Bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ mở đầu một thiên niên kỷ mới đất nước chúng ta bước vào thời kỳ CNH - HĐH và hội nhập quốc tế. Văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII tiếp tục nhấn mạnh " Giáo dục đào tạo phải thực sự là quốc sách hang đầu, hoàn thành tốt việc đào tạo bồi dưỡng nguồn lực con người cho CNH - HĐH đất nước. Cùng với đổi mới nội dung giáo dục theo hướng cơ bản, hiện đại, phải tăng cường giáo dục công dân , giáo dục thế giới quan khoa học, lòng yêu nước, ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước. Bản sắc dân tộc và tính chất tiên tiến của nền văn hoá phải được thấm đạm trong mọi lĩnh vực, sao cho người lao động mới của đất nước có cách tư duy độc lập, có cách làm vừa hiện đại vừa mang sắc thái Việt Nam "
Thực hiện những chủ trương đúng đắn nêu trên, Bộ Giáo dục và đào tạo đã triển khai đổi mới toàn diện và đồng bộ giáo dục - đào tạo, trong đó có đổi mới chương trình giáo dục các cấp, bậc học nói chung và tiểu học nói riêng.
Năm học 2002 - 2003 chương trình tiểu học mới đã chính thức áp dụng đại trà trên toàn quốc và được đông đảo đội ngũ giáo viên tiểu học, các nhà sư phạm, các nhà quản lý giáo dục luôn luôn quan tâm đến vấn đề đổi mới cách dạy, cách học của tất cả các bộ môn trong đó có bộ môn Tiếng Việt. Làm thế nào để dạy tốt bộ môn này? Tiếng mẹ đẻ có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống mỗi con người. Ước vọng cao nhất của mỗi giáo viên tiểu học là học sinh ngày càng nâng cao tình yêu đối với tiếng mẹ đẻ, nói và viết ngày một tốt hơn. Để đạt được ước vọng này vấn đề quan tâm là phảo đổi mới cách dạy học môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập đọc nói riêng.
Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1 A - Đặt vấn đề Bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ mở đầu một thiên niên kỷ mới đất nước chúng ta bước vào thời kỳ CNH - HĐH và hội nhập quốc tế. Văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII tiếp tục nhấn mạnh " Giáo dục đào tạo phải thực sự là quốc sách hang đầu, hoàn thành tốt việc đào tạo bồi dưỡng nguồn lực con người cho CNH - HĐH đất nước. Cùng với đổi mới nội dung giáo dục theo hướng cơ bản, hiện đại, phải tăng cường giáo dục công dân , giáo dục thế giới quan khoa học, lòng yêu nước, ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước. Bản sắc dân tộc và tính chất tiên tiến của nền văn hoá phải được thấm đạm trong mọi lĩnh vực, sao cho người lao động mới của đất nước có cách tư duy độc lập, có cách làm vừa hiện đại vừa mang sắc thái Việt Nam" Thực hiện những chủ trương đúng đắn nêu trên, Bộ Giáo dục và đào tạo đã triển khai đổi mới toàn diện và đồng bộ giáo dục - đào tạo, trong đó có đổi mới chương trình giáo dục các cấp, bậc học nói chung và tiểu học nói riêng. Năm học 2002 - 2003 chương trình tiểu học mới đã chính thức áp dụng đại trà trên toàn quốc và được đông đảo đội ngũ giáo viên tiểu học, các nhà sư phạm, các nhà quản lý giáo dục luôn luôn quan tâm đến vấn đề đổi mới cách dạy, cách học của tất cả các bộ môn trong đó có bộ môn Tiếng Việt. Làm thế nào để dạy tốt bộ môn này? Tiếng mẹ đẻ có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống mỗi con người. Ước vọng cao nhất của mỗi giáo viên tiểu học là học sinh ngày càng nâng cao tình yêu đối với tiếng mẹ đẻ, nói và viết ngày một tốt hơn. Để đạt được ước vọng này vấn đề quan tâm là phảo đổi mới cách dạy học môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập đọc nói riêng. Tập đọc là môn học mang tính tổng hợp và bên cạnh việc rèn luyện kỹ năng đọc, chúng ta còn trau dồi kiến thức về Tiếng Việt, kiến thức về đời sống, giáo dục tình cảm, mỹ cảm cho học sinh là chiếc cầu nối để đi đến nắm vững kiến thức tiếng mẹ đẻ, là cửa ngõ để học sinh cảm thụ văn học. Do đó môn Tập đọc ở tiểu học nói chung và ở lớp 1 nói riêng chiếm vị trí quan trọng, là nền tảng để các em học tiếp lên các lớp trên, thực sự trở thành phân môn hấp dẫn đối với học sinh. Chính là phân môn này đòi hỏi năng lực và phương pháp của giáo viên : đọc đúng, đọc rõ ràng, đọc diễn cảm, đểu giúp các em kỹ năng: nghe, nói , đọc, viết. Trước hết là đọc đúng, đọc chuẩn tiến tới đọc hay, trên cơ sở đó để hiểu và cảm nhận những văn bản nghệ thuật được lựa chọ đưa vào sách học sinh. Nếu có giọng đọc phù hợp với nội dung sẽ thu hút được sự chú ý của người nghe, người nghe luôn có tình cảm với người thể hiện. Dạy Tập đọc làm cho học sinh yêu thích tiếng mẹ đẻ, biết trau chuốt năng lực nói của mình sao cho rõ ràng, dễ nghe, dễ hiểu. Môi trường giáo dục tiểu học hiện nay yêu cầu ngày càng cao về chất lượng học tập. Trong đó muốn học sinh giỏi thì trước tiên là phảo đọc tốt, nà rèn đọc là một khâu quan trọng trong giờ Tập đọc, thường chiếm khoảng một nửa số thời gian của tiết học. Quá trình đọc bao gồm kỹ thuật đọc sẽ là mắt xích quan trọng cho việc học tôt Tiếng việt của học sinh tiểu học. Nhận thức được tầm quan trọng của phân môn, thấy đưcợ những đặc thù của môn học cùng với những thuận lợi và khó khăng cơ bản, qua thực tế giảng dạy của bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm : " Rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh " nhằm nâng cao chất lượng đọc cho hoc sinh trong phân môn Tập đọc. B - Nội dung I - Cơ sở lý luận về" Rèn kỹ năng đọc cho hoc sinh lớp 1" ở trường tiểu học Thanh lâm: Tập đọc là một phân môn góp phần quan trọng trong toàn bộ chương trình Tập đọc ở tiểu học. Là một môn học mà học sinh dễ cảm nhận, dễ gây hứng thú , đặc biệt là giáo viên có giọng đọc hấp dẫn, có phương pháp truyền thụ tốt giúp các em say mê học tập. Hơn nữa với tấm lý học sinh tiểu học hay bắt chước, đặc biệt là với thầy cô giáo của mình các em luôn tập đọc, nói và làm theo như một khuôn mẫu. Nét đặc trưng cuả môn học Tập đọc là mang đậm đà tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm gia đình, tình yêu nhân loại. Do đó dạy Tập đọc không có cảm giác khô khan như các môn học khác. Để người nghe cảm nhận được cái hay, cái đẹp của một bài văn thì người thể hiện đặc biệt quan trọng. Dạy tập đọc không chỉ truyền đạt nội dung trong sách giáo khoa mà rèn kỹ năng đọc cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết của người giáo viên. Muốn luyện đọc cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết của giáo viên . Muốn luyện đọc cho học sinh được tốt giáo viên phảo đọc tốt, nắm được nội dung bài, xác định từ, câu chủ chốt trong bài đén việc hiểu ý nghĩa văn bản. Đồng thời phải rèn luyện cho mình một giọng đọc hay, phù hợp nội dung bài để thu hút sự chú ý học tập của học sinh, giáo viên cần luyện đọc cho học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm. có như vậy học sinh mới cảm nhận được cái hay,cái đẹp của bài văn, bài thơ, xây dựng cho học sinh có thói quen thường xuyên luyện giọng đọc cuả mình phù hợp với nội dung bài học. Từ đó các em hiểu được nội dung của bài văn, bài thơ, các mẩu chuyện,các em sẽ thích truyện,sách, báo và tìm đọc để cung cấp thêm vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội. Học sinh đọc tốt, đọc hay chính là các em hiểu được nội dung của bài học. Người giáo viên không thể luyện cho học sinh đọc hay khi mà bản thân giáo viên chưa xác định được bài tập đọc cần giọng điệu như thế nào? Do đó việc luyện đọc mẫu của thầy cô giáo là hết sức cần thiết không thể thiếu được trong giờ Tập đọc. II - Thực trạng " Rèn đọc cho học sinh lớp 1 " trường tiểu học Thanh lâm: Mục đích yêu cầu chung của dạy học là rèn luyện cho học sinh sử dụng thành thạo 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết rèn kỹ năng đọc cho học sinh được tiến hành trong tất cả các môn học, trong tuần hầu hết các giờ tập đọc , luyện đọc cho học sinh là một trong những yêu cầu cơ bản của môn Tập đọc. Năm học 2005 - 2006 được phân công chủ nhiệm lớp 1A với sĩ số 24 học sinh. Trong đó : dân tộc 15 ; học sinh nữ 10 ; nữ dân tộc 6 Sau khi nhận lớp và làm quen với học sinh tôi đã tiến hành khảo sát học sinh về nhận biết các chữ cái của các em được học qua lớp mẫu giáo - Có 15 học sinh nhận biết và đọc được một số chữ cái - Có 9 học sinh chưa nhận biết được các chữ cái Qua tìm hiểu nguyên nhân đa số các em chưa được học qua lớp mẫu giáo vì nhiều gia đình gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn và xa trường, xa lớp nên các em không được đến học. Tôi đã lập kế hoạch đểt giúp đỡ các em trong quá trình học tập.Sau khi học xong phần âm và vần tôi khảo sát chất lượng học sinh: Tổng số học sinh Học lực 24 Giỏi Khá Trung bình Yếu 5 13 5 1 Qua thực tế giảng dạy ở lớp tôi , tôi nhận thấy rằng thực trạng hiện nay ở học sinh lớp 1 còn nhiều em phát âm sai phụ âm đầu, thanh điệu vần chưa chuẩn do nhiều yếu tố địa phương, do bắt cước bạn bè, người lớn đã trở thành thói quen khó sửa . Do phát âm sai khi đọc nên dẫn đến khi viết các em sẽ gặp khó khăn. Nên tôi đã đưa ra một số giải pháp rèn lỹ năng đọc cho học sinh khi cấc em chuyển sang phần tập đọc để các em đọc đúng, đọc hay các bài văn , bài thơ ngắn. III - Các biện pháp thực hiện " Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1 " trường tiểu học Thanh lâm: Chương trình Tiếng việt lớp 1 nói chung, phân môn Tập đọc lớp 1 nói riêng đã cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về xã hội, tự nhiên, con người về văn hóa và văn học. Học sinh học Tiếng Việt là bồi dưỡng tình yêu và cái đẹp, cái thiện , lẽ phải sự công bằng xã hội, tình yêu Tiêng Việt , ý thức nói đúng Tiếng Việt góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam. Để đạt được mục tiêu môn Tiếng Việt đề ra thì trước hết phải rèn cho học sinh phải đọc đúng và lưu loát ngay từ đầu lớp 1. Tôi đã thực hiện và áp dụng các biện pháp sau: 1 - Luyện đọc đúng: Ngay ở lớp 1 các em phải đọc đúng và đọc lưu loát các bài văn, bài thơ song với học sinh lớp 1 tôi dạy chiếm 62% là học sinh con em đan tộc nên phần nào cũng có sự ảnh hưởng của tiếng địa phương, nên các em đọc ngọng và sai. - Ngọng phụ âm đầu: ( b, v), ( k, kh), ( n, l). - Ngọng các thanh điệu ( ~, ?, . ) và một số vần : ( anh, an), ( ai, ây) và các vần khác. Tôi đã phân loại đối tượng và từ đó tôi dành nhiều thời gian cho những em phát âm chưa chuẩn đọc chưa đúng được luyênj nhiều trong các giờ Tập đọc. Sau việc rèn luyện giúp các em phát âm chuẩn, đọc đúng là một vấn đề phức tạp đòi hỏi phải có nhiều thời gian, sự kiên trì cũng như sự mềm dẻo. Vì thế nên trong các giừo Tập đọc tôi luôn chú ý và thường xuyên gọi các em đọc các tiếng, từ, đoạn văn , câu thơ có những âm đầu, dấu thanh mà các em dễ nhầm lẫn. Sau đó cùng uốn nắn sửa sai cho các em, chọn những học sinh phát âm chuẩn hay chính cô làm mẫu để học sinh nghe quan sát rồitập phát âm theo. Còn những học sinh đọc ngọng đã trở thành thói quen từ bé thì đòi hỏi co và các Ban cần phảo có sự kiên trì luyện tập thường xuyên, trong quá trình rèn đọc tôi cho các em đọc từng âm, vần, thanh điệu mà đọc chưa chuẩn rồi ghép thành tiếng, từ để luyện. Đây là một trong những cách giúp các em đọc ngọng dễ dàng sửa chữa. Ví dụ: Trong bài" Tặng cháu" ( Tiếng việt tập 2 ) có rất nhiều từ, tiếng mà học sinh lớp tôi phát âm sai ở phụ âm đầu, vần và thanh điệu. Tôi đã cho các em tiến hành tìm các tiếng, từ có thanh " ?", vần " yêu" có phụ âm đầu là " n", tôi phân ra làm 3 nhóm từ theo 3 kiểu sau của các đối tượng trong lớp: - Sai ngọng: (n, l) - nước non - Sai vần khó: ( yêu) - Sai thanh điệu: ngọng "sắc"- ( vở, tỏ ) Sau đó tôi sẽ phát âm chuẩn các từ và tiếng đó để lớp lắng nghe rồi gọi đến các đối tượng khác được đọc để thầy và trò cùng sửa sai giúp các em . Thời gian đầu tôi đã dành khà nhiều thời gian để rèn luyện cho học sinh, sau này đã thành thói quen các me đọc từ và luyện đọc nhanh nhịp nhàng hơn và thời gian sau tôi để lại cho chính các em đọc trước, nếu em nào không đọc được và phát âm chưa được thì khi đó tôi sẽ đọc hoặc mời một học sinh giỏi của lớp đọc để các em nghe và phát âm theo. Ví dụ khi dạy bài" Quyển vở của em" trong bài có nhiều âm vần thanh điệu lớp tôi nhầm lẫn, khi luyện đọc toii đặt câu hỏi" Em hãy tìm trong bài những tiếng , từ mang âm vần khi đọc các bạn lớp mình còn nhầm lẫn "( nắn nót, tính nết, quyển vở,) trước tiên tôi cho học sinh đọc chuẩn, đọc trước lớp cá nhân, goi học sinh khác đọc lại để cùng sửa chữa. Đọc trên lớp chưa đủ tôi còn yêu cầu các em luyện đọc ở nhà những bài, những đoạn, câu có những tiếng, từ các em còn nhầm lẫn đến buổi học sau cô sẽ kiểm tra. Tôi thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với phu huynh có con em đọc chưa đúng, phát âm chưa chuẩn đề nghị cùng giúp đỡ các em học ở nhà. Ngoài ra trong các giờ học khác và trong giờ ra chơi cũng thường xuyên nhắc nhở để các em sưả chữa và thành thói quen đọc đúng nói đúng. Do luyện đọc nói thường xuyên lớp tôi nhiều em đã có sự chuyển biến rõ rệt. 2 - Luyện đọc câu và đoạn: Sau khi hướng dẫn học sinh luyện đọc các tiếng, từ khó ,tôi hướng dẫn học sinh luyện đọc các câu và đoạn văn, thơ phải đọc liền mạch các tiếng trong câu, biết cách ngắt nghỉ các dấu chấm, dấu phẩy. Đây là bước đệm cho học sinh đọc diễn cảm. Ví dụ khi dạy bài " Chú công" ( Tiếng việt 1 - tập 2 ) tôi hướng dẫn học sinh bước đầu là đọc nhẩm và xác định được trong bài caod mấy câu , hết cấu có dấu gì? sau đó học sinh nối tiếp nhau đọc trơn từng câu trong bài để giúp các em có ý thức tự giác và tập trung trong giờ đọc và nhận biết được từng câu văn trong bài. Trong khi luyện đọc câu tôi cũng phân lớp ra thành các nhóm đọc tốt và đọc còn chậm, đọc chưa đúng để có thời gian kèm cặp giúp đỡ các em. Khi luyệnđọc câu văn hay cả bài văn, bài thơ tôi tổ chức các hình thức đọc cá nhân, đọc theo đơn vị bàn, đọc theo tổ và đọc cả lớp để những em học sinh đọc chưa chuẩn sẽ được tham gia vào quá trình đọc nhiều hơn .Trong khi luyện đọc những bài những em đọc tốt sẽ đọc cả bài , những em đọc khá đọc một đoạn văn , còn những em đọc phát âm chưa chuẩn sẽ được đọc một hoặc 2 câu văn, tổ chức như vậy thì học sinh em nào cũng được tham gia vào quá trình luyện đọc. 3 - Luyện đọc diễn cảm: Đọc diễn cảm được một bài văn tho là thể hiện sự hiểu biết về nội dung bài học, muốn học sinh đọc tốt thì khi hướng dẫn đọc tôi luôn luôn chú ý đến tốc độ, cường độ lời nói và giọng đọc do vậy các từ ngữ tôi đều dùng gần gũi dễ hiểu và sá thực tế với học sinh. Đọc diễn cảm đói với học sinh lớp 1 là khó vì hầu như các em đều tưởng rằng chỉ cần đọc to, rõ ràng , ngắt nghỉ hơi đúng là đủ mà các em chưa thấy rằng giọng đọc là cần thiết cho việc đọc diễn cảm. Bước đọc mẫu của giáo viên là hết sức quan trọng được coi là một mẫu để học sinh làm thoa. Do đó muốn học sinh đọc diến cảm thì trước tiên giáo viên phải đọc được các nhân vật thật tốt, khi dạy bài " Vì bày giờ mẹ mời về" có đoạn đối thoại giữa mẹ và cậu bé: - Con làm sao thế? - Con bị đứt tay - Đứt khi nào thế? - Lúc nãy ạ! - Sao bây giờ con mới khóc? - vì bây giờ mẹ mới về. Khi hướng dẫn học sinh đọc đoạn này, tôi thực hiện như sau: Đây là lời nói của ai? Em cần đọc giọng của người mẹ như thế nào? (giọng người mẹ hoảng hốt khi thấy con khóc oà lên và giọng ngạc nhiên khi hỏi " Sao bây giờ con mới khóc?") Còn câu trả lời của cậu bé như thế nào? (giọng cậu bé nũng nịu) sau đó tôi đọc mẫu cho học sinh nghe và hướng dẫn học sinh đọc lời của người mẹ và lời của cậu bé và học sinh thi đọc trước lớp, cô và các bạn tuyên dương những bạn đọc tốt. Nhìn chung rèn kỹ năng đọc cho học sinh là kết hợp sự kiên trì bền bỉ của cả cô và trò là cả một quá trình liên tục ở tất cả các khối lớp không thể tách rời. IV - Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm " Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1 " Trường tiểu học Thanh lâm: Qua quá trình giảng dạy bằng những kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình tôi đã áp dụng vào thực tế dạy học ở lớp tôi, sau một thời gian học sinh đã có sự chuyển biến rõ rệt, nhiều em trước đây đọc ngọng và phát âm còn nhầm, chưa ngắt nghỉ hới ở các dấu câu đã có sự tiến bộ rõ rệt. Đặc biệtcác em đọc được diễn cảm những bài văn, bài thơ ngắn. Có được kết quả như vậy là do sự kiên trì, nỗ lực của cô và trò chúng tôi. Số học sinh đọc đúng phát âm chuẩn đã tăng lên, không còn hiện tượng học sinh đọc sai, phát âm ngọng, khi viết hiện tượng mắc lỗi chính tả cũng giảm nhiều. Song cô và trò chúng tôi luôn luôn cố gắng phấn đấu để chất lượng ngày càng được nâng cao, qua đợt khảo sát chất lượng cuối năm của nhà trường lớp tôi đã đạt được kết quả của phân môn Tiếng Việt cụ thể là: Tổng số học sinh Học lực 24 Giỏi Khá Trung bình Yếu 8 12 4 0 C - Kết luận Thực tế qua những năm giảng dạy phân môn Tập đọc là một trong những môn mà tôi thường quan tâm, chú trọng vào nghiên cứu vì bài tậ đọc có tính tổng hợp, nếu dạy học tốt môn này thì khi dạy các môn khác sẽ có nhiều thuận lợi mà mục tiêu cơ bản của Tập đọc trong chương trình tiểu học là luyện đọc và hiểu nội dung bài. Trong đó luyện đọc bao gồm đọc đúng, đọc lưu loát, ngắt nghỉ đúng và cuối cùng là đọc diễn mảm. Chính vì vậy tôi đã nghiên cứu và tìm tòi ra một số biện pháp trong việc " Rèn kỹ năng đọc cho học sinh" tôi đã áp dụng và giảng dạy trên lớp, tôi thấy trong quá trình luyện đọc lớp học khá dinh động, phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh. Các em rất thích khi được đọc minh hoạ, từ đó các em ý thức tự đọc tốt, có ý thức đọc diễn cảm, nắm được nội dung bài, cảm thu được cái hay cái đẹp của bài văn, bài thơ. Là năm học thứ 4 thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới cho học sinh để nâng cao chất lượng học ở tiểu học nói chung và phân môn Tập đọc nói riêng, tôi xin đề xuất một số ý kiến: 1 - Rất mong được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo - Cần tăng cường bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nâng coa chất lượng đội ngũ giáo viên thôn qua bồi dưỡng thường xuyên và tổ chức tôt các hội nghị chuyên đề để từng bước tháo gỡ những khó khăn, bỡ ngỡ mà giáo viên gặp phải khi thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới. - Đầu tư cơ sở vật chất , các phương tiện dạy học và tài liệu tham khảo phục vụ kịp thời cho giáo viên dạy học. 2 - Đối với giáo viên: Cần nắm được đặc trưng phương pháp dạy môn Tập đọc, phải vận dụng một cách linh hoạt , sáng tạo các phương pháp trong qúa trình giảng dạy đối với từng bài và từng đối tượng học sinh. - Năm vững mục đích yêu cầu của từng bài. - Hệ thống các câu hỏi chặt chẽ, phát triển tư duy của học sinh - Phải chú ý rèn luyện đọc cho hóc sinh vì đây là nhiệm vụ cơ bản của Tập đọc, giáo viên phải đọc thật chuẩn, phải có kiến thức về ngữ âm. - Giáo viên phải nắm vững tâm lý của từng em trong lớp để coa phương pháp dạy thích hợp. 3 - Đối với phụ huynh học sinh: - Học sinh cần tập trung chú ý vào khâu rèn đọc - Học sinh có ý thức luyện nói, đọc, viết đúng chương trình - Phu huynh học sinh cần quan tâm đến việc tự học và hướng dẫn cách học, cách phát âm của con em mình để nhắc nhở các em khi giao tiếp trong gia đình và xã hội. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân về " Rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp 1 " song trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhanạ được sự góp ý kiến chân thành của Hội đồng khoa học các cấp để giúp tôi hoàn thiện hơn nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đề ra.
Tài liệu đính kèm: