằng tình cảm yêu thương thực sự của người làm mẹ, làm chị để từ đó các em tự ý thức được mình là thành viên cuả tập thể phải tự giác tuân theo những nề nếp mà tập thể đề ra.
Đó là tất cả những phương pháp, suy nghĩ mà bản thân tôi đã trình bày, rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để ngày càng nâng cao chất lượng xây dựng nề nếp tự quản lớp học được tốt. Rất cảm ơn sự đóng góp ý kiến của các đồng chí.
	 Hải Dương, ngày 25/4/2009
	 Người thực hiện
	 Nguyễn Thị Hoài Thanh

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN(7).doc